Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

La raison du plus fort, lý lẽ cùa chó sói (la morale de la fable de La Fontaine)/ Ngân Triều chia sẻ


Lời dẫn,
Quý bạn thân mến,
Xin mời cư dân trên mạng bốn phương xem cái lý ngược đời của kẻ LẠ. Chúng nói rằng HSTS là đất mẹ của chúng. Không ngượng lòng tham, không sợ thối miệng cùng thế giới...và còn bày đặt ra cái trò con nít về đường LƯỠI BÒ TRÊN BĐ. Bản đồ rành rành ra đó: chẳng có HSTS, đất mẹ của chúng hồi nào vậy?
NT sưu tầm và chia sẻ.
*
Xin vào link dưới đây:

Trung Quốc công bố bản đồ chẳng có Hoàng Sa, Trường Sa 

Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Trung Quốc xuất bản năm 1905 chỉ rõ lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, một thanh niên sinh năm 1984 đang thực hiện việc chia sẻ hơn 10 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc trên mạng xã hội, mà theo những tấm bản đồ này Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Chử Đình Phúc từng là sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, hiện đang công tác tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Công việc của anh có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về lịch sử Trung Quốc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Thạc sĩ Chử Đình Phúc có trong tay những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, Nhật Bản có thể chứng minh được rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có hơn 10 tấm bản đồ với chú thích đầy đủ, thể hiện rõ phân vùng lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt những tài liệu cổ này cho thấy Hoàng lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
alt
Một thanh niên Việt Nam chia sẻ bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường sa, Hoàng Sa trên mạng xã hội
Chử Đình Phúc từng ra thăm quần đảo Trường Sa.
alt
Xem “kho bản đồ” do Chử Đình Phúc chia sẻ trên trang cá nhân:
alt
Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)- 
trích trong sách “1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ” (1850清二京十八省舆地图)
alt
Bản đồ tỉnh Quảng Đông của nước Trung Quốc năm 1935 bao gồm cả đảo 
Hải Nam khi đó còn thuộc tỉnh này, không thấy cái gọi là Tây Sa, Nam Sa.
alt
Bản đồ Trung Quốc có tên “Trung Hoa dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), 
vẽ trong khoảng thời gian 1911-1949, không có Hoàng Sa, Trường Sa.
alt
Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1911 có tên “Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng 
(Tân Hợi) động loạn địa điểm chú”, vẽ rất chi tiết, hình ảnh sắc nét và 
tất nhiên là không có Hoàng Sa, Trường Sa trong cương vực nước Trung Quốc.
alt
Tấm bản đồ trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên 
(1908)” (大清帝国全图 宣统元年).
alt
Tỉnh Quảng Đông nước Trung Quốc với đảo Hải Nam năm 1908, 
trích “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên” 
(大清帝国全图 宣统元年), Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1908.
alt
Bản đồ 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây – nước Trung Quốc năm 1903 với đảo Hải Nam,
trích “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖).
alt
“Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖) – 
Bản đồ vẽ nước Tàu năm 1903 do người Nhật Bản ấn hành.
alt
Bản đồ nước Tàu có tên là “Chính trị khu vực đồ”, in tận năm 1936 
không có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò..
alt
Bản đồ Trung Quốc năm 1911 bằng chữ Hán không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh tấm bản đồ Trung Quốc năm 1905, được xem 
như một bằng chứng thuyết phục rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
alt
Bức ảnh chụp bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (theo Thanh niên)
Tấm bản đồ do Tiến sĩ Mai Hồng lưu giữ trong nhiều năm qua và mới được đưa ra trước công chúng trong sự kiện ông tặng lại "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" cho Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam ngày 25/7. Thông tin về tấm bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản không chỉ củng cố lý lẽ pháp lý cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước mà còn khiến dư luận Trung Quốc trở nên hỗn loạn .
Nắm bắt tình hình thời sự, cư dân mạng Việt Nam hiện đang tích cực chia sẻ hình ảnh, thông tin về tấm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa với khẩu hiệu “Vì chủ quyền đất nước, vì Trường Sa, Hoàng Sa, hãy chia sẻ”.
Huy Khánh/ news.zing.vn

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km/ Viễn Phương st



Khung cảnh ấn tượng trên 

con đường tơ lụa dài 6.500 km


Tuyến đường dài gần 6.500 km từng là huyết mạch giao thương giữa phương Đông với phương Tây, nơi giao thoa của các nền văn a cổ đại.


Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Hành trình bắt đầu từ điểm khởi nguồn của con đường tơ lụa - Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, xuyên qua các nước Trung Á, Trung Đông... tới vùng Địa Trung Hải. Trong ảnh là cơn bão cát quét qua thị trấn Shandan ở Zhangye, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Khu vực này từng có vị trí rất quan trọng về mặt kinh tế cũng như các hoạt động truyền bá văn hóa Đông - Tây trên con đường tơ lụa. Ảnh: AFP.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Sa mạc Gobi từng là một phần của đế quốc Mông Cổ, nơi con đường tơ lụa đi qua. Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Ốc đảo Nguyệt Nha Tuyền tại thị trấn Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Khi xưa, địa điểm độc đáo này đã là điểm dừng chân của các thương nhân khi đi qua sa mạc Gobi. Ảnh: SBA Travel.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Tàn tích của thành phố cổ Giao Hà tại Turpan, thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc. Giao Hà được xây dựng trên một cao nguyên có độ cao 30 m cách đây 2.300 năm, nằm trong thung lũng Yarnaz với những vách đá tự nhiên bao quanh. Đây là một địa điểm quan trọng ở phía tây con đường tơ lụa. Thành phố này bị phá hủy bởi cuộc xâm lược của quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn dẫn đầu vào thế kỷ 13. Ảnh: Uighurtour.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Một nhánh phía bắc của con đường tơ lụa sẽ đưa du khách tham quan qua miền Nam Kazakhstan. Trong ảnh là căn lều tròn của dân du mục và đài thiên văn xây dựng từ thời Liên Xô trên núi Assy Plateau. Khu vực này có độ cao khoảng 2.500 m so với mực nước biển. Ảnh: Shamil Zhumatov/Reuters.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Cánh đồng hoa anh túc dưới chân núi Tian Shan, ngoại ô thành phố Almaty, Kazakhstan. Theo UNESCO, Almaty là một trong những thành phố cổ nhất vùng Trung Á. Hình thành từ 1.000 năm TCN, đến thời kỳ con đường tơ lụa, Almaty đã trở thành trung tâm thương mại, thủ công và nông nghiệp. Ảnh: Shamil Zhumatov/Reuters.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Một khách du lịch đứng ở rìa của “đồi cát biết hát” trong công viên quốc gia Altyn-Emel, vùng Almaty, Kazakhstan. Cồn cát này cao 150 mét và dài khoảng 3 km nổi tiếng bởi âm thanh mà nó tạo ra khi có gió, giống như tiếng đàn cello hay kèn bassoon. Ảnh: Shamil Zhumatov/Reuters.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Một người đàn ông cưỡi ngựa nhìn ra hồ Band-e-Amir, nằm trong công viên quốc gia đầu tiên của Afghanistan tại tỉnh Bamiyan. Ngoài các hồ nước tuyệt đẹp, Bamiyan còn nổi tiếng với các bức tượng Phật khổng lồ chạm khắc vào núi đá gần 1.000 năm trước đây. Ảnh: Wakil Kohsar/AFP.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Một công nhân thu thập kén trên các cành dâu tằm ở huyện Zandajan, tỉnh Herat, Afghanistan. Trong số những điểm dừng chân trên con đường tơ lụa, vùng đất phía Tây Afghanistan là nơi có truyền thống hàng nghìn năm sản xuất tơ tằm để dệt thảm - loại hàng xuất khẩu nổi tiếng nhất của Afghanistan. Ước tính có đến 6 triệu người tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các công việc liên quan đến những chiếc thảm, tuy con số đã giảm mạnh những năm trở lại đây. Ảnh: Aref Karimi/AFP.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Một góc thành phố Osh nhìn từ núi Sulayman. Đây là thành phố lớn thứ 2 của Kyrgyzstan hiện tại. Trước đây, Osh nằm ở trung điểm của tuyến đường tơ lụa và là một thị trường lớn. Ảnh: A.Savin/Wikimedia Commons.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Kiến trúc nhà ở tại làng Kandovan, Iran. Những ngôi nhà này do người dân tạo nên bằng cách khoét sâu vào các khối đá ở chân đồi, núi Sahand. Tổ tiên của họ xưa kia đến vùng đất này để tìm nơi ẩn náu trước đội quân Mông Cổ hùng mạnh. Ảnh:Caren Firouz/Reuters.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Một nhánh phía nam của con đường tơ lụa sẽ đưa du khách đến với Yazd, Iran. Vùng đất này là nơi sinh sống của cộng đồng người Zoroastri. Trong ảnh là “Ngọn tháp im lặng” đã tồn tại qua nhiều thế hệ người Zoroastri, địa điểm họ thực hiện thiên táng. Ảnh: DevianArt.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Thành phố cổ Bam, nằm ở tỉnh Kerman, Iran. Lịch sử của Bam bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 đến thứ 4 TCN. Thời hoàng kim của nó là từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 11, khi thành phố này nằm ở ngã tư các tuyến thương mại quan trọng, trong đó có con đường tơ lụa. Bam từng được biết đến với việc sản xuất hàng dệt lụa và bông. Ảnh: Pinterest.
Khung cảnh ấn tượng trên con đường tơ lụa dài 6.500 km
Những gì còn sót lại của thành phố cổ Palmyra nổi tiếng ở Syria sau khi quân đội chính phủ chiếm lại từ lực lượng ISIS năm 2016. Palmyra trong quá khứ là trung tâm thương mại quan trọng, gắn liền với sự phát triển của con đường tơ lụa. Thành phố cổ đại này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đóng góp rất nhiều vào sự phát triển du lịch của Syria. Tuy nhiên, nhiều công trình đã bị ISIS phá hủy khi lực lượng này chiếm Palmyra. 
Ảnh: Maher Al Mounes/AFP.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Trúc Bạch Hồ/ Hồ Xuân Hương/Ngân Triều biên khảo



Bài số 34

Truùc  Baïch  Hoà
                                                                    Hồ Xuân Hương
Ảnh Hồ Trúc Bạch, Hà Nội, Google
Một chiếc thuyền nan một mái chèo,      (1) 
Đáy hồ đứng lặng nước trong veo. 
Quanh co thành cỏ đường lai láng,        (3)
Chen chóc nhà thôn vẻ gấm thêu. 
Ngũ Xá cầu dài đường khách thắng,      (5)
Châu Long thềm rộng mái chùa cao. 
Đồn rằng Trúc Bạch vui hơn trước,       (7)
Nay mới hay rằng lắm thú yêu.
(Xuân Hương thi vịnh) 
Khảo dị:
bản Âm ca tập 
- Tựa đề: Vịnh Trúc Bạch hồ 
- Câu 3: Quanh co chòm cỏ đường lai láng 
- Câu 7: Đồn rằng Trúc Bạch vui từ trước 
Sách "Văn đàn bảo giám" chép tác giả bài này của quan Hiệp Đào, tức Đào Tấn. 
Nguồn: Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008
Văn bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn:
      
𠬛           𥸁    𠬛          𣛨      
𢋴       𥪸    𣼽        𤄯    
𨒺    𨔌       𦹵             𣼽
               𦘧        
           𨱽                
       𡍞        𠃅        
    𠺘           𠸟         𠓀
           𠺘    𡗋        
Cấu trúc một số từ Hán-Nôm & chú giải:
Hồ Trúc Bạch là một hồ thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nguyên là một phần hồ Tây.
Thành cỏ 𦹵, Khu vực hồ Trúc Bạch nằm ở vùng Cửa Bắc của thành Thăng Long; bản đồ Hà Nội năm Minh Mệnh 12 (1831) còn cho thấy hồ Trúc Bạch và cả hồ Mã Cảnh (hồ Cổ Ngựa) trải dài từ đê Yên Phụ đến giáp Hàng Than, có con đường từ chỗ tường thành ở cổng Chính Bắc ra tận đê Yên Phụ; thành cỏ chính là chỉ bức tường thành có cỏ mọc ở Cửa Bắc này.
 Lai   HT thủy+lai; láng 𣼽 HT thủy+lăng, lai láng 𣼽 = chứa chan, đầy dẫy, tràn đầy. Đường lai láng 塘淶𣼽 những con đường quanh co, ngoạn mục trong thành. 
Chen  từ HV chiên; chúc=chóc từ HV, Chen chóc   = chen chúc=xen lẫn nhau, mật độ chật hẹp.
Ngũ Xá , từ HV; chỉ bán đảo Ngũ Xá, gần hồ Trúc Bạch. Gọi Ngũ Xá là do có 5 làng (Đề Cầu, Kim Tháp, Quỳnh Đôi, Lê Xá, An Nhuế) thuộc huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc, hồi cuối Lê về Thăng Long lập nghiệp, chuyên đúc đồng để bán ở Kinh Thành: Lửa đóm ghen Ngũ Xá xây lò (Nguyễn Huy Lượng - Tụng Tây Hồ phú).
Châu Long từ HV; tương truyền chùa Châu Long được dựng cuối đời Trần (thế kỷ XIII) trên gò Châu Lăng trong hồ Trúc Bạch, sau gọi chệch thành Châu Long và lấy làm tên chùa. Trong chùa còn bia ghi việc trùng tu vào năm Mậu Thìn, niên hiệu Gia Long thứ 7 (1808).
Thắng từ HV;buộc  ngựa vào xe; nghĩa rộng trang phục khách mặc đẹp khi đi đường.
Thềm  𡍞  HT thổ+thiêm=phần nền đắp cao ở xung quanh nhà, dưới mái hiên.
Đồn  HT khẩu+đồn=tiếng  nói nhằm thông tin về  một sự việc gì đó mớicó, mới xảy ra.
Vui  𠸟  HT khẩu+bôi; hơn  HT ngôn+cân;trước   HT tiên+lược.
Thútừ HV= thú vị, hấp dẫn.
Yêu HT nữ+yếu.
*
 (1-2):  Phương tiện đi chơi hồ và cảnh hồ bấy giờ:
Chỉ có mỗi mình ta với một chiếc thuyền nan nho nhỏ trên hồ.
Mặt hồ phẳng lặng, nước trong xanh, nhìn xuyên tới đáy.
(3-4-5-6): Những thắng cảnh quanh hồ:
Chỗ nầy, phía Bắc hồ là bức tường thành đầy cỏ, dưới thành có nhiều con đường ngoạn mục quanh co.
Chỗ khác là mấy xóm nhà thôn đông đúc, cảnh đẹp như gấm thêu hoa.
Kìa là bán đảo Ngũ Xá với chiếc cầu dài, nhiều khách qua lại với trang phục lịch sự đang đi trên đường.
Xa xa là kiểng Chùa Châu Long với nền thềm rộng và mái chùa cao thoáng đãng.
(7-8): Cảm nghĩ của tác giả:
Quả có nghe tiếng đồn rằng Hồ Trúc Bạch, nay vui hơn trước.
Rõ ràng, có đi mới thấy, có thấy mới biết, mới hiểu là vậy, vì có nhiều thú vui hấp dẫn, thỏa lòng.
*

Ngân Triều diễn thơ:
Thuyền nan nho nhỏ mái chèo hoa,
Hồ lặng, xanh trong, cứ thế mà….
Phía Bắc chân thành đường ngoạn mục,         
Nhà thôn mấy xóm, gấm thêu hoa.
Ngũ Xá cầu dài, dồn khách ngoạn,         
Thoáng đãng Châu Long, bóng mái xa.
Nghe tiếng Bạch Hồ, vui khác trước.
Thú vui chan chứa, thỏa lòng ta.