XÃ HỘI SẼ THẾ NÀO NẾU KHÔNG CÓ LỄ?
Phạm Đi
"Vector vô hướng"
Thời gian gần đây trên diễn đàn của báo chí, liên tục đăng tải những ý kiến khác nhau, trái chiều nhau, thậm chí đối lập nhau để chia sẻ chung quanh về câu "Tiên học lễ, hậu học văn".
Có người bàn về trật tự trước sau về khái niệm "tiên" hay "hậu". Có học giả lại trao đổi về nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ "lễ", "văn". Người khác thì cổ xúy cho việc tiếp tục dùng khẩu "tiên học lễ, hậu học văn" nhưng không ít ý kiến lại phản đối và đi đến quan điểm là "nên bỏ" khẩu hiệu ấy đi với những lí do cả chủ quan và khách quan.
Có người bàn về trật tự trước sau về khái niệm "tiên" hay "hậu". Có học giả lại trao đổi về nội hàm và ngoại diên của thuật ngữ "lễ", "văn". Người khác thì cổ xúy cho việc tiếp tục dùng khẩu "tiên học lễ, hậu học văn" nhưng không ít ý kiến lại phản đối và đi đến quan điểm là "nên bỏ" khẩu hiệu ấy đi với những lí do cả chủ quan và khách quan.
Thế nhưng, bình tĩnh mà xem xét lại, chúng ta đã quá nhấn mạnh đến câu chữ mà bỏ quên đi ý nghĩa nội tại của nó. Đã lấy ý kiến chủ quan và tư biện để đánh giá và phủ quyết cái đã tồn tại như một tất yếu của cuộc sống, một triết lí sống mà, nếu không có nó chúng ta sẽ rơi vào một khoảng chân không vô định mà mỗi con người trở thành những "vector vô hướng".
Cộng đồng và xã hội sẽ mất đi hệ qui chiếu cần thiết để "soi mình".
Từ những mẩu chuyện đời thường....
Cộng đồng và xã hội sẽ mất đi hệ qui chiếu cần thiết để "soi mình".
Từ những mẩu chuyện đời thường....
Ba tôi là một nông dân thứ thiệt và tất nhiên những bạn bè "khách khứa" của ba tôi cũng là những bác nông dân chân đất. Một lần có 1 vị khách đến nhà chơi và cùng dùng cơm với gia đình. Dùng cơm xong, ba bảo tôi lấy tăm cho bác xỉa răng. Tôi (như một phản xạ tự nhiên) lấy tăm và đưa cho khách. Vừa quay đi, tôi bị ba gọi lại và bảo: Lần sau con đưa tăm thì phải đưa 2 tay.
Với một đứa bé 6 tuổi, trong "tư duy phản biện" của mình, tôi đôi co: Cây tăm đâu có nặng đến mức độ phải cầm 2 tay đâu ba! Đợi vị khách ra về, ba gọi tôi lại và chỉ bảo: Đúng là cây tăm xỉa răng không nặng đến mức phải dùng 2 tay mới nhấc nổi, nhưng con vẫn phải dùng 2 tay để đưa cho người lớn. Đó là cái "lễ phép" con ạ.
Con có thấy lúc nãy bác tỏ thái độ không vừa lòng trước cử chỉ của con không? Vì sao con biết không? Bản thân cây tăm xỉa răng không có ý nghĩa gì cả, nhưng hành vi mà con cầm cây tăm đưa cho ba và bác có cái nét văn hóa của người Việt con ạ: Lễ phép!
Nhà tôi không thờ Phật nhưng ngày rằm và mồng 1 mỗi tháng mẹ tôi đều mua ít trái cây đặt lên bàn thờ để thắp hương. Có lần mẹ mua trái cây về rửa sạch sẽ và đặt lên bàn thờ, bảo tôi đốt hương giúp mẹ. Tôi đang làm bài tập và lập tức đứng lên rút 3 cây hương định châm lửa đốt.
Chưa kịp đốt mẹ tôi đã bảo: Con lấy cái quần dài và cái áo mặc vào (vì lúc đó tôi chỉ mặc mỗi chiếc quần cộc) rồi hãy đốt hương. Tôi thắc mắc thì mẹ bảo, dâng hương hoa cho tổ tiên, ông bà, người đã khuất cũng phải thể hiện cái "lễ" con ạ.
Sau này tôi mới hiểu, đối với người Việt Nam, lễ không chỉ thể hiện đối với người còn sống mà nhiều lúc còn phải thể hiện sự "tương tác" giữa người sống với người đã mất, giữa cái thế tục với cái thiêng liêng...
Một lần đi trên chuyến xe buýt tôi chứng kiến một cảnh tượng hết sức thú vị. Xe dừng lại để đón khách thì có 1 cụ già bước lên, đang loay hoay tìm chỗ ngồi thì ngay lập tức cậu thanh niên gần đó đứng lên và nhường chỗ cho cụ.
Cậu thanh niên đứng bên cạnh, 2 người cùng trò chuyện rôm rả. Một lát sau, cụ già đột nhiên đứng lên và "nhường chỗ" cho anh thanh niên này. Hỏi ra mới biết, sau khi nói chuyện thì "cụ già" và anh "thanh niên" kia mới nhận ra rằng, họ có quan hệ thân tộc.
Nếu xét về tuổi tác thì "cụ già" đúng là cụ già, nhưng xét về "vai vế" thì "cụ già" là "thiếu niên" vì phải gọi "cậu thanh niên" bằng bác theo vai vế. Thế là một cuộc "đổi ngôi" "nhường nhịn" xảy ra, mà xét đến cùng là sự tương tác của cái mà người Việt Nam gọi là "lễ độ".
Một lần trường chúng tôi có mời 1 vị giáo sư người Mỹ đến nói chuyện. Khi giáo sư bước vào giảng đường thì ngay lập tức tất cả sinh viên có mặt trong giảng đường đều đứng lên chào vị giáo sư nọ.
Sau buổi thuyết trình, vị giáo sư có tâm sự với tôi cái điều mà giáo sư thấy "lạ": Vì sao ông ta bước vào giảng đường thì tất cả đứng lên chào ông (điều mà ông không thấy nơi chính xứ sở của ông, một đất nước được cho là có nền văn minh nhất thế giới).
Tôi cười và trả lời ông, không phải là sinh viên ấy đứng lên mà chính là cái "lễ", một nét văn hóa truyền thống của con người Việt Nam đã "đứng lên"...
...Đến những triết lí giáo dục
Có thể khẳng định ngay rằng, "Tiên học lễ, hậu học văn" không phải là một "khẩu hiệu" (slogan) để "cổ động" nhất thời mà nó chính là một triết lí giáo dục (Philosophy of Education).
Xác định ngay điều này để có cách tiếp cận chính xác hơn. Đã là một "khẩu hiệu" đơn thuần thì vấn đề "bỏ hay không bỏ" nó không cần đáng bàn. Bởi cái gọi là "khẩu hiện" có thể vứt đi khi 1 phong trào, 1 sự kiện nào đó gắn với nó đã qua đi.
Nhưng một khi là 1 triết lí thì cần phải nghiên cứu tỉ mỉ, khoa học, khách quan và hết sức bình tĩnh. Nhiều nhà nghiên cứu xã hội học, giáo dục học phương Tây đã không ít lần phản tỉnh về chính triết lí giáo dục của họ mà một điều trong đó là hiện tượng tự do quá trớn, bình đẳng thái quá, cá nhân chủ nghĩa.
Họ cũng đã nhiều lần "cúi đầu nhìn lại" với hệ thống triết lí giáo dục của họ đã tạo ra những lỗ hổng nhân văn chết người: Con người sống lạnh lùng hơn, ghẻ lạnh hơn, vị kỉ hơn
.
Nhiều quốc gia đang lo ngại vì tỉ lệ li hôn đã đạt đến con số 50% và đang có chiều hướng gia tăng, mà khi nghiên cứu về nguyên nhân, người ta không ngần ngại chỉ ra rằng, ở đó có yếu tố từ triết lí giáo dục: Lòng vị tha, nhân ái, lễ nghĩa, nhường nhịn đã bị bỏ qua một cách mù quáng.
Trong nhiều bài viết, nhiều tác giả cho rằng "Tiên học lễ, hậu học văn" là "sản phẩm của Nho giáo", là "từ Hán", "là học thuyết thống trị của Khổng giáo" nên... bỏ đi.
