Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

Thêm một nhân chứng về tác giả bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn"; (TTKH là ai?)/ Xuân Lộc chia sẻ.

 

🌻Giai nhân Hà thành tiết lộ về 🌻

🌻 Tác giả bài thơ 'Hai sắc hoa ti gôn'? 🌻

╚══════-------------- 🍃 🌷 🍃--------------═════╚
Một ngày cuối tháng 5-2017, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.
Trường nữ sinh Đồng Khánh - Hà Nội (College de Jeunes Filles) được thành lập năm 1917, nay là trường THCS Trưng Vương - Hà Nội, là ngôi trường duy nhất của miền Bắc dành riêng cho nữ sinh tới cấp trung học.
Ngôi trường được xây dựng vào những thập niên đầuthế kỷ 20, khi vấn đề nữ quyền đang gặp nhiều rào cản của tư tưởng phong kiến.
Từ đây, nhiều tiểu thư khuê các nhanh chóng bước ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” để nhập cuộc với thời đại, trở thành những nữ sinh Đồng Khánh có tiếng duyên dáng và nết na.
Trong số họ có rất nhiều người là bậc kỳ nữ tài hoa sau này, như giáo sư Lê Thi (Dương Thị Thoa) con gái GS Dương Quảng Hàm, nhà giáo Hoàng Xuân Sính - nữ tiến sĩ toán học đầu tiên ở Việt Nam...
Bên cạnh đó, trường Đồng Khánh còn được nhiều người biết đến là ngôi trường của những giai nhân…
Ngôi trường của những giai nhân
Trong tâm trí người Hà Nội xưa , trường nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng với những cô học trò xinh đẹp đầy mộng mơ, hồn thiên thướt tha trong tà áo dài đã trở thành một miền kí ức khó phai.
Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.
Thời gian dẫu nhuốm màu tuổi tác, nhưng vẻ quý phái, thanh tao của giai nhân Hà thành ngày đó vẫn toát ra từ người đàn bà ở tuổi cửu thập cổ lai hy này.
Bằng chất giọng nhỏ nhẹ với phong thái đoan trang, bà Thuận kể:
“Muốn vào trường Đồng Khánh học, các học trò phải vượt qua các kỳ thi gắt gao, chỉ ai thực sự học giỏi mới đỗ được vào trường Đồng Khánh”.
Theo bà Thuận, ngày xưa nữ sinh Đồng Khánh được học toàn diện, họ không chỉ được dạy văn hóa, dạy tiếng Pháp mà còn được dạy nữ công gia chánh, hát, đàn piano, thể dục thể thao.
Bên cạnh đó, trường còn dạy thêu thùa may vá, cách tắm và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, cách chi tiêu sao cho hợp lý bằng cách phân loại ra tiền điện, tiền nước, tiền ăn…
Ngày đó, nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn hết sức nết na thùy mị. Ai cũng dịu dàng đài các, rất đỗi đa cảm nhưng vô cùng kín đáo, tế nhị. Dù có thích ai họ cũng chỉ giữ kín trong lòng hoặc gửi gắm vào những trang lưu bút.
Cựu nữ sinh Đồng Khánh cho biết:
"Ngày đó cuộc sống của chúng tôi nói riêng và các tiểu thư đương thời nói chung rất lãng mạn. Chúng tôi thường đọc thơ và chép thơ vào những quyển lưu bút".
Một cô bạn cùng lớp bà Thuận, so với các bạn có phần cá tính, mạnh mẽ hơn nhưng tâm hồn cũng không kém phần lãng mạn, cô là con gái một bác sĩ.
Cô bạn này có tình cảm với thầy giáo dạy thể thao người Pháp, đẹp trai và phong độ. Bị các bạn trong lớp phát hiện, trêu đùa, cô thường hay ngượng ngùng.
Rồi mối tình đơn phương đó cũng sớm kết thúc khi thầy giáo kết hôn cùng người phụ nữ khác. Còn cô thì gửi nỗi buồn da diết của mối tình đầu tan vỡ vào những quyển sổ lưu bút.
Bà Viên Thị Thuận cho biết thêm, các nữ sinh Đồng Khánh thường mặc áo dài thướt tha, thả mái tóc dài mượt, gọn gẽ đến trường.
Đặc biệt, theo nội quy nhà trường, không ai được phép trang điểm khi đi học. Thế mà các nữ sinh Đồng Khánh lại rất đẹp, đẹp đến hút hồn khiến bao trái tim nam sinh các trường THPT, ĐH phải si mê, ngơ ngẩn.
Theo đó nam nữ học riêng, buổi chiều tan học, nam sinh từ các trường khác thường mon men đến cổng trường Đồng Khánh, đứng ngắm, nhìn trộm từ xa lúc các cô gái tan học về. Hầu như chàng trai nào cũng mơ được làm quen với một nữ sinh Đồng Khánh.
Họ coi đó là niềm hãnh diện, tự hào để khoe với bạn bè, nhưng điều này quả là chuyện khó, bởi mấy nữ sinh Đồng Khánh luôn lạnh như băng, thâm trầm như biển sâu. Với họ nữ sinh Đồng Khánh luôn là... một ẩn số.
Tác giả bí ẩn của bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”
Bà Thuận cho biết, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập, phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã hội. Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Sứ (SN 1922, quê ở Phủ Lý).
Người bạn này xinh đẹp, thông minh nhưng gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.
Bà Thuận cho biết, trước khi lấy chồng, bà Phạm Thị Sứ đã sáng tác bài thơ 'Hai sắc hoa ti gôn' gửi đăng báo bằng bút danh TTKH, với mục đích giấu tên.
Bà không ngờ được bài thơ mình sáng tác trong cái giây phút ngẫu hứng lại trở nên nổi tiếng cho đến ngày nay".
Bà Thuận cũng cho biết thêm: “Trước khi gửi đăng báo, bà Sứ từng đọc cho các bạn trong lớp nghe…”.
Sau này, rất nhiều giả thiết được đưa ra để xác định tác giả thực sự nhưng đều dừng lại ở mức độ nghi vấn, vì tác giả bài thơ chưa bao giờ lên tiếng xác nhận.
Hình như, dù là cuộc hôn nhân “ép buộc” nhưng cuộc đời bà lại vô cùng hạnh phúc. Có thể vì thế, những cảm xúc đầu đời cùng bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn" được bà Sứ cất gọn trong kí ức.
Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80. Và, tác giả của một bài thơ nổi tiếng giờ vẫn là bí ẩn trong văn đàn.
Một nữ sinh nổi tiếng khác của trường Đồng Khánh, không thể không nhắc đến là GS Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, con gái của cố GS Dương Quảng Hàm.
Bà cùng các anh chị em được cha mẹ cho ăn học tử tế ngay từ khi còn nhỏ. Bà chính là một trong hai nữ sinh đã kéo cờ trong ngày độc lập đầu tiên tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945.
Gần 80 năm đã trôi qua, nữ sinh trường Đồng Khánh cùng khóa bà Thuận chỉ còn lại vài người. Nhưng mỗi dịp có cơ hội gặp gỡ, họ vẫn tranh thủ ngồi lại hàn huyên và ôn lại những kỉ niệm vàng son thủa nào...
Source : Ngọc Trang - Diệu Bình -VietnamNet
--------------------------------------------------------------
Ghi chú Hình
Hình 1 :Bà Viên Thị Thuận. Ảnh: Diệu Bình
Hình 2 :Lớp của bà Viên Thị Thuận khóa 1934 - 1942. Ảnh: Nguyễn Lân Bình cung cấp
Hình 3 :Trang lưu bút bà Thuận viết cho người bạn học ở trường Đồng Khánh. Ảnh Nguyễn Lân Bình cung cấp
Hình 4 : Bà Thuận lần giở những bức ảnh cũ lưu trên ipad. Ảnh: Diệu Bình
Do đội ngũ quản trị thêm

MỘT NGỘ NHẬN VỀ VĂN HỌC ?? - Huyền Viêm/Xuân Lộc chia sẻ

MỘT NGỘ NHẬN VỀ VĂN HỌC ?? - Huyền Viêm

Nghĩ về một câu “ca dao”

Các nhà văn, khi viết về đồng quê, thường hay dẫn câu “ca dao” mà họ cho là rất nên thơ, tả được vẻ đẹp và sự thú vị của cảnh đêm trăng nơi thôn dã :

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?

Hai câu trên đây thực sự có phải là “ca dao” không?

Trong bài “Chung quanh một câu ca dao” đăng trên giai phẩm HOÀNG HOA do Nhà xuất bản Nhân Loại ấn hành tháng 9 năm 1952, nhà thơ Bàng Bá Lân viết :

“Gần đây tôi vừa được đọc Văn hóa nguyệt san do Bộ Quốc gia Giáo dục (Sài Gòn) xuất bản.

Trong số 1, bài Lời nói đầu có nói đến một câu ca dao :

CÔ KIA tát nước bên đàng,Sao cô MANG ÁNH trăng vàng đổ đi ?

Đọc câu đó, tôi vừa sung sướng vừa ngại ngùng. Sung sướng vì thấy những câu thơ của mình làm từ hồi tâm hồn mình còn trong trắng đã dần dần rời bỏ tập thơ để nhập vào hàng ngũ những vần thơ của dân tộc, của đất nước… Ngại ngùng vì nhận thấy những vần thơ được truyền tụng kia cứ sai dần mãi. Như câu thơ trên, cách đây trên mười năm, báo “Bạn đường” ở Trung Việt đã trích đăng trong mục Hương hoa đất nước cũng có sai, nhưng còn sai ít :

Hỡi cô tát nước bên đàng,

Sao cô múc ÁNH trăng vàng đổ đi ?

Chữ ÁNH thêm vào làm non hẳn lời thơ nhưng còn giữ được chữ MÚC, nghĩa là còn giữ được gần trọn thi vị.

… Như câu lục bát trên này, tất cả duyên dáng thi vị của nó là ở mấy chữ MÚC và ĐỔ, nhất là chữ MÚC. Mất chữ đó là mất hết cả thi vị. Vì – hãy khoan nói đến thi vị của trăng – riêng hai chữ MÚC, ĐỔ không những hình dung được sự cử động nhịp nhàng của người tát nước mà còn gợi được âm thanh của nước động xì xòm.

Nhưng đính chính là một điều không dễ gì, nhất là khi câu thơ đã được liệt vào ca dao. Không nói rõ xuất xứ thì ai chịu, nói đến xuất xứ thì lại phải trương “cái tôi” ra ! Thật là đáng ghét và thật là ngại ngùng. Cũng vì thế nên tôi đã không đính chính khi báo “Bạn đường” đăng sai.

Nhưng nay thấy câu thơ càng được truyền nhiều càng sai thêm, tôi thấy – đối với văn học nước nhà – có bổn phận phải đính chính” (Bàng Bá Lân).

Như thế, muốn nhận hai câu ấy là do mình sáng tác chứ không phải “ca dao” và đính chính cho đúng nguyên văn, nhà thơ Bàng Bá Lân buộc phải nêu xuất xứ của hai câu ấy. Anh viết :

“Vậy câu lục bát trên kia thế nào mới thật đúng và xuất xứ ở đâu ? Thưa : đó là hai câu ở bài “Tiếng hát trong trăng” trong tập thơ nhỏ nhan đề ”Tiếng thông reo” mà tôi viết xong hồi cuối năm 1934 và xuất bản vào đầu năm 1935. Xin trích ra đây đoạn đầu bài thơ ấy:

Trời cao, mây bạc, trăng tròn,Dế than hiu quạnh, tre buồn nỉ non.Diều ai gọi gió véo von,Cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng.– Hỡi cô tát nước bên đàng,Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Trên tả cảnh sáng trăng ở thôn quê để dưới có thể hạ chữ “múc trăng” mà không đột ngột. Chữ “lại” ngụ ý trách móc : trăng vàng đẹp thế mà sao lại vô tình múc đổ đi !

Có lẽ tại hồi đó, với cái tuổi đôi mươi, tâm hồn tôi còn trong trắng nên ý tưởng có vẻ hồn nhiên ; có lẽ tại lời thơ ít gọt giũa, mộc mạc giản dị dễ gần đại chúng, hay có lẽ tại ảnh hưởng đồng quê man mác trong thơ nên nhiều câu đã dần dần lìa bỏ tác phẩm và tác giả mà nhảy vào hàng ngũ những vần thơ của dân tộc. Nhưng có điều hơi đáng tiếc là những câu truyền đúng thì ít mà sai thì nhiều…” (Bàng Bá Lân).

Bài viết trên đây đã làm cho giới viết lách thời đó ngạc nhiên vì trước nay ai nấy đều yên trí rằng hai câu ấy là ca dao. Mười bốn năm sau (1966), học giả Nguyễn Hiến Lê cũng công nhận hai câu ấy là của Bàng Bá Lân.

Trong bài “Bút pháp và cá tính của nhà văn” đăng trên giai phẩm “Giữ thơm quê mẹ” số Xuân Bính Ngọ (Lá Bối xuất bản)

Nguyễn Hiến Lê viết :

“……..Cũng dùng kỹ thuật tạo hình ảnh cả mà bút pháp của Hàn Mặc Tử làm cho ta rờn rợn, hồi hộp :

Trăng nằm sóng soải trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm,

Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.

của Bàng Bá Lân thì cho ta một cảm giác mát mẻ, vui vui :

Hỡi cô tát nước bên đàng,

Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ?

của Quách Tấn thì có cái giọng trang nhã, cổ điển :

Bồn chồn thương kẻ nương song bạc,

Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng.

của Huyền Viêm thì có cái vẻ trầm lặng man mác :

Trăng rơi nhè nhẹ trên sông nước

Bên chiếc đò khuya bóng lạnh lùng.

Gió cũng nghe chừng như nín thở

Đỡ vừng trăng lạc giữa không trung (*).

Tôi quen anh Bàng Bá Lân từ năm 1965 và cùng dạy học chung với anh trong hơn 15 năm nên biết rõ tính anh : đứng đắn, cương trực và tử tế với bạn bè. Tôi tin rằng anh không bao giờ nhận của người làm của mình, nhất là chỉ có hai câu lục bát vì địa vị của anh trên thi đàn đã vững vàng và cả nước biết tiếng biết tên. Tôi định viết về vấn đề này đã lâu nhưng nghĩ chưa tiện lắm khi anh còn sống. Đầu năm 1988 nghe tin anh bị bán thân bất toại, tôi đến thăm anh tại nhà riêng ở đường Trương Quốc Dụng (Phú Nhuận) thì thấy anh gầy yếu lắm và cái chết có thể tính từng tháng từng ngày. Nay thì anh đã về cõi vĩnh hằng (anh mất ngày 20-10-1988, thọ 76 tuổi), tiếng tăm danh vọng đối với anh đã trở thành vô nghĩa, nhưng tôi thấy cần phải viết bài này để đính chính một sai lầm trong văn học. Tôi nghĩ nếu không ai có thể chứng minh ngược lại (ví dụ như có một tài liệu nào đó dẫn hai câu ấy trước năm 1935 là năm anh xuất bản tập thơ “Tiếng thông reo” trong đó có hai câu ấy) thì, theo lẽ công bằng, “cái gì của César phải trả lại cho César”.

___________

Ghi Chú:(*) 5 dòng này có trong bài của Nguyễn Hiến Lê đăng trên giai phẩm “Giữ thơm quê mẹ” Xuân Bính Ngọ (1966), nhưng khi gửi cho Kiến thức Ngày nay, tôi tự ý cắt đi, nay xin trích lại cho đầy đủ


Nghĩ về một câu “ca dao”
Các nhà văn, khi viết về đồng quê, thường hay dẫn câu “ca dao” mà họ cho là rất nên thơ, tả được vẻ đẹp và sự thú vị của cảnh đêm trăng nơi thôn dã :
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?
Hai câu trên đây thực sự có phải là “ca dao” không?
Trong bài “Chung quanh một câu ca dao” đăng trên giai phẩm HOÀNG HOA do Nhà xuất bản Nhân Loại ấn hành tháng 9 năm 1952, nhà thơ Bàng Bá Lân viết :
“Gần đây tôi vừa được đọc Văn hóa nguyệt san do Bộ Quốc gia Giáo dục (Sài Gòn) xuất bản.
Trong số 1, bài Lời nói đầu có nói đến một câu ca dao :
CÔ KIA tát nước bên đàng,Sao cô MANG ÁNH trăng vàng đổ đi ?
Đọc câu đó, tôi vừa sung sướng vừa ngại ngùng. Sung sướng vì thấy những câu thơ của mình làm từ hồi tâm hồn mình còn trong trắng đã dần dần rời bỏ tập thơ để nhập vào hàng ngũ những vần thơ của dân tộc, của đất nước… Ngại ngùng vì nhận thấy những vần thơ được truyền tụng kia cứ sai dần mãi. Như câu thơ trên, cách đây trên mười năm, báo “Bạn đường” ở Trung Việt đã trích đăng trong mục Hương hoa đất nước cũng có sai, nhưng còn sai ít :
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ÁNH trăng vàng đổ đi ?
Chữ ÁNH thêm vào làm non hẳn lời thơ nhưng còn giữ được chữ MÚC, nghĩa là còn giữ được gần trọn thi vị.
… Như câu lục bát trên này, tất cả duyên dáng thi vị của nó là ở mấy chữ MÚC và ĐỔ, nhất là chữ MÚC. Mất chữ đó là mất hết cả thi vị. Vì – hãy khoan nói đến thi vị của trăng – riêng hai chữ MÚC, ĐỔ không những hình dung được sự cử động nhịp nhàng của người tát nước mà còn gợi được âm thanh của nước động xì xòm.
Nhưng đính chính là một điều không dễ gì, nhất là khi câu thơ đã được liệt vào ca dao. Không nói rõ xuất xứ thì ai chịu, nói đến xuất xứ thì lại phải trương “cái tôi” ra ! Thật là đáng ghét và thật là ngại ngùng. Cũng vì thế nên tôi đã không đính chính khi báo “Bạn đường” đăng sai.
Nhưng nay thấy câu thơ càng được truyền nhiều càng sai thêm, tôi thấy – đối với văn học nước nhà – có bổn phận phải đính chính” (Bàng Bá Lân).
Như thế, muốn nhận hai câu ấy là do mình sáng tác chứ không phải “ca dao” và đính chính cho đúng nguyên văn, nhà thơ Bàng Bá Lân buộc phải nêu xuất xứ của hai câu ấy. Anh viết :
“Vậy câu lục bát trên kia thế nào mới thật đúng và xuất xứ ở đâu ? Thưa : đó là hai câu ở bài “Tiếng hát trong trăng” trong tập thơ nhỏ nhan đề ”Tiếng thông reo” mà tôi viết xong hồi cuối năm 1934 và xuất bản vào đầu năm 1935. Xin trích ra đây đoạn đầu bài thơ ấy:
Trời cao, mây bạc, trăng tròn,Dế than hiu quạnh, tre buồn nỉ non.Diều ai gọi gió véo von,Cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng.– Hỡi cô tát nước bên đàng,Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trên tả cảnh sáng trăng ở thôn quê để dưới có thể hạ chữ “múc trăng” mà không đột ngột. Chữ “lại” ngụ ý trách móc : trăng vàng đẹp thế mà sao lại vô tình múc đổ đi !
Có lẽ tại hồi đó, với cái tuổi đôi mươi, tâm hồn tôi còn trong trắng nên ý tưởng có vẻ hồn nhiên ; có lẽ tại lời thơ ít gọt giũa, mộc mạc giản dị dễ gần đại chúng, hay có lẽ tại ảnh hưởng đồng quê man mác trong thơ nên nhiều câu đã dần dần lìa bỏ tác phẩm và tác giả mà nhảy vào hàng ngũ những vần thơ của dân tộc. Nhưng có điều hơi đáng tiếc là những câu truyền đúng thì ít mà sai thì nhiều…” (Bàng Bá Lân).
Bài viết trên đây đã làm cho giới viết lách thời đó ngạc nhiên vì trước nay ai nấy đều yên trí rằng hai câu ấy là ca dao. Mười bốn năm sau (1966), học giả Nguyễn Hiến Lê cũng công nhận hai câu ấy là của Bàng Bá Lân.
Trong bài “Bút pháp và cá tính của nhà văn” đăng trên giai phẩm “Giữ thơm quê mẹ” số Xuân Bính Ngọ (Lá Bối xuất bản)
Nguyễn Hiến Lê viết :
“……..Cũng dùng kỹ thuật tạo hình ảnh cả mà bút pháp của Hàn Mặc Tử làm cho ta rờn rợn, hồi hộp :
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm,
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.
của Bàng Bá Lân thì cho ta một cảm giác mát mẻ, vui vui :
Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ?
của Quách Tấn thì có cái giọng trang nhã, cổ điển :
Bồn chồn thương kẻ nương song bạc,
Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng.
của Huyền Viêm thì có cái vẻ trầm lặng man mác :
Trăng rơi nhè nhẹ trên sông nước
Bên chiếc đò khuya bóng lạnh lùng.
Gió cũng nghe chừng như nín thở
Đỡ vừng trăng lạc giữa không trung (*).
Tôi quen anh Bàng Bá Lân từ năm 1965 và cùng dạy học chung với anh trong hơn 15 năm nên biết rõ tính anh : đứng đắn, cương trực và tử tế với bạn bè. Tôi tin rằng anh không bao giờ nhận của người làm của mình, nhất là chỉ có hai câu lục bát vì địa vị của anh trên thi đàn đã vững vàng và cả nước biết tiếng biết tên. Tôi định viết về vấn đề này đã lâu nhưng nghĩ chưa tiện lắm khi anh còn sống. Đầu năm 1988 nghe tin anh bị bán thân bất toại, tôi đến thăm anh tại nhà riêng ở đường Trương Quốc Dụng (Phú Nhuận) thì thấy anh gầy yếu lắm và cái chết có thể tính từng tháng từng ngày. Nay thì anh đã về cõi vĩnh hằng (anh mất ngày 20-10-1988, thọ 76 tuổi), tiếng tăm danh vọng đối với anh đã trở thành vô nghĩa, nhưng tôi thấy cần phải viết bài này để đính chính một sai lầm trong văn học. Tôi nghĩ nếu không ai có thể chứng minh ngược lại (ví dụ như có một tài liệu nào đó dẫn hai câu ấy trước năm 1935 là năm anh xuất bản tập thơ “Tiếng thông reo” trong đó có hai câu ấy) thì, theo lẽ công bằng, “cái gì của César phải trả lại cho César”.
___________
Ghi Chú:(*) 5 dòng này có trong bài của Nguyễn Hiến Lê đăng trên giai phẩm “Giữ thơm quê mẹ” Xuân Bính Ngọ (1966), nhưng khi gửi cho Kiến thức Ngày nay, tôi tự ý cắt đi, nay xin trích lại cho đầy đủ
Có thể là hình ảnh về ngoài trời và cây
Bạn, Trần Xuân Lộc, Buu Doan Viet và 14 người khác