Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Hèn chi/ Truyện thật ngắn của Đào Anh Dũng


Chủ Nhật, ngày 30 tháng 3 năm 2014

Chuyện thật ngắn của Đào Anh Dũng: Hèn chi



Hèn Chi - Truyện thật ngắn - đàoanhdũng

Tạp chí Văn Hữu, số 23, mùa Đông 2013


Ông bà về thăm quê, ở với gia đình chú em. Vài ngày sau, bà trổ tài nấu nướng, thiếu một vài gia vị nên nhờ đứa cháu gái lấy xe Honda đi mua dùm. Nghe nói thị xã mới mở một siêu thị mới toanh ông bèn đi theo, cho biết.



Hôm ấy thứ bảy nên siêu thị người đông như kiến. Mua xong các thứ cần dùng, ông sắp hàng để trả tiền trong khi đứa cháu còn đi dọ giá một vài món hàng cháu muốn mua. Ông đứng chờ, mắt ngó thiên hạ mua bán tấp nập, mừng thầm, gần 40 năm tỉnh nhà mới có một siêu thị, hơi trễ nhưng “có còn hơn không.” Đợi một lát khá lâu nhưng chỉ nhích tới được có vài bước, ông mới để ý, thấy có nhiều khách hàng ngang nhiên chen vào trước. Khi gần đến phiên ông trả tiền, một cháu trai ăn mặc gọn gàng, tuổi học trò, “vô tư” bước tới, để món hàng của cháu trước ông. Chợt có một bàn tay chộp lấy các món của ông và dời chúng lên trước. À ... thì ra đó là đứa cháu gái của ông. Trả tiền xong, hai ông cháu bước ra về. Ngồi lên xe, đứa cháu quay lại nhìn ông, mỉm cười nói:

“Hiền như ông chắc đến chiều mới trả tiền xong!”

Ông hỏi:

“Nghe nói bây giờ nhà trường cho học lại môn Công Dân Giáo Dục, phải không cháu?”

“Dạ, nhưng gọi là Giáo Dục Công Dân!”

“Ối ... thời ông nói bảo đảm, bây giờ là đảm bảo. Cũng vậy thôi! Hồi xưa, trong giờ Công Dân Giáo Dục, thầy cô dạy học trò phải biết kính trọng, nhường chỗ cho người lớn tuổi, ra đường gặp đám tang phải giở nón ...”

“Ông ơi, bây giờ tụi cháu học luật giao thông, không vượt đèn đỏ, luật hình sự, ăn cướp ở tù bao nhiêu năm ...”

Ông nói lớn tiếng, “Hèn chi!” nhưng chắc đứa cháu không nghe vì khi ấy cháu rú ga, vượt xe ra khỏi khu siêu thị.



đàoanhdũng

10/2013

Mười hai lý do phải uống nước ấm/ Vì sao?/ Cảnh Tú chia sẻ



Lý do bạn nên uống nước ấm thay vì nước lạnh

Có thể bạn không biết, uống nước ấm mang lại những lợi ích bất ngờ mà bạn không thể có được khi uống nước lạnh.
1. Giảm cânNước ấm rất tốt cho việc duy trì sự trao đổi chất. Nếu muốn giảm cân, bạn hãy uống nước ấm hằng ngày. Cách tốt nhất để giảm cân là bắt đầu một buổi sáng sớm với một cốc nước ấm và một lát chanh. Nước ấm cũng giúp đánh tan các mô mỡ trong cơ thể.
nuocam-6308-1395136733.jpg
2. Giải quyết tắc nghẽn mũi, họngUống nước ấm là phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa cảm lạnh, ho và đau họng. Nước ấm hòa tan đờm và cũng giúp bạn loại bỏ đờm từ đường hô hấp. Như vậy, nước ấm cũng làm giảm đau họng và nghẹt mũi. 

3. Giảm đau bụng kinhNước ấm có thể làm giảm đau bụng kinh, làm dịu nhẹ cơn đau. 

 4. Giải độc cơ thểKhi uống nước ấm, nhiệt độ cơ thể bạn bắt đầu lên cao, gây đổ mồ hôi. Nước ấm giúp giải phóng độc tố và làm sạch cơ thể đúng cách. Để có kết quả tối ưu, hãy thêm một lát chanh vào cốc trước khi uống. 

5. Ngăn ngừa lão hóa sớmGiải độc cơ thể giúp bạn ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, uống nước ấm giúp làm lành các tế bào bị tổn thương, làm tăng tính đàn hồi và giảm bớt ảnh hưởng bị gây ra bởi gốc tự do. Làn da bạn sẽ đẹp và tươi trẻ hơn nhờ nước ấm. 

6. Ngăn ngừa mụn trứng cáNước ấm làm sạch cơ thể bạn và loại bỏ những nguyên nhân chính dẫn đến mụn trứng cá. 

7. Làm đẹp tócUống nước ấm cũng giúp bạn có mái tóc sáng bóng, mềm mại. Nước ấm tiếp thêm sinh lực cho dây thần kinh trong chân tóc của bạn và làm cho chúng hoạt động nhịp nhàng.   