Đây rõ ràng là một nhận định hết sức chủ quan và duy ý chí. Không phải cái gì của Nho giáo cũng xấu, không phải cái gì ngoại lai cũng không tốt. Một thời chúng ta mắc phải những sai lầm đáng tiếc chính từ những kiểu tư duy này: Bài ngoại.
Cần nhớ rằng, không có 1 mô hình hay triết lí giáo dục nào đó đúng trong mọi trường hợp, mọi thời đại, mọi nền văn hóa, mọi quốc gia. Như vậy, vấn đề là ở chỗ, không nên xem xét vấn đề từ yếu tố "nguồn gốc" mà cần xen xét nó trong sự "chỉnh hợp", "tích hợp" với những yếu tố nội tại để cùng nhau tồn tại.
"Tiên học lễ, hậu học văn" không phải là ngoại lệ. Mắt xích của vấn đề là, chúng ta biết loại bỏ những yếu tố bất hợp lí, bất hợp thời, bất cập trong nội hàm của mệnh đề này và giữ lại và phát huy những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất, hợp lí nhất. Bởi không ai giết con rận mà đốt cả cái áo!
Và những lời tâm sự
Lễ, xét đến cùng, là cái căn bản để ứng xử và xử lí các mối quan hệ giữa con người với con người, thậm chí giữa người sống với người đã mất, giữa cái tức thời với cái vĩnh hằng, giữa cái hữu sinh và cái vô sinh. Giữa con người với tự nhiên, giữa cộng đồng người với nhau hay giữa các dân tộc khác nhau.
Không phải ngẫu nhiên mà trong từ điển Tiếng Việt xuất hiện hàng loạt các từ về lễ: Lễ độ, lễ phép, lễ phục, lễ giáo, lễ tiết, lễ mạo, lễ đường, lễ nghi, lễ nghĩa, lễ tân, lễ vật; lễ thành hôn, lễ tang, lễ chào cờ, lễ chùa.
Chúng ta cứ thử hình dung, nếu một ngày nào đó xã hội chúng ta không có "lễ" (hay lễ không được giáo dục, đề cao), có lẽ lúc đó người dưới không kính trọng lễ phép với người trên.
Trẻ em không đáp lễ với người lớn tuổi, trò "vô lễ" với thầy. Người sống không còn "đáp lễ" với người đã khuất. Con người sẽ sống trong một mớ hỗn độn và xô bồ và con đường dẫn đến mâu thuẫn xung đột là khó tránh khỏi!
Có thể nói con người "lớn hơn" con vật là ở chữ "lễ", cái "lễ". Bởi, về bản chất mà nói, học cái lễ chính là học làm người. Muốn làm người thì con người phải thông qua 1 quá trình học hỏi, lĩnh hội, nội tâm hóa những giá trị chuẩn mực, chuẩn tắc, qui ước và cả những niềm tin chung của cộng đồng (kể cả những niềm tin về thế giới tâm linh).
Học hỏi những kĩ năng, kĩ xảo, kiến thức, nghề nghiệp và tất cả những gì giúp cho con người có thể sinh sống, lao động, làm việc trong 1 nhóm hay 1 cộng đồng xã hội.
Như vậy, xét đến cùng, "văn" là "kĩ năng cứng" còn "lễ" là "kĩ năng mềm" giúp cho con người sống, lao động, học tập, làm việc, hưởng thụ trong 1 cộng đồng xã hội nhất định.
Do đó, chúng ta không nên quá câu nệ về câu chữ để đi đến bàn luận về cái "tiền" cái "hậu", cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Mấu chốt của vấn đề là, chúng không thể tách rời nhau: Học để làm người và làm người cần phải học.
Trong văn có lễ và trong lễ có văn, bởi "văn" là người mà đã là người thì phải có "lễ"!
Nhiều quốc gia đang lo ngại vì tỉ lệ li hôn đã đạt đến con số 50% và đang có chiều hướng gia tăng, mà khi nghiên cứu về nguyên nhân, người ta không ngần ngại chỉ ra rằng, ở đó có yếu tố từ triết lí giáo dục: Lòng vị tha, nhân ái, lễ nghĩa, nhường nhịn đã bị bỏ qua một cách mù quáng.
