Những bí mật đời tư của các nhà văn
Ghi chép của Nguyễn Huy
Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có những bí mật đời tư, không muốn người khác biết. Các nhà văn cũng vậy, họ cũng có nhiều chuyện riêng muốn giấu kín. Nhưng đến một lúc nào đó, thấy không thể giấu mãi được, hoặc không cần giữ kín nữa, chính họ lại kể ra. Tôi là lớp hậu sinh, biết thế nào được chuyện riêng tư của các nhà văn tiền bối, nhưng qua báo chí, tôi có được đọc những bài viết về chuyện đời tư của họ. (Những nhà văn, nhà thơ - gọi chung là nhà văn Việt Nam), xin ghi chép lại, để chúng ta cùng biết cho vui. Những bí mật đời tư này đều đã được công bố, nên việc kể lại này không xâm phạm đời tư của ai cả, và các nhà văn, nhà thơ dù đã khuất núi hay đang còn tại thế, chắc cũng chẳng ai trách móc chúng ta. Chúng ta biết thêm một chút riêng tư của cuộc đời họ, cũng là để hiểu thêm, thương hơn những con người tài hoa ấy. Chuyện đời tư được phô bày trên báo chí tuy có vẻ trần trụi, nhưng không sao, đó là chất người rất thật của họ, yêu hay ghét, trọng hay khinh là tuỳ thuộc vào suy nghĩ, tình cảm của mỗi bạn đọc đối với từng nhà văn. Riêng tôi, đọc những chuyện này, tôi thấy vui vui, vì: À, những ông bà nhà văn, nhà thơ này cũng là con người của đời thường, họ sống hay hay đấy chứ!
1/ Tô Hoài tiết lộ những bí mật đời tư của các nhà văn:
Một đoạn hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh: (Trích Chương XVI - Tô Hoài)
" Một điều lạ là Tô Hoài biết cả những chuyện đời tư, rất riêng tư, thậm chí cả những chuyện thầm kín của người ta một cách rất cụ thể. Biết có đầu có đuôi, có ngành có ngọn, nói ra vanh vách. Ông nói, do phụ trách đảng uỷ văn nghệ nên biết nhiều chuyện, nhất là qua những đợt kiểm tra đảng.
Một vài ví dụ: Ngân Giang từng lấy nhiều chồng, có nhiều con. Hồi kháng chiến ở vùng tự do dinh tê vào thành. Giải phóng Hà Nội là viên chức lưu dung. Vì thế có mặc cảm, nên hay khoe mình đã tham gia kháng chiến. Anh Thơ lấy một bác sĩ tên là Vịnh, người miền Nam tập kết, công tác ở bênh viện Việt Xô. Bà Trường và Nguyễn Đình Thi làm mối. Anh Thơ có thời gian vào Nam, làm tập thơ Quê chồng. Sau lại bỏ ra Hà Nội. Chồng theo ra và chết ở Hà Nội. Hồi kháng chiến Anh Thơ định lấy Tây địch vận. Hồi ấy có phong trào phụ nữ xung phong lấy hàng binh làm địch vận cho ta. Sau có người theo chồng sang Pháp, tự hào là đã tham gia công tác cách mạng, như diễn viên múa Thuý Cẩm... Lấy Tây cũng là hy sinh vì nước, như Chiêu quân cống Hồ trong truyện cổ...
Anh Thơ viết hồi ký bịa ra nhiều chuyện cụ thể như thật. Vì có mặc cảm mình xấu nên cứ bịa ra là mình ngày xưa rất đẹp, lắm người mê, như Nguyễn Bính chẳng hạn. Tô Hoài
nói : "Bà ấy mà mê Nguyễn Bính, chưa chắc Bính đã xúc động gì. Bính nó có hàng trăm gái theo ấy chứ. Anh Thơ lúc trẻ cũng xấu, lợi hở như miếng thịt trâu. Tính thì đồng bóng. Sang Liên Xô Nguyễn Văn Bổng, Thanh Tịnh, lại hỏi thăm Goocki, tưởng ông ấy còn sống. Anh Thơ mà đẹp thì chết với tôi rồi!".
Nguyễn Bính xấu giai thế mà lắm vợ. Bính là con một ông có Hán học, phụ trách trạm ngựa. Nhà khá nhưng sa sút. Giống gia đình Nam Cao. Vì thế Trúc Đường là anh thì được học hành tử tế (như Nam Cao), còn Bính thì không được học mấy. Bính vào Nam, từ trước 1945. Năm 1954, không có tiêu chuẩn tập kết vẫn cứ ra Bắc. Trước khi ra Bắc có lấy một người vợ đẻ ra cô con gái nay phụ trách Sở Giáo dục Bến Tre. ở Hà Nội, Tố Hữu bầy ra tờ báo tư nhân Trăm hoa giao cho Bính. Bính làm trái ý Tố Hữu, bị phê phán, Bính bực mình bỏ đi Nam Định. Bính có hai vợ chính thức. Hiện cả hai đều làm bảo tàng lưu niệm Nguyễn Bính.
NTNT trước dạy học ở Sơn Tây, có mối tình đầu với Nguyễn Quang Sáng, Sáng giúp T viết văn. T có lần tặng Sáng một bó hoa bảo là vừa tự tay hái ở vườn về. Sáng xem hoa thấy không có cuống, cắm tăm, tức lắm, tìm T, tát cho một cái. T hay viết nhật ký, Chánh là chồng, bắt được, lộ hết chuyện bồ bịch. NTTH lắm lúc chất vấn mẹ: "Con là con ai? Con Nguyễn Quang Sáng, Thu Bồn, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Văn Bổn, Xuân Trình... hay ông Chánh?". H cũng đã có hai đời chồng.
PTTN cũng có hai đời chồng. Sau yêu một bồ nhí, có cưới hẳn hoi, nhưng sau nó bỏ. Không có con.
Tôi hỏi Tô Hoài: "Dương Thu Hương bảo tôi, YN thì mê Nguyễn Đình Thi, còn PTTN thì mê Tô Hoài , có đúng thế không?" Tô Hoài nói: "Cô ấy xấu, tôi không thích".
Bạch Diệp lấy Xuân Diệu. Vì cao tuổi mới lấy chồng nên thiết thực và cảnh giác. Đám cưới tổ chức to nhưng không đăng kí kết hôn. Xuân Diệu chắc do thủ dâm nhiều nên bất lực. Như gà nhẩy lên là tuột ngay. Bạch Diệp bỏ luôn, sau có lấy chồng khác nhưng không có con.
Nguyễn Đình Thi lấy vợ sớm, có ba con, hai trai, một gái: Lễ, Chính, Như. Thi ở gửi rể. Vợ chết, gia đình vợ định gả cô em tên là Nghĩa cho. Nhưng cô này bị sốt ác tính chết. Hoà bình lập lại, Thi cần có vợ, định nhằm con gái cụ Ngô Tất Tố hay cô Hồng con Nam Cao. Sau người ta làm mối lấy bà Trường, nhưng không có con. Thi nam tính mạnh , người đen, nói chuyện có duyên, đàn bà thích. Nhưng Thi là tay bạc tình, ngủ với cô này đã nghĩ đến cô khác. Gia đình Nguyễn Đình Thi như cái địa ngục. Thi hay bồ bịch, còn bà Trường thì ghen ghê gớm. Gia đình cụ Ngô Tất Tố cũng thế, cụ sống với hai bà vợ suốt ngày xung đột...
Chế Lan Viên trước cách mạng, có thời gian dạy học ở Đà Nẵng. Có một nữ sinh tên là Giáo rất mê. Giáo nhà giầu, gia đình không cho lấy Chế Lan Viên. Cô cứ đến ở với Chế Lan Viên, mãi đến cách mạng tháng Tám mới cưới.
Hoà bình lập lại ở miền Bắc, hai vợ chồng sống ở Hà Nội. Chế Lan Viên ốm, phải sang chữa ở Trung Quốc. Giáo ngoại tình với một tay làm mi báo tên là Quang. Chế Lan Viên chữa bệnh về, biết chuyện nhưng định bỏ qua. Hai vợ chồng đêm nằm đắp chung chăn, nói chuyện. Giáo nói:"Cái đầu của em thì thuộc về anh, nhưng thân mình em thì thuộc về Quang". Vậy là họ không trở lại với nhau được. Sau Chế Lan Viên lấy Vũ Thị Thường, cán bộ phụ nữ, quê Thái Bình, đã quá lứa lỡ thì. Thường xui Chế vào Sài Gòn ở, một là Thường có bà con di cư ở trong ấy, hai là vì vợ cũ của Chế hay đến bám quấy nhiễu, xin tiền..."
2/ Hai mối tình thuở hoa niên của Tô Hoài: ( Tô Hoài kể lại ở tuổi 90)
Mối tình đầu tiên của Tô Hoài là yêu cô gái cùng làng Nghĩa Đô. Khi ấy chàng thanh niên Nguyễn Sen chưa trở thành nhà văn của "Dế mèn phiêu lưu ký".
"Lúc ấy hai đứa tôi sàn sàn nhau, 15-17 tuổi. Thích nhau, yêu nhau, ông bố cô ấy biết chuyện, đánh cô ấy dữ lắm và cấm không cho đi lại. Rồi cô ấy phải chuyển ra sống ở Hà Nội, sau lấy chồng ở đó, được vài năm thì mất. Cô ấy mất trẻ lắm, mới khoảng 20 tuổi. Khi đó tôi đã có chút tiếng tăm với "Dế mèn phiêu lưu ký" và một số truyện khác đăng rải rác trên nhiều báo. Cô ấy mất, tôi và các nhà thơ Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính có đến viếng ở tận Thanh Xuân. Mối tình này tôi đã viết thành chuyện "Giăng thề".
Như vậy, đây là mối tình đầu của nhà văn Tô Hoài.
Mối tình sâu đậm, kéo dài qua hai thế kỷ của nhà văn cũng đã được nảy nở vào cái tuổi mười tám đôi mươi. Nhờ 20 đồng nhuận bút của truyện "Dế mèn phiêu lưu ký", Tô Hoài được ông Vũ Đình Long, chủ nhà sách Tân Dân cấp cho cái giấy phóng viên bản báo để đi các nơi viết bài.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông đi du ký xuyên Đông Dương. Khi ở Sài Gòn, ông xuống một đồn điền cao su ở Dầu Tiếng để tìm hiểu cuộc sống. Ở đấy có một tiệm tạp hóa kiêm bán sách báo. Tô Hoài thường xuyên ra mua tem thư và sách báo. Cô gái con chủ tiệm là học sinh trường nữ sinh áo tím ở Sài Gòn, tranh thủ những ngày nghỉ hè về gia đình.
" Tiệm có cái máy khâu, cô ấy thường ngồi may vá, tôi thấy cứ mỗi lần tôi đến là cô ấy lại mặc chiếc quần lụa trắng mới. Thế là tôi biết rồi". Lão nhà văn cười khà khà, mắt hay háy. "Thế rồi dần dà hai người phải lòng nhau, yêu nhau; mà yêu mê mệt. Gia đình biết chuyện, bằng lòng, tôi như người thân trong nhà. Hai người đã tính đến chuyện trăm năm".
Nếu như nhà văn Tô Hoài lấy vợ ngay từ hồi ấy, không biết cuộc đời và văn nghiệp của ông sẽ thế nào. Thế nhưng, lịch sử vẫn lạnh lùng chuyển động cùng thời gian. Tô Hoài và cô Phụng - tên cô gái không đến được cùng nhau bởi lý do cũng lạnh lùng của lịch sử. Máu xê dịch, du ký của chàng trai trẻ - nhà văn Tô Hoài là không thể dừng được.
Vào cái thời ấy "Ra đi dứt áo phu thê/ Ra đi mang nặng lời thề..." là chí khí của đấng nam nhi. Tô Hoài trở ra Bắc rồi không liên lạc được với cô Phụng, do xung đột Pháp - Nhật, xe lửa Bắc - Nam bị gián đoạn. Rồi chiến tranh, rồi đất nước chia cắt, mối tình của Tô Hoài đành chia ly mãi mãi không bao giờ tái hợp.
Nếu như câu chuyện đến đây thì cũng chả có gì phải nói. Điều đáng nói là đoạn sau của mối tình này cũng ly kỳ như tiểu thuyết; qua mối tình phản ánh những biến cố của lịch sử dân tộc đầy đau thương và hào hùng, cùng với một cái kết có hậu. Tôi nghĩ rằng các nhà làm phim của ta dựng được mối tình của nhà văn ắt sẽ có một tác phẩm điện ảnh nói được những biến cố lịch sử trọng đại; qua nhân vật, số phận điển hình...
Vì chiến tranh, loạn lạc, Tô Hoài và cô Phụng không gặp nhau, đến được với nhau. Tô Hoài thì cuốn vào hoạt động Văn hóa Cứu quốc; cô Phụng khao khát đi tìm người yêu; biết vài người bạn của Tô Hoài nên đã qua đó tìm kiếm. Cô Phụng tìm đến Xuân Diệu để tìm Tô Hoài, nhưng hoạt động Văn hóa Cứu quốc hồi ấy, thông tin hồi ấy đâu có như bây giờ. Hai người bặt tin nhau. Cô Phụng không tìm được Tô Hoài nên trở lại Sài Gòn rồi sau đó lấy một người Pháp và sang Pháp. Sau ngày đất nước thống nhất, Tô Hoài mới biết như thế.
Trong những năm chiến tranh, đất nước chia cắt; chàng thanh niên Nguyễn Sen ngày nào đã là nhà văn lớn, đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo trong Hội Nhà văn. Khoảng giữa những năm 60 của thế kỷ XX, bạn thân của Tô Hoài là nhà văn Nguyễn Văn Bổng được lệnh đi chiến trường (đi B), Tô Hoài đã nhờ bạn nếu vào Sài Gòn thì tìm hộ cô Phụng.
Nhà văn Nguyễn Văn Bổng vào chiến trường, ở chiến khu rồi được điều động hoạt động nội thành trong Sài Gòn. Nguyễn Văn Bổng đi tìm nhưng không gặp được bà Phụng, bà đã sang Pháp. Bản thân nhà văn, khi phụ trách công tác đối ngoại của Hội Nhà văn và làm Phó chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Á- Phi- Mỹ Latinh, trong những lần đi nước ngoài đều có ý kiếm tìm bà Phụng, nhưng vẫn bặt vô âm tín.
Thế rồi, khi Tô Hoài đang lãnh đạo Hội Văn nghệ Hà Nội thì nhận được lá thư, bên ngoài chỉ đề người nhận: "Tô Hoài". Thư không có địa chỉ người nhận nhưng ông vẫn nhận được. Ông vô cùng cảm động bởi lá thư đó của bà Phụng gửi về. "Tôi viết một cái thư cho cô ấy, cô ấy từ Pháp bay về Việt Nam và tìm đến Hội Văn nghệ Hà Nội. Không may hôm ấy tôi đi vắng. Nhân có trưng bày tranh của nữ họa sĩ Kim Bạch tại trụ sở Hội - 19 Hàng Buồm, cô ấy xem rồi mua một bức mang vào Sài Gòn".
Tô Hoài vào Sài Gòn thăm bà Phụng đang ở nhà ông anh, hôm đi có cả nhà văn Đoàn Minh Tuấn. "Gặp nhau, cô ấy bảo: anh ốm quá. Từ ấy, hàng năm tôi đi Sài Gòn gặp cô ấy". Phải là một mối tình sâu đậm đến nhường nào mới khiến nhà văn của chúng ta thương nhớ, kiếm tìm bao nhiêu năm trong vô vọng. Và, hẳn rằng các cung bậc tình cảm của hai người, e rằng chỉ họ mới tường tận mà thôi. Nhà văn Tô Hoài cùng người yêu cũ đi thăm thú hết Sài Gòn, Vũng Tàu rồi miệt Nam Bộ...
Bà Phụng cũng ra Hà Nội cùng nhà văn phiêu ký Vịnh Hạ Long và một số nơi khác. Câu chuyện này được Tô Hoài viết thành truyện "Hoa bìm biển". Có thể nhiều người đã đọc nhưng nghĩ rằng ông hư cấu. Vâng, tôi cũng đã đọc truyện này của ông, hồi đang là quân của ông. Những hôm mang ma-ket báo đến để ông duyệt, tôi thường thấy bên cửa sổ phòng làm việc ở phố Đoàn Nhữ Hài có cái cây dây leo lạ. Hỏi, ông nói đó là cây bìm biển.
Chỉ đến hôm nay tôi mới biết đó là thực tế của cuộc đời ông. "Nhiều năm nay, bà ấy đi đâu, ở Pháp hay Mỹ đều thư cho tôi. Hai năm nay không thấy, chắc mất rồi. Bà ấy cũng đã ngoài tám mươi rồi còn gì". Nhà văn giọng trầm ngâm, đôi mắt xa vời vợi nhìn ra cửa sổ. Thoáng lúc, rồi ông bảo: "Thôi nhé, tớ đến giờ đi uống thuốc".
Tôi không nghĩ mình đã được hầu chuyện một nhà văn lừng danh, đang ở tuổi chín mươi; mà cứ vẩn vơ như vừa được nghe câu chuyện của một người trẻ tuổi
Cao Minh (CAND)
3/ Xuân Diệu với những mối tình trai:
Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có những bí mật đời tư, không muốn người khác biết. Các nhà văn cũng vậy, họ cũng có nhiều chuyện riêng muốn giấu kín. Nhưng đến một lúc nào đó, thấy không thể giấu mãi được, hoặc không cần giữ kín nữa, chính họ lại kể ra. Tôi là lớp hậu sinh, biết thế nào được chuyện riêng tư của các nhà văn tiền bối, nhưng qua báo chí, tôi có được đọc những bài viết về chuyện đời tư của họ. (Những nhà văn, nhà thơ - gọi chung là nhà văn Việt Nam), xin ghi chép lại, để chúng ta cùng biết cho vui. Những bí mật đời tư này đều đã được công bố, nên việc kể lại này không xâm phạm đời tư của ai cả, và các nhà văn, nhà thơ dù đã khuất núi hay đang còn tại thế, chắc cũng chẳng ai trách móc chúng ta. Chúng ta biết thêm một chút riêng tư của cuộc đời họ, cũng là để hiểu thêm, thương hơn những con người tài hoa ấy. Chuyện đời tư được phô bày trên báo chí tuy có vẻ trần trụi, nhưng không sao, đó là chất người rất thật của họ, yêu hay ghét, trọng hay khinh là tuỳ thuộc vào suy nghĩ, tình cảm của mỗi bạn đọc đối với từng nhà văn. Riêng tôi, đọc những chuyện này, tôi thấy vui vui, vì: À, những ông bà nhà văn, nhà thơ này cũng là con người của đời thường, họ sống hay hay đấy chứ!
1/ Tô Hoài tiết lộ những bí mật đời tư của các nhà văn:
Một đoạn hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh: (Trích Chương XVI - Tô Hoài)
" Một điều lạ là Tô Hoài biết cả những chuyện đời tư, rất riêng tư, thậm chí cả những chuyện thầm kín của người ta một cách rất cụ thể. Biết có đầu có đuôi, có ngành có ngọn, nói ra vanh vách. Ông nói, do phụ trách đảng uỷ văn nghệ nên biết nhiều chuyện, nhất là qua những đợt kiểm tra đảng.
Một vài ví dụ: Ngân Giang từng lấy nhiều chồng, có nhiều con. Hồi kháng chiến ở vùng tự do dinh tê vào thành. Giải phóng Hà Nội là viên chức lưu dung. Vì thế có mặc cảm, nên hay khoe mình đã tham gia kháng chiến. Anh Thơ lấy một bác sĩ tên là Vịnh, người miền Nam tập kết, công tác ở bênh viện Việt Xô. Bà Trường và Nguyễn Đình Thi làm mối. Anh Thơ có thời gian vào Nam, làm tập thơ Quê chồng. Sau lại bỏ ra Hà Nội. Chồng theo ra và chết ở Hà Nội. Hồi kháng chiến Anh Thơ định lấy Tây địch vận. Hồi ấy có phong trào phụ nữ xung phong lấy hàng binh làm địch vận cho ta. Sau có người theo chồng sang Pháp, tự hào là đã tham gia công tác cách mạng, như diễn viên múa Thuý Cẩm... Lấy Tây cũng là hy sinh vì nước, như Chiêu quân cống Hồ trong truyện cổ...
Anh Thơ viết hồi ký bịa ra nhiều chuyện cụ thể như thật. Vì có mặc cảm mình xấu nên cứ bịa ra là mình ngày xưa rất đẹp, lắm người mê, như Nguyễn Bính chẳng hạn. Tô Hoài
nói : "Bà ấy mà mê Nguyễn Bính, chưa chắc Bính đã xúc động gì. Bính nó có hàng trăm gái theo ấy chứ. Anh Thơ lúc trẻ cũng xấu, lợi hở như miếng thịt trâu. Tính thì đồng bóng. Sang Liên Xô Nguyễn Văn Bổng, Thanh Tịnh, lại hỏi thăm Goocki, tưởng ông ấy còn sống. Anh Thơ mà đẹp thì chết với tôi rồi!".
Nguyễn Bính xấu giai thế mà lắm vợ. Bính là con một ông có Hán học, phụ trách trạm ngựa. Nhà khá nhưng sa sút. Giống gia đình Nam Cao. Vì thế Trúc Đường là anh thì được học hành tử tế (như Nam Cao), còn Bính thì không được học mấy. Bính vào Nam, từ trước 1945. Năm 1954, không có tiêu chuẩn tập kết vẫn cứ ra Bắc. Trước khi ra Bắc có lấy một người vợ đẻ ra cô con gái nay phụ trách Sở Giáo dục Bến Tre. ở Hà Nội, Tố Hữu bầy ra tờ báo tư nhân Trăm hoa giao cho Bính. Bính làm trái ý Tố Hữu, bị phê phán, Bính bực mình bỏ đi Nam Định. Bính có hai vợ chính thức. Hiện cả hai đều làm bảo tàng lưu niệm Nguyễn Bính.
NTNT trước dạy học ở Sơn Tây, có mối tình đầu với Nguyễn Quang Sáng, Sáng giúp T viết văn. T có lần tặng Sáng một bó hoa bảo là vừa tự tay hái ở vườn về. Sáng xem hoa thấy không có cuống, cắm tăm, tức lắm, tìm T, tát cho một cái. T hay viết nhật ký, Chánh là chồng, bắt được, lộ hết chuyện bồ bịch. NTTH lắm lúc chất vấn mẹ: "Con là con ai? Con Nguyễn Quang Sáng, Thu Bồn, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Văn Bổn, Xuân Trình... hay ông Chánh?". H cũng đã có hai đời chồng.
PTTN cũng có hai đời chồng. Sau yêu một bồ nhí, có cưới hẳn hoi, nhưng sau nó bỏ. Không có con.
Tôi hỏi Tô Hoài: "Dương Thu Hương bảo tôi, YN thì mê Nguyễn Đình Thi, còn PTTN thì mê Tô Hoài , có đúng thế không?" Tô Hoài nói: "Cô ấy xấu, tôi không thích".
Bạch Diệp lấy Xuân Diệu. Vì cao tuổi mới lấy chồng nên thiết thực và cảnh giác. Đám cưới tổ chức to nhưng không đăng kí kết hôn. Xuân Diệu chắc do thủ dâm nhiều nên bất lực. Như gà nhẩy lên là tuột ngay. Bạch Diệp bỏ luôn, sau có lấy chồng khác nhưng không có con.
Nguyễn Đình Thi lấy vợ sớm, có ba con, hai trai, một gái: Lễ, Chính, Như. Thi ở gửi rể. Vợ chết, gia đình vợ định gả cô em tên là Nghĩa cho. Nhưng cô này bị sốt ác tính chết. Hoà bình lập lại, Thi cần có vợ, định nhằm con gái cụ Ngô Tất Tố hay cô Hồng con Nam Cao. Sau người ta làm mối lấy bà Trường, nhưng không có con. Thi nam tính mạnh , người đen, nói chuyện có duyên, đàn bà thích. Nhưng Thi là tay bạc tình, ngủ với cô này đã nghĩ đến cô khác. Gia đình Nguyễn Đình Thi như cái địa ngục. Thi hay bồ bịch, còn bà Trường thì ghen ghê gớm. Gia đình cụ Ngô Tất Tố cũng thế, cụ sống với hai bà vợ suốt ngày xung đột...
Chế Lan Viên trước cách mạng, có thời gian dạy học ở Đà Nẵng. Có một nữ sinh tên là Giáo rất mê. Giáo nhà giầu, gia đình không cho lấy Chế Lan Viên. Cô cứ đến ở với Chế Lan Viên, mãi đến cách mạng tháng Tám mới cưới.
Hoà bình lập lại ở miền Bắc, hai vợ chồng sống ở Hà Nội. Chế Lan Viên ốm, phải sang chữa ở Trung Quốc. Giáo ngoại tình với một tay làm mi báo tên là Quang. Chế Lan Viên chữa bệnh về, biết chuyện nhưng định bỏ qua. Hai vợ chồng đêm nằm đắp chung chăn, nói chuyện. Giáo nói:"Cái đầu của em thì thuộc về anh, nhưng thân mình em thì thuộc về Quang". Vậy là họ không trở lại với nhau được. Sau Chế Lan Viên lấy Vũ Thị Thường, cán bộ phụ nữ, quê Thái Bình, đã quá lứa lỡ thì. Thường xui Chế vào Sài Gòn ở, một là Thường có bà con di cư ở trong ấy, hai là vì vợ cũ của Chế hay đến bám quấy nhiễu, xin tiền..."
2/ Hai mối tình thuở hoa niên của Tô Hoài: ( Tô Hoài kể lại ở tuổi 90)
Mối tình đầu tiên của Tô Hoài là yêu cô gái cùng làng Nghĩa Đô. Khi ấy chàng thanh niên Nguyễn Sen chưa trở thành nhà văn của "Dế mèn phiêu lưu ký".
"Lúc ấy hai đứa tôi sàn sàn nhau, 15-17 tuổi. Thích nhau, yêu nhau, ông bố cô ấy biết chuyện, đánh cô ấy dữ lắm và cấm không cho đi lại. Rồi cô ấy phải chuyển ra sống ở Hà Nội, sau lấy chồng ở đó, được vài năm thì mất. Cô ấy mất trẻ lắm, mới khoảng 20 tuổi. Khi đó tôi đã có chút tiếng tăm với "Dế mèn phiêu lưu ký" và một số truyện khác đăng rải rác trên nhiều báo. Cô ấy mất, tôi và các nhà thơ Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính có đến viếng ở tận Thanh Xuân. Mối tình này tôi đã viết thành chuyện "Giăng thề".
Như vậy, đây là mối tình đầu của nhà văn Tô Hoài.
Mối tình sâu đậm, kéo dài qua hai thế kỷ của nhà văn cũng đã được nảy nở vào cái tuổi mười tám đôi mươi. Nhờ 20 đồng nhuận bút của truyện "Dế mèn phiêu lưu ký", Tô Hoài được ông Vũ Đình Long, chủ nhà sách Tân Dân cấp cho cái giấy phóng viên bản báo để đi các nơi viết bài.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông đi du ký xuyên Đông Dương. Khi ở Sài Gòn, ông xuống một đồn điền cao su ở Dầu Tiếng để tìm hiểu cuộc sống. Ở đấy có một tiệm tạp hóa kiêm bán sách báo. Tô Hoài thường xuyên ra mua tem thư và sách báo. Cô gái con chủ tiệm là học sinh trường nữ sinh áo tím ở Sài Gòn, tranh thủ những ngày nghỉ hè về gia đình.
" Tiệm có cái máy khâu, cô ấy thường ngồi may vá, tôi thấy cứ mỗi lần tôi đến là cô ấy lại mặc chiếc quần lụa trắng mới. Thế là tôi biết rồi". Lão nhà văn cười khà khà, mắt hay háy. "Thế rồi dần dà hai người phải lòng nhau, yêu nhau; mà yêu mê mệt. Gia đình biết chuyện, bằng lòng, tôi như người thân trong nhà. Hai người đã tính đến chuyện trăm năm".
Nếu như nhà văn Tô Hoài lấy vợ ngay từ hồi ấy, không biết cuộc đời và văn nghiệp của ông sẽ thế nào. Thế nhưng, lịch sử vẫn lạnh lùng chuyển động cùng thời gian. Tô Hoài và cô Phụng - tên cô gái không đến được cùng nhau bởi lý do cũng lạnh lùng của lịch sử. Máu xê dịch, du ký của chàng trai trẻ - nhà văn Tô Hoài là không thể dừng được.
Vào cái thời ấy "Ra đi dứt áo phu thê/ Ra đi mang nặng lời thề..." là chí khí của đấng nam nhi. Tô Hoài trở ra Bắc rồi không liên lạc được với cô Phụng, do xung đột Pháp - Nhật, xe lửa Bắc - Nam bị gián đoạn. Rồi chiến tranh, rồi đất nước chia cắt, mối tình của Tô Hoài đành chia ly mãi mãi không bao giờ tái hợp.
Nếu như câu chuyện đến đây thì cũng chả có gì phải nói. Điều đáng nói là đoạn sau của mối tình này cũng ly kỳ như tiểu thuyết; qua mối tình phản ánh những biến cố của lịch sử dân tộc đầy đau thương và hào hùng, cùng với một cái kết có hậu. Tôi nghĩ rằng các nhà làm phim của ta dựng được mối tình của nhà văn ắt sẽ có một tác phẩm điện ảnh nói được những biến cố lịch sử trọng đại; qua nhân vật, số phận điển hình...
Vì chiến tranh, loạn lạc, Tô Hoài và cô Phụng không gặp nhau, đến được với nhau. Tô Hoài thì cuốn vào hoạt động Văn hóa Cứu quốc; cô Phụng khao khát đi tìm người yêu; biết vài người bạn của Tô Hoài nên đã qua đó tìm kiếm. Cô Phụng tìm đến Xuân Diệu để tìm Tô Hoài, nhưng hoạt động Văn hóa Cứu quốc hồi ấy, thông tin hồi ấy đâu có như bây giờ. Hai người bặt tin nhau. Cô Phụng không tìm được Tô Hoài nên trở lại Sài Gòn rồi sau đó lấy một người Pháp và sang Pháp. Sau ngày đất nước thống nhất, Tô Hoài mới biết như thế.
Trong những năm chiến tranh, đất nước chia cắt; chàng thanh niên Nguyễn Sen ngày nào đã là nhà văn lớn, đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo trong Hội Nhà văn. Khoảng giữa những năm 60 của thế kỷ XX, bạn thân của Tô Hoài là nhà văn Nguyễn Văn Bổng được lệnh đi chiến trường (đi B), Tô Hoài đã nhờ bạn nếu vào Sài Gòn thì tìm hộ cô Phụng.
Nhà văn Nguyễn Văn Bổng vào chiến trường, ở chiến khu rồi được điều động hoạt động nội thành trong Sài Gòn. Nguyễn Văn Bổng đi tìm nhưng không gặp được bà Phụng, bà đã sang Pháp. Bản thân nhà văn, khi phụ trách công tác đối ngoại của Hội Nhà văn và làm Phó chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Á- Phi- Mỹ Latinh, trong những lần đi nước ngoài đều có ý kiếm tìm bà Phụng, nhưng vẫn bặt vô âm tín.
Thế rồi, khi Tô Hoài đang lãnh đạo Hội Văn nghệ Hà Nội thì nhận được lá thư, bên ngoài chỉ đề người nhận: "Tô Hoài". Thư không có địa chỉ người nhận nhưng ông vẫn nhận được. Ông vô cùng cảm động bởi lá thư đó của bà Phụng gửi về. "Tôi viết một cái thư cho cô ấy, cô ấy từ Pháp bay về Việt Nam và tìm đến Hội Văn nghệ Hà Nội. Không may hôm ấy tôi đi vắng. Nhân có trưng bày tranh của nữ họa sĩ Kim Bạch tại trụ sở Hội - 19 Hàng Buồm, cô ấy xem rồi mua một bức mang vào Sài Gòn".
Tô Hoài vào Sài Gòn thăm bà Phụng đang ở nhà ông anh, hôm đi có cả nhà văn Đoàn Minh Tuấn. "Gặp nhau, cô ấy bảo: anh ốm quá. Từ ấy, hàng năm tôi đi Sài Gòn gặp cô ấy". Phải là một mối tình sâu đậm đến nhường nào mới khiến nhà văn của chúng ta thương nhớ, kiếm tìm bao nhiêu năm trong vô vọng. Và, hẳn rằng các cung bậc tình cảm của hai người, e rằng chỉ họ mới tường tận mà thôi. Nhà văn Tô Hoài cùng người yêu cũ đi thăm thú hết Sài Gòn, Vũng Tàu rồi miệt Nam Bộ...
Bà Phụng cũng ra Hà Nội cùng nhà văn phiêu ký Vịnh Hạ Long và một số nơi khác. Câu chuyện này được Tô Hoài viết thành truyện "Hoa bìm biển". Có thể nhiều người đã đọc nhưng nghĩ rằng ông hư cấu. Vâng, tôi cũng đã đọc truyện này của ông, hồi đang là quân của ông. Những hôm mang ma-ket báo đến để ông duyệt, tôi thường thấy bên cửa sổ phòng làm việc ở phố Đoàn Nhữ Hài có cái cây dây leo lạ. Hỏi, ông nói đó là cây bìm biển.
Chỉ đến hôm nay tôi mới biết đó là thực tế của cuộc đời ông. "Nhiều năm nay, bà ấy đi đâu, ở Pháp hay Mỹ đều thư cho tôi. Hai năm nay không thấy, chắc mất rồi. Bà ấy cũng đã ngoài tám mươi rồi còn gì". Nhà văn giọng trầm ngâm, đôi mắt xa vời vợi nhìn ra cửa sổ. Thoáng lúc, rồi ông bảo: "Thôi nhé, tớ đến giờ đi uống thuốc".
Tôi không nghĩ mình đã được hầu chuyện một nhà văn lừng danh, đang ở tuổi chín mươi; mà cứ vẩn vơ như vừa được nghe câu chuyện của một người trẻ tuổi
Cao Minh (CAND)
3/ Xuân Diệu với những mối tình trai:
Tô Hoài kể lại trong hồi ký "Cát bụi chân ai":
"Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng in ở nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chữ chì sắc gợn, không phải chữ khắc gỗ đẹp đét. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn nhau tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, rồi trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt sùi trứng cá chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh tôi, đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học tôi không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.
Đương cữ mưa rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước trắng xoá mù mịt cả ngày. ở Yên Dã, đi chợ Lục Ba, Ký Phú nhỡ gặp con lũ lên, phải ngủ nhờ qua đêm bên này suối. Hết mưa rào xối xả, đến mưa dầm tả tơi, còn buồn hơn. Triền núi Tam Đảo cao ngang đầu đổ bóng tối sẫm. Nước mưa giọt ngắn giọt dài, đêm ngày mái nứa rả rích không lúc nào dứt hạt. Dường như trong trời đất chỉ còn cái xóm núi này sót lại chưa bị nạn hồng thuỷ. Có uống cả vò rượu nếp nhà kiến trúc sư võ Đức Diên cũng không vơi được cái hiu hắt và nỗi nhớ phố phường. Mới xế chiều đã như chập tối, chẳng còn ai thòchân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa đấy, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm một lúc rồi cũng chuồn mất. Dãy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két, im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven gò giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai , ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn... Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt... Lần này thì tôi lử lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.
Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm.
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiên - một tay bốc trời thường khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. Có những đêm quanh đống củi sưởi Trọng Hứa nhún nhẩy gãi ghi ta một ca khúc Phần Lan, Đào Vũ dịch lời Trung Quốc: Đây gió, đây trong rừng... thì lão nghệ sĩ Văn Hiến bỗng trợn mắt uốn tay vờn cái ống quần rách nhảy quanh ánh lửa một mình một điệu vanxơ uyển chuyển tả tơi. Chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm đấy. Chẳng biết đêm hôm có ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi... tình trai...! rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ."
Sau này Xuân Diệu có lấy vợ, nhưng đó là một mối lương duyên "không cùng"! Bạch Diệp trở thành vợ của "ông hoàng thơ tình Việt Nam" Xuân Diệu năm 1958, lúc ấy bà đã bước sang tuổi 29, còn Xuân Diệu thì gấp ghé 40. Nhưng rồi cuộc hôn nhân ấy kéo dài chỉ sáu tháng, có lẽ mọi người đoán biết vì sao!
4/ Hoàng Trung Thông và "những phút xao lòng"
"Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng in ở nhà in Trung Bắc phố Hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chữ chì sắc gợn, không phải chữ khắc gỗ đẹp đét. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn nhau tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, rồi trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt sùi trứng cá chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh tôi, đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học tôi không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.
Đương cữ mưa rào. Trong thung lũng, có khi cơn nước trắng xoá mù mịt cả ngày. ở Yên Dã, đi chợ Lục Ba, Ký Phú nhỡ gặp con lũ lên, phải ngủ nhờ qua đêm bên này suối. Hết mưa rào xối xả, đến mưa dầm tả tơi, còn buồn hơn. Triền núi Tam Đảo cao ngang đầu đổ bóng tối sẫm. Nước mưa giọt ngắn giọt dài, đêm ngày mái nứa rả rích không lúc nào dứt hạt. Dường như trong trời đất chỉ còn cái xóm núi này sót lại chưa bị nạn hồng thuỷ. Có uống cả vò rượu nếp nhà kiến trúc sư võ Đức Diên cũng không vơi được cái hiu hắt và nỗi nhớ phố phường. Mới xế chiều đã như chập tối, chẳng còn ai thòchân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa đấy, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm một lúc rồi cũng chuồn mất. Dãy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két, im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven gò giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.
Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió Xuân Diệu ở u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi đêm ma quái về rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai , ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống rốn, xuống bẹn... Cơn sướng lại cơn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt... Lần này thì tôi lử lả, tôi chuồi ra rên ư ừ, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.
Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.
Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm.
Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ chạy trốn dạt vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên im như tờ. Chỉ còn cái màn đã buông sẵn của lão trai già Văn Hiên - một tay bốc trời thường khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến quần nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, công tác giữ sổ công văn đi đến. Có những đêm quanh đống củi sưởi Trọng Hứa nhún nhẩy gãi ghi ta một ca khúc Phần Lan, Đào Vũ dịch lời Trung Quốc: Đây gió, đây trong rừng... thì lão nghệ sĩ Văn Hiến bỗng trợn mắt uốn tay vờn cái ống quần rách nhảy quanh ánh lửa một mình một điệu vanxơ uyển chuyển tả tơi. Chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm đấy. Chẳng biết đêm hôm có ông kềnh nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, nêu hướng sửa chữa và trình bày công việc ngày mai của từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên đồi, màn vẫn mắc sẵn, đi ngủ từ chặp tối, bỏ ngoài tai mọi việc.
Xuân Diệu chỉ ngồi khóc. Không biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, những thằng Đại, thằng Đắc, Tô Sang và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, tất nhiên không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, mình cũng điên kia mà, chứ có phải một mình Xuân Diệu đâu. Không nói cụ thể việc ấy nhưng ai cũng to tiếng, to tiếng gay gắt nghiêm trang phê phán tư tưởng tư sản, tư tưởng tư sản xấu xa phải chừa đi. Xuân Diệu nức nở nói đấy là tình trai của tôi... tình trai...! rồi nghẹn lời, nước mắt ứa ra, không hứa hẹn sửa chữa gì cả. ít lâu sau, trong một cuộc họp ban chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ."
Sau này Xuân Diệu có lấy vợ, nhưng đó là một mối lương duyên "không cùng"! Bạch Diệp trở thành vợ của "ông hoàng thơ tình Việt Nam" Xuân Diệu năm 1958, lúc ấy bà đã bước sang tuổi 29, còn Xuân Diệu thì gấp ghé 40. Nhưng rồi cuộc hôn nhân ấy kéo dài chỉ sáu tháng, có lẽ mọi người đoán biết vì sao!
4/ Hoàng Trung Thông và "những phút xao lòng"
Hoàng Trung Thông vốn là người chung thuỷ, nhưng thi nhân nào chẳng có bóng hồng. Đầu những năm 80, ông gặp Châu Anh Phụng (lúc đó 35 tuổi), cháu cụ Nguyễn Đình Chiểu. Bà cao ráo, xinh đẹp, làm thơ cổ rất hay. Bà thường xuyên hoạ thơ với ông, và ông đã bỏ Hà Nội vào Sài Gòn gặp bà cùng với Xuân Diệu. Bà Hoa (vợ ông) biết chuyện , nhưng không ghen. Bà vẫn tin rồi ông sẽ trở về. Suốt mấy tháng trời cả viện Văn nhớn nhác, gọi điện cho ông thì ông bảo tìm người khác thay đi. Và rồi niềm tin của bà đã được đền đáp. Ông trở về... với những bài thơ tình như lửa cháy. Có lẽ ông đọc được nỗi đau đớn của bà, và không tiếp tục mối quan hệ với bà Phụng nữa. Nhưng bà vẫn viết thư đều cho ông và gửi về địa chỉ nhà ông. Bà Hoa không trách móc gì khi ông trở về, vẫn đón ông với sự chăm sóc ân cần, và chẳng bao giờ đụng đến những lá thư. Bà tôn trọng tình cảm đó của ông. Khi ông ốm nặng ở Sài Gòn, bà Phụng cũng hết lòng chăm sóc, thuốc men.
Kim Yến (Sài Gòn tiếp thị Online)
5/ Nguyễn Đình Thi và Madeleine Rifaud :
Kim Yến (Sài Gòn tiếp thị Online)
5/ Nguyễn Đình Thi và Madeleine Rifaud :
Nguyễn Đình Thi và Ma-đơ-len Ri-phô (Madeleine Rifaud) gặp nhau lần đầu năm 1951 tại Đại hội liên đoàn thanh niên sinh viên thế giới Bec-lin. Từ đó, dư luận vẫn đồn đại về một mối tình vô vọng giữa nhà văn Việt Nam và nhà báo Pháp.
Chẳng biết thực hư thế nào. Chỉ biết nhà thơ Huy Cận trong bài Thương và nhớ bạn Nguyễn Đình Thi (Văn nghệ, số 17 - 18 năm 2003) đã kể rằng: "Cuối năm 1951, một hôm tôi nhận được bức thư của chị Ma-đơ-len Ri-phô gửi cho anh Thi, nhờ tôi chuyển. Ngoài phong bì có đề "Xin mở xem thư và nhớ học thuộc lòng càng tốt, để đọc lại cho anh Thi nghe, nhỡ mà thư có thể trôi mất hoặc ướt khi qua suối qua đèo". Tôi mở thư ra đọc, bắt đầu bằng hai câu ca dao Việt Nam: "Ông tơ ghét bỏ chi nhau - Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi" và "Đôi ta làm bạn thong dong - Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng", tiếp theo là thư bằng tiếng Pháp. Cuối tháng anh Thi mới gặp tôi, tôi đọc cả bức thư cho anh Thi nghe rồi mới giao thư. Mới đó mà đã hơn nửa thế kỉ".
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trong bài Vĩnh biệt người đa tài thế kỉ còn cho biết: "Nhớ là một trong những bài thơ tình hay nhất của thơ thời kháng chiến chống Pháp. Đấy là bài thơ ông viết tặng Ma-đơ-len Ri-phô, người nữ phóng viên Pháp mà Na-dim Hit-met đã giới thiệu cho ông tại Liên hoan thanh niên sinh viên thế giới Bec-lin, sau khi vợ ông qua đời để lại ba đứa con côi (1952)". Bài thơ trở thành bài tình ca qua âm nhạc của Hoàng Vân:
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Sao sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn mây.
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương trong trắng vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.
Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt
Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ núi
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người .
(Hà Bình Minh)
" Ma-đơ-len Ri-phô (Madeleine Rifaud) là một người tình chung thủy, một người Đông phương hơn cả người phương Đông. Hơn một nửa thế kỷ kể từ ngày gặp ông Thi, bà ấy không yêu ai và tại căn nhà của mình ở Pari, bà dành hẳn một phòng riêng để lưu giữ kỷ vật của hai người".
"Từ giày dép, đồ dùng, tác phẩm, những bức thư và một bức ảnh ông Thi lớn bằng người thật treo ở bức tường chính diện. Thử hỏi ở ta, đã mấy ai "oách" được như vậy?" - Nguyễn Đình Chính kể tiếp - Mấy anh em chúng tôi bàn nhau phải xây dựng một nhà Bảo tàng Nguyễn Đình Thi.....................................................................................................................
Khi biết chuyện này, bà Mađơlen Riphô viết thư cho tôi nói rằng bà sẵn sàng đổi cho Nhà nước ta một tòa biệt thự của bà ở Paris để lấy tòa biệt thự ở Hà Nội làm Bảo tàng Nguyễn Đình Thi. Tôi đã đến tòa biệt thự của bà Mađơlen Riphô ở Paris rồi. Nó rất đẹp và rất gần Đại sứ quán Việt Nam.
Nếu đổi tòa biệt thự này thì Nhà nước ta không phải thuê nhà để đặt sứ quán và ở Hà Nội sẽ có một bảo tàng Nguyễn Đình Thi khá đẹp. Chỉ cần làm những thủ tục cuối cùng nữa là xong. Có nhiều đàn bà đã yêu ông Thi nhưng không có ai thủy chung và hi sinh vì ông Thi được như bà Mađơlen Riphô. Đó là một tâm hồn lớn mà tôi phải biết ơn và nể phục".
6/ Nhà văn Nguyễn Quang Sáng tiết lộ chuyện tình bí mật:
Nguyễn Quang Sáng bật mí mình còn có một con gái riêng, bằng xương bằng thịt tên là Mai Phương. Mai Phương là kết quả của một câu chuyện tình nhiều trắc trở của ông với một nữ diễn viên.
Trước khi đi B, Nguyễn Quang Sáng gặp một diễn viên điện ảnh sắc nước hương trời tên là C. Hai người phải lòng nhau từ cái nhìn đầu tiên. Cô gái bất chấp dư luận, theo ông về ở số 2 Cổ Tân, Hà Nội. Trong thời gian chung sống với nhau, cô gái nhiều lần tỏ ra bứt rứt vì điều gì đó. Khi được gặng hỏi, C. thổ lộ là trước đây mình đã lỡ hứa hôn với một đạo diễn nên thật sự băn khoăn không biết phải giải quyết quan hệ tay ba này theo cách nào.
Nghe vậy, Nguyễn Quang Sáng không hề giận, chỉ khuyên: "Đã hứa hôn với người ta rồi thì về với người ta đi". Dù còn nhiều quyến luyến, nữ diễn viên C cũng nghe theo lời khuyên của ông. Trước khi cô gái về nhà chồng, ông còn dẫn lên phố Hàng Đào mua tặng cô một bộ áo dài. Sau đó C. vào Nam, chỉ còn mình ông ở lại Hà Nội. Hai năm sau, Nguyễn Quang Sáng cũng vào Nam. Ông gặp lại C. Hai người nhìn nhau mừng mừng tủi tủi. Tình cảm xưa ngỡ đã nằm yên, giờ trào lên như sóng dậy.
Nhớ lại ngày ấy, Nguyễn Quang Sáng bồi hồi: Cô gái nói một câu mà tôi còn nhớ mãi "Chiến tranh lạ lùng lắm, anh đi anh có thể chết, em ở đây em cũng có thể chết".
Hai trái tim cô đơn đã dành cho nhau những giờ phút yêu thương cháy bỏng.
Cuộc tình trắc trở với Nguyễn Quang Sáng đã mang lại cho bà C. một cô con gái. Bà âm thầm sinh con, đặt tên là Mai Phương mà mãi đến sau này ông mới biết. Một thời gian sau, bà cũng chia tay với người chồng đạo diễn và sống cùng với con gái.
"Mai Phương giống tôi y chang" - Nguyễn Quang Sáng khoe.
Thực ra chuyện tình giữa Nguyễn Quang Sáng và diễn viên C., người chồng biết hết, nhưng chưa bao giờ ông trách mắng điều gì với bà về mối tình trắc trở ấy. Chỉ có điều sau một thời gian chung sống, hai người chia tay nhau.
Có thể bởi ông biết vợ mình vẫn còn nặng lòng với người khác nên chia tay nhau là cách để giữ lại những tình cảm tốt đẹp nhất của nhau. Chỉ có điều khi C. chia tay đạo diễn thì Nguyễn Quang Sáng cũng đã yên bề gia thất nên họ không thể đến được với nhau.
Bà xã của Nguyễn Quang Sáng là một người cùng quê, kém ông năm tuổi. Hai người lấy nhau khi ông đã bước vào tuổi 40. Bà là mẫu người phụ nữ chịu thương chịu khó, bao dung, nhân hậu, hy sinh hết lòng cho chồng cho con.
Nhiều năm sau, bà C. có đến thăm vợ chồng ông. Dù lờ mờ đoán được chuyện cũ của hai người, nhưng vợ ông vẫn cư xử hòa nhã, thân thiết với bà C. Hai người phụ nữ có lần còn dắt nhau về An Giang - quê của ông.
Nguyễn Quang Sáng cho biết, con gái Mai Phương của ông hiện cũng làm trong ngành điện ảnh. Chuyện con gái riêng của ông, sau này các con đều biết. Họ cũng cư xử với nhau rất hoà nhã. Cả Dũng và anh trai Dũng đều gọi Mai Phương là chị. Ba chị em rất vui vẻ và thân ái.
( Điệp Anh - Tiền Phong 12.6.2010)
Lequangchac sưu tầm
Nha Trang 14/12/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét