Lời dẫnBiết nói gì đây?! Thôi, ráng hỷ xả vậy.
Kính chia sẻ cùng anh chị trang thi/họa kỷ niệm chuyến đi Angkor.
Dũng
BẤT TẬNThấy gì ở chốn tiêu sơ?
Đền đài đổ nát
nền trơ đá mòn.
...
Nụ cười hỷ xả vẫn còn
Thời gian...
mưa nắng...
không sờn từ bi.
*Đào Anh Dũng
Kỷ niệm Angkor,2008
*"Bất tận" là không bao giờ dứt,không bao giờ hết,là còn mãi là bất diệt ,trong ý niệm không gian hữu hạn và thời gian vô cùng.Bức tượng là một vị la hán đang mĩm cười,đôi mắt đang nhắm lại,như nhìn vào tâm thức,vào nội tâm của mình,rất kỳ diệu...mà Đào Anh Dũng đã hạ bút một cách gợi cảm và dùng đúng chỗ,gọi là từ trung tâm ,từ nhãn tự hay từ đắc"nụ cười hỷ xả ",là nụ cười quên mình đi một cách vui vẻ theo nhà Phật hay rất vui lòng tha thứ,bỏ qua...
*Mặt khác,."chốn tiêu sơ"là một nơi đơn sơ và tẻ nhạt./"không sờn từ bi" là còn mãi lòng yêu thương người theo Phật,còn mãi một tấm lòng nhân ái,bao dung.
Hai câu thơ tuy chỉ là 2 cặp lục bát,cách điệu về hình thức: phân nhịp,cặp đầu 6/4/4,cặp sau là 6/2/2/4 nhưng thật là ý tại ngôn ngoại,miên man,thể hiện một sự nhận thức,cảm hiểu về triết lý huyền nhiệm của đạo Phật.
*Nhà thơ như chỉ ra cho người đọc,cùng nhìn bức tượng trong cảnh tiêu sơ,trải qua hàng nghin năm...dãi dầu mưa nắng nhưng tấm lòng nhân ái vẫn còn nguyên,vẫn còn trơ trơ...như một biểu tượng bất hủ toàn bích...Thật rất đáng trân trọng (và có thể hiểu vì sao có nhiều du khách đến thuỏng lãm Đền Angkor).
*Xin cảm ơn nhà văn,nhà thơ đã cho người đọc những giây phút tĩnh lặng,suy gẫm về cái lẽ huyền nhiệm của tình người và ý nghĩa của lẽ mất/ còn.Thân ái,