Trong nhiều bài viết, nhiều tác giả cho rằng "Tiên học lễ, hậu học văn" là "sản phẩm của Nho giáo", là "từ Hán", "là học thuyết thống trị của Khổng giáo" nên... bỏ đi.
Đây rõ ràng là một nhận định hết sức chủ quan và duy ý chí. Không phải cái gì của Nho giáo cũng xấu, không phải cái gì ngoại lai cũng không tốt. Một thời chúng ta mắc phải những sai lầm đáng tiếc chính từ những kiểu tư duy này: Bài ngoại.
Cần nhớ rằng, không có 1 mô hình hay triết lí giáo dục nào đó đúng trong mọi trường hợp, mọi thời đại, mọi nền văn hóa, mọi quốc gia. Như vậy, vấn đề là ở chỗ, không nên xem xét vấn đề từ yếu tố "nguồn gốc" mà cần xen xét nó trong sự "chỉnh hợp", "tích hợp" với những yếu tố nội tại để cùng nhau tồn tại.
"Tiên học lễ, hậu học văn" không phải là ngoại lệ. Mắt xích của vấn đề là, chúng ta biết loại bỏ những yếu tố bất hợp lí, bất hợp thời, bất cập trong nội hàm của mệnh đề này và giữ lại và phát huy những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất, hợp lí nhất. Bởi không ai giết con rận mà đốt cả cái áo!
Và những lời tâm sự
Lễ, xét đến cùng, là cái căn bản để ứng xử và xử lí các mối quan hệ giữa con người với con người, thậm chí giữa người sống với người đã mất, giữa cái tức thời với cái vĩnh hằng, giữa cái hữu sinh và cái vô sinh. Giữa con người với tự nhiên, giữa cộng đồng người với nhau hay giữa các dân tộc khác nhau.
Không phải ngẫu nhiên mà trong từ điển Tiếng Việt xuất hiện hàng loạt các từ về lễ: Lễ độ, lễ phép, lễ phục, lễ giáo, lễ tiết, lễ mạo, lễ đường, lễ nghi, lễ nghĩa, lễ tân, lễ vật; lễ thành hôn, lễ tang, lễ chào cờ, lễ chùa.
Chúng ta cứ thử hình dung, nếu một ngày nào đó xã hội chúng ta không có "lễ" (hay lễ không được giáo dục, đề cao), có lẽ lúc đó người dưới không kính trọng lễ phép với người trên.
Trẻ em không đáp lễ với người lớn tuổi, trò "vô lễ" với thầy. Người sống không còn "đáp lễ" với người đã khuất. Con người sẽ sống trong một mớ hỗn độn và xô bồ và con đường dẫn đến mâu thuẫn xung đột là khó tránh khỏi!
Có thể nói con người "lớn hơn" con vật là ở chữ "lễ", cái "lễ". Bởi, về bản chất mà nói, học cái lễ chính là học làm người. Muốn làm người thì con người phải thông qua 1 quá trình học hỏi, lĩnh hội, nội tâm hóa những giá trị chuẩn mực, chuẩn tắc, qui ước và cả những niềm tin chung của cộng đồng (kể cả những niềm tin về thế giới tâm linh).
Học hỏi những kĩ năng, kĩ xảo, kiến thức, nghề nghiệp và tất cả những gì giúp cho con người có thể sinh sống, lao động, làm việc trong 1 nhóm hay 1 cộng đồng xã hội.
Như vậy, xét đến cùng, "văn" là "kĩ năng cứng" còn "lễ" là "kĩ năng mềm" giúp cho con người sống, lao động, học tập, làm việc, hưởng thụ trong 1 cộng đồng xã hội nhất định.
Do đó, chúng ta không nên quá câu nệ về câu chữ để đi đến bàn luận về cái "tiền" cái "hậu", cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Mấu chốt của vấn đề là, chúng không thể tách rời nhau: Học để làm người và làm người cần phải học.
Trong văn có lễ và trong lễ có văn, bởi "văn" là người mà đã là người thì phải có "lễ"!
(Theo: BVHTTQN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét