Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013


NHỚ MONG/Thơ Thái Hy (cựu hs Tây Ninh & cựu gs k2 Trường SPS)
23:42 7 thg 9 2012Công khai69 Lượt xem5
 
NHỚ MONG/Thơ Thái Hy (cựu hs Tây Ninh & cựu gs k2 Trường SPS)
00:33 7 thg 9 2012Công khai5 Lượt xem5
NHỚ MONGThơ Thái HyTặng Chị Hạ(SPS)


Đã lâu, chưa nghe tiếng em,
Buồn hiu,lá rụng bên thềm .
Sỏi đá nhớ ai,mong ngóng ?
Mưa ngoài phố,mưa trong tim !




Buồn hiu,lá rụng bên thềm.


Mưa ngoài phố,mưa trong tim !
  • Ngan Trieu
    Trở lại câu cuối bài thơ
    "Mưa ngoài phố,mưa trong tim !"
    là một câu tổng hợp giữa cảnh và tình.Nếu mưa là buồn thì cái buồn ngập tràn cả không gian bao la bên ngoài(Mưa ngoài phố) cũng như sự buồn lặng,xâm chiếm cả tâm hồn(mưa trong tim)...Do đó,
    "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/người buồn,cảnh có vui đâu bao giờ"(Kiều 1243-1244).
    *Về nhịp thơ,hai câu đầu với nhịp 2/4 êm dịu,nghe như 1 thiếng thở dài(câu 1) tiếp đến là nỗi buồn nhẹ nhàng,không tên trong cô đơn nhớ mong vời vợi (câu 2).Sỏi đá nhớ ai,mong ngóng(nhịp 4/2)/,Mưa ngoài phố,mưa trong tim(nhịp 3/3),nhấn mạnh tâm trạng ngậm ngùi miên man.Sự thay đổi nhịp điệu đó đã biểu hiệnsắc thái cảm xúc,sắc thái chân thành của tác giả,góp phần gợi tả cho nội dung tư tưởng của bài thơ.
    *Bài thơ ngắn,vận dụng khéo léo những thủ pháp nghệ thuật,đã khắc họa một nét tâm tư tình cảm của một thời nhớ mong trong tình yêu đôi lứa.Rất lạ miệng và hấp dẫn như một loai trái cây đầu mùa !.Xin hân hạnh giới thiệu cùng anh chị em và bè bạn xa gần.
    Thân ái

    Trả lời nhận xét này
    • Ngan Trieu
      Sang đến câu thứ 3:
      Sỏi đá nhớ ai mong ngóng?
      Hai biện pháp tu từ đã lồng ghép sử dụng."Sỏi đá" là khách thể,là vật vô tri thế mà biết "mong ngóng/nhớ ai"(biện pháp nhân hóa).Câu hỏi tu từ là nhấn mạnh nhớ mong của "sỏi đá".Cả câu như minh họa, khi vời trông sỏi đá trong tầm nhìn,tác giả thấy mưa tuôn,nước chảy ngoài sân,bên thềm.Dòng nước cuốn trôi những cát bụi và,khoét sâu xung quanh lớp đất mềm của sỏi đá...chỉ còn trơ vơ những mẩu như vươn cao đầu lên, như mỏi mòn, mong ngóng ai đó tự phương nào.Sỏi đá là khách thể,nhưng thực ra người viết đã vận dụng nhằm nhấn mạnh nỗi lòng mình một cách ví von,trữ tình và thẩm mỹ,để cho hình tượng,sự vật tự biểu cảm,qua các nhãn tự của những hình thức tu từ(hay mỹ từ pháp).Chẳng hạn"Khăn thương nhớ ai,khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai,khăn vắt trên vai/Đèn thương nhớ ai,mà đèn hiu hắt...?"Thể hiện một tâm trạng một người thương nhớ người và lòng buồn miên man...Tài hoa biết bao khi Thi hào Nguyễn Du tổng kết và dự báo cuộc tình của Kiều-Thúc Sinh qua 2 câu thơ tả cảnh kết hợp với tâm trạng :(xin phép được tán một chút để thấy hình thức nghệ thuật được vận dụng tài tình như thế nào nhằm tạo nên những mỹ cảm tuyệt vời trong tác phẩm...)
      Long lanh đáy nước in trời (câu 1603)
      Thành xây khói biếc,non phơi bóng vàng (Câu 1604)
      Tả cảnh trên đường đi của Thúc Sinh khi quay lại Lâm Tri với Thúy Kiều.Lúc ấy,trời đã vào thu.Hình ảnh mùa thu "lạnh lẽo, nước trong veo",có ánh sáng phản chiếu lấp lánh trên những gợn sóng nhỏ sinh động(long lanh),có khói như một cái thành biêng biếc(thành xây khói biếc),có bóng trái núi màu vàng trong đó,(non phơi bóng vàng),có cả bóng nền trời cao rộng(đáy nước in trời),nhiều màu sắc ngoạn mục, hữu tình như cuộc tình vì nghĩa rất thi vị,mặn nồng của đôi lứa đang yêu.Nhưng tình yêu đó chắc chắn không bền vì hình ảnh tượng trưng tiêu biểu cho cuộc tình đó, không có thực, mà nó chỉ là những bóng hình ,những ảo ảnh phù du.Cuộc tình đó tiếp theo sẽ phải tan vỡ một cách tất yếu,là đau thương,là nước mắt...đúng như dự báo ...( âm mưu đánh ghen nham hiểm của Hoạn Thư).

      Trả lời nhận xét này
      • Ngan Trieu
        * Xin đọc tiếp câu 2:"Buồn hiu,lá rụng bên thềm".
        Gồm 2 chi tiết tô đậm nỗi buồn,bổ sung cho nhau."Buồn hiu" là buồn với vẻ cô đơn,lạc lõng,lặng lẽ/"lá rụng bên thềm" thì làm sao vui?Phải chăng,sự lìa cành ,rơi rụng của những chiếc lá vàng,trong mưa gió gợi lên một sự kết thúc,một sự chấm dứt một câu chuyện về chiếc lá...hay nỗi lòng phân vân,hoài nghi,tự hỏi để thấy lòng mình tê tái thêm,rượi buồn hơn
        khi một mình,lẻ bóng,mưa giăng thành sầu chất ngất...Điều đó,ta có thể hiểu được nỗi lòng nhớ mong vời vợi của một người chợt thấy lòng mình như đã gắn liền với một"người dưng khác họ"...mất rồi.Chẳng hạn,"tương tư bất tương kiến"=nhớ nhau bổi hổi bồi hồi mà không thể nào gặp nhau.Nhác trông cảnh vật trước mắt ,chỉ thấy héo hắt trong cung bậc vút cao của những giai điệu buồn thương,sầu nhớ,réo rắt đến ngẩn ngơ...(Buồn trông con nhện giăng tơ/Nhện ơi! Nhện hỡi!Nhện chờ mối ai?/Buồn trông chênh chếch sao mai/Sao ơi! Sao hỡi! Nhớ ai ...sao mờ?<Ca dao>//Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ?/Nhớ ai ai nhớ,bây giờ nhớ ai?<ca dao>) Hoặc giả(Nhất nhật bất kiến/như tam thu hề/=Một ngày không trông thấy nhau/như ba năm dài đằng đẵng).NT xin mạnh dạn suy diễn như thế để người đọc thông cảm nỗi lòng sai đắm, buồn nhớ như si mê...của người trong cuộc.

        Trả lời nhận xét này
        • Ngan Trieu
          Nhớ mong"là trạng thái trông ngóng đợi chờ tha nhân hay điều gì một cách da diết,miên man.
          *Đã lâu,chưa nghe tiếng em" là một câu nói rất bình thường,tự nhiên như trong khẩu ngữ thường ngày.Có lẽ thời gian là những bước đi rất dài(đã lâu) và không gian được lồng trong một ngày mưa buồn(mưa ngoài phố).Trong khung cảnh mưa buồn ấy,nhớ mong, muốn gặp người e là bất khả thi ! Trời mưa,mong người con gái đến tìm mình,làm sao có được !Tác giả chắc cũng không muốn như thế,thương lắm,tội nghiệp lắm.Lẽ nào cột lại tìm trâu ( cột,ẩn dụ theo yếu tố cố định,chỉ người con gái /trâu,yếu tố di động,ẩn dụ người con trai /trâu-cột ẩn dụ biến thể trong tình yêu đôi lứa như thuyền-bến/con đò-cây đa...).
          Bàn bạc thì phải nói vậy.Đọc lại câu chữ,chúng ta thấy Thái Hy như nhớ mong,muốn "nghe tiếng em" trong thời điểm bấy giờ...phải chăng là "tiếng em" trong điện thoại di động? .Có thể như vậy đi,vì chàng ta cứ gọi mãi...(nàng im lìm, kể cả nhắn tin ).Để chàng cú mãi phân vân...nàng giận dỗi,hay quá bận việc,hoặc trong môi trường đông người nên ...không tiện nghe máy ?!Quả thật,khi đã lưu luyến duyên tơ,thì người ta nhớ mong rất nhiều:
          Anh nhớ tiếng.Anh nhớ hình.Anh nhớ ảnh,
          Anh nhớ em,anh nhớ lắm ! Em ơi!
          Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
          Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời,
          Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm.
          Gió bao lần,từng trận nhớ thương đi,
          _Mà kỷ niệm ôi,còn gọi ta chi...
          (Tương tư,chiều...Xuân Diệu)
          "Chưa" thể được,"nghe tiếng em"/Thôi thì đành nén lòng nhớ mong!/Đợi chờ cơ hội khác...
          p/k?
          • Ngan Trieu
            *Thái Hy là người bạn tâm giao của Ngân Triều.Hình như cuộc đời 2 người gắn liền nhau như hình với bóng,tức là "đa cùng"(giống nhau trên con đường học vấn,như nhau trong khó khăn gian khổ, cùng quẫn và cùng nhau trên con đường công danh...chưa kể là cùng năng khiếu,sở thich và khẩu vị...)Thái Hy ít khi làm thơ nhưng làm được bài nào,anh đều đưa cho NT đọc và bình.Anh tâm tình,bài "Nhớ mong"của anh xuất phát do cảm hứng về hình thức tân kỳ của bài thơ "Bất tận" ( Đào Anh Dũng.)"Bất tận" của Anh Dũng đã thể hiện sự cải tiến điệu thơ,vận dụng sự đột biến của ngắt nhịp,chọn lọc hợp lý sự tinh nghĩa của từ...làm cho tác phẩm như có cánh mạnh,như có sức trải rộng, vút cao, vươn xa,ngát tỏa cảm xúc thẩm mỹ trong tâm hồn người đọc...như thường nói"ngôn bất tận ý,ý bất tận tình" hay "ý tại/ngôn ngoại".
            Có thể nói "Nhớ mong" của Thái Hy cũng có ít nhiều những nét đẹp đồng dạng đó nhưng về lượng từ chỉ có 24 ,cấu tứ trong thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,chuyển thành lục ngôn tứ tuyệt biến thể mà Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng chấp bút(chỉ có 1 vài câu/gọi là thất ngôn xen lục ngôn,1 phong cách riêng VN, bước đầu thoát ly khỏi niêm-luật của Thơ Đường bấy giờ để làm bệ phóng cho Thơ Mới ngày nay,đa dạng,phong phú,bát ngát,mênh mông,sâu lắng...)
            *Mời quý bạn xem lại bài thơ "Bất tận" của Anh Dũng trên cả 3 trang blogs đồng môn:nhungnguoibanspsg/cuuhstayninh55-75
            và Nay còn mấy,link "http://blog.yahoo.com/ngantrieu")

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét