Thân mến, HV.
Gió Mang Tiếng Hát
(Gởi tác giả Con Đường Chia Tay
Gió mang tiếng hát vu vơ,
Hải Vân
XIN KÍNH BÁO:
*Blog Ngân Triều Hậu Nghĩa (Nay Còn Mấy) xin tạm ngưng đăng bài kể từ hôm nay để chuyển sang "nhà mới". Trong khi đợi chờ, chuẩn bị dời đi, Ngân Triều xin chân thành cảm ơn quý thân hữu xa gần đã gửi bài cộng tác và chia sẻ những kinh nghiệm vô cùng quý báu để trang blog Ngân Triều ngà càng phong phú và khởi sắc. Nhất là Bạn XUÂN LỘC ,SPSG k 11, đã tạo dùm tiêu đề trang blog Ngân Triều rất ngoạn mục và lộng lẫy. Hẹn gặp lại ở nhà mới:
*Tên Blog là Ngân Triều (Hậu Nghĩa)
*Đường link là < blogngantrieu. blogspot.com > hoặc < blogngantrieu12. blogspot.com >
*Trân trọng kính chúc sức khỏe và kính chào tạm biệt.
Xin đa tạ,
Ngân Triều (Hậu Nghĩa)
*Sáu câu đầu:
Gió mang tiếng hát vu vơ,
Sầu dâng như một bài thơ lạc vần,
Như dây vũ lạc dây văn,
Sắt cầm lỗi nhịp, vỡ tan chuyện tình!
Âm vang tiếng hát bên mình,
Tưởng chừng tiếng khóc thuở mình chia tay.
Câu đầu là giới thiệu tiếng gió.Tiếng gió vu vơ là tiếng gió không rõ ràng, không biết rõ gió từ đâu đến, có lẽ cũng như nỗi buồn chợt len vào tâm tư. " Vu vơ " còn thể hiện tài khéo léo dệt âm, để người đọc tưởng chừng như đó là tiếng vi vu của gió, hài thanh bằng cặp từ lái nhịp nhàng, điệp phụ âm đầu.
Câu 2 là chạnh lòng để nõii buồn dâng cao, (sầu dâng). Biện pháp tu từ so sánh, khắc họa rõ nét hơn về một nỗi buồn, " như một bài thơ lạc vần " , là 1 bài thơ không đúng vần,là sai vần, không hài hòa âm điệu, thể hiện một cách bóng bẩy và kín đáo về câu chuyện tình duyên trắc trở, không thành.
Câu 3, tiếp tục cũng vẫn bằng biện pháp so sánh để nhấn mạnh thêm sự bất thành trong cuộc tình đó là lạc âm thanh, như là không lọt tai, chói tai, trắc trở. Thay vì phải đánh vào "dây vũ" (dây đàn to, tông trầm), lại đánh nhầm (lạc) vào " dây văn " , loại dây nhỏ, tông cao.
Câu 4 là tổng kết 3 câu trên như thở than về một chuyện tình bay xa đó. Có thê là sự " lỗi nhịp ". Hay đó là một sự chia lìa, tan vỡ!
Câu 5, 6 nhắc lại tiếng hát của gió, nghe rất buồn làm cho ý thơ quyện nhau một cách chặt chẽ. Tiếng hát của gió, nghe như những tiếng khóc lúc gặp nhau lần cuối, chia tay. Qua nhóm từ "khi mình chia tay" , chúng ta thấy cả hai người trong cuộc đều nhỏ lệ.
Họ đành phải đoạn tuyệt nhau, do 1 hoàn cảnh ngang trái nào đó, nhưng mãi mãi vẫn còn thương nhớ nhau, và chắc chắn rằng họ phải lìa nhau mà không chút hận lòng.
*Mở đầu là tiếng hát " vu vơ " của gió, như sự " lạc vần " của thơ, như sự lạc âm của nhạc và cuối cùng như tiếng nỉ non về một cuộc tình đã mất trong đời, phải chăng có rất nhiều uẩn khúc?
Chỉ bằng những nét so sánh ví von, bóng bẩy và rất mực kín đáo, âm vang tiếng gió quả là những tiếng lòng bồi hồi, thổn thức, thiết tha."phảng phất còn vương vấn cạnh lòng" (Thế Lữ) của đường vào tình yêu đôi lứa, trong khổ sầu, dở dang...(Còn tiếp)