 8. Làm tóc mọc nhanh hơnNước ấm thúc đẩy sự hoạt động thường xuyên của chân tóc và làm tóc mọc nhanh hơn. 

9. Ngăn ngừa gàuNước ấm giúp da đầu của bạn ngậm nước và giúp chống lại da đầu khô hoặc gàu.

 10. Tăng cường máu lưu thông và thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnhMột lợi ích quan trọng của việc uống nước ấm là tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh. Ngoài ra, nước ấm giữ cho hệ thống thần kinh của bạn khỏe mạnh bằng cách phá hủy chất béo tích tụ xung quanh.

 11. Hỗ trợ tiêu hóaNước ấm đặc biệt có lợi cho tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước lạnh trong hoặc sau bữa ăn có thể làm đông cứng dầu trong thực phẩm tiêu thụ. Điều này dẫn đến tích tụ chất béo trong đường ruột và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư ruột. Tuy nhiên, nếu thay thế ly nước lạnh bằng nước ấm, bạn có thể tránh vấn đề này. Ngoài ra, nước ấm có lợi cho tiêu hóa, bạn nên uống sau bữa ăn. 

12. Bảo vệ đường ruộtNước ấm giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhịp nhàng, vì vậy, đường ruột của bạn sẽ khỏe mạnh và bớt đau đớn. Mất nước có thể gây táo bón mãn tính, vì phân được tích lũy trong ruột của bạn, khiến ruột làm việc chậm hơn. Bạn nên uống một ly nước ấm vào buổi sáng khi chưa ăn gì

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Biết sử dụng thuốc Aspirin loại mới để tự cứu mình/ Hồ Phất chia sẻ




On Saturday, March 22, 2014 12:46 PM, bay pham <baypham46@yahoo.com> wrote:

Tin hot > Nên mang theo Aspirin loại mới tan trong miệng có thể tự cứu nếu bị shock tim


Chú ý 3
 Forward this message; it may save lives! ”
Một sáng kiến mới, nhưng không biết độ chua của acide -acetylsalicylate có được trung hòa chưa ? Hay chỉ có ưu tiên là tan ngay khỏi cần chờ xuống tới bao tử nên tác dụng mau cấp thời.
ASPIRINE  LOẠI MỚI, TIN RẤT QUAN TRỌNG, 
Nên biết rõ một số điều cần thiết phải làm để tự cứu.
Hãng dược phẩm BAYER đã chế tạo được loại ASPIRIN tinh chất tan ngay trong miệng. Loại thuốc mới nầy có kết quả nhanh hơn các viên aspin thông thường.
VÌ SAO PHẢI MANG THEO ASPIRIN BÊN MÌNH ?
Nói về cơn sốc tim,
Có nhiều triệu chứng khác cùng với thể hiện đau đớn ở cánh tay trái .
Một trong những triệu chứng đó là cảm giác đau ở cằm (hàm), và còn là nôn mữa và xuất nhiều mồ hôituy vậy những triệu chứng này xảy ra ít hơn.
CHÚ Ý : Có thể không cảm thấy đau ở ngực suốt cơn sốc tim. Phần đông (khoảng 60%) cơn sốc tim xảy ra lúc người ta đang ngủ và không thức dậy nữa. Tuy thế, trong lúc ngủ say người ta sẽ thức giấc nếu cơn đau ở ngực xảy ra.
Nếu điều trên đây xảy ra, phải lập tức nhai nát hai viên ASPIRIN và uống theo một ngụm nước.
Ngay sau đó :
Gọi điện thoại cho HÀNG XÓM hay cho NGƯỜI THÂN GẦN NHỨT của mìnhnói rằng : “bị SỐC TIM hay NHỒI MÁU TIM (Heart Attack)…”
*nói thêm là đã uống 2 viên ASPIRIN rồi.
*ngồi xuống cái ghế bất cứ cái ghế nào hay sofa gần bên cạnh cửa trước để chờ người ta tới cứu mình, nhớ là ĐỪNG CÓ NẰM XUỐNG!!! (nằm xuống, coi chừng ...đi luôn đó!)
Bác sĩ về tim mạch cho biết, nếu mỗi người khi nhận được e-mail nầy cũng gởi cho ít nhứt 10 người thì có thể sẽ có một nhân mạng được cứu sống về “heart attack” (sốc tim). 
Tôi đã làm điều nầy rồi, còn bạn thì sao?
Hãy chuyển ngay tin nầy, nó có thể cứu sống nhiều người!
Khôn dại thì đành rồi
 BIẾT LÀ THOÁT NẠN!
bacninh

Chuyện ít biết về ngôi làng nông dân luyện chiến mã,ấp Bình Thủy,xã Đức Hòa Đông,Đức Hòa, Long An

Chuyện ít biết về ngôi làng nông dân luyện chiến mã


 
Chuyện ít biết về ngôi làng nông dân luyện chiến mã
Ít ai biết rằng, ở Việt Nam, có một ngôi làng mấy chục năm luyện chiến mã, tức ngựa đua.
Làng luyện chiến mã
Ngôi làng luyện chiến mã nổi tiếng đó là ấp Bình Thủy (Hòa Khánh Đông, Đức Hòa, Long An).
Chỉ cách đây vài năm, vào những ngày cuối tuần, trường đua Phú Thọ (TP.HCM) lại tràn ngập những tiếng reo hò của dân mê ngựa đua.
ít ai biết rằng, để những chiến mã huyền thoại như Phương Đông, Xích Tu Long, Mai Linh, Lục Tiểu Phụng… phi nước đại về đích trong tiếng reo hò dậy sóng, trong niềm phấn khích tột độ của cả vạn người trên khán đài trường đua, những người nuôi ngựa đua đã phải dày công khó nhọc nhiều năm liền.
Và càng ít người biết rằng, mấy trăm chiến mã lại được nuôi dưỡng, đào tạo bởi các hai lúa chính hiệu ở ấp Bình Thủy.
ngựa, chiến-mã, chăn-ngựa, nông-dân, Đặng-Lê- Nguyên-Vũ, Giáp-Ngọ, năm-ngọ, Long-An
Nuôi ngựa ở Bình Thủy
Ấp Bình Thủy nằm chơ vơ giữa những dải cát trắng mênh mông. Những cánh đồng toàn cỏ mật mọc lút gối và trên dọc các con đường quanh ấp, đâu đâu cũng thấy phân ngựa.
Sáng sáng, khi còn nhọ mặt người cả làng đã rầm rập dắt ngựa ra sông tắm bì bõm, rồi cả ngày người dân trong làng chỉ làm mỗi việc dắt ngựa đi bộ, và vùi đầu vào những chuồng ngựa để chăm sóc ngựa, quét dọn chuồng ngựa, chăm ngựa hơn cả chăm mình. Cái nghiệp nuôi ngựa đua cũng là nỗi đam mê truyền nhiều của người dân ấp Bình Thủy.
Người nổi tiếng nhất làng nuôi ngựa đua xứ Nam kỳ là ông Nhan Văn Trâm. Dân làng thân mật gọi là chú Chín Trâm, còn giới chơi ngựa đua tôn ông là “mã sư” Chín Trâm, tức là huấn luyện viên ngựa đua tài tử nhất.
ngựa, chiến-mã, chăn-ngựa, nông-dân, Đặng-Lê- Nguyên-Vũ, Giáp-Ngọ, năm-ngọ, Long-An
Ông Chín Trâm và chú ngựa đua do ông huấn luyện
Cũng chính vì tài năng ấy mà dân nuôi ngựa đua ở khắp Đức Hòa đã tín nhiệm bầu ông làm Chủ Hội nuôi ngựa đua với nhiệm vụ chuyên đi đăng ký khai sinh cho ngựa và đăng ký danh sách tham dự đua tại trường đua Phú Thọ.
Ông Chín Trâm năm nay 67 tuổi. Ngày chập chững biết đi, ông nội và bố đã cắp bé Trâm lên lưng ngựa phóng nước đại. Cái máu nuôi ngựa và chơi ngựa đua chảy trong huyết quản Chín Trâm là do ông cha truyền lại.
Nghề nuôi ngựa ở ấp Bình Thủy có từ khi nào không ai biết rõ, chỉ nghe kể lại rằng, nó có từ thời Pháp thuộc, kể từ khi người Pháp xây nên cái trường đua Phú Thọ giữa Sài Gòn năm 1936.
Người dân huyện Đức Hòa thường xuyên dắt ngựa kéo xe nhà mình xuống trường đua, nhưng đều thất bại. Những chú ngựa Đức Hòa đứng bên ngựa Tây trông chẳng khác nào người khổng lồ và kẻ tí hon. Ngựa Đức Hòa chạy đua cứ lon ton sau đuôi những chiến mã phi nước đại trông đến tội nghiệp.
Tuy nhiên, những chiến mã lừng lững mang từ mãi Âu châu sang cứ héo hon rồi chết dần chết mòn do không hợp khí hậu.
Ông nội Chín Trâm và một số “ông tổ” nghề nuôi ngựa Đức Hòa nhận thấy ngựa châu Âu to, sức bật tốt, nhưng sức không dai, chạy nhiều dễ bị què chân. Ngựa Việt Nam tuy nhỏ, bước nhảy không cao song sức dẻo dai tốt.
Ông nội Chín Trâm đã tìm cách phối giống ngựa kéo xe Đức Hòa với loài chiến mã phương Tây và từ đấy, tại Đức Hòa đã xuất hiện một giống ngựa mới tồn tại cho đến ngày nay, chỉ chuyên để đua.
ngựa, chiến-mã, chăn-ngựa, nông-dân, Đặng-Lê- Nguyên-Vũ, Giáp-Ngọ, năm-ngọ, Long-An
Chăm sóc ngựa đua

