Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Gặp gỡ/ Thơ Ngu Uyên

TỰ HỎI - Thơ Ngu uyên


TỰ HỎI
Gặp Bạn sao tôi thấy mình quen quá
Có phải là ta đã biết lâu rồi
Nghĩ sân trường hoa hạ vẫn lên ngôi
Và bỗng chốc bây giờ mình gặp lại ?

Bóng thời gian vẫn chập chờn đi mãi
Mà lòng người ngần ngại thoảng trong mơ
Dòng sông xưa vẫn buông chảy ơ hờ
Tâm sự trắng cả miền quê hương nhỏ

Hoa lá cười trên đường ta gặp gỡ
Câu chuyện vui theo đến cả mọi người
Nắng vàng chan trên ngọn chuối xanh tươi
Tự hỏi Bạn là người từ đâu đến ? 

              Thân tặng các Bạn trong chuyến về Tây Ninh 12/8/2017
                                                         Ngu- Uyên.

(Ảnh kỷ niệm họp mặt ở Tây Ninh 12/8/2017)

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Bài thơ Cẩm Sắt của Lý Thương Ẩn, Ngân Triều chú giải

Mời quý bạn đọc bài thơ Cẩm Sắt của Lý Thương Ẩn, Ngân Triều chú giải:
Tiếng thơ nghẹn ngào trong Cẩm Sắt, phải chăng là tiếng hát yêu thương của ngàn năm thương nhớ, giai điệu bất hủ của mối tình tha thiết đầu đời, vì hoàn cảnh phải sinh ly nhưng tình yêu đó, vẫn mãi còn phảng phất bên lòng?
Tượng của Lý Thương Ần, 李商隱 [813-858] Google



*
Tiểu sử Lý Thương Ẩn, 
Lý Thương Ẩn,
李商隱 [813-858], tự là Nghĩa Sơn, hiệu là Ngọc Khê Sơn. Người Huyện Hà Nội nay (1957) là phủ Hoài Khánh, Tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ông sinh năm thứ 8, đời Đường Hiến Tông, hiệu Nguyên Hòa, năm 813 và mất năm thứ 8, đời Đường Huyền Tông, hiệu Đại Trung, năm 858, hưởng dương 45 tuổi, (theo truyền thống Á Đông cộng thêm 1 tuổi), tức là 46 tuổi.
Lúc thiếu thời, nhờ giỏi văn thơ nên được Lệnh Hồ Sở yêu, cho phép giao du với các con của mình.
Năm 837, 25 tuổi, nhờ thế lực của Lệnh Hồ Đào, con của Lệnh Hồ Sở, Thương Ẩn được chấm dỗ Tiến sĩ. Khi ấy, Vương Mậu Nguyên, trấn thủ Hà Dương, đối thủ chính trị của Lệnh Hồ Sở cũng nến tài của Thương Ẩn, cho ông giữ chức thư ký và gã con gái cho. Vì chuyện nầy, lệnh Hồ Đào cho ông là người vong ân.
 
Sau khi Mậu Nguyên qua đời, Thương Ẩn có đến kinh sư nhưng triều đình không ai tiến cử làm việc gì cả.
Sau đó, nhờ Trịnh Á, Thương Ẩn được bổ làm Phán quan. Khi Trịnh Á bị biếm ra đất Lĩnh Biểu, Thương Ẩn cũng đi theo. Sau ba năm, về triều, được bổ làm truyện Tào tại Kinh Triệu.
Khi Lệnh Hồ Đào lên làm Tể Tướng, ông có dâng thơ trần tình nhiều lần nhưng Hồ Đào không xem xét chi cả.
Cuối cùng, Liễu Trọng Hĩnh, trấn thủ miền Đông Thục dùng ông làm Tiết Độ Phán quan kiêm Hiệu Công Bộ viên ngoại lang.
Về sau, họ Liễu bị bãi quan, ông cũng mất chức.
Ông trở về đất Oanh Dương, bệnh nặng, qua đời.
*
Lý Thương Ẩn nổi tiếng ngang với Ôn Đình Quân và Độ Mục. Người đương thời mến mộ, còn gọi ông vớicái tên Ôn Lý và Lý Đỗ.
Tương truyền Thương Ẩn đã yêu nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương và các cung nữ Lư Phi Loan, Khinh Phụng. Những bài thơ Vô đề do ông sáng tác đều do cảm hứng từ những mối tình bí ẩn nầy.
Về tác phẩm:
-Phàn Nam Giáp tập (20 quyển)
-Ất tập (20 quyển)
-Ngọc Khê Sinh thi ( 3 quyển)
= Phú (1 quyển) và (1) quyển văn.

*
Vương An Thạch khen thơ ông có cái vẻ tài tình của thơ Đỗ Phủ.
Đời Tống, Dương Ức và Lư Tử Nghi mô phỏng thơ ông, soạn ra tập thơ Tây Côn thù Xướng nên thơ ông còn có tên là Tây Côn Thể.
Bức tranh có bài thơ Cẩm sắt của Lý Thương Ẩn, Google.
*
Cẩm sắt
Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền, (1)
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên. (2)
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp, (3)
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên. (4)
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,  (5)
Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên.      (6)
Thử tình khả đãi thành truy ức, (7)
Chỉ thị đương thì dĩ võng nhiên (8)
Lý Thương Ẩn [813-858]

.*
Bản chữ Hán
Ngân Triều chép theo bức tranh trúc bên trên:


弦一

托  

田日  
  情可待  
  是当時  
李商隱 [813-858]
*
Chú giải
Cẩm sắt,
: Có người dịch là đàn gấm, nhưng trên thực tế là cây đàn sắt có chạm trổ. Ðàn sắt là loại đàn lớn làm bằng gỗ cây ngô đồng. Ðàn sắt và đàn cầm là hai loại đàn cổ, chữ cầm sắt ,loan phụng hòa minh, sắt cầm hảo hiệp: 鳯和 / thường dùng nhằm chỉ vợ chồng hoà hợp, như đàn sắt đàn cầm hoà nhau. Theo Daijigen (Ðại từ nguyên), cẩm sắt là mỹ danh của cây đàn sắt. 
Vô đoan : 无
do đâu, từ đâu, không có lý do.
Ngũ thập huyền :
Theo truyền thuyết, khi Tố Nữ gẩy đàn sắt tế trời theo lệnh vua Phục Hy, đàn này có 50 dây. Nhưng vì tiếng đàn quá ai oán não nùng, Phục Hy cấm không cho sử dụng đàn này nữa. Sau đó, vì dân chúng vẫn không chịu tuân lệnh, Phục Hy mới cho phép dùng nửa số dây, từ đó đàn sắt chỉ có 25 dây (theo ‘Phong thiền thư’, Sử ký của Tư Mã Thiên; hoặc ‘Giao tự chí’, Hán thư của Ban Cố đời Hậu Hán).
Trụ :
trụ; trục; hay ‘con nhạn’ đỡ dây đàn (huyền).
Hoa niên :
Thanh xuân; tuổi trẻ; thời kỳ tươi đẹp nhất của đời người,
Tư, tứ :
nghĩ, nhớ; ở đây dùng theo nghĩa ‘gợi nhớ’. Mỗi dây đàn, mỗi trục, chạnh nhớ lại tuổi hoa niên. Ðọc hai câu mở đầu, ta không khỏi liên tưởng đến hai câu hát ru con Việt Nam:
Hai tay cầm bốn tao nôi,
Tao thẳng tao dùi, tao nhớ tao thương
 
Ca dao (Nguyễn Xuân Kính, Đăng Nhật Phan,Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá thông tin, 2001) – tuy dân dã mộc mạc nhưng có sức gợi cảm cũng vô cùng mãnh liệt.
Trang sinh :
tức Trang Chu, nhà tư tưởng thời Chiến Quốc. Sách Trang Tử ghi lại những ngôn thuyết của Trang Tử cùng những người cùng phái, chủ trương là mọi việc trên đời như lớn nhỏ, khôn dại, sống chết, v.v. chẳng có gì khác nhau cho lắm; xem vô vi, tự nhiên là đạo đức cao nhất. Thuyết giải về sự khó phân biệt giữa tỉnh và mộng, sống và chết, thiên ‘Tề vật luận’ trong Trang Tử viết : 
Ngày xưa, Trang Chu chiêm bao thấy mình hóa bướm bay nhởn nhơ khắp nơi, tự lấy làm thích chí, quên mình là Chu. Bất giác tỉnh giấc, thấy hình thù mình vẫn là Chu. Không biết Chu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Chu!(Hoài nghi là bản chất của triết học)
Vọng Đế :
đế hiệu của vua Ðỗ Vũ nước Thục cuối đời Chu (nên còn gọi là Thục Đế). Tương truyền Vọng Đế ra lệnh bộ hạ là Biết Linh đi cứu lũ ở xa nhằm thừa dịp tư tình với vợ của Biết Linh. Sau đó Vọng Đế tự hổ thẹn về hành vi bất chính của mình, từ ngôi rồi mai danh ẩn tích hối hận mà chết. Hồn biến thành con chim cuốc, hay đỗ quyên. Tiếng kêu tiếc nước rất bi ai. Mỗi năm cứ vào tháng hai âm lịch (Vọng Đế rời đất Thục cũng vào tháng này), đêm đêm chim đỗ quyên lại cất tiếng sầu thảm. Bởi vậy, người nước Thục mỗi lần nghe tiếng chim đỗ quyên lại nhớ đến Vọng Đế. 
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia,
Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan.
*
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ấy hồn Thục Đế thác bao giờ.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc Xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
Thâu canh ròng rã kêu ai đó?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ!
Cuốc kêu cảm hứng, Nguyễn Khuyến
*
Xuân tâm :
, lòng xuân, còn có nghĩa như “xuân tình” : 春情tình yêu trai gái, tình yêu lứa đôi. Nguyễn Du cũng đã dùng chữ “xuân tình”, ,tình mùa Xuân, tình của tuổi xuân thì, khi phỏng dịch đoạn thơ này trong Truyện Kiều:
Khúc đâu êm ái xuân tình, 
Ấy hồn Thục Đế hay mình đỗ quyên.
ĐTTT, Nguyễn Du câu 3201-3202
*
Thương hải :
Biển xanh, còn có nghĩa là biển rộng, biển cả. Thương hải cũng có khi dùng để chỉ tên một biển hư cấu ở cõi tiên. 
Nguyệt minh châu hữu lệ :
Theo Văn tuyển (Lý Thiện chú thích), “khi trăng đầy, trai có ngọc (châu), khi trăng khuyết trai không có ngọc” (nguyệt mãn tức châu toàn, nguyệt khuy tức châu khuyết; 月滿卽珠全, 月虧卽珠缺). Theo cuốn Biệt quốc động minh ký thời Lục Triều, ngày xưa có người lặn xuống đáy biển tìm ngọc, lạc vào cung điện của nhân ngư, tìm được bảo ngọc do nước mắt của nhân ngư đọng lại. Ngoài ra, câu này còn có thể hiểu theo điển tích thương hải di châu, 滄海 移 珠 (hạt ngọc bỏ rơi trong biển cả), ngụ ý là người có tài mà không có chỗ thi thố.
Ngoài ra, thương hải còn có thể hiểu theo thành ngữ thương hải, tang điền,
蒼海桑田, biển xanh, ruộng dâu hay bể dâu, chỉ những biến cố ngoài sức tưởng tượng của con người, thương hải biến vi tang điền 蒼海變爲桑田, Biển xanh hóa thành nương dâu, bể dâu hay dâu bể
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
ĐTTT, Nguyễn Du câu 3-4
*
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình.
ĐTTT, Nguyễn Du câu 715-716
*
Lam điền :
籃田tên một ngọn núi ở Thiểm Tây (Lam điền sơn), còn gọi là Ngọc sơn, nổi tiếng có nhiều ngọc đẹp và quý. Theo Sơn hải kinh, Ngọc sơn là nơi bà tiên Tây Vương Mẫu ở – chi tiết này khiến người đọc liên tưởng đến một cõi tiên hư cấu, giống như “Thương hải” trong câu 5.10
Ngọc sinh yên :
玉生烟 Theo Lục dị truyện, con gái Ngô Phù Sai là Tử Ngọc yêu
người lính hầu là Hàn Trọng nhưng không được Ngô vương chấp thuận, mang mối bi tình xuống tuyền đài. Một sáng, khi Ngô vương đang dùng lược chải tóc, nhìn ra vườn thấy có viên ngọc lớn màu tím chiếu sáng, phu nhân nghe nói chạy ra vườn, khi vừa ôm chầm hòn ngọc thì ngọc tan thành khói biến mất. Lại có thuyết cho rằng tứ thơ trong câu này lấy từ ý câu sau đây của nhà thơ Ðái Thúc Luân (732-789) thời Trung Ðường :
 
Thi gia chi cảnh như Lam Ðiền 
nhật noãn lương ngọc sinh yên,
 
khả vọng nhi bất khả trí ư mi tiệp chi tiền dã.

籃田 
日暖良玉生烟
不可 知於眉睫之前也
(Cảnh đẹp đối với nhà thơ, tựa như viên ngọc quý bốc tan thành khói khi Lam Ðiền hửng nắng, chỉ có thể đứng nhìn từ xa chứ không được lại gần)
Khả đãi,
可待: khả đãi trợ từ có nghĩa là: phải, nên, đáng, có thể, chắc có thể, có lẽ, hình như…; hoặc là trợ từ nghi vấn: làm sao có thể…
Võng nhiên :
惘然 không biết gì cả, ngơ ngác như mất hồn, phôi pha. 
Câu 7 có thể dịch là Tình này có thể trở thành một cái gì để ghi nhớ;
 
hoặc
tình nầy còn một chút gì, để nhớ để thương.
 
Câu 8 thời gian trôi qua, hàn gắn vết thương lòng thì tình duyên đó cũng đã nhạt nhòa, phôi pha.
*
Dịch nghĩa bài thơ Cẩm sắt:
Cây đàn gấm
Các cụ xưa thường cho bài nầy rất khó hiểu. Thật ra là bài thơ gồm những hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ. Giải được những ẩn dụ hợp lý ấy ra, tức là hiểu được tiếng lòng của tác giả.

*
Cẩm sắt là một loại nhạc cụ bằng dây, đàn không có đầu, có 50 dây, mỗi dây buộc vào một trụ.
Mỗi dây mỗi trụ như gợi nhớ về lứa tuổi hoa niên ngày xưa.
Có lúc, giai điệu tiếng đàn êm ả như Trang sinh mơ giấc buổi sáng, thấy hóa thành con bướm bay lượn thanh thản, nhởn nhơ.
Có khi não nuột như tiếng kêu bi thiết của chim đỗ quyên thác lòng Vua Thục tiếc thương nước mất.
 
Còn tưởng, như âm vang thánh thót của những hạt châu nhỏ lệ, chạm nhau,
khi trăng sáng đầy trời, trên biển xanh xao động mênh mông.
Lại còn tưởng như trời hửng nắng ấm, chiếu tan những viên ngọc bốc khói ở núi Lam Điền.
Những nỗi niềm ấy, còn chăng là những ký ức xa mờ,
Mà lúc đương thời ta đã thờ ơ, hờ hững, vô tâm (hoặc ta tuyệt vọng, trong nỗi bất phùng thời trong thổn thức cam lòng,
purs sanglots dịch thoát là những thổn thức cam lòng, tức là cam đành không oán hận):
« Les plus désespérés sont les chants les plus beaux, 
Et j'en sais d'immortels qui sont de purs sanglots ».

Alfred de Musset, La nuit de Mai.

*
Tuyệt vọng nhứt là tiếng ca đẹp nhứt,
Bất hủ thay  những thổn thức cam lòng!

*

Lôøi bình cuûa Ngaân Trieàu
          Lời thơ trong bài “Cẩm sắt” đượm nét buồn man mác, trải rộng mênh mông trong không gian hữu hạn, thời gian vô cùng, chuyên chở một tình sầu muôn thuở. Có phải chăng đây là tiếng khóc cho người vợ hiền thục chẳng may quá cố? Hay là những lời thương tiếc đầy ân hận về một người tình tên là Cẩm đã đi qua cuộc đời tác giả thuở hoa niên?  Ngoài ra, còn có biết bao giả thuyết khác về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ nầy…
(1) Hai câu đề: Giới thiệu cây đàn gấm, Cẩm sắt.

*
Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền,
Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên.
*
          Cây đàn gấm là một nhạc cụ có dây để gảy, hình dáng và cấu trúc hơi lạ. Đàn không có đầu như các loại nhạc cụ bằng dây khác mà có nhiều trụ, nhiều dây. Năm mươi dây được căng trên năm mươi trụ theo thứ tự từ thấp đến cao.
          Ờ nhỉ! Năm mươi dây thấp cao, sao lại giống số năm tháng chồng chất trên cuộc đời ta quá vậy?  Phải chăng  những  dây đàn  như những chương khúc sâu lắng của hồn ta vì ta đang ở lứa tuổi năm mươi,  tuổi ngũ thập nhi tri thiên mệnh, 五十而知天命, nghĩa là năm mươi tuổi mới hiểu mệnh trời.
          Còn nhớ, Đức Khổng Tử đã kể lại các giai  đoạn của cuộc đời ngài như sau:
 Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học:                      吾十有五而志于學
 tam thập nhi lập,                                                   三十而立
 tứ thập nhi bất hoặc,                                             四十而不惑
 ngũ thập nhi tri thiên mệnh,                                五十而知天命
 lục thập nhi nhĩ thuận,                                         六十而耳順
thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ.              七十而樷心所 欱不遊
*
Nghĩa là:
Ta mười lăm tuổi mới chuyên chú vào việc học,
ba mươi tuổi mới tự lập,
bốn mươi tuổi mới hiểu hết mọi sự trong thiên hạ,
năm mươi tuổi mới biết mệnh trời,
sáu mươi tuổi mới có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để có thể phán đoán ngay được mọi sự của con người và sự việc mà không có gì trúc trắc khi nghe;
bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làmnhững điều đúng theo ý muốn của lòng mình, đúng theo khuôn khổ của đạo lý).
           Ứng xử ở mỗi độ tuổi là một việc,nhưng nếu con người không đượcthừa hưởng một nền giáo dục tốt, không tự trau dồi kiến văn (những điều trông thấy và những điều nghe thấy, không có bản lĩnh thì sống đến cuối đời với cái tuổi bảy mươi đi nữa, cũng không biết tự lập, không hiể sự đời, chẳng biết mệnh trời, chẳng biết phán đoán những điều nghe thấy và chẳng biết ứng xử thế nào cho phù hợp với dư luận đạo lý xã hội.
          Điều quan trọng nhất là ở tuổi ba mươi mà nếu không biết  tự lập, vững vàng thì cuộc đời sẽ lắm gian truân; lo cho bản thân không nổi thì làm sao giúp ích cho đời!
*
(2) Bốn câu thực luận: Đặc tả tiếng đàn



日暖  玉生
*
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp,       (3)
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên.        (4)
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ,  (5)
Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên.      (6)
*
          Ôi! Tiếng đàn khi tấu lên nghe nôn nao, xao xuyến, não nùng, ngẩn ngơ biết bao!
          Nào là tiếng đàn êm ái, nhớ chuyện Trang sinh trong giấc sáng mơ, thấy mình hóa bướm, nhởn nhơ hoa ngàn, khinh đời ô trọc, lầm than… tỉnh ra mới thấy ngỡ ngàng, phân vân. Rồi tự hỏi, con bướm ấy chính là ta, vong thân ảo mộng, hay ta đây là bướm, trầm tư trong triết lý vong thân, phi ngã. (Lòng hoang mang nghi hoặc, thẫn thờ, miên man).
          Nào là tấu khúc du dương, trầm bổng đau đớn, thiết tha, như tiếng kêu não nuột của con chim đỗ quyên, oan hồnVua Thục, trải qua mấy ngàn năm rồi mà vẫn còn khóc thương nước mất.(Thục Vọng Đế, Nước Thục cổ, là một quốc gia cổ ở vùng Tứ Xuyên, Trung Quốc. Xuất phát quyền lực của nước Thục là đồng bằng Thành Đô (成都), với lãnh thổ chủ yếu nằm ở vùng Trung và Tây bồn địa Tứ Xuyên, cũng như vùng thượng thung lũngsông Hán Thủy (漢水). Dân tộc chủ yếu ở Thục là người Khương. Nước Thục bị Tần đánh bại vào năm 316 TCN. Khi đó kinh đô của Thục đặt tại Thành Đô).
          Lại nghe những tiếng thánh thót, bồn chồn  như tiếng của dòng nước nhỏ trong lành, từ  trên cao rơi xuống; xôn xao như âm vang của những lệ châu rơi chạm nhau, khi trăng sáng đầy trời, trên biển xanh mênh mông; trăng cười nhìn biển cất cao tiếng hát qua giàn nhạc đại hòa tấu thiên thu.
          Còn nghe những tiếng đục ấm áp, nhớ mong, như thả hồn bay bổng về khung trời mơ màng đầy nắng vàng  rực rỡ; nắng làm tan thành khói những viên ngọc lóng lánh ở núi Lam Điền.
(3), Hai câu kết: những nuối tiếc, nhớ thương:
此情可待成追憶
只是當時已惘然
Thử tình khả đãi thành truy ức, (7)
Chỉ thị đương thì dĩ võng nhiên (8)
           Những nỗi niềm ấy, tình cảm ấy, thử tình, đối với người xưa, khả đãi, còn chăng là những ký ức xa mờ, mà lúc đương thời ta đã vô tình, hờ hững, vô tâm.
          Cụ thể, hình ảnh của năm mươi dây đàn như khơi dậy nỗi nhớ về tuổi hoa niên, tình yêu đầu đời; cái thuở ban đều lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ đã ai quên; mà có thể nào quên, cho dẫu bây giờ đã là đầu râu tóc bạc! Mối tình đầu cho dẫu được yêu hay chỉ rung động một một chiều, đắm đuối ngẩn ngơ trải qua đời nhau rồi, như một vết thương lòng, còn hằn vết sẹo trong hồn…thì sao lại có thể phôi pha.
          Tiếp theo là lòng hoài nghi trong cuộc sống. Hoài nghi giữa mộng và thực đời nầy. Chuyện Trang Chu tĩnh mộng phân vân, con bướm là ta hay ta là bướm, nếu không muốn nói cuộc đời nầy; cũng như hồn vua Thục hay chim đỗ quyên,
 không biết là thực hay mơ? Trong bối cảnh mơ hồ, ngoạn mục trong cảnh trăng sáng trên biển xanh, lệ châu vương vấn. Và cảnh nắng ấm, ngọc tan thành khói bay cao ở núi Lam Điền.
          Cuối cùng, tình yêu đến, lẽ ra phải trân quý nắm bắt, trang điểm đời mình thì hỡi ôi, tình duyên dang dở, lỡ làng, ngăn cách, chia xa; tình cảm ấy chỉ còn trong hối tiếc, trong ký ức xa mờ, mãi tận cuối trời quên.
          Phải chăng đời người mong manh như giấc mộng và tâm sự thầm kín của  tác giả như tiếng tơ lòng còn mãi đọng ở năm mươi dây đàn réo rắt, ngất ngây.
          Tóm lại, Cẩm Sắt của Lý Thương Ẩn là giai điệu của tiếng đàn réo rắt, tiếc nhớ, là tiếng tơ lòng u ẩn, buồn thương về mối tình tha thiết của tuổi thanh xuân đã xa mờ tận cuối trời quên, và cũng là một bi khúc về những chặng đường đời đã qua, những chặng đường đời vui ít, buồn nhiều, trong hoàn cảnh sống không gặp thời của tác giả.
          Bên cạnh đó, Nhớ Bóng Trăng Xưa của Ngân Triều cũng là một  niệm khúc về một nữ sĩ tài sắc, bạc phận, mà đến nay, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Bà có nhiều nhiều nghi vấn cũng như chưa tìm được những chứng cứ để  tôn vinh.
          Phải chăng những điều đó vẫn còn là những điều khó khăn, khi nghiên cứu về một nữ sĩ trong cổ văn học sử?

*****
           
Tham khảo vườn thơ không tên về bài Cẩm Sắt:
(1) Bản dịch bài 1 của Vĩnh Sinh:
Cẩm sắt vì đâu năm chục dây ?
Mỗi dây mỗi trục nhớ thương đầy.
Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
Thục Đế tình xuân tiếng cuốc chầy.
Thương hải trăng thanh châu nhỏ lệ,
Lam Điền nắng ấm ngọc tan bay.
Tình này ví thử sau còn nhớ,
Lúc đã tàn phai với tháng ngày !
*
(2) Bản dịch bài 2 của Vĩnh Sinh:
Cẩm sắt vì đâu ngũ thập huyền ?
Mỗi dây mỗi trục gợi hoa niên.
Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
Thục đế xuân tình gửi tiếng quyên.
Bể cả trăng thanh châu đẫm lệ,
Ðồng xanh nắng ửng ngọc tan liền.
Tình này ví thử sau còn nhớ,
Khi đã qua rồi thuở lứa duyên !
*
(3) Bản dịch của Huỳnh Minh Đức
Gửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 19:35
Cẩm sắt vì sao ngũ thập huyền
 
Mỗi dây mỗi trụ, nhớ hoa niên
 
Trang Chu tỉnh mộng, mơ hồ điệp
 
Vọng Đế lòng xuân, gởi đỗ quyên
 
Trăng sáng biển xanh, châu đổ lệ
 
Khói vương nắng ấm, ngọc Lam Điền
 
Tình này sớm tạo niềm nhung nhớ
 
Là buổi đầu tiên, chút nỗi niềm
*
(4) Bản dịch của Nguyễn Hùng Lân
Gửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 19:36
Đàn năm mươi sợi tơ đồng
Mỗi dây khảy lại nhớ nhung thuở nào
 
Trang sinh mộng bướm sớm nao
 
Lòng xuân Thục Đế gởi vào đỗ quyên
 
Trăng soi biển lệ châu miền
 
Nắng lên hạt ngọc Lam Điền khói xây
 
Tình này đáng lẽ đẹp đây
 
Tiếc thay ngày nọ đã đầy đau thương
*
(5) Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu
Gửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 19:37
Đàn gấm gồm năm chục sợi liền,
 
Mỗi dây mỗi trụ nhớ hoa niên.
 
Trang Sinh mộng sớm ngờ thân bướm,
 
Vọng Đế lòng xuân gửi tiếng quyên.
 
Trăng sáng lệ giàn châu đại hải,
 
Nắng xông ngọc bốc khói Lam Điền.
 
Tình xưa hãy để thành lưu niệm,
 
Một thưở yêu đương luống hão huyền!
Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997
*
(6) Bản dịch của (Không rõ)

Gửi bởi ngất ngưởng ngày 10/08/2010 05:47
Cẩm sắt vì đâu năm chục dây ?
 
Mỗi dây mỗi trục nhớ thương đầy.
 
Trang sinh sớm mộng mê thành bướm,
 
Thục Đế tình xuân tiếng cuốc chầy.
 
Thương hải trăng thanh châu nhỏ lệ,
 
Lam Điền nắng ấm ngọc tan bay.
 
Tình này ví thử sau còn nhớ,
 
Lúc đã tàn phai với tháng ngày!
*
(7) Bản dịch của Huyền Lâm
Gửi bởi HuyenLam Tran ngày 14/02/2013 00:37
Huyền ảo năm mươi sợi dây tơ
 
Từng dây nốt phím gợi ngày thơ
 
Trang Chu xưa ngủ mơ thành bướm
 
Quyên vọng lòng xuân nhớ cõi bờ
 
Biển buồn trăng sáng khơi dòng lệ
 
Lam Điền nắng ngọc khói như mơ
 
Tình xưa nay đã thành ký ức
 
Nhưng mãi nhớ thương đến tận giờ
*
(8) Bản dịch của Huyền Lâm
Gửi bởi HuyenLam Tran ngày 14/02/2013 00:50
Năm mươi huyền ảo đàn cầm
 
Từng dây từng nốt gợi thầm ngày thơ
 
Bướm xưa Trang Tử còn mơ
 
Quyên sầu Thục Đế cõi bờ không quên
 
Lệ sầu nhìn biển trăng lên
 
Lam Điền khói quyện phủ trên nắng ngày
 
Tình xưa nào dễ phôi phai
 
Vẫn thương nhớ bóng hình ai đến giờ
*
(9) Bản dịch của Cổ Phong
Gửi bởi Cổ Phong ngày 25/04/2013 21:17
Cẩm sắt không dưng năm chục dây
 
Mỗi dây mỗi trụ nhớ những ngày
 
Trang Sinh mộng đẹp mơ hồ điệp
 
Vọng Đế lòng xuân gửi đỗ quyên
 
Trăng soi thương hải châu đổ lệ
 
Nắng sưởi Lam Điền ngọc nhả mây
 
Tình này đành đợi thành ký ức
 
Chỉ tội ban xưa lỡ ngẩn ngơ
*
(10) Bản dịch của Trần Trọng San
Gửi bởi Vanachi ngày 03/01/2014 22:22
Cây đàn năm chục đường dây
 
Mỗi dây mỗi trụ nhớ ngày còn xanh
 
Mơ màng giấc bướm Trang Sinh
 
Lòng xuân Vọng Đế đỗ quyên gửi vào
 
Biển xanh trăng chiếu lệ châu
 
Ngọc phơi nắng ấm khói cao Lam Điền
 
Tình này đợi nhớ nên niềm
 
Thế nhưng đã ngậm ngùi duyên bấy giờ
Trần Trọng San dịch
*
(11) Nguyễn Du đã mượn tứ câu này để tả tiếng đàn của Thúy Kiều lúc gặp lại Kim Trọng thể hiện qua 4 câu Thực-luận trên:
 
Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh ?
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục Đế hay hình đỗ quyên ?
Trong sao trăng rỏ duềnh quyên !
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông
(ĐTTT Nguyễn Du câu 3199-3204)
*
(12) Bản dịch của Trần Trọng Kim
Gửi bởi Vanachi ngày 03/01/2014 22:23
Đàn cẩm sắt mấy chục dây
 
Một dây một trục nhớ ngày thanh niên
 
Trang Sinh hồ điệp mộng quên
 
Lòng xuân Thục Đế đỗ quyên gửi mình
 
Trăng soi châu đỏ duềnh xanh
 
Lam Điền trời ấm ngọc lành khói bay
 
Tình kia còn nhớ có ngày
 
Hiện nay chỉ thấy gắt gay nỗi lòng
Nguồn: Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995
*
(13) Bản dịch của Phạm Thanh Cải
Gửi bởi Phạm Thanh Cải ngày 26/05/2014 19:52
Cây đàn năm chục dây tơ
 
Mỗi dây một trụ hoa thưa phím đàn
 
Trang Sinh hồn bướm mơ tiên
 
Nhớ về Thục Đế đỗ quyên gọi hè
 
Biển xanh trăng sáng bốn bề
 
Lam Điền ngọc sáng vọng về ngọc trai
 
Tình nay còn nhớ dằng dai
 
Nỗi lòng thoáng chốc nhạt phai hay là
*
(14) Bản dịch của Nguyễn Minh
Gửi bởi Lâm Xuân Hương ngày 07/06/2016 21:49
Đàn gấm vì sao năm chục dây?
 
Mỗi dây mỗi trụ nhớ thơ ngây
 
Trang sinh mộng sớm mơ thành bướm
 
Vọng đế hồn xuân nhập cuốc đây
 
Trăng sáng biển xanh soi ngọc khóc
 
Lam Điền nắng ấm khói châu bay
 
Tình kia có thể thành nhung nhớ
 
Chỉ tiếc chán chường ngay lúc này.
*
(15) Ngân Triều diễn thơ (1):
Đàn gấm lạ lùng năm chục liên? 
Mỗi dây mỗi trụ tình hoa niên!
Như Trang Chu sáng mơ  thành bướm,
 
Như Thục vương hồn nhớ nước quyên.
 
Như biển sáng trăng, châu đọng lệ,
 
Như hương nắng khói, ngọc Lam Điền.
Khối tình vương vấn ngàn năm nhớ,
Hồn đến bây giờ vẫn vẹn nguyên.
*
(16) Ngân Triều diễn thơ (2):
Cẩm sắt tâm dao động,
(1)
Mỗi trụ một đường tơ,
Năm mươi dây ngẩn ngơ.
Chạnh lòng thời hoa mộng…
*
Tiếng đàn trong êm ả,
 
Giấc mơ sáng Trang sinh.
Hóa bướm bay xinh xinh,
 
Mộng tan, phân vân lạ? (2)
*
Tiếng đàn  đục đê mê,(3)
 
Lòng giăng sầu lê thê.
Bơ vơ hồn Thục Đế,
Mong nước cũ quay về.
*
Nào âm vang thánh thót,
 
Xôn xao tiếng thủy tinh.
Trăng sáng biển mông mênh,
 
Bồi hồi châu giọt ngọc.
*
Âm vực nào tha thiết,
 
Trời hửng nắng ấm đầy!
Ngọc Lam (4)đùn (5)khói biếc,
Tuyệt vời khắp trời mây!
*
Ơi! Nhớ thuở thương thầm!
Ngàn năm ươm ký ức.
Vẫn nghe lòng rạo rực,
Đôi mắt biếc cài trâm.
*
 (1)tâm dao động:
, lay động trái tim, tâm hồn người nghe.
(2) phân vân , 紛紜hoài nghi, bối rối không biết sự việc ra sao.  Ngã - phi ngã, , có phải chính là ta hay không phải ta vậy nhỉ?
(3) đê mê 低迷;  đê là thấp, mê là không tỉnh;đê mê  低迷là mê mẫn, đắm đuối, chìm ngập trong nỗi thích thú, say mê.
(4) Ngọc Lam  , tức thứ ngọc ở Lam Điền, 籃田.
(5) đùn  xô đẩy khắp mọi hướng, mọi chiều, ở đây là bay nhẹ nhàng , lan tỏa khắp nơi.
Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và…lửa loạn xây thành.
Tha La Xóm Đạo, Vũ Anh Khanh
*
(17) Ngân Triều diễn thơ (3):
Cẩm Sắt đa đoan (1), cảm xúc huyền,(2)
 
Chạnh lòng tiếc nhớ tuổi hoa niên. (3)
Trang sinh mơ sáng (4) tiêu dao bướm,
Thục đế hồn tan khắc khoải quyên.
 
Dâu bể, trăng thanh (5), châu nhỏ lệ,
Nắng vàng khói ngọc quyện Lam Điền.
Nỗi niềm vương vấn xa mờ tủi,
Sao lúc bấy giờ chẳng có duyên?
*
(1) đa đoan
多端 , nhiêu mối, nhiều dây, còn có ý rắc rối.
(2) cảm xúc huyền 絃,tiếng đàn khi nghe, khơi gợi những nỗi niềm bồi hồi thương nhớ chạnh lòng.
(3) Hoa niên: , tuổi trẻ, tuổi thanh xuân, tươi đẹp nhất đời người.
(4) mơ sáng = hiểu mộng:
giấc ngủ buổi sáng, nằm mơ.
(5) trăng thanh = nguyệt quang:
, ánh trăng tỏa sáng khắp trời.
*
Trích Nhớ Bóng Trăng xưa, Chương VIII, Ngân Triều.

*****