Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Câu chuyện café muối/ Thái Hy st

Cafe muối

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng nghịu mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý. Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện.
Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:
– Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!
Mọi người xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai! Chàng trai đỏ mặt, nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.
Cô gái tò mò:
– Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?
– Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển – Chàng trai giải thích – Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.
Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình… Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo…
Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm… Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.
Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu, vì “công chúa” đã tìm được “hoàng tử”, và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.
Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai – nay đã là chồng cô – một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm, kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.
Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:
“Gửi vợ của anh,
Xin em hãy tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất – về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường, nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được, đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần, nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽ không bao giờ nói dối một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.
Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích cà phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy tiếc vì anh đã phải uống cả. Nếu anh có thể làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có thể được em, và anh sẽ uống cà phê muối suốt cả cuộc đời.”

Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt.

Nếu bạn hỏi người vợ rằng: “Cà phê muối vị thế nào?”, chắc chắn bà sẽ trả lời: “Ngọt lắm”.

– Sưu tầm –

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Nhân mùa khai trường/ Mòi bạn đọc Tôi đi học/ Thanh Tịnh/ nguồn blog Hoài niệm Tây Ninh

 TÔI ĐI HỌC 

* Truyện Ngắn của THANH TỊNH



                   Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
        Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
        Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
       Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
       Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
       Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
       Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước có sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
           Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
    – Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
    – Thôi để mẹ nắm cũng được.
       Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
      Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
      Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.
      Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
       Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
      Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
       Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
        Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
     – Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
       Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
    – Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.
       Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
        Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.
     – Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.
        Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
       Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
         Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
         Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
         Bài tập viết: Tôi đi học. (Thanh Tịnh)
         Truyện ngắn Tôi đi học sống mãi với thời gian bởi nó được tạo nên từ cảm xúc trọng sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kỳ diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỷ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Chính vì vậy mà nó đã làm rung động trái tim bao thế hệ bạn đọc trong hơn nửa thế kỷ qua.
        Đôi dòng về nhà văn Thanh Tịnh:       
        Nhà văn Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi làTrần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh KhôngPathé (trước 1945), Thanh ThanhTrinh Thuần (sau 1945). Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911 tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán, đến năm 11 tuổi thì theo học chữ Quốc ngữ tại trường tiểu học (trường Đông Ba) và trung học (trường Pellerin của giáo hội Thiên Chúa giáo) ở Huế.
        Đỗ bằng Thành chung năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa...Sáng tác đầu tay của ông là truyện "Cha làm trâu, con làm ngựa" đăng trên Thần kinh tạp chí (1934).
Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường.
        Năm 1941, ông và hai bài thơ của ông ("Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng") được Hoài Thanh- Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (1942).
       Nhà văn Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
       Khi đi học, Thanh Tịnh ham thích văn chương. Hai nhà văn Pháp là Alphonse Daudet Tiega Malebi và Guy de Maupassant có ảnh hưởng không nhỏ đến văn phong của Thanh Tịnh sau này. Tuy nhiên, ông không thành công trong lĩnh vực viết truyện dài nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn hơn.
                        Thơ Cô láng giềng tôi
Cô láng ging tôi đp mn mà,
Môi h
ng luôn đim n cười hoa
G
p tôi qua ngõ thì cô đã,
th
 th: "Mi anh ghé li nhà.”

Bên đ
ường tôi ngt cánh hoa lê,
B
ng gp cô em gánh go v.
Trên g
o cô mi tôi đến đ:
Thúng này sách v
, thúng này... lê.

Tôi si gi
ng hát ca cô em,
Trong tr
o, thơ ngây ging rĩ rn.
G
p sách tôi ngi vơ vn mng,
Gi
t mình canh vc đã kêu đêm.

M
t hôm tôi viết bc thi tình,
T
m bit cô em đến Đế kinh.
Đôi má 
ng hng cô đến nói,
Nói hoài ch
 được: “Em yêu anh."

.. V
 nhà đ y nhãn còn non
Cách m
t cô em my h tròn ,
Th
n thc bên nhà hơi hát nh
Nh
 nhàng mi biết hát … ru con. 
                                            Thanh Tnh


Tài liệu do Thế Triển sưu tầm & Kevin Hồ chuyển.
Hồ Xưa bổ túc thêm và trình bày_

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Viên ngọc quý ở đâu nhỉ?/ Viễn Phương chia sẻ



Một lời nói có thể trở thành

ánh mặt trời sưởi ấm cuộc đời

 

Khi bị cướp, nữ tài xế nói 1 câu khiến tên cướp thu dao lại

 

Nữ tài xế taxi Tiểu Vương gặp phải một tên cướp, cô liền lấy tất cả số tiền có trên người giao cho tên cướp và nói: 

“Hôm nay tôi chỉ kiếm được một ít như này, nếu như cậu chê ít, tôi sẽ đem hết mấy đồng tiền lẻ ra đưa cho cậu nhé!”

Thấy chị tài xế thoải mái dễ dàng như vậy, tên cướp có chút sững sờ, Tiểu Vương nói tiếp: 
“Nhà cậu ở đâu? Để tôi đưa cậu về nhà nhé, đã muộn như này rồi, người nhà cậu sẽ lo lắng lắm đấy!”
Sự quan tâm của chị tài xế, khiến cho tên cướp thu hồi con dao nhọn lại. Thấy không khí có vẻ hòa hoãn, Tiểu Vương không để mất thời cơ mà dẫn dắt tên cướp: 
“Gia đình tôi trước đây cũng khó khăn lắm, sau này tôi theo người ta học lái xe, rồi làm nghề này. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền, nhưng cuộc sống cũng không đến nỗi tệ.
Ái..! Cậu là một nam tử hán, tứ chi khỏe mạnh, làm một chút việc gì đó có phải tốt hơn không, lại đi vào con đường này làm gì để cả đời này bị hủy hoại à!”
Khi đến chỗ kẻ cướp muốn xuống, Tiểu Vương lại nói: “Tiền của tôi cho coi như để giúp đỡ cậu, hãy dùng nó làm một chút việc đúng đắn, sau này đừng lại làm cái việc không ra người này nữa nhé”.

Suốt quãng đường đi, tên cướp không nói một lời nào, vậy mà đột nhiên khóc to thành tiếng, lấy hết số tiền nhét vào tay Tiểu Vương và nói: 

“Chị Hai à, em sau này cho dù có chết đói cũng quyết không làm việc này nữa!”

 

 

Một lời khích lệ ảnh hưởng đến cuộc đời
  
Nhà văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền hồi còn là học sinh cấp hai, học lực và hạnh kiểm của ông đều là xếp loại kém, còn nhớ ông có hai lần mắc lỗi nghiêm trọng và hai lần lỗi nhẹ, cho nên đã bị lưu ban, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá của trường.
Rất nhiều thầy cô đã không còn hi vọng gì vào ông, nhưng thầy giáo dạy văn Vương Vũ Thương lại không hề ghét bỏ ông, thường hay đưa ông về nhà ăn cơm, khi thầy bận việc phải nghỉ, còn bảo Lâm Thanh Huyền mang bài lên lớp cho các bạn.
Thầy giáo Vương nói với Lâm Thanh Huyền rằng: 
“Thầy đã dạy học 50 năm, liếc mắt đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”.
Những lời nói này đã khiến cho Lâm Thanh Huyền vô cùng cảm động và bị chấn động sâu sắc trong lòng. Để không phụ lòng nỗi khổ tâm của thầy giáo, ông từ đó về sau nỗ lực cố gắng, quyết tâm làm một người có ích cho xã hội.
Quả nhiên, mấy năm sau, Lâm Thanh Huyền đã trở thành một phóng viên, trong một bài báo viết về tên tội phạm trộm cắp, ông cảm thấy tên trộm này có một tư duy rất tinh tế, thủ pháp gây án rất tinh vi tỉ mỉ, sau cùng không kìm được lòng mình ông đã viết ra rằng: 
“Một tên trộm với tư duy tinh tường, thủ pháp khéo léo
và một tác phong đặc biệt như vậy,
 nếu hắn làm bất luận việc gì cũng sẽ thành công”.
Khi viết những câu này hẳn ông cũng không nghĩ rằng lại ảnh hưởng đến cuộc đời của một thanh niên. Hai mươi năm sau, tên trộm năm đó đã lột xác, hắn đã làm lại từ đầu, trở thành một vị chủ doanh nghiệp có chút tiếng tăm.
Trong một lần bất ngờ gặp Lâm Thanh Huyền, ông chủ doanh nghiệp này đã chân thành nói:
“Bài viết đặc biệt của Lâm tiên sinh ngày đó đãthắp lên điểm sáng trong cuộc đời tôi, nó khiến tôi nghĩ rằng, ngoài việc làm tên trộm ra, tôi còn có thể làm được việc đúng đắn”.
 
Kết luận
Khi đối mặt với một người đang lầm lỗi, đang bị những lời nói cay độc vây quanh, một câu nói chứa đựng sự quan tâm, yêu thương che chở và khích lệ sẽ tựa như một ngọn lửa bùng cháy…
nó đem lại cho người ta sự ấm áp, và nhen nhóm lên trong sâu thẳm nội tâm người ta một ngọn lửa của sự tự tin và tự tôn. Nó khiến người ta được tái sinh mà cố gắng hăm hở, tích cực hướng lên.
Khi một người bị rơi vào cảnh tuyệt vọng, xung quanh mờ mịt không rõ phương hướng, một câu nói chỉ bảo, thăm hỏi an ủi và tán thưởng. Giống như một ngọn đèn soi đường, giúp cho họ từ trong bóng tối mà nhìn được ánh sáng của con đường phía trước, vì thế mà phá tan được màn đêm sương mù dày đặc mà bước ra thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.
Kinh nghiệm của Lâm Thanh Huyền cho chúng ta biết:
Một lời nói có thể trở thành ánh mặt trời sưởi ấm cuộc đời người khác,
 có thể đem lại cho họ một cuộc đời ấm áp và rực sáng.
Thanh Nguyen
***
Không phải là chuyện của A Lưu, người đầy tớ của Nguyên Tố, người vô tích sự, sau trở thành 1 nhà danh họa về Tranh Thủy Mạc (Cổ học tinh hoa)
Cơ hội và may mắn, để cho 1 tia sáng nhạt nhòa trong đêm tối, bỗng hóa thành tia sáng cho đời như...ngọn hải đăng.
Quả là một nhà giáo thấu suốt tâm khảm, thắp sáng lương tâm. NT

Quý bạn nghĩ gì về cô gái trẻ, tàn mà không phế/ Viễn Phương chia sẻ



Thật không thể nào tưởng tượng! Xin bái phục!
Mời quý bạn click vào link dưới đây.


https://drive.google.com/file/d/0ByFUzo9KwryWWkRwUEw4bmZNaVk/view?usp=sharing

Và đây nữa!



https://docs.google.com/file/d/0ByFUzo9KwryWWkRwUEw4bmZNaVk/view?pli=1

Họp mặt CHS Tây Ninh, nhóm thân hữu Trần Đức Trong/ Bài của Phạm Hòa và Ngân Triều

Thứ Ba, ngày 22 tháng 9 năm 2015


Gặp mặt và chia tay CHS,Tây Ninh -thứ Bảy 19/9/2015

Ngày 19/9/2015 tại nhà hàng Chí Thanh 2,cửa 10 ,Tòa thánh Tây Ninh có buổi gặp gỡ bè bạn xưa Trung học Tây Ninh.
Bạn Trần Đức Trong (khóa 1956....) và vợ về thăm nhạc mẫu ốm.Bệnh tình của cụ tiến triển khả quan.Bạn phải trở về Mỷ để tiếp tục công việc.Trước khi đi ,gia đình Bạn có tồ chức gặp gỡ ,chia tay với bạn bè cũ
trong lớp .
Gặp nhau kỳ nầy,các bạn rất vui nhưng cũng bùi ngùi nhắc đến những  kỷ niệm với Thầy ;Nguyễn Gia Khang,Vũ Thanh Triệu, Tạ Cao Huê và bạn bè đã ra đi :  Hồ Hùng Vân,Võ thị Nết,Phan văn Song,Ngô Mnh Chí (có em là Ngô văn Đắc tham dự ), thông báo 2 bạn bị bệnh ; Thân thị Đời ,Trần Minh Sang,mọi người nên đến thăm khi có dịp.
Ngoài các bạn là CHS.Tây ninh có bạn Trần Hoành, Phan văn Lớn, Bùi Công Thuận nhân về thăm nhà  tại VN  đến chung vui. và anh Vũ Ngọc Chuẩn ,nguyên GS TH.TN từ 1967
Sau đây là một số hình ảnh ;
Ngô văn Đắc,vợ chồng Nguyễn Quốc Gia,Cao khắc Vỉnh(áo xanh),Lê văn Châu,Đỗ văn Tú (đeo kính,bị khuất)
anh Trần Hoành, Vân,cháu Trong (cựu HSTN).,Nguyễn Thành Long,Bủi  công Thuận (Cưu GS Lê văn Trung
Đứng : em vợ Trần Đức Trong (áo đen), vợ chồng T.Đức Trong.
Ngồi: Nguyễn văn Đôi, Lê Chí Định,Nguyễn văn Sơn,Huỳnh Thiên Nha


Nguyễn thị Ngọc,Nguyễn  Kim Xuyến,Trần Công Minh,Ngô văn Đắc,Cao khắc Vỉnh,Lê văn Châu,Đỗ văn Tú,Nguyễn văn Đôi.Đứng: Tô thị Hằng,Lê Chí Định
 Anh Phan văn Lớn đang kể chuyện xưa.
Pham Bé, vợ Nguyễn Thành Long,Em gái Trong (Vân),Tô Hằng.Hai vợ chồng Trong phía sau.
 Lê Kim Hoàn,Nguyễn thị Ngọc,Nguyễn Kim Xuyến,Trần công Minh.Hòa và vợ Trong đứng.





Cùng chụp chung mấy tấm ảnh.Người đứng chụp là Lê Kim Hoàn.


Pham thị Bé,Hồ Đông Sơ,Nguyễn Ngọc Ẩn,Vợ chồng Trần Đức Trong,Ngô thị Huê-phia sau là Phạm Hòa
Trần Đức Trong,Lý Tuyết Ánh.
Khoãng 2g chiều,mọi người chia tay nhau ra về.Hy vọng là  gặp  lại nhau nhau lần sau .
Tô Hằng,Hòa,Huệ,Đông Sơ,Pham Bé lên xe trở lại Saigon.
.
Chúc các bạn Bình An ,Khỏe Mạnh
(hình ảnh: Tô Hằng, Ngân Triều)

*****
  1. anh Hồ Xưa trông ảnh các bạn có làm bài thơ vui (Mà chỉ thật đúng tình cảnh chúng ta bây giờ):
  2. Tuổi Già
  3. Bèo nhèo bí xị tới lui ra,
  4. Mới biết rằng nay ta đã già.
  5. Vói lấy cầm ly ly vỡ vụn,
    Thò chân kiếm dép dép tung xa.
    Lái xe để cửa quên chìa khóa,
    Đến điểm đèn xanh thắng gắp rà.
    Tuổi bảy mươi hơn sao tệ quá,
    Ngày xưa xinh thắm …khác nay xa.
    HỒ NGUYỄN
  6. *****
  7. Bạn VKP.Đạm Phương  vì có việc nên hôm 19/9 cũng không đến chung vui cùng các bạn nên bạn có bài thơ như sau :
    CHÚT TÌNH THÂM CHO NGƯỜI XA XỨ
                                        Vkp đạm phương
        ( Xin tạ lỗi cùng anh Trần Đức Trong và
    các anh chị vì đã không về chung vui )
    ***
    Dẫu nay bí xị bèo nhèo

    Nhưng tim còn thấm ngọt ngào chốn xa

    Bạn hữu thân thiết vẫn là

    Buồn vui chia sẻ thiết tha mặn nồng

    Người về quê cũ chờ mong

    Người đi xin nhớ tấm lòng tri âm

    Cựu sinh đây chút tình thâm

    Tây Ninh Trung Học ngàn năm vững bền

    Càng già càng nhớ, chớ quên !...
                      Saigon  23/9/2015
                       Vkp đạm phương
  8. *****
  9. Cảm đề nhân ngày họp mặt,
    *Họa lại thơ Anh Hồ Xưa.
    *Riêng tặng bạn Trong và 
    một người bạn mà NT hứa tặng thơ.

    *****

    Nhớ nhau, xa lắc cố đi ra
    Gặp gỡ hàn huyên mới biết già.
    Rôm rả cười đùa như lúc trẻ
    Thế thời vang bóng đã bay xa.
    Bồi hồi vẫn nhớ người trong mộng,
    Gặp lại đa tình, thẹn cứ rà.
    Thu hát cho người nghe muốn khóc,
    Ngẩn ngơ, hồn vương vấn người xa.
    Ngân Triều Hậu Nghĩa
    24/09/2015
  10. *****
    Câu chuyện ở quán Cà phê
  11. Sau tiệc, lệ thường, tôi mời nhóm bạn thân ghé đâu đó làm 1 chầu café để tâm tình thêm. Nhóm tôi có Sơn, Đôi, Long,Thầy Vĩnh,Tiệp, Ánh, Trong và tôi...nhóm khác hơn 2 bàn hơn 20 người người.
  12. *Sơn nói :
  13. -Ở đây có càfé, đi đâu cho xa. Tau có thuốc con mèo nè!
  14. Hình như còn nhiều lưu luyến, thường thấy ở những người bạn già, nên còn lại hơn 20 bạn. Bạn TN thường dùng giọt đắng không đá; hình như là cái mode, không biết đúng không nữa; tôi dòm quanh: Tú vẫn có gout Bastos xanh như hồi nào; Đa số các bạn và tôi khi vui cũng còn phì phà cho đậm đà buổi hội ngộ.
  15. *Anh Ánh lớp trưởng, hơi mập hơn ngày xưa:
  16. -Tau bỏ thuốc không được, cho nên càfé hay một mình, phải hút thuốc cho vui.
  17. -Thuốc lá thì có nhiều cái hại mà sao cứ đeo đẳng làm chi? (Bảy mươi dư rồi, có sợ gì đâu/ Trời kêu ai nấy dạ/ Có bạn không bao giờ hút thuốc cũng chết thì sao?/Trâu già đâu nệ dao phay).
  18. *Ê tụi bây! Cái quán cà fé nầy trang trí hình ĐHP, tau coi không được!/Ở hén/ Chỗ đó không đúng!/ Không trang trọng chút nào!
  19. *Nghe nói vợ bạn Thấu bệnh nặng, nên nó về sớm đi thăm. (Cầu xin vợ bạn ấy chóng khỏi bệnh/ Người ấy vẫn chưa bình thường phải không Anh Ánh?/ Già rồi, lực bất tòng tâm.../ Cái thuởban đầu lưuluyến ấy, Nghìn năm hồ dễ đà ai quên/ Bá láp quá/ Hihi...)
  20. *Trần Đức Trong kể mấy chuyện vui đầy ấn tượng, có duyên là chuyện mất hết nhà cửa chẳng qua là như rụng một chiếc lá me thôi (ngon nhen!) nhưng Trong im lặng một chút cười nói mà là chiếc lá cuối cùng (một tràng cười nhộn vang lên...ai md2 dè như vậy!!!). Trong kể tiếp 4 chuyện tiếu lâm nữa, chỉ ghi tựa đề (không tiện bật mí cho người khác giới vì có hơi sexy một chút): Chuyện Gậy ông đập lưng ông; Đất lành chim đậu, Lấy trứng chọi đá và thiếu nữ.
  21. Sau mỗi chuyện là những trận cười vang lên từng hồi.(Sao hay quá vậy!)
  22. *Bạn Ẩn hỏi tôi:
    -Năm tới, anh có cuốn sách nào không? (Dạ, gần xong rồi anh! Hy vọng sẽ được trình bạn bè lần tới).
  23. *Lê Chí Định, luật sư, pha trò rất vui. (Triều, mầy mời cafe là mầy trả đó nhen. Mầy trả tau mới vui)/ Chuyện nhỏ thôi! Trong nó trả rồi kìa! Trong đâu cho Triều trả đâu/- Thôi thì lần tới vậy/- Cảm ơn Trong đã lo café mà còn "bo" cho quán nữa/ Ha ha...
  24. *Chị Hoàng hỏi một bạn: Anh về bằng xe gì?/Hai bánh/ Tưởng đi 4 bánh cho mấy bạn quá giang/ Thì chị đi 2 bánh, tui 2 bánh, nhập lại là 4 bánh/ .../ Ha ha...
  25. *Mỗi người đều góp một vài chuyện vui cho chủ đề têu tếu. Có ai đó đọc cho Trong  2 câu thơ ghẹo nguyệt: 
  26. Dáng ai nhỏ nhắn cười tươi tắn
  27. Khắc khoải hồn ai mãi vấn vương.
  28. (Chà chà, già mà còn đa tình hén/ Còn si tình gớm/ Muốn làm tình nghĩa cột kèo với Trong phải không?/ Tình lỡ rồi, bạn ơi!/ Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?/ Chắc là "màu thời gian không xanh, Màu thời gian tím ngát. Hương thời gian không nồng. Hương thời gian thanh thanh/ Mà hai câu thơ  hay thật phải không, bạn già mình/ Còn mơ, còn mê ai giống tau quá vậy!/ Cái giới masculin bọn mình mà! Y chang! Có điều có dám bộc bạch như vậy không/ Không dám thì thiệt thòi ráng mà chịu/ Tầm phào thôi.../Haha...)
  29. Chỉ là chuyện tào lao thôi. Gặp bạn bè cũ một buổi...chuyện nầy, chuyện nọ...mà vui!
    Chúc mạnh khỏe, mong ngày tái ngộ.
  30. Ghi nhanh Ngân Triều