Những năm 1950, phong trào đua ngựa rầm rộ khắp xứ Nam kỳ. Hàng loạt lò luyện chiến mã xuất hiện ở Đức Hòa (Long An), Bình Chánh, Củ Chi, Gò Vấp (TP. HCM).
Người dân Nam kỳ vẫn còn lưu lại trong ký ức về những bãi tắm ngựa mênh mông dọc sông Vàm Thuật và những bãi cỏ lút gối ngút tầm mắt hai bên sông chỉ để nuôi hàng ngàn con ngựa đua phục vụ các quan Tây và người dân Sài Gòn mê môn thể thao này.
Cứ vào dịp cuối tuần, người dân khắp nơi lại dắt ngựa đến trường đua thi thố. Cha con ông Chín Trâm tuần nào cũng dắt ngựa chạy 50km từ Đức Hòa xuống trường đua và đã ẵm không biết bao nhiêu giải thưởng.
Hồi giải phóng, trường đua bị cấm hoạt động, ngựa đua Đức Hòa lại trở về với nhiệm vụ cặm cụi của tổ tiên chúng là kéo xe, còn hàng loạt ngựa đua ở khu vực khác lần lượt bị tháo yên cương dắt vào lò mổ.
Rồi người dân Sài Gòn, nơi mê nhất trò đua ngựa cũng quên bẵng đi.
Những bãi tắm, những bãi cỏ mật lút gối bên sông Vàm Thuật chỉ còn là ký ức, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng.
Nhưng ở cái ấp Bình Thủy cát trắng, nghèo nàn, người dân vẫn gây giống, vẫn huấn luyện những con ngựa non thành chiến mã trên những cung đường đua là những bãi cát, bờ sông.
Ông Chín Trâm nhớ lại: “Không được đua ngựa, chúng tôi buồn lắm, nhưng chúng tôi vẫn lựa ngựa hay để gầy giống, bởi đó là niềm đam mê không sao bỏ được của những người đã dấn thân vào nghiệp nuôi ngựa đua…”.
Hồi tỉnh Long An tổ chức kỷ niệm 8 năm ngày giải phóng miền Nam, có mời hai đội bóng Cảng Sài Gòn và Tây Ninh đấu giao hữu. Ông Ba Cường, khi đó là Chủ tịch UBND huyện Đức Hòa, cũng là một người mê mẩn trò đua ngựa đã lấy cớ cổ vũ trận đấu về ấp Bình Thủy lựa mấy cặp chiến mã mang vào sân cỏ cho biểu diễn đua ngựa.
Dân khắp tỉnh, đặc biệt là dân mê ngựa Sài Gòn nghe tin kéo về Long An xem chật ních sân cỏ. Thấy các lãnh đạo cũng mê tít mấy chú ngựa, ông Ba Cường liền làm công văn xin lập trường đua ở Đức Hòa Thượng, rộng tới 45ha.
Từ bấy, xứ Đức Hòa nhộn nhịp hẳn lên. Những bãi cát trắng lúa lên èo uột được thay bởi những đồng cỏ mật um tùm. Ông Chín Trâm cũng không giải thích được vì sao ấp Bình Thủy chỉ toàn cát trắng mà cỏ cứ tốt bời bời. Nông dân ấp Bình Thủy ngoài lúc ra đồng họ dành phần lớn thời gian huấn luyện ngựa đua để cuối tuần dắt chúng đi thi thố kiếm giải và thỏa mãn đam mê đã ngấm vào máu từ nhiều đời nay.
Từ mô hình trường đua ngựa ở Đức Hòa Thượng, cuối năm 1985, TP.HCM đã cho xây dựng trường đua Phú Thọ và thỏa thuận với huyện Đức Hòa chuyển hoàn toàn hoạt động đua ngựa về TP.HCM.
Và cũng từ bấy, cả cái ấp nhỏ bé Bình Thủy đã xây dựng chuồng trại, nuôi ngựa, gây giống, huấn luyện cho ngựa thành những chiến mã bất bại trên trường đua Phú Thọ của cả xứ Nam kỳ.
Từ đam mê ngựa đua để kiếm tìm niềm vui, nghề huấn luyện ngựa đua đã là cuộc sống, là nghiệp, là miếng cơm manh áo nuôi cả ấp.
Những hai lúa như Nhan Văn Trâm, Mã Quốc Dương, Nhan Hồng Châu, Lại Văn Hương, Nhan Văn Chẳng… ở ấp Bình Thủy đều trở thành “mã sư” nổi như cồn trong sới đua Phú Thọ.
Với những bí quyết huấn luyện ngựa đua gia truyền không đâu sánh được, các ông chủ ngựa khắp Sài thành, thậm chí cả những ông chủ tận bên Mỹ, Đức cũng gửi chiến mã yêu quý của mình cho “lò luyện” Bình Thủy.
Trong nhà mỗi hai lúa ấp Bình Thủy lúc nào cũng có cả chục chiến mã, cả làng có đến mấy trăm con và cả làng sống bằng nghề nuôi, huấn luyện ngựa đua…

Câu nói vụn/ sao nhe quá đúng/ Cảnh Tú chia sẻ

Canh Tu
chuyển 29/03/2014 vào lúc 1:38 AM


On Wednesday, March 26, 2014 11:50 PM, Linda Nguyen <lindan06@bigpond.com> wrote:

Triết lý vụn...


<trietlyvun.jpg>
 
image


image


image

image
image
image

















x_3b9851b7                                                           photo                                                           x_3b9851b7.gif

Trẻ manh áo mới, cho già chén canh/ Viễn Phương chia sẻ

* Chuyện ăn uống của dân Nam Kỳ


Viễn Phương chuyển
Hôm nay29.3.2014 vào lúc 7:26 AM



 

Thâm sâu chuyện ăn uống của người Nam Kỳ

Với người già cũng thế, ông bà mình cũng nói " Già bát canh". Bởi, con cháu, trong bữa cơm hàng ngày cũng như giỗ, Tết, thường gắp cho ông bà, cha mẹ mình miếng ngon nhất trên bàn ăn.
Vì sao khi ăn không mời?
Trước khi nói về cái lệ này, cần phải nói về ngôn ngữ của những người đi khẩn hoang. Ở rất nhiều vùng tại miền Tây hiện nay, con cái vẫn xưng "tui" với cha mẹ, với người lớn. Đây không phải thứ con cái "mất dạy" như nhiều người dân lầm tưởng, mà nó chứng tỏ sự ngang tàng, phóng khoáng, không câu nệ những chuyện lễ nghi rườm rà trong cuộc sống thường nhật. Riết rồi thành quen.
Cái ăn cũng vậy, người khẩn hoang xưa khi đi dọn rừng, phát ruộng xa chòi thường mang theo một bếp lò di động để trước mũi xuồng. Đến nơi làm, họ chọn một chỗ khô ráo rồi đặt lò và nhặt cành cây khô đốt lửa.
Đầu tiên là để xua muỗi, sau đó khi dọn rừng, phát ruộng, nếu gặp cua, vọp, rùa, rắn... thì bỏ vào lò nướng. Đến giữa buổi nghỉ trưa, họ vo gạo, bắc nồi cơm lên còn thức ăn thì đã có sẵn. Bữa cơm được dọn ra, người ta ăn đến 5-7 chén cơm vì lao động cực nhọc, vì thức ăn là đặc sản nên ăn hết sức ngon lành. Chính vì bận bịu lao động giữa thiên nhiên hoang sơ như vậy mà đến bữa cơm, ai rảnh tay và đói trước thì ăn trước, không đợi cả gia đình quây quần bên nhau mới so đũa, bưng chén. Nên mời làm gì cho mệt, đói thì cứ ăn!
người Nam Bộ, Tết, miệt vườn
Tết của người Nam Bộ/ Gói bánh Tét
Do điều kiện tự nhiên ở vùng đồng bằng sông nước, tài nguyên nông nghiệp phong phú dồi dào nên người miền Tây có rất nhiều món ăn cách ăn đa dạng. Bằng nhiều cách chế biến, từ thô sơ mộc mạc đến phức tạp cầu kỳ, nhưng hầu hết thức ăn của người An Giang quê tôi cũng như người Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, được nấu từ nguyên liệu gốc với nguồn thực phẩm tươi sống tại chỗ. Người miền Tây có câu: "Không gì ngon bằng cơm với cá. Không có tình yêu nào bằng má với con". Câu ngạn ngữ trên đã nói lên đặc điểm yêu thích, quý trọng nguồn thực phẩm chủ yếu, ăn cơm với cá.
Các món ăn cơm hàng ngày của người miền Tây, kể cả Việt, Khmer, Hoa... thông thường là cá, tôm, lươn, trạch,... là những thứ có nhiều dễ kiếm, vừa là đạm nhẹ, ít chất béo, dễ tiêu. Đó không phải chỉ riêng ở nông thôn mà ngay trong các thành phố, thị xã, trong các bữa tiệc ở nhà hàng cũng không vắng mặt được các món cá, tôm...Về khẩu vị người Nam Bộ nói chung là thích ăn cay (dùng tiêu ớt, gừng, tỏi xả... làm giảm bớt mùi tanh của cá, lươn, ếch, rùa, rắn); ưa ăn món mặn (các loại mắm, cá khô...), thích ăn chua (canh chua,dưa chua...), ưa ăn chát (bắp chuối, chuối chát, trái bần, lá điều, đọt vừng) và thích ăn đắng (khổ quả, rau đắng đất, mật cá lóc, mật cá kèo...)
Nét độc đáo của món ăn Nam Bộ trong bữa cơm hàng ngày là canh chua và cá kho. Món ăn này rất bình dân, giản dị, ai cũng có thể làm. Món cá kho được làm với tất cả các loại cá. Cá nào cũng kho được, từ cá lóc, cá trê, cá rô cho đến cá chẽm, các vồ (cá tra), cá ba sa, cá lăng... và có nhiều kiểu cách như kho nước, kho khô, kho mắm, kho tộ,...với liệu lượng gia vị, muối, nước mắm, tiêu, hành, đường mỡ cho phù hợp với tính chất từng món mới ngon miệng. Thí dụ: Cá rô thì nên kho tộ với mỡ, cá bống dừa, bống trứng thì phải kho tiêu, cá kèo, cá lăng, cá chẽm thì kho mặn (như loại canh mặn) thì mới ngon.
Dân miền Tây, Đặc biệt ở An Giang, hầu hết đều thích mắm, được xem là món ăn bình dân căn bản hàng ngày. Mắm là món ăn trự trữ được lâu, đề phòng cho những khi thắt ngặt, thiếu món ăn thịt cá tươi thì có mắm. Người Nam Bộ thích nhất là mắm đồng với các loại cá được muối phổ biến là sặc, lóc, trê, rô, chốt, linh, tôm, tép...Mắm trữ lâu ngày càng ngon, vừa có mắm cá để ăn vừa có nước mắm làm nước chấm với hương vị đặc biệt hơn nước mắm biển. Năm bảy chục năm về trước, lúc nguồn thực phẩm tự nhiên con dồi dào, trong mỗi gia đình người dân ở nông thôn, nhà nào cũng có dự trữ đôi ba khạp, hũ mắm cá đồng. Vào đầu mùa mưa, cá con mới nở, khó kiếm thức ăn bà con nông dân thường ăn mắm chưng với bí rợ hầm nước cốt dừa, ngon đến lạ lùng
Người miệt vườn có nhiều cách chế biến thức ăn từ mắm như ăn mắm sống, mắm chưng, mắm kho. Trong món mắm sống có các loại như: Mắm xé, mắm thái, mắm ruột (hay mắm lòng), mắm trứng, mắm dưa..., mỗi thứ có thêm các món phụ gia trộn vào hoặc kèm theo như: tỏi,ớt, chanh, dấm, đường, gừng, đu đủ rồi ăn cặp với thịt heo luộc, tôm luộc, cá mướng...Mắm chưng có loại chưng nguyên con như mắm lóc, trê; có loại băm nhuyễn (thường là mắm sắc) rồi chưng chung với trứng vịt , thịt heo... Ở món mắm kho, con mắm giữ vai trò chủ yếu là tạo hương vị cho các món thực phẩm được kho nên người ta gọi là kho mắm. Như cá lóc kho mắn, lươn kho mắm. Các loại thực phẩm kho mắm rất đa dạng: Có nồi mắm kho chỉ dùng một món thực phẩm chính như cá rô hay cá kèo hoặc cá ngát kèm theo với một mớ thịt ba rọi. Nhưng có nơi thì tổng hợp nhiều thứ, bao gồm nhiều thứ, bao gồm: cá lóc, cá rô, cá kèo, lươn, trạch, tôm, tép, ốc bươu....
Mắm kho ngon nhờ hương vị đậm đà của mắm cộng với các lọai rau tươi ăn kèm. Miền Tây được trời cho cả kho tàng rau xanh từ trong thiên nhiên hoang dã cho đến các vườn rẫy gieo trồng. Kể rau đồng ( rau rừng) thì có: bông súng, rau muống, rau cần, nhau nhúc,rau dừa, rau hẹ nước, rau má, rau đắng, rau om, bông điền điển, bông lục bình, cù nèo, rau mác...Các món rau vườn rẫy có giá hẹ, ngò, cà nâu (cà phổi), đậu rồng, khổ qua, bông so đũa, lá cách, lá nhàu, khế, chuối chát, đọt vừng, đọt cóc...Các món rau này kết hợp nhau bày trông bữa ăn mắm kho như cả một vườn hoa lá xanh tươi nhiều màu sắc, vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng lại giàu chất bổ dưỡng.
Triết lý miệt vườn
Người miền Tây, chính vì tính cách hòa với thiên nhiên hồn hậu, phóng khoáng nên nói chung là sống, chơi bất kế nhân sơ, đều đối đãi với mọi người chân tình. Ngày xưa, xóm tôi, có một ông khách lỡ độ đường, biết "nói thơ" Đồ Chiểu, Lục Văn Tiên... Ông ghé qua nhà tôi, thế là ông già bắt má tôi phải tát cá, làm gà, mua rượu thiếu để bữa cơm nào cũng như bữa tiệc đãi ông ấy. Mà ông ấy ở đâu có ít, ăn nhậu suốt một tuần liến, cứ ngày hai "cữ" như vậy. Nhưng đâu phải ông ấy cố tình ở "chầy' mà do ông già tôi cố gắng chèo kéo, năn nỉ ở lại nhiệt tình. Đối đãi rất thân tình, vui vẻ, không tỏ bất cứ ý nào để khách mất lòng.
Cái nết ăn ở của người miệt vườn không biết từ bao đời, người ta coi trọng, "thương" kính nhất ở hai lứa tuổi: Con nít và người già. Chắc không ở đâu trên thế giới này có chuyện, mỗi khi mẹ đi chợ về, thế nào cũng có ít quà cho đàn con thơ của mình. Ít thì cục kẹo, cái bánh tráng, khúc mía, nhiều thì cái bánh ú, bánh tét...
Thế cho nên, trong bữa cơm hàng ngày cũng như tiệc tùng, giỗ tết, người lớn thường để dành cho đám trẻ những miếng ngon nhất, gắp cho con những miếng nạc nhất, nhiều nhất...Đó là sự bày tỏ tình yêu thương, chiều chuộng cùng hàm ý nói lên rằng, con hay ăn, ăn ngon, ăn nhiều cho mau lớn để góp mặt với thiên hạ, với đời. Rồi đến Tết, nhà nghèo đến mấy cũng ráng dành dụm, vay mượn hoặc kiếm trong nhà vài miếng vải nào lành lặn nhất, tương đối mới để mà thức hôm thức khuya, ngồi may cho con cái áo mới. Để mấy ngày tết, cho đứa con mình diện mà khi khoe với bạn bè, cho nó đỡ tủi thân, cho nó có cái ký ức đẹp về tuổi thơ của mình. Bởi vậy, ông bà mình mới có câu "trẻ manh áo mới" là vậy.
Với người già cũng thế, ông bà mình cũng nói " Già bát canh". Bởi, con cháu, trong bữa cơm hàng ngày cũng như giỗ, Tết, thường gắp cho ông bà, cha mẹ mình miếng ngon nhất trên bàn ăn. Những khổ nỗi, người già thường yếu hàm răng, có khi để dành miếng thịt nạc của những heo, bò, vịt, cá... dai quá, xương quá thì người già làm sao mà ăn, mà nhai, mà nhằn xương?
Hơn nữa, cái sự tiêu hóa ở cái bụng người già cũng có phần ...xuống cấp. Những thứ nạc, ngon thường là những thứ nặng bụng, khó tiêu. Người già mà ăn thì nhiều khi bụng cứ ậm ạch cả đêm, làm sao mà ngủ ngon, cho thẳng giấc được. Thôi thì để phần cho họ bát canh nóng, vừa dễ nuốt, dễ tiêu lại vừa mát ruột. Cái này cũng nói lên sự khoa học trong ẩm thực của ông bà mình để lại. Bởi người Việt thường chuộng các món rau. Hầu như các món rau xanh nào cũng nấu được một món canh vừa bổ dưỡng, vừa dể tiêu hóa nên "già bát canh" ít nhiều có ý nghĩa như vậy.

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Thơ Ngu Uyên; NGÀN SAU và bài cảm tác của Mai Xuân Thanh /Blog nhungnguoibanspsg

Thơ Ngu Uyên; NGÀN SAU

      
         
         
NGÀN SAU..

Giờ thôi cứ hẹn Ngàn Sau
Sông Côn sẽ hát những câu An Tình
Ngựa xe về bến Chợ Dinh
Trăng tròn Thị Nại giữ hình bóng xưa
Qui Nhơn gởi trọn nắng mưa
Để mình nhung nhớ bốn mùa thương nhau
Hoa yêu chỉ có một màu
Người thương xin chớ hẹn sầu mai sau
Ngu Uyên... 3/2014



Cảm tác bài thơ "Ngàn sau".

Ngàn sau là giấc mơ dài,
Ân Tình khúc hát ca bài quê hương.
Sông Côn lấp lánh lạ thường,
Ánh trăng soi bóng thùy dương đôi bờ.
Chợ Dinh mới sáng tinh mơ,
Bạn hàng đông đúc đợi chờ ngựa xe.
Nghe tàu hú gọi Thị Nghè
Tuổi thơ hàng dạo đêm hè đậu rang !
Ai về Thị Nại với chàng,
Bãi dâu mộng mị bên nàng biển xanh.
Qui Nhơn ruộng muối trắng tanh,
Bồng Sơn thấp thoáng ghe mành buồm dương.
Buồn trông con nhện tơ vương,
Tình chàng ý thiếp nhớ thương trọn đời.
Dìu nhau trên bến ra khơi,
Hoa môi yêu dấu giữ lời trăm năm.
Cuộc tình ta giống dâu tằm,
Quan tâm từng chút phải chăm bón hoài.
Siêng năng khuya sớm hôm mai,
Thực lòng rồi cũng tỏ bày cùng nhau...
Từ nay cho chí ngàn sau,
Ấm no hạnh phúc với màu thời gian,
Tình yêu giữ vẹn vững vàng
Tương lai tươi sáng quan san chẳng nề.
Thương nhau trọn mối tình quê...
Dung dăng hứa chắc lời thề chung đôi...!
Mai Xuân Thanh
19 March  @ 11 : 00 PM

(tranh  1: Dinh Cường,tranh 2:Google)

Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ,/Hồ Thị An chia sẻ





 
MỜI ĐỌC VÀ SUY TƯ
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong Thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Từ lúc yêu 2/ Thơ tình Hồ Thị Hoàng Oanh/Lời bình Ngân Triều


TỪ LÚC YÊU 2


Từ lúc yêu Em thấu lẽ trần
Cuộc đời chớp mắt tựa phù vân
Tình Em cõi Niết trời ban tặng
Là chốn Thiên đàng của thế nhân

Từ lúc yêu, ta chợt thấy Tham
Không Tham danh vọng chỉ Tham nàng
Tham lam ngây ngất đôi bờ mộng
Đua với thời gian để được Tham.

Ai bảo rằng Tham là loại độc
Từ Tham ta thấu lẽ nhân gian
Tham em đời ngập tràn hưng phấn
Lìa Khổ mơ Si cõi Niết Bàn.

Kinh kệ cho Si là .. cũng độc
Vất kinh ta hạnh phúc Si nàng
Si yêu, Si nhớ, Si đời thật
Hơn Si thành Phật cõi mơ màng.

Yêu Em, ta ngộ Tham, Si cả
Sáng suốt hơn khi khoác áo tràng
Tiếc giận mình yêu nhau quá trễ
Cuối đời mới thấu lẽ nhân gian.
Hoàng.Oanh 18/3/2014
 *LỜI BÌNH NGÂN TRIỀU 


                                         Hậu Nghĩa



  • Ngan Trieu Thật là những cung bậc tuyệt vời, ngợi ca tình yêu...bất tử...nhất trần đời, là niềm hạnh phúc vô cùng trong cõi nhân gian.
    Nhân vật trữ tình bây giờ là "ta",là một người trí thức, một kẻ rất thấu đáo về triết lý Phật hoc/ Tu là giải thoát, thế nhưng c
    hắc là cái nghiệp đã không tha/Từ lúc yêu em, mới thấu hiểu lẽ đời/(Thấu hiểu là hiểu một cách sâu sắc, tường tận):
    "Từ lúc yêu Em thấu lẽ trần
    Cuộc đời chớp mắt tựa phù vân
    Tình Em cõi Niết trời ban tặng
    Là chốn Thiên đàng của thế nhân "
    Cuộc đời như vầng mây nổi (Thanh thiên nhất đóa vân...như đám mây nổi trên trời xanh/ Y! vân tán= Than ôi! Đám mây đã tan mất rồi...MĐC).
    Hay là như một ý thơ Đường đã đồng cảm thở than:
    Quân bất kiến
    Cao đường minh kính, bi bạch phát,
    Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết
    (Lý Bạch- Tương tiến tửu)
    君 不 見
    高 堂 明 镜 悲 白 髪
    朝 如 青 絲 暮 成 雪
    Thấy chăng ai,
    Gương tỏ nhà cao,
    Buồn tóc trắng,
    Sáng sớm óng như tơ
    Chiều sắc tuyết bạc phơ
    Đời người qua nhanh như chớp mắt, được bao lâu , chỉ trong sớm tối hay chỉ là khoảnh khắc mộng vàng.
    Ta có tình em rồi/ còn mơ gì cao xa/ Tình em chính là cứu cánh của cuộc đời tu hành của ta. Ta chắc là đắc đạo, thỏa lòng...nhưng, từ lúc yêu (em),tình em hơn cả niết bàn và thiên đàng...là mục đích cuối cùng ta phải đạt thành/ Thôi thì ta buông hết vậy... TỪ LÚC YÊU (em)
    Yêu em...Ta có tham...là tội lỗi/Tham là có tà ý...lấy của người...đem về cho mình.../ Nhưng ở đây...tham ko mất mát gì của cải của người yêu...như vậy chữ tham ko có tội...chư tham đã chuyển nghĩa thành ham muốn một cách tha thiết...trong tình yêu đôi lứa và tình yêu em. Ta ko tham gì cả, chỉ tham nàng mà thôi. Và cuồn cuộn, sôi nổi trong lòng tham đó, tình yếu đắm say tuyệt vời...quỹ thời gian cuả người tu hành cao tuổi (?)...có lẽ còn rất mong mamh (!), còn được bao lâu:
    Từ lúc yêu, ta chợt thấy Tham
    Không Tham danh vọng chỉ Tham nàng
    Tham lam ngây ngất đôi bờ mộng
    Đua với thời gian để được Tham.
    Rồi đến si.Si là si mê,là mê đắm, đuối lòng...đến mức ko còn chủ động với chính mình,ko còn biết gì ngoài tình cảm ngất ngây dành hết cho đối tượng/Si Phật là thiện tâm...nhưng ở đây lại khác...ta chỉ si nàng như ngây dại...làm gã khờ, ngơ ngẩn trước nàng thôi!
    Cho nên:
    Kinh kệ cho Si là .. cũng độc
    Vất kinh ta hạnh phúc Si nàng
    Si yêu, Si nhớ, Si đời thật
    Hơn Si thành Phật cõi mơ màng
    Rất nhân văn! rất người!
    Cuối cùng nhân vật trữ tình đã cảm ngộ, thấu hiểu lẽ đời và tiếc nuối cho màu áo đã khoác trong giai đoạn trước, ngoại trừ TỪ LÚC YÊU (EM):
    Yêu Em, ta ngộ Tham, Si cả
    Sáng suốt hơn khi khoác áo tràng
    Tiếc giận mình yêu nhau quá trễ
    Cuối đời mới thấu lẽ nhân gian.
    Tình yêu của một người xuất gia...khi đã gặp đối tượng của mình...thật đáng nể/ Tôi ko trách hay cổ vũ đồng tình...Tôi trân quý cho một tâm hồn đã kiên định trong tình yêu sâusắc của đời mình...
    Tuy nhiên, tôi cũng hơi thắc mắc...tỏ tình như thế thì chắc là độc nhất vô nhị trên cõi tạm, kiếp phù sinh nầy rồi. Và hình như tôi chưa nghe tiếng đáp lại của nàng (Hay ta hãy chờ HTHO thể hiện trong tương lai? Hãy đợi đấy nhé...quý độc giả và tôi nữa)
    Để kết phần comment, ưu điểm rất rực rỡ của một tiếng lòng đắm say trong tình yêu đôi lứa, tuy có phần chênh lệch về tuổi tác,có phần hơi nghịch lý về hoàn cảnh, nhân thân...nhưng tôi trân trọng cho tấm lòng yêu đó...biết bao!
    Nếu có lời khuyên cho sư thầy(?), tôi chỉ dám xin đọc mấy câu Kiều:
    Sư rằng:" phúc họa đạo trời,
    Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra
    Có trời mà cũng tại ta,
    Tu là cội phúc, tình là dây oan..."
    Kiều-Nguyễn Du,câu 2655-2658
    (Sư Tam Hợp trả lời Sư Giác Duyên về cuộc đời Thúy Kiều)
    Bài thơ tình thể hiện một tâm trang khó nói..mà nói rất mượt mà...HTHO quả là một điểm sáng trong những điểm sáng như Gió Biển, Chân Trời Chân Mây, Đức Huynh, Ngọc Giao và nhiều nhà thơ khác trên FB mà tôi chưa có dịp đọc qua.
    Thân ái, Ngân Triều Hậu nghĩa