Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

HỒ XUÂN HƯƠNG * "Rút nhầm tơ duyên..."/ Nguyễn Thị Chân Quỳnh

HỒ XUÂN HƯƠNG
*
"Rút nhầm tơ duyên..."
Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Người ta thường nói Xuân Hương vì tài cao nên trắc trở đường tình duyên : lấy phải Tổng Cóc dốt nát, lấy ông Phủ Vĩnh-tường xứng đôi hơn nhưng lại phải làm lẽ... song đấy là truyền thuyết. Mãi đến khi đọc "Long-biên trúc chi từ" của Tùng Thiện vương (1), làm khi theo vua Thiệu-Trị ra Thăng-long tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương (1842), ta mới có bằng chứng Xuân Hương quả có thật và đã vất vả về đường tình. Bài thơ gồm 14 đoạn, đoạn 8 và 9 vịnh cảnh Hồ Tây có nhắc đến Xuân Hương. Thơ chữ Hán :
Tĩnh đầu liên hoa khai mãn trì,
Hoa nô chiết khứ cung thần ti.
Mạc hướng Xuân Hương phần thượng quá,
Tuyền đài hữu hận thác khiên ti.
Trụy phấn tàn chi thổ nhất dinh,
Xuân Hương qui khứ, thảo thanh thanh !
U hồn đáo để kim như tuý,
Kỷ độ xuân phong xuy bất tinh !

Ðại ý nói :
Sen Tịnh-đế nở đầy hồ,
Cô hầu gái hái hoa để cúng thần.
Ðừng dẫm lên mộ Xuân Hương nhé,
Ở suối vàng nàng còn ôm hận rút nhầm tơ (duyên).
Phấn rụng, cành tàn, một gò đất,
Xuân Hương đi về, cỏ xanh xanh.
Cho đến giờ u hồn còn như say ngất,
Mấy độ gió xuân thổi vẫn không tỉnh (2).
Căn cứ vào mấy câu thơ trên, ta biết chắc chắn đến năm 1842 thì Xuân Hương đã mất, tuy không rõ mất năm nào nhưng mộ đã "xanh ngọn cỏ" và nàng quả đã "rút nhầm tơ duyên"...

Vấn đề rắc rối từ năm 1963, khi ông Trần Thanh Mại phát hiện ra tập Lưu Hương Ký (LHK) - mà tác giả đích thực mang tên Hồ Xuân Hương- và bài "Tựa" LHK của Tốn Phong Thị. Xuân Hương trong tập LHK cũng lận đận về đường tình, nhưng phong cách thơ LHK thì khác hẳn những bài thơ truyền tụng (TTT) mà ai cũng biết. Từ đó (1963), các nhà nghiên cứu chia thành hai nhóm : một nhóm tin tác giả LHK cũng chính là tác giả những bài TTT, nhóm kia còn ngần ngại.

Dưới đây, tôi lần lượt trình bầy từng mối tình của tác giả TTT và của tác giả LHK trong hai phần riêng rẽ, dựa vào những tài liệu đã công bố trên sách báo, để minh chứng rằng trong hiện tình chúng ta chưa thể xác quyết tác giả LHK và tác giả TTT là một người.


I - TÌNH DUYÊN CỦA TÁC GIẢ THƠ TRUYỀN TỤNG (thơ chữ Nôm)
Số phận hẩm hiu, Xuân Hương có ít nhất là hai đời chồng là Tổng Cóc và ông Phủ Vĩnh-tường, và ít ra cũng một lần làm lẽ, còn Chiêu Hổ tuy đôi khi tỏ ra suồng sã nhưng chỉ là bạn xướng họa.
A - TỔNG CÓC

1 - Không ai biết đích xác tên tuổi, gốc tích của Tổng Cóc. Có người cho là Xuân Hương lấy lẽ ông Phủ Vĩnh-tường trước, góa chồng rồi mới lấy Tổng Cóc, tức là "lấy xuống". Nhưng cũng có người, như ông Nguyễn Hữu Tiến trong Giai nhân dị mặc, cho là lúc trẻ Xuân Hương bị mẹ ép uổng phải lấy cường hào Tổng Cóc trước. Tổng Cóc đã dốt nát lại có tính ăn chơi bạt mạng, sau một lần đánh bạc thua nhẵn túi, gia sản khánh kiệt nên tiếc của mà chết. Xuân Hương bèn làm bài thơ nổi tiếng "Khóc Tổng Cóc" lời lẽ trào phúng, bởi đối với ông chồng không xứng ý này nàng không có chút cảm tình nào.

2 - Khoảng năm 1989, ông Nguyễn Hữu Nhàn viết bài "Phóng sự điền dã", theo những tài liệu của ông Dương văn Thâm (3), cho biết Tổng Cóc là người Tứ xã, tên thật là Kình, tự là Nguyễn công Hòa, "Cóc" là tên gọi xấu xí lúc bé để đánh lừa cho ma quỷ khỏi bắt đi. Tên "Cóc" sở dĩ được nhiều người biết là vì bài thơ của Xuân Hương. Tổng Cóc làm đến chức Phó Tổng, vốn dòng dõi Nguyễn Quang Thành (đỗ Tiến-sĩ năm 1680), là một nho sinh từng xướng họa với Xuân Hương chứ không phải dốt nát như người ta lầm tưởng. Thí dụ có lần Xuân Hương ra vế :

Tối ba mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới.

Tổng Cóc liền đối :

Sáng mồng một mở then tạo hóa để cho thiếu nữ rước xuân vào.

Tổng Cóc có tính ưa ăn chơi, lấy Xuân Hương cũng là người hoang phí lại thêm nghệ sĩ tính. Chẳng bao lâu cửa nhà sa sút, vợ cả ghen, Tổng Cóc bỏ đi biệt sau khi để lại một lá thư từ giã, Xuân Hương lúc ấy đã có thai ba tháng. Xuân Hương sau cũng bỏ nhà đi, sinh hạ một con gái nhưng không nuôi được, lúc ấy đang làm lẽ ông Phủ Vĩnh-tường. Tổng Cóc dò tìm đến nhưng không dám giáp mặt, Xuân Hương làm bài "Khóc Tổng Cóc" gửi chồng cũ, thực sự là khóc cho mối tình cũ của mình chứ không phải trào lộng khóc Tổng cóc chết như ta vẫn tưởng vì như thế tỏ ra Xuân Hương ác, không nhân hậu., theo tác giả

Những chứng tích được nêu ra là :

- Căn nhà của Tổng Cóc đã cưới Xuân Hương hiện là nhà ông Kiều Phú, xã Sơn-dương (xã này, cũng như Tứ xã, đều thuộc huyện Phong-châu, Vĩnh-phú), vách bằng ván gỗ mít, còn lờ mờ vết chữ của Xuân Hương.

- Trên bàn thờ gia tiên ông Bùi văn Thắng, xã Tứ-mỹ, còn đôi bình tiện bằng gỗ mít, bị cưa chỗ loe miệng, một thời bị rẻ rúng bỏ lăn lóc. Trên mỗi bình có hai câu thơ chữ Hán do chính tay Xuân Hương viết :

Thảo lai băng ngọc kính (= nói đến tấm gương bằng ngọc)
Xuân tận hóa công hương (= hóa công cũng chịu lúc tàn xuân)

Ðộc bằng đan quế thượng (= chi bằng lúc vin cành quế đỏ)
Hào phóng bích hoa hương (= tha hồ hoa biếc tỏa hương thơm)

- Nhà thờ tổ dòng họ Tổng Cóc nay là nhà ông Nguyễn Bình Lưu. Ông Dương văn Thâm vẫn còn nhớ đôi câu đối treo trên cột...

B - ÔNG PHỦ VĨNH TƯỜNG

1 - Theo ông Ngô Lãng Vân thì sau khi góa Tổng Cóc, Xuân Hương mở quán làm kế sinh nhai. Những khách hâm mộ văn tài tìm đến xin xướng họa rất nhiều, trong số có một ông giải nguyên (đỗ thủ khoa thi Hương). Xuân Hương ra đề : "Thạch liên thiên" (= thơ vịnh đá liền với trời), ông giải nguyên cắn bút nghĩ mãi chỉ ra được bốn chữ "Thiên thạch như lai ", Xuân Hương cho người ra bảo :"Nếu không làm được thì xin về thôi, ngồi ngậm bút mãi làm gì ?". Ông giải nguyên uất quá ngất đi, Xuân Hương thương hại viết nối cho thành hai câu thơ đầu :

Thiên thạch như lai bản thượng huyền (= trời với đất xưa nay rất huyền bí)
Nhất triều vân vũ thạch liên thiên (= nhưng gập trận mưa thì đá liền với trời)

Ông giải nguyên nhân đấy viết nốt được hai câu cuối :

Bổ thiên thạch hữu kỳ công tại (= đá có kỳ công đã vá trời)
Thiên thạch tương liên tự cổ truyền (= như vậy từ xưa đá với trời dính liền với nhau)

được Xuân Hương khen hay. Sau nhiều lần xướng họa, Xuân Hương trở nên vợ lẽ ông giải nguyên, sau này thành ông Phủ Vĩnh-tường (4).

2 - Ông Phủ Vĩnh-tường" là Trần Phúc Hiển ?

Trong Quốc sử di biên, Phan Thúc Trực (1808-52) có viết về một ông Tham hiệp trấn Yên-quảng bị án tử hình khoảng 1818/9 về tội tham nhũng, có nhắc đến người tiểu thiếp của ông này :

Kỳ tiểu thiếp Xuân Hương, năng văn, chính sự. Thời xưng tài nữ (5)

Năm 1973, ông Lê Xuân Giáo dịch là :"Người tiểu thiếp của quan Tham hiệp lúc đó tên là Xuân Hương vốn hay văn chương và chánh sự nên được người đương thời khen ngợi là 'nữ tài tử' ". Trong phần chú thích ông Lê Xuân Giáo viết thêm : "Xuân Hương đây tức là Hồ Xuân Hương lừng danh thời Lê mạt, Nguyễn sơ mà ai cũng biết " và kết luận rằng nữ sĩ có tới ba đời chồng chứ không phải hai : Tổng Cóc, ông Phủ Vĩnh-tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp Yên-quảng. Không rõ căn cứ vào đâu ông Lê Xuân Giáo khẳng định rằng người tiểu thiếp ấy chính là Hồ Xuân Hương ? và thêm :"lấy độ một năm thì quan Tham hiệp bị tử hình " (6).

Năm 1983, GS Hoàng Xuân Hãn cũng cả quyết :"Chúng ta có thể tin chắc tài nữ này chính là tài nữ Xuân Hương mà ta từng quen biết " (7).

Sự thực Phan Thúc Trực chỉ viết người tiểu thiếp tên là Xuân Hương chứ không nói họ của nàng, tôi ngờ chính hai ông Lê Xuân Giáo và Hoàng Xuân Hãn đã suy đoán và thêm họ "Hồ" vào.

Tuy nhiên, ông H.X. Hãn còn căn cứ vào sáu bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương, tìm thấy trong Ðại Nam dư địa chí ước biên, mục Quảng-yên, tựa đề :"Chu thứ Hoa-phong tức cảnh bát thủ" (= Ðậu thuyền ở Hoa-phong tức cảnh làm tám bài) vịnh cảnh Hạ-long. Trong số sáu bài còn lại thì bài cuối bị loại vì không ăn nhập với Vịnh Hạ-long. Theo ông H.X. Hãn thì đời Gia-long, Yên-quảng (sau gọi là Quảng-yên) chia làm ba huyện mà huyện Hoa-phong gồm các đảo trên Vịnh Hạ-long, và những bài thơ vịnh cảnh Hạ-long là bằng chứng nữ sĩ đúng là người tiểu thiếp của quan Tham hiệp Yên-quảng. Ông còn tìm tòi và khẳng định quan Tham hiệp ấy tên là Trần Phúc Hiển, tuy không rõ đỗ gì, nhưng năm 1813 được từ Tri phủ Tam-đái thăng lên chức Tham hiệp Yên-quảng (phủ Tam-đái đến 1822 mới đổi tên thành phủ Vĩnh-tường). Ông kết luận :

- Khi chết Trần Phúc Hiển giữ chức "Tham hiệp" thì không có lý do gì để Xuân Hương khóc chồng với chức "Tri Phủ", cũ xưa và thấp kém hơn ;

- Trần Phúc Hiển chết năm 1819, Xuân Hương không thể khóc chồng với cái tên "Ông Phủ Vĩnh-tường" bởi lúc ấy "Phủ Vĩnh-tường" còn mang tên cũ là "Phủ Tam-đái" ;

- Nếu quả Xuân Hương sinh khoảng 1772, như ông H.X. Hãn đoán, thì đến 1819 nữ sĩ đã gần 50 tuổi, với số tuổi ấy khó lòng có thể tái giá với một "ông Phủ Vĩnh-tường" nào khác.

Do đó bài thơ "Khóc ông Phủ Vĩnh-tường" chỉ có thể là ngụy tác (8).

Lập luận của Giáo sư H.X. Hãn có thể coi là vững :

a - Nếu chắc chắn tác giả TTT và tác giả thơ vịnh cảnh Hạ-long là một (nên nhớ ông Phủ Vĩnh-tường là chồng tác giả TTT chứ không phải chồng tác giả thơ vịnh cảnh Hạ-long), sự kiện Trần Phúc Hiển từng làm Tri phủ Tam-đái chưa phải là một bằng chứng đích xác ông là chồng tác giả TTT vì còn có biết bao nhiêu ông Phủ Vĩnh-tường khác. Xét văn phong thì TTT khác hẳn thơ vịnh cảnh Hạ-long khó có thể chấp nhận hai tác giả là một người được.

b - Nếu không có sự xuất hiện của một ông Phủ Vĩnh-tường thứ hai, ông Phạm Viết Ðại, cũng có vợ tên Xuân Hương.

3 - Ông Phủ Vĩnh-tường là Phạm Viết Ðại ?

A- Trần Phúc Hiển không phải là người duy nhất có thể là "ông Phủ Vĩnh-tường". Trong Tạp chí Văn Học (Việt-Nam) số 3, 1974, ông Phương Tri cho biết ông Trần Tường đã phát hiện ra ông Phủ Vĩnh-tường tên là Phạm Viết Ðại, dựa vào Trà-lũ xã chi, gia phả và trí nhớ các cụ già làng Trà-lũ. Phạm Viết Ðại sinh năm 1802, đỗ Cử-nhân năm 1842, năm 1862 được thăng chức Ðồng Tri phủ Vĩnh-tường, đến tháng 4, 1862 thì mất, cái chết có phần oan khiên. Các cụ già trong làng còn nhớ những giai thoại và thơ xướng họa giữa Phạm Viết Ðại với người vợ kế tên Xuân Hương, một số thơ, tuy có sai ít nhiều, đã được ông Nguyễn Hữu Tiến nhận đúng là của nữ sĩ họ Hồ. Trần Tường còn nhận thấy nhiều bài thơ vịnh cảnh của Xuân Hương trùng hợp với những nơi mà Phạm Viết Ðại đã từng làm quan : Ninh-bình (2 bài), Thanh-hóa (3 bài), Sơn-tây (3 bài) (9).

Thuyết này có những chỗ chưa ổn :

a - Gia phả họ Phạm nay đã mất, chỉ còn bằng vào Giai nhân dị mặc của Nguyễn Hữu Tiến ;

b - Trong Quốc triều Hương khoa lục, Cao Xuân Dục chép Phạm Viết Ðại chỉ đỗ thứ 16 trên 20 người, mà truyền thuyết thì nói ông Phủ Vĩnh-tường đỗ giải-nguyên ;

c - Phạm Viết Ðại chết năm 1862. Nếu đúng như Lê Dư viết là Xuân Hương chết sau chồng vài năm thì nữ sĩ phải mất vào khoảng 1864/5 trong khi Tùng Thiện Vương đã thấy mộ Xuân Hương từ năm 1842 (tức là năm họ Phạm mới đỗ Cử nhân). Hồ Xuân Hương chết trước hai mươi năm, không thể làm thơ khóc Phạm Viết Ðại được, dù cho ông là "Ông phủ Vĩnh Tường".

B- Tuy nhiên, lại có một Xuân Hương chết năm 1869, dựa vào Xuân đường đàm thoại của Tam nguyên Trần Bích San. Nhà nghiên cứu Ðào Thái Tôn tỏ ý nghi Xuân đường đàm thoại chỉ là loại "văn chơi", thiếu độ tin cậy cao :"không có giả thiết nào đứng vững nếu tin vào Xuân đường đàm thoại ". Thế nhưng năm mất của Xuân Hương trong Xuân đường đàm thoại lại gần với năm mất của Xuân Hương vợ kế của Phạm Viết Ðại hơn là với Xuân Hương trong thơ Tùng Thiện Vương, và còn phù hợp cả với Xuân Hương sinh năm 1814 của Ngô Giáp Dậu (11).

Ông H.X. Hãn tỏ ý nghi ngờ thuyết cho ông Phủ Vĩnh-tường là Phạm Viết "Ðạt" (chính ra là "Ðại") có người vợ kế "tên Xuân Hương mà họ coi là Hồ Xuân Hương. Họ lại thêm rằng bà vợ đã làm thơ đối đáp với chồng... Sự tin được thuyết này hay không liên hệ mật thiết với kết quả điều tra xem bài "Khóc ông Phủ Vĩnh-tường" có được ghi nhớ một cách đặc biệt trong họ Phạm ở Trà-lũ hay không ?" (12).

Ðành rằng độ tin cậy của những tài liệu này không thể bì với bài thơ của Tùng Thiện Vương song thuyết cho ông Phủ Vĩnh-tường là Trần Phúc Hiển cũng không hơn, cũng chỉ là phỏng đoán, dựa vào cái tên "Xuân Hường" và những chi tiết "tiểu thiếp, biết làm thơ", song phong cách những bài thơ của người tiểu thiếp quan Tham hiệp chỉ giống phong cách thơ trong LHK chứ không giống TTT nên ta chỉ có thể coi tác giả thơ vịnh cảnh Hạ-long với tác giả LHK là một nhưng không thể khẳng định họ cũng là một với tác giả những bài TTT nổi tiếng xưa nay, mà ông phủ Vĩnh-tường là chồng tác giả TTT chứ không phải chồng tác giả LHK.

C - CHIÊU HỔ

Như trên đã nói, Chiêu Hổ không phải là bạn tình của nữ sĩ mặc dầu trong thơ văn xướng họa có những lời lẽ trêu cợt suồng sã. Chiêu Hổ được người đời biết đến chỉ nhờ những lời đối đáp, xướng họa với Xuân Hương. Cũng như Tổng Cóc và ông Phủ Vĩnh-tường, Chiêu Hổ là ai thì vẫn còn là một vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng.

1 - Chiêu Hổ là một Huyện quan ?

GS H.X. Hãn cho biết khoảng 1892/3, A. Landes, Ðốc lý Hà-nội, đã thuê người chép lại những bài thơ Nôm, trong đó có cả thơ Hồ Xuân Hương. Theo bản này thì trước cửa nhà Xuân Hương có đề "Cổ Nguyệt Hồ", quan Huyện đi qua bèn vịnh :

Nhà Cổ hãy còn đeo đẳng Nguyệt,
Buồng Xuân chi để lạnh lùng Hương (13).

Phải chăng vì thế mà có thuyết nói khi Chiêu Hổ thi đỗ được bổ chức huyện quan, Xuân Hương ghẹo :

Mặc áo Giáp, giải cài chữ Ðinh, Mậu Kỷ Canh khoe mình rằng Quý.

Chiêu Hổ đối lại :

Làm đĩ Càn tai đeo hạt Khảm, Tốn Ly Ðoài khéo nói rằng Khôn.
Vẫn theo bản của Landes, Xuân Hương đã từng cùng quan Huyện đi ngoạn cảnh Ðèo Ba Dội, cầm tay nhau mà leo lên. Xuân Hương xướng :

Trèo một đèo, lại một đèo...
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Quan Huyện họa :

Ðã khỏi Ðèo Ông lại một đèo,
Nhác coi phong cảnh ngán trăm chiều...
Ông H.X. Hãn đặt câu hỏi phải chăng quan Huyện đây là Phạm Viết "Ðạt" (14) ? quên rằng trước đó chính ông đã tỏ vẻ nghi ngờ thuyết cho Phạm Viết "Ðạt" là ông Phủ Vĩnh-tường.

2 - Chiêu Hổ là Phạm Ðình Hổ (1768-1839) ?

Một số người (Văn Tân, Trần Thanh Mại v.v.) đoán Chiêu Hổ chính là Phạm Ðình Hổ. Nguyễn Triệu Luật còn viết rõ rằng Chiêu Hổ, tức Phạm Ðình Hổ, cùng với Nguyễn Án (đồng tác giả Tang thương ngẫu lục với Chiêu Hổ) và Xuân Hương được người đương thời mệnh danh là "Tam tài tử" (15).

Thực ra Chiêu Hổ không thể là Phạm Ðình Hổ vì nhiều lý do :

a - Phong cách hai người khác nhau rất xa : Chiêu Hổ tính tình phóng túng, tai quái, ưa bỡn cợt và khi xướng họa với Xuân Hương thường chỉ dùng Nôm ; Phạm Ðình Hổ tính tình nghiêm cẩn đến câu nệ, lại có ý khinh chữ Nôm. Trong "Tự thuật" ông viết :"Có người đem những sách truyện Nôm và những trò thanh sắc, nghề cờ bạc rủ rê chơi đùa thì ta bịt tai lại không muốn nghe. Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ Nôm ta không biết hết" (16).

Trong khi Chiêu Hổ trêu chọc người thì Phạm Ðình Hổ lại bị người trêu cợt : Năm 1830, ông đang làm Tế tửu Quốc-tử-giám đã xin từ chức, viện cớ "Học thức thô thiển, bị bạn đồng nghiệp trêu chọc" (17).

b - Phạm Ðình Hổ chỉ đỗ Sinh-đồ (Tú-tài), tuy được đặc cách vời ra làm quan nhưng không làm quan Huyện mà làm ở Viện Hàn-lâm và ở Quốc-tử-giám.

c - Chữ "Chiêu" trỏ vào con một ông Tiến-sĩ được học ở "Chiêu văn quán". Cha Phạm Ðình Hổ chỉ đỗ Hương-cống (Cử-nhân) nên Phạm Ðình Hổ không thể dự hàng các "cậu Chiêu" được (18).


I I - TÌNH DUYÊN CỦA TÁC GIẢ LƯU HƯƠNG KÝ

Khác với TTT toàn là thơ Nôm, tập LHK gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài chữ Nôm nhưng tựa đề thì vẫn bằng chữ Hán. Ðọc LHK ta thấy Xuân Hương có khá nhiều bạn trai, bạn thơ, bạn tình... nào Nguyễn Hầu, nào Trần Hầu, nào Tốn Phong thị, Mai Sơn Phủ, Thạch Ðình, Cự Ðình, Thanh Liên, Chí Hiên... Trong số những bạn trai này, có khá nhiều bạn tình thế nhưng trong "Bạch Ðằng giang tạm biệt" tác giả vẫn lên tiếng trách người bạn tình không chung thủy:
Tơ tóc lời kia còn nữa hết ?
Chớ thói lưng vơi cỡ nước Ðằng (19).


và than thân, trong "Cảm cựu kiêm trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu" :

Phấn son càng tủi phận long đong.
(...)
Lầu Nguyệt năm canh chiếc bóng chong.


LHK có rất nhiều câu than thân nên Trần Thanh Mại mới nhận xét :"LHK là tiếng kêu thất vọng để có một tình yêu thành thực, thủy chung" (20). Ông Trần Thanh Mại xót thương "người đẹp" thì nghĩ thế chứ công bình mà nói thì Xuân Hương của LHK thiếu gì bạn tình, chính mình không chuyên nhất, không chung thủy, sao có thể trách người chẳng thủy chung ?

Sau đây là những người bạn tình của Xuân Hương, căn cứ vào tập thơ LHK :

A - NGUYỀN HẦU

Trong LHK có một bài rất được chú ý là bài "Cảm cựu kiêm trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu - Hầu, Nghi-xuân, Tiên-điền nhân" (= Nhớ bạn cũ viết gửi Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu - Hầu, người ở Nghi-xuân, Tiên-điền) khiến ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du bởi Nguyễn Du quê ở Nghi-xuân, Tiên-điền, năm 1805 được phong Du Ðức Hầu, đến năm 1813 thăng Cần Chánh học sĩ sung Chánh sứ sang tuế cống nhà Thanh. Bài này chắc viết sau khi Nguyễn Du được phong làm Cần Chánh học sĩ (tháng giêng năm 1813) và trước khi Tốn Phong Thị hoàn tất bài "Tựa" LHK (tháng hai năm 1814).

Khó lòng có thể có một người họ Nguyễn thứ hai ở Tiên-điền cũng được phong làm Cần Chánh học sĩ cùng trong khoảng thời gian này. Trần Thanh Mại là người đầu tiên phát hiện ra bài thơ và cũng là người đầu tiên đoán "Nguyễn Hầu" là Nguyễn Du.

Chúng ta thử nhận xét mối tình giữa cặp tài tử Hồ Xuân Hương - Nguyễn Du.

1 - Tình của Xuân Hương đối với Nguyễn Du qua bài thơ "Cảm cựu..."

Câu 1 & 2 :

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Cậy ai tới đấy gửi cho cùng.

"Dặm khách" trỏ vào chuyện Nguyễn Du đang trên đường đi sứ.

Hai câu thơ này cho ta có cảm tưởng trên đường đi sứ, qua Thăng-long, Nguyễn Du có gập lại Xuân Hương và bài thơ được Xuân Hương sáng tác ngay sau khi đôi bên chia tay, lúc tâm thần đang bị khích động nên mới có "muôn nghìn nỗi nhớ". Nếu không phải vừa mới gập lại nhau mà chỉ bình tĩnh ngồi hồi tưởng lại mối tình chia cắt đã gần một chục năm, kể từ khi Nguyễn Du vào Kinh làm quan (1805), thì tình đã lắng xuống, nhạt phai, làm sao có thể xúc động để có "muôn nghìn nỗi nhớ" được ?

Câu 3 & 4 :

Mối tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.

Xuân Hương nói rõ hai người dan díu với nhau đủ "ba năm vẹn", vậy ta thử tìm xem họ yêu nhau vào thời điểm nào ?

a - 1781-4 ? Thời gian này hai người cùng có mặt ở Thăng-long hay không ?

Nguyễn Du tuy sinh (1765) ở Thăng-long nhưng năm mười tuổi mồ côi cha phải đến ở với anh là Nguyễn Khản được vài năm thì về quê học. Năm 17 tuổi ta (1781), Nguyễn Du trở ra Thăng-long, đi thi đỗ Tam trường (21) rồi ở lại Thăng-long cho tới khi kiêu binh phá nhà Nguyễn Khản (1784), Nguyễn Du phải trốn lên Thái-nguyên ở với cha nuôi họ Hà, giữ chức Chánh Thủ hiệu (một chức quan võ nhỏ) ở đó. Như thế thì sự hiện diện của Nguyễn Du ở Thăng-long trong khoảng thời gian 1781-4 coi như chắc chắn.

Về Hồ Xuân Hương, ông H.X. Hãn đoán bà sinh năm 1772 thì đến 1781 bà mới có 9 tuổi, dù cả hai đều có mặt ở Thăng-long đủ ba năm cũng không thể bắt tình với nhau được.

Huống chi, theo ông Hồ Trọng Chuyên thì năm 13 tuổi Xuân Hương còn ở quê nhà (Châu Hoan = Nghệ-Tĩnh) xướng họa với Dương Tri Tạn rồi mới dời quê theo cha ra Bắc. Cứ cho là Xuân Hương ra Thăng-long năm 13, tức là 1772 + 13 = 1785, nhưng lúc ấy Nguyễn Du không còn ở Thăng-long mà đang ở Thái-nguyên (22).

b - GS H.X. Hãn đưa ra hai thời điểm khác : 1790-3 và 1792-5 (23) song lúc ấy Tây-sơn đã ra Bắc và Nguyễn Du chống Tây-sơn nên về ở nhà người anh vợ là Ðoàn Nguyễn Tuấn ở Quỳnh-hải (Thái-bình) trong mười năm, từ 1786 đến 1796 (khi Nguyễn Du vào Nam, định theo chúa Nguyễn nhưng giữa đường bị quân Tây-sơn bắt được, giam ba tháng mới thả ra). Trong thời gian mười năm này, Nguyễn Du thường than trong thơ tình cảnh bệnh hoạn, nghèo túng, có khi mấy ngày bếp không nhóm lửa, vợ con nheo nhóc... Tuy nghèo nhưng cũng có hai lần Nguyễn Du ra Thăng-long :

- năm 1793, để thăm anh là Nguyễn Nễ, đích xác Nguyễn Du trọ ở gần Giám hồ (căn cứ vào bài "Long thành Cầm giả ca") chứ không phải là "ở nhà Nguyễn Nễ, gần Giám hồ" như ông Hoàng Xuân Hãn nói ;

- và năm 1794 để tiễn Ðoàn Nguyễn Tuấn vào Kinh làm quan.

Có thể Nguyễn Du còn có những lần khác ra Thăng-long mà ta không biết, song với tình cảnh nghèo túng, bệnh hoạn, lại ôm hoài bão hoạt động để khôi phục nhà Lê, khó có thể tin Nguyễn Du tìm cách ra Thăng-long để dan díu với Xuân Hương. Dù có chăng nữa thì cũng chỉ là những cuộc gập gỡ ngắn ngủi, bị gián đoạn, khó có thể là mối tình "ba năm vẹn".

c - 1802-5 ? Thời điểm này cũng không thích hợp nốt bởi mùa hè năm 1802 Nguyễn Du mới theo Gia-long ra Thăng-long mà đến đầu Xuân năm 1805 đã vào Kinh làm quan, tính ra chỉ có hai năm rưỡi, không đủ "ba năm vẹn".

Câu 5 & 6 :

Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.

"Mừng duyên tấp nập" mà cho là trỏ vào chuyện Nguyễn Du được thăng lên chức Cần-chính Học sĩ và đi sứ e rằng quá khiên cưỡng, nếu trỏ vào chuyện Nguyễn Du cưới vợ thì có lý hơn bởi câu sau cho thấy Xuân Hương chạnh nghĩ đến duyên phận lẻ loi của mình mà "tủi phận long đong". So sánh duyên phận Nguyễn Du với thân phận mình, như thế mới đối.

Câu 7 & 8 :

Biết còn mảy chút sương siu mấy, (24)
Lầu Nguyệt năm canh chiếc bóng chong.

Hai câu này nối ý hai câu trên, than cảnh Xuân Hương lẻ bóng, đơn chiếc.

2 - Tình cảm của Nguyễn Du đối với Xuân Hương

a - Tuy Xuân Hương nói mối tình kéo dài "ba năm vẹn" thế mà trong cả tập LHK không có lấy một bài thơ của Nguyễn Du xướng hay họa với Xuân Hương, đối với cặp tài tử hay thơ như Xuân Hương - Nguyễn Du kể cũng lạ.

b - Năm 1813, Nguyễn Du trên đường đi sứ, đã gập lại Xuân Hương ở Thăng-long, Xuân Hương viết bài "Cảm cựu..." tả "muôn nghìn nỗi nhớ nhung" của mình thế nhưng Nguyễn Du lại không có bài thơ nào nhắc nhở đến Xuân Hương và mối tình "ba năm" ấy. Suốt dọc đường đi sứ ta chỉ thấy Nguyễn Du nghĩ đến "cô Cầm" để rồi sáng tác ra bài "Long thành Cầm giả ca" nổi tiếng, nhưng tuyệt nhiên không có lấy một nửa lời nhớ nhung Xuân Hương ! Nếu bảo Nguyễn Du đang làm quan to, sợ "quan trên trông xuống, người ta trông vào", như ông Hoàng Xuân Hãn nói, thì tại sao trong thời gian yêu nhau "ba năm vẹn", chưa làm quan, cũng không có bài nào ? Không có trong LHK mà cũng không có trong những tác phẩm Nguyễn Du để lại.

c - Bài "Mộng đắc thái liên" (= Mộng thấy hái sen) của Nguyễn Du

GS H.X. Hãn cho rằng khi Nguyễn Du vào làm quan ở Kinh và ở Quảng-bình đã làm bài thơ này có lẽ vì nghĩ đến Xuân Hương.

Ðể xét xem người thiếu nữ trong thơ có thật là Xuân Hương hay không, tôi chọn bản dịch từng chữ của ông Mai Quốc Liên để giữ được đầy đủ chi tiết trong nguyên tác hơn là bản dịch thành thơ của các ông Lê Thước và Phạm Khắc Khoan mà GS H.X. Hãn dùng (25).

Mộng thấy hoa sen

Buộc chặt quần cánh bướm,
Hái sen, chèo thuyền con.
Nước hồ sao lai láng,
Trong nước có bóng người.

Hái, hái sen Hồ Tây,
Hoa và gương đều để trên thuyền.
Hoa để tặng người mình trọng,
Gương để tặng người mình thương.

Sáng nay đi hái sen,
Nên mới hẹn với cô láng giềng xóm Ðông.
Chẳng rõ đến lúc nào không biết,
Cách khóm hoa nghe cười nói.

Mọi người đều biết yêu thích hoa sen,
Nhưng ai là kẻ yêu thân cây sen ?
Trong thân cây sen có những sợi tơ,
Vấn vương không thể dứt được.

Lá sen sao xanh xanh,
Hoa sen đẹp đầy đặn.
Hái sen chớ làm hỏng ngó,
Sang năm sen không sinh lại được.


Những chi tiết về thiếu nữ hái sen không nhiều : cô ta mặc "quần cánh bướm", và là "láng giềng xóm Ðông" của Nguyễn Du, song chẳng ai rõ nữ sĩ có mặc "quần cánh bướm" hay không, và hai người có là "láng giềng" bao giờ không. Nếu Xuân Hương là cô "láng giềng xóm Ðông" của Nguyễn Du thì, so với nhà của cô, ắt hẳn nhà của Nguyễn Du phải ở phía Tây phường Khán-xuân, song chúng ta chỉ biết thuở nhỏ Nguyễn Du ở nhà cha và anh tại phường Bích-câu, phía Nam Thăng-long, và năm 1793 khi Nguyễn Du từ Thái-bình ra Thăng-long thăm Nguyễn Nễ đã trọ ở gần Giám hồ, cũng là phía Nam Thăng-long nốt, chứ không phải gần Hồ Tây và phường Khán-xuân, tương truyền là nơi Xuân Hương cư ngụ, ở Tây Bắc. Kẻ ở Nam, người ở Bắc, đã không biết đích xác địa chỉ của hai người, làm sao xác quyết được họ là "láng giềng" với nhau ? Hơn nữa, Nguyễn Du chỉ nói đi hái sen ở Hồ Tây chứ không nói là đi hái sen với người thiếu nữ sống ở gần Hồ Tây. Chúng ta chẳng có bằng chứng nào tỏ ra người thiếu nữ hái sen chính là Xuân Hương cả.

Chúng ta cũng chưa có bằng chứng nào minh định là Nguyễn Du đã có một thời yêu Xuân Hương, bài "Cảm cựu..." chỉ "minh chứng" mối tình của Xuân Hương đối với Nguyễn Du mà thôi. Phần Nguyễn Du không có lấy một câu thơ nào cho biết đích xác Nguyễn Du có tình với Xuân Hương. Ở đời có khi "hoa rơi tuy hữu ý" mà "nước chẩy lại vô tình", chung quy chỉ là "giấc mộng rồi ra nửa khắc không" !

B - TRẦN HẦU

1 - Tình của Xuân Hương đối với Trần Hầu

Trong LHK có ít nhất là 6 bài thơ xướng họa giữa Xuân Hương và Trần Hầu. Nữ sĩ cho biết Trần Hầu là người đồng hương. Hai người hâm mộ tiếng nhau mà đem lòng quyến luyến :

Bấy lâu ngưỡng mộ tiếng văn chương, nay mừng được gặp mặt,
(...) Chén tình vừa nhắp đã nồng nàn, đôn hậu.
Thanh khí của châu ta còn được ưa chuộng,
Tài tình của chúng ta là chung đúc nơi đây (26)
.

Tuy quyến luyến nhưng chưa tiện ngỏ ý :

Thân bèo nước gập nhau, nâng chén rượu dưới trăng,
Tấc lòng son sắt thực khó nói.
Gọi đàn, vì có ý mà gẩy khúc Cầu Hoàng,
(...) Sau phút ly biệt, còn lưu luyến biết bao tình (27).

và :

Trăm năm gập gỡ là bao nả,
Thắc mắc sầu riêng khó giở ra (28).

Dẫu Xuân Hương tỏ ra có tình ý thắm thiết nhưng thực ra đôi bên chưa có gì gọi là gắn bó.

2 - Tình của Trần Hầu đối với Xuân Hương

Họ Trần xác nhận vì hâm mộ mà tìm đến nàng :

Giữa chốn Long thành được nghe nói đến nàng... (29).
nhận mình là người đồng hương :

Phương chi lại là người đồng quận (30).
và mình đã đứng tuổi :

Thương ta bất tài, mái tóc luống bạc... (31).
Còn về giao tình giữa hai người thì :

Chưa gập mà lòng đã mến trước,
Há phải đến lúc họa thơ với nhau mới có tình cảm mặn nồng ? (32)

Tình cảm mà đã "mặn nồng" từ trước khi gập mặt thì không phải là tình yêu mà chỉ là lòng mến mộ văn tài của Xuân Hương, huống chi Trần Hầu còn thêm :

Mừng cho nàng có phận gửi thân nơi quyền quý,
(...) Chỉ mong cái tình của chúng ta gặp nhau trong mộng (33).


Hai câu này cho ta có cảm tưởng là thấy Xuân Hương đã kết duyên với người khác Trần hầu không tỏ vẻ đau khổ. Mối tình Trần Hầu - Xuân Hương cũng chỉ được coi là "mộng", chẳng khác gì mối tình giữa Nguyễn Du và Xuân Hương.

3 - Trần Hầu là ai ?

Trong LHK, từ đầu chí cuối Xuân Hương chỉ xướng họa với một " Hiệp trấn Sơn-nam-thượngTrần Hầu", nhưng trong Tục Hoàng Việt thi tuyển, Nguyễn Ðình Hồ có chép hai bài thơ chữ Hán của Xuân Hương :

"Ðang quét sân vừa đi vừa than để trả lời" (sau Trần Thanh Mại phát giác ra tác giả bài này là một thi sĩ Trung quốc) ;

"Bình thủy tương phùng nguyệt hạ tôn" là một bài thơ Xuân Hương "họa" "Hiệp trấn Sơn-nam-ha", nhưng trong LHK lại chép là của Xuân Hương "xướng" với "Hiệp trấn Sơn-nam-thượng ".

Vì dựa vào Tục Hoàng Việt ... GS H.X. Hãn tin là có tới hai ông Hiệp trấn họ Trần, một ở Sơn-nam-thượng và một ở Sơn-nam-hạ, và tìm ra cả tên của hai người :

a - Hiệp trấn Sơn-nam-thượng tên là Trần Ngọc Quán. Theo ông H.X.Hãn thì năm 1813, đời Gia-long, có Trần Ngọc Quán làm Cai bạ Quảng-đức (Thừa-thiên) đến năm 1815 được bổ chức "Hiệp trấn Sơn-nam-thượng" (Ðại Nam Thực Lục Chính Biên xác nhận).

Dứt khoát ta phải loại bỏ Trần Ngọc Quán vì lẽ đến tháng 2, 1815 ông này mới giữ chức "Hiệp trấn Sơn-nam-thượng" trong khi bài "Tựa" LHK đã viết xong từ tháng 2, 1814, tức là từ một năm trước, và tất nhiên những bài thơ trong LHK phải được viết ra từ trước bài "Tựa".

b - Hiệp trấn Sơn-nam-hạ là Trần Quang Tĩnh. Vẫn dựa vào Ðại Nam Thực Lục Chính Biên, ông Hãn cho biết Trần Quang Tĩnh quê ở Gia-định, năm 1807 được thăng từ Cai bạ lên "Hiệp trấn Sơn-nam-hạ" (35).

Lần này thời điểm phù hợp nhưng lại không ổn về địa điểm : Trần Hầu trong LHK là "Hiệp trấn Sơn-nam-thượng" chứ không phải Sơn-nam-hạ. Trong Tục Hoàng Việt thi tuyển mới có "Hiệp trấn Sơn-nam-hạ" song độ tin cậy của Tục Hoàng Việt... không lấy gì làm cao, chép có hai bài thơ nói là của Xuân Hương thì một bài đã vơ nhầm của một thi sĩ Trung quốc, bài thứ nhì có nhầm từ Sơn-nam-thượng ra Sơn-nam-hạ, đổi "xướng" ra "họa", cũng không phải là chuyện chẳng thể có.

Cứ cho là Tục Hoàng Việt... chép đúng thì ta phải sửa lại tất cả những bài thơ xướng họa với họ Trần trong LHK chứ không có lý do gì để tách riêng bài "Bình thủy tương phùng..." cho là liên quan đến "Hiệp trấn Sơn-nam-hạ" còn tất cả những bài khác thì vẫn với ông "Hiệp trấn Sơn-nam-thượng.

Mặt khác, Trần Hầu trong LHK là người đồng quận (châu Hoan) với Xuân Hương, còn Trần Quang Tĩnh quê ở Gia-định làm sao có thể coi là một được ?

Ông Ðào Thái Tôn cũng chép rằng bài "Bình thủy tương phùng..." là của "Hiệp trấn Sơn-nam-thượng", theo LHK, nhưng trong phần chú giải thì lại chép theo ông H.X. Hãn về một "Hiệp trấn Sơn-nam-hạ" thành ra đầu đuôi không ăn nhập với nhau. Phải chăng ông Ðào thấy LHK "đáng tin cậy hơn" nhưng đồng thời ông cũng "muốn tin" học giả H.X.Hãn (36) ?

C - TỐN PHONG THỊ

Ngoài LHK Trần Thanh Mại còn phát hiện ra ở Thư viện Khoa Học Trung Ương một bài "Tựa" tập LHK kèm với 32 bài thơ của Tốn Phong Thị trong đó có 31 bài thơ chữ Hán nói đến mối tình giữa Xuân Hương và Tốn Phong. Theo bài "Tựa" thì Tốn Phong cũng quê ở châu Hoan như nữ sĩ, hai người gập nhau năm 1807 và đến năm 1814 thì Xuân Hương đưa tập LHK nhờ Tốn Phong viết Tựa. T.T.Mại đoán Tốn Phong họ Phan chỉ vì trong bài "Tựa" thấy nói Tốn Phong có cô "em họ tên Phan Mĩ Anh". Ðoán thế là khiên cưỡng vì có thể là em họ bên ngoại, không cùng một họ.

Theo ông Lê Trí Viễn thì Xuân Hương có tới 10 bài thơ gửi Tốn Phong, tôi chỉ được đọc có năm bài với tựa đề nêu tên Tốn Phong.

1 - Tình ý của Xuân Hương đối với Tốn Phong

So với hai người "tình" trước thì mối tình của Xuân Hương đối với Tốn Phong xem ra gắn bó hơn, vì Xuân Hương nhắc tới "giải ước nguyền" trong bài "Tốn Phong Thị nằm mộng, ghi lại mang cho xem, nhân đó ghi thuật bằng thơ" :

(...) Chén tình đã nhẫn lâu mà nhạt,
Giải ước nguyền âu thắm chẳng phai.


và trong bài "Họa Tốn Phong nguyên vận" thì nhắc đến "chén thề, món tóc (thề), trăm năm..." :

Kiếp này chẳng gập nữa thì liều,
Những chắc trăm năm há bấy nhiêu ?
(...) Chén thề thuở nọ tay còn dính,
Món tóc thời xưa cánh vẫn đeo.
Ðược lứa tài tình cho xứng đáng,
Nghìn muôn non nước cũng tìm theo.


Câu cuối nói lên sự quyết tâm, chí tình của Xuân Hương.

2 - Tình của Tốn Phong đối với Xuân Hương

Tốn Phong luôn luôn tán tụng sắc đẹp và văn tài của Xuân Hương :

Trên đàn thơ xuất hiện một vị thần thơ,
(...) Gập người ngờ là tiên nữ gửi xuống trần


(Bài số 12, theo cách đánh số của T.T.Mại)

song Tốn Phong chỉ nhắc đến tình giao du, xướng họa :

Tựa :"Tình cờ mới gập lần đầu mà thành đôi bạn thân thiết... Tôi phải xuôi ngược vào Nam ra Bắc không thể cùng nhau xướng họa..."

Bài số 11 :"Gập người ngờ là có mối duyên bút mực từ xưa"

Còn duyên tình ? Chỉ thấy Tốn Phong than :

Duyên lạ mây mưa phó mặc hồn mộng,
Ðừng nói nhớ nhau với biết nhau
Ðồng tâm chỉ thấy vị ấm chén rượu. (Bài số 18)

Ở đây cũng như với họ Nguyễn, họ Trần, hễ nói tới "tình" thì ta lại gập chữ "mộng".

Vì hiếm tài liệu chính xác về Xuân Hương nên ta phải căn cứ vào bài "Tựa" của Tốn Phong tuy nhiên bài này cũng có chỗ không ổn : Tốn Phong cho biết trong bài "Tựa" rằng hai người quen nhau từ "Xuân Ðinh Mão" (1807), đến "Xuân Giáp Tuất" (1814) thì gập lại, tính ra phải là 7 năm, thế mà Tốn Phong nhiều lần nói rõ là chỉ có "6 năm" :

Bài số 28 :

Từ lúc chia tay người mỗi ngả,
Tình khách cũng đã sáu năm tới nay.

Bài số 22 :
Cánh bèo gặp nhau sáu năm về trước.
Tốn Phong nhớ nhầm hay... không biết làm tính ?


D - MAI SƠN PHỦ

Trong LHK ít nhất cũng có tới ba bài Xuân Hương viết về Mai Sơn Phủ nhưng không có thơ của Mai Sơn Phủ nên ta chỉ có thể căn cứ vào thơ của Xuân Hương để phỏng đoán.

Chắc Mai Sơn Phủ cũng cùng quê với nữ sĩ vì trong bài "Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phủ" (= Kể ý mình và trình bạn là Mai xuân Phủ) có câu :

Giấc mộng tình quê thấy tịch liêu

Trong bài "Họa Sơn Phủ chi tác", ta thấy tình của Xuân Hương rất thiết tha :

Nước mắt trên hoa là lối cũ,
Mùi hương trong nệm cả đêm thâu.
Vắng nhau mới biết tình nhau lắm,
Này đoạn chung tình biết mấy nhau.


Song Sơn Phủ dường như lại hững hờ nên Xuân Hương nhắc nhở :

Nhớ nhung đừng lỡ hẹn sai kỳ
(...) Hai ta đều muộn nói mà chi ?


và "khuyến khích" :

Hãy nên trao gửi mối duyên đi,
Lòng son ai n" phụ giai kỳ ?

Xem ra, với Mai Sơn Phủ, cũng vẫn chỉ là "giấc mộng tình quê" mà thôi.

o O o

Vì không được đọc những bài thơ liên quan đến Thanh Liên, Chí Hiên, Thạch Ðình vv. nên tôi chỉ có thể bàn về tình duyên của tác giả LHK qua Nguyễn Hầu, Trần Hầu, Tốn Phong Thị, Mai Sơn Phủ. Tuy với ai Xuân Hương cũng tỏ ra khăng khít nhưng đối phương, nếu có thơ xướng họa, chỉ thấy mập mờ nói đến "mộng".

Hơn nữa, khó có thể tin rằng một người phụ nữ "nghiêm chỉnh", "biết dừng lại trên lễ nghĩa" (như Tốn Phong viết trong bài "Tựa") lại có thể cùng một thời gian "thành thật gắn bó" với ít ra là hai, ba người : Ong H.X. Hãn cho là khoảng 1813/4, Xuân Hương nối lại tình xưa sau bẩy năm xa cách với Tốn Phong khi ông này quay lại Thăng-long. Cũng trong thời gian ấy, Xuân Hương viết bài "Cảm cựu..." bầy tỏ "muôn nghìn nỗi nhớ nhung" với Nguyễn Hầu và trách người tình để mình "năm canh chiếc bóng chong". Ðấy là chưa kể ông H.X.Hãn còn cho là lúc ấy Trần Phúc Hiển vừa được thăng chức Tham hiệp Yên-quảng, trên đường đi nhậm chức, dong thuyền qua Thăng-long có ghé thăm và hứa hẹn sẽ cưới Xuân Hương (37).

Ðiều khó hiểu là Xuân Hương không những gắn bó với mấy người cùng một lúc mà còn không ngại ngùng đem những bài thơ bộc lộ tình yêu khăng khít của mình với những người khác cho Tốn Phong đọc và nhờ viết cả bài "Tựa" mà không sợ Tốn Phong ghen. Thói thường, người ta dẫu có "ăn vụng" thì cũng tìm cách "giấu giếm". Cho nên tôi nghĩ rất có thể Xuân Hương chỉ coi những "mối tình" này là cái cớ để làm "văn chơi", hơi cường điệu một chút, chứ sự thật không có tình ý gì cả. Bởi không có tình ý nên mới không ngại ngùng đưa cho Tốn Phong đọc, biết rằng Tốn Phong sẽ hiểu. Quả nhiên ta thấy Tốn Phong viết trong bài "Tựa" :

"Thoạt đầu tôi hết sức kinh ngạc, lạ lùng (vì bất ngờ khám phá ra Xuân Hương còn thắm thiết với nhiều người khác ngoài mình ra) rồi dần dần càng đọc càng thấy lòng thư thái (vì đã hiểu đây chỉ là "văn chơi", không phải sự thực) trở nên vui thú, khoái trá (bây giờ Tốn Phong mới thực sự thưởng thức văn tài của Xuân Hương)".

Nếu không thế thì vì sao thoạt mới đọc LHK Tốn Phong lại "hết sức kinh ngạc, lạ lùng" ? Không thể nói "kinh ngạc" vì thấy thơ Xuân Hương quá hay, Tốn Phong đã xướng họa nhiều lần với Xuân Hương còn lạ gì tài của vị "thần thơ" này ? Rồi tại sao lại "dần dần càng đọc càng thấy lòng thư thái", cái gì đã khiến lòng Tốn Phong "không thư thái" trước đó ?

Mới đọc thoáng, tưởng như tình duyên của tác giả LHK cũng trắc trở như tình duyên của tác giả TTT, nhưng xét kỹ thì có lẽ không phải, "duyên" trong LHK chỉ là thứ "duyên bút mực" còn "tình duyên" thực thì lại không thấy Xuân Hương viết rõ, chỉ có thể đoán qua Tốn Phong, bài số 18 :

Nhà Nguyệt bây giờ vui bạn phượng

chứng tỏ khi Tốn Phong quay lại thì dường như Xuân Hương đã kết duyên với người khác, mà lại là người xứng ý nên mới "vui bạn phượng".

Chuyện Xuân Hương xuất giá có thể là chuyện thực vì Trần Hầu cũng viết :

Mừng cho nàng có phận gửi thân nơi quyền quý (38).

Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán, vấn đề Hồ Xuân Hương và LHK còn dành cho ta nhiều nghi vấn...

Trong TTT ta không thấy có bóng dáng Tốn Phong, Trần Hầu, Nguyễn Hầu, Mai Sơn Phủ v.v., và trong LHK cũng không thấy bóng dáng của Tổng Cóc, ông Phủ Vĩnh-tường hay Chiêu Hổ. Tại sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ như vậy ? Nếu cho là Xuân Hương về già tự ý loại bỏ những bài TTT cho là nghịch ngợm làm lúc trẻ để đối đáp với những lời trêu ghẹo của con trai cho nên trong LHK không có bóng dáng Tổng Cóc, Chiêu Hổ v.v. nhưng chẳng nhẽ dân gian cũng tự ý loại bỏ trong TTT những bài có dính dáng đến Nguyễn Du, Trần Hầu, Tốn Phong... ? Loại ra vì lẽ gì ? Huống chi văn phong của TTT và LHK khác nhau rất xa, ai cũng nhận thấy.

Ta chỉ có thể đi đến kết luận là về mặt tình duyên, cũng như về văn phong, trong hiện tình chúng ta chưa có cứ liệu chắc chắn để xác quyết tác giả Lưu Hương Ký cũng chính là tác giả những bài thơ truyền tụng ai cũng biết.

Châtenay-Malabry, tháng 9, 1998
Thế Kỷ 21, số 115, 11/1998
Sửa lại tháng 9, 2005


CHÚ THÍCH
1 - Tùng Thiện Vương Miên Thẩm là em vua Thiệu-Trị, nổi tiếng văn tài cùng với Tuy Lý Vương Miên Trinh.
"Long Biên" ám chỉ Thăng-long.
"Trúc chi từ" là một loại thơ gồm nhiều đoạn ngắn ví như những khúc cây trúc.
2 - Phần thơ chữ Hán của Tùng Thiện Vương trích theo Trần Thanh Mại, Nghiên cứu Văn học, số 3/1963. Tôi chiết trung nhiều bản dịch cốt giữ nguyên ý của tác giả.

3 - Thơ và Ðời, tr. 2, 218-39.

4 - Ngô Lãng Vân, tr. 34-5.

5 - H.X. Hãn, tr. 178.

6 - Quốc sử di biên, tr. 281.

7 - H.X. Hãn, tr. 180.

8 - " " , tr. 196-7, 268-70.

9 - Ðào Thái Tôn, tr. 98.

10 - H.X. Hãn, tr. 268. Lê Dư viết rằng Xuân Hương chết sau người chồng cuối cùng vài năm.

11 - Bùi Hạnh Cẩn, tr. 10.

12 - H.X. Hãn, tr. 278_9.

13 - " " , tr. 288.

14 - " " , tr. 291.

15 - Ngược Ðường Trường Thi, tr. 104.

16 - Vũ Trung Tùy Bút, tr. 118.

17 - Ðại Nam Thực Lục, X, tr. 161.

18 - Vũ Trung Tùy Bút, tr. 5 - Liệt Truyện, I I I, tr. 474-5- Bài của Tảo Trang - Tự vị Lê văn Ðức và Lê Ngọc Trụ.

19 - Ðào Thái Tôn, tr. 117.

20 - " " " , tr. 50.

21 - Ai cũng biết Nguyễn Du đỗ Tam trường, nhưng không ai biết đích xác Nguyễn Du đỗ thi Hương hay thi Hội, thi ở Thăng-long hay Sơn-nam, đỗ năm 17,18 hay19 tuổi. Gia phả họ Nguyễn ở Tiên-điền tuy chép là Nguyễn Du đỗ Tam trường thi Hương nhưng cần phải kiểm tra lại (cũng như chép Nguyễn Du đón đường vua Gia-Long để xin ra làm quan mà Ðại Nam Thực Lục lại chép Nguyễn Du bất đắc dĩ phải ra tham chính với nhà Nguyễn nên thường giữ im lặng, không bàn tâu gì, nên bị vua quở).

Theo tôi, thi Hương bắt buộc phải thi ở quê hương mình, mà quê Nguyễn Du là Nghệ-Tĩnh, còn Thăng-long chỉ là nơi Nguyễn Du sinh trưởng nên nếu là thi Hương thì Nguyễn Du bắt buộc phải về quê thi, như người cháu năm đời là Nguyễn Mai đã đỗ Cử nhân khoa 1900 ở Nghệ, chứ không có lý do gì để thi ở Sơn-nam (như gia phả chép) là quê vợ, trừ phi Nguyễn Du khai gian. Nguyễn Du cũng không được phép xin phụ thí ở Thăng-long, vì trường hợp này chỉ dành cho những người có cha đang trị nhậm ở Thăng-long, xa quê hương, phần Nguyễn Du, mồ côi cha từ năm 10 tuổi ai cũng biết, tất nhiên không được hưởng ngoại lệ này.

Căn cứ vào những tiểu sử Nguyễn Du mà tôi được đọc thì sau khi mồ côi cha, Nguyễn Du về ở với anh là Nguyễn Khản, học anh vài năm rồi về quê học Tiến-sĩ Nguyễn Hành (không phải Nguyễn Hành cháu Nguyễn Du) ít lâu sau trở lại Thăng-long và thi đỗ Tam trường. Nhiều người (như ông H.X. Hãn) khẳng định là Nguyễn Du đỗ Sinh-đồ (có người còn biên là "đỗ Tú-tài" mà quên rằng thời nhà Lê chưa ai dùng danh từ "Tú-tài", phải đợi vua Minh-Mệnh nhà Nguyễn mới cải danh từ "Sinh đồ" ra "Tú tài") có nghĩa là đỗ Tam trường thi Hương, chắc cho là Nguyễn Du chân trắng tất phải bắt đầu bằng thi Hương. Thực ra Nguyễn Du vì có cha làm quan to nên được hưởng lệ tập ấm, miễn thi Hương, chỉ cần đỗ một kỳ khảo hạch là được thi Hội. Ðiều này được ông Lê Xuân Giáo, từng đàm luận về Nguyễn Du với Cụ Nghè Mai, xác nhận và còn thêm Nguyễn Du đỗ Tam trường "có phân số" (tức là tuy không đỗ thi Hội nhưng bài làm không quá dở). Theo Lịch Triều Hiến Chương - Khoa Mục Chí, thì Thăng-long chỉ tổ chức thi Hội vào những năm :

1781 khi Nguyễn Du được 17 tuổi ta ;

1785 khi Nguyễn Du 21 tuổi và đã dời kinh thành lên Thái-nguyên.

Còn năm 1783, Nguyễn Du được 18 tuổi tây, 19 tuổi ta, thì không có khoa thi Hội nào cả.

Cho nên tôi kết luận rằng Nguyễn Du chỉ có thể trở lại Thăng-long để thi Hội vào năm 1781, 17 tuổi ta.

22 - Hồ Tuấn Niệm, "Bàn lại đôi điểm...", Văn Học, số 1.

23 - H.X. Hãn, tr. 268, 249.

24 - Theo H.X. Hãn, tr. 245, thì T.T.Mại dịch là "sương đeo mái", Hồ Tuấn Niệm sửa là "sương treo mái" cho gần với cách phát âm hơn, nhưng lại không có nghĩa, H.X.Hãn sửa lại là "sương siu mấy" (sương siu = bịn rịn) rồi Nguyễn Quảng Tuân, trong Kỷ Yếu Hội Nghiên CứuVăn Học, 1998, tr. 185-92, không đồng ý, cho là "sương gieo mãi" mới đúng.

25 - Nguyễn Du Toàn Tập, tr. 192-5.

26 - Ðào Thái Tôn, tr. 143. "Châu ta" = châu Hoan (Nghệ-an + Hà-tĩnh).

27 - " " " , tr. 138.

28 - " " " , tr. 144.

29 - " " " , tr. 143.

30 - " " " , tr. 197.

31 - " " " , tr. 194.

32 - " " " , tr. 199.

33 - " " " , tr. 194.

34 - H.X. Hãn, tr. 274 - Thực Lục, IV, tr.190, 350.

35 - " " , tr. 261 - " " , III, tr. 317.

36 - Ð.T. Tôn, tr. 137-9.

37 - H.X. Hãn, tr. 240.

38 - Ð.T. Tôn, tr. 194.


SÁCH THAM KHẢO
BÙI HẠNH CẨN, Hồ Xuân Hương - Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại. Hà-nội : Văn Hóa Thông Tin, 1995.
CAO XUÂN DỤC, Quốc Triều Hương Khoa Lục. Nhà xuất bản TP HCM, 1993. Bản dịch của Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn thị Lâm.

DƯƠNG THƯỢNG NGÃ, "Hồ Xuân Hương", Làng Văn, bốn số, 1997.

ÐÀO THÁI TÔN, Thơ Hồ Xuân Hương - Từ cội nguồn vào thế tục. Hà-nội : Giáo dục, 1993 ; tái bản năm 1995.

HOA BẰNG, Hồ Xuân Hương, nhà thơ cách mạng. Saigon : Bốn Phương, 1950.

" " (Sơn Tùng Hoàng Thúc Trâm), Quốc văn thời Tây Sơn.Saigon : Vĩnh Bảo, 1950.

HOÀNG XUÂN, LỮ HUY NGUYÊN, Hồ Xuân Hương - Thơ và Ðời. Hà-nội : Văn Học, 1995.

HOÀNG XUÂN HÃN, Hồ Xuân Hương - Thiên Tinh Sử, Hà-nội : Văn Học, 1995.

Bản này so với bản chính in trong TS Khoa Học Xã Hội, Paris (số 12, 1/1986) có nhiều chi tiết sai nhưng riêng đối với bài "Rút nhầm tơ duyên..." thì những sai lầm đó không có ảnh hưởng gì.

HỒ TUẤN NIỆM, "Bàn góp về nguồn gốc giai cấp của Hồ Xuân Hương", Nghiên cứu Văn Sử Ðịa, số 25, 2/1975.

" " " "Bàn lại đôi điểm về Tiểu sử Hồ Xuân Hương",Văn Học, số 1, 1/2-1972.

" " " "Chung quanh vấn đề Tiểu sử của Hồ Xuân Hương", Nghiên Cứu Lịch Sử, số 152, 9&10 / 1973.

LÊ TRÍ VIỀN chủ biên, LÊ XUÂN LÍT, NGUYỀN ÐỨC QUY"N, Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương. Sở Giáo-dục Nghĩa-bình, 1987.

LÊ XUÂN GIÁO, "Thân thế, Sự nghiệp và Tâm tình của Nguyễn Du tiên sinh",Tập sanVăn Hiến - Tưởng niệm Ðại thi hào Nguyễn Du. Hoa-kỳ, Los Angeles, 1978 ?

MAI QUỐC LIÊN, NGUYỀN QUẢNG TUÂN, NGÔ LINH NGỌC, LÊ THU YẾN, Nguyễn Du Toàn Tập - Thơ chữ Hán. Hà-nội : Văn Học, 1996.

NGÔ LÃNG VÂN, Hồ Xuân Hương Toàn Tập. Saigon : Sống Mới, 1971 ; tái bản ở Mỹ, không đề năm.

NGÔ THỜI CHÍ, Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Bản dịch của Ngô Tất Tố. Saigon : Phong trào Văn hóa tái bản năm 1969 ; tái bản ở Mỹ.

NGUYỄN LỘC, Thơ Hồ Xuân Hương. Hà-nội : Văn Học, 1982.

NGUYỀN HỮU NHÀN, "Hồ Xuân Hương và Tổng Cóc (Phóng sự điền dã)", Hồ Xuân Hương - Thơ và Ðời, tr. 218-39.

NGUYỄN TRIỆU LUẬT, Ngược Ðường Trường Thi. Hà-nội : Tân Dân, 1939 ; Saigon : Bốn Phương tái bản năm 1957 ; tái bản ở Mỹ.

PHẠM ÐÌNH HỔ, Vũ Trung Tùy Bút. Bản dịch của Ðông Châu Nguyễn Hữu Tiến. Paris : Ðông Nam Á tái bản.

PHAN HUY CHÚ, Lịch Triều Hiến Chương - Khoa Mục Chí. Hà-nội : Sử Học, 1961. Tổ Biên dịch, Viện Sử học Việt-Nam.

PHAN THÚC TRỰC, Quốc Sử Di Biên, tập Thượng. Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa, 1973. Bản dịch của Lê Xuân Giáo.

PHƯƠNG TRI, "Tài liệu về Hồ Xuân Hương trên đất Nam hà", Tạp chí Văn Học, số 3, 1974.

TẢO TRANG, "Chiêu Hổ và Phạm Ðình Hổ", TS Nghiên Cứu Văn Học, số 3, 1962.
Ðào Thái Tôn in lại trong Thơ Hồ Xuân Hương..., tr. 255-64.

TRẦN BÍCH SAN, "Xuân đường đàm thoại", 1869. Trần Tường phát hiện và công bố trên Tạp chí Văn Học, số 3, 1974, dưới nhan đề "Một số tư liệu mới tìm thấy về Hồ Xuân Hương".

TRẦN THANH MI, "Phải chăng Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán ?", Nghiên Cứu Văn Học, số 3/1963.

" " " "Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương", Nghiên Cứu Văn Học, số 4/1964.

" " " "Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương", Nghiên Cứu Văn Học, số 10/1964.

" " " "Bản Lưu Hương Ký và lai lịch phát hiện nó", Nghiên Cứu Văn Học, số 11/1964.

Tiến sĩ Schulze: Nếu chỉ chọn 1 cây thảo dược, thì hãy chọn ớt!/ Hồ Phất chia sẻ


Tiến sĩ Schulze:
Nếu chỉ chọn 1 cây thảo dược, thì hãy chọn ớt!






---









9F5C4428
Các bác sĩ nổi tiếng chuyên sử dụng phương pháp trị liệu tự nhiên thấy rằng ớt xứng danh là Vua của các cây thảo dược vì những tính năng tuyệt vời đối với sức khỏe mà nó mang lại.
Cấp cứu nhồi máu cơ tim bằng ớt
Theo Naturalnews, bạn thực sự có thể ngăn chặn cơn đau tim bằng một cách rất gọn nhẹ là sử dụng ớt Cayenne. Đúng vậy! Ớt Cayenne có thể ngăn chặn cơn đau tim trong khoảng 60 giây!
Các bác sĩ nổi tiếng như John Christopher, Richard Schulze (Mỹ) đều ca ngợi ớt Cayenne. Ví dụ TS John Christopher cho biết: “Trong 35 năm chữa bệnh, làm việc với người dân và dạy học, tôi chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến cấp cứu tại nhà. Lý do là, bất cứ khi nào tôi đi vào nhà bệnh nhân, nếu họ vẫn còn thở, tôi cho họ uống trọn một lý trà ớt (một muỗng cà phê bột ớt Cayenne trong một ly nước nóng), trong vài phút là họ đứng lên và đi lại được”.
Đây là những kinh nghiệm quý giá của các bác sĩ qua thực tế cá nhân, chứ không phải là suy luận dựa trên những đặc tính của loại thảo dược này.
Trước hết, để có thể ngăn chặn cơn đau tim, ớt Cayenne phải là loại có ít nhất 90.000 đơn vị nhiệt (HU, heat units – thước đo độ cay nóng của ớt). Nếu người đó vẫn còn ý thức, khuyến cáo là trộn 01 muỗng cà phê bột Cayenne vào một ly nước ấm, làm thành loại trà ớt và đưa cho người bệnh uống.
Nếu người đó bất tỉnh, hãy dùng chiết xuất ớt Cayenne, cũng phải là ít nhất 90.000 HU, cho một vài giọt lớn vào vị trí bên dưới lưỡi.
Một ly trà ớt nóng đem đến tức thời cho trái tim một lượng dưỡng chất mạnh mẽ mà tim cần thiết để vực người bệnh dậy trong cơn nguy cấp của bệnh tim.

Trà ớt
Trà ớt
26 dưỡng chất quý giá từ ớt
Các nhà khoa học tìm thấy trong ớt Cayenne ít nhất 26 loại chất dinh dưỡng khác nhau. Nó chứa nhiều khoáng chất như kẽm, selen, canxi, magiê và rất giàu các vitamin A và vitamin C. Đồng thời trong ớt cũng có nhiều hoạt chất quý cho sức khỏe, đặc biệt là nitroglycerin, được ví như món quà của Thiên Chúa dành cho những người có vấn đề tim mạch.
Một trong những ứng dụng có lợi nhất là dùng ớt Cayenne như một chất xúc tác khi kết hợp cùng các thảo dược. Do có tác dụng kích thích trên cơ thể, nó đẩy nhanh tốc độ lưu thông, tăng cường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ. Vì vậy nó có thể nâng cao hoặc làm tăng hiệu quả của bất kỳ công thức thảo dược nào.
Trong thực tế, nó thường được sử dụng theo cách này trong công thức cho viêm khớp, các vấn đề phụ khoa khác nhau, nhiễm trùng, bệnh tim hoặc tuần hoàn, thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, viêm loét, điều trị tuyến giáp v.v.
Ớt giúp thuyên giảm các chứng bệnh như:
· Cục máu đông (blood clots): Ớt rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông.
· Xơ vữa động mạch hay xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis): Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn.
· Suy tim sung huyết (Congestive heart failure): Ớt giúp tim được thư giãn và khỏe mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn. Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt.
· Triglycerides cao: Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat và được lưu trữ trong các tế bào mỡ.
· Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias): Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium.
· Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ các hệ thống trong cơ thể. Giúp thông các tắc nghẽn trong động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết.
· Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu qủa tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não. Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng đau nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache).
· Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách dội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt Cayenne lên vết thương.
· Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dầy. Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu. Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn).
· Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm. Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic).
· Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack).
· Giúp giảm viêm họng và viêm amidan.
Ớt giúp thuyên giảm các bệnh tật, đặt biệt là bệnh về tim mạch
Ớt giúp thuyên giảm các bệnh tật, đặt biệt là bệnh về tim mạch
Một số cách dùng ớt
Một số chuyên gia về sức khỏe khuyên rằng bạn nên mang bên mình rượu ớt để dùng trong những trường hợp cấp cứu cho người bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Bạn cũng có thể làm và thưởng thức món trà ớt hàng ngày, tăng cường sức khỏe và đề phòng các vấn đề bệnh tật.
· Khi cảm thấy cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra, hãy uống ly trà ớt nóng cứ 15 phút một lần cho đến lúc các triệu chứng qua đi.
· Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh vì nhồi máu cơ tim, bắt đầu cho hai muỗng cà phê rượu ớt vào miệng, sau đó tăng thêm khi bệnh nhân bắt đầu có phản ứng.
· Chảy máu, xuất huyết (bên trong hay bên ngoài cơ thể): pha ly trà ớt nóng (dùng một muỗng cà phê ớt bột hay 30 giọt rượu ớt) để nguội bớt rồi uống, uống luôn cả bã bột ớt nếu có thể. Máu sẽ nhanh chóng cầm lại.
· Vết thương: rắc bột ớt lên vết thương, hoặc rửa vết thương bằng rượu ớt, máu sẽ cầm lại trong vài giây.
· Trẻ sơ sinh bị ngạt thở: dùng vài giọt rượu ớt hòa với vài giọt nước (nửa này nửa kia) nhỏ vào lưỡi bé.
Trường hợp cấp cứu, khi có sẵn ớt cay tươi trong nhà, giã nhuyễn ớt rồi pha với nước nóng để làm trà ớt cho bệnh nhân uống (1 trái ớt cay to dài bằng ngón tay trỏ pha trong 200-250 ml nước nóng).
Rượu ớt
Rượu ớt
Dùng ớt hàng ngày
Rượu ớt: bắt đầu bằng 5 giọt trong nước uống hay nước trái cây, ngày ba lần. Tăng dần lên đến 1 ống nhỏ giọt đầy (khoảng 30 giọt), ngày 3 lần.
Bột ớt: Bắt đầu bằng 1/4 muỗng cà phê ớt bột ngày 3 lần, và tăng dần lên 1 muỗng cà phê, ngày 3 lần. Cho ớt (bột ớt hay rượu ớt, giấm ớt) vào ly nước nóng, để 5 phút như pha trà rồi uống. Uống nóng càng tốt.
Cách làm rượu ớt Cayenne
Bạn có thể chiết xuất ớt với nước giống như pha trà. Tuy nhiên cách này không để được lâu, nên tốt nhất là ngâm rượu, dùng loại trên 40 độ. Rượu giúp trích rút ra được một số chất mà nước khó lấy ra. Ngoài ra có thể dùng giấm táo thay vì dùng rượu.
Từ ớt tươi: Lấy khoảng 200 g ớt tươi, loại càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay, đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi ớt nhuyễn đều. Đổ vào chai thủy tinh 1 lít, đổ thêm rượu cho đầy chai. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay. Bảo quản nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã. Bạn sẽ được chai rượu ớt có thể giữ được qua nhiều năm.
Từ bột ớt khô: lấy khoảng 120 g, chọn loại có độ HU (heat unit) cao 70.000 – 90.000 HU hoặc hơn, ngâm trong một lít rượu 45 độ (vodka, rượu gạo) trong 14 ngày. Người mới bắt đầu dùng ớt, có thể dùng loại 35.000 HU trước.
Khi mới bắt đầu thì nên dùng một lượng ít, sau đó tăng liều dần dần. Nếu ban đầu chưa quen độ cay, bạn có thể dùng trong bữa ăn cùng với thực phẩm khác.
Bột ớt
Bột ớt
Cách làm trà ớt
Xắt mỏng trái ớt cay, nhiều hay ít tùy theo độ cay cho vừa với mình, cho vào ly, chế nước sôi để 10 phút như pha trà bình thường, là được ly trà ớt. Sau mỗi ba ngày khi đã quen với độ cay, hãy tăng liều lượng ớt lên.
Nếu bạn có kinh nghiệm nào với ớt, thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
Minh Thành tổng hợp

Duyên nợ ba sinh/ Hồ Phất chia sẻ

Namo Sakya Muni Buddha
Duyên Nợ Ba Sinh..
.. Có một anh chàng bị người yêu bỏ đi lấy chồng. Nên anh ta rất buồn, liền tìm đến nơi Phật thiền định
để xin lời khuyên. Phật nghe câu chuyện của anh rồi chỉ vào tấm gương ở bên cạnh mình và nói:
" Anh có nhận ra ai trong tấm gương này không ? "
Chàng trai tò mò nhìn vào tấm gương thấy hình một cô gái nằm chết bên vệ đường, không mảnh vải
che thân, liền há hốc mồm ngạc nhiên khi nhận ra đó chính là cô người yêu cũ của mình.
Rồi một lúc sau trong gương xuất hiện một người đàn ông đi qua đường nơi cô gái đang nằm.
Thấy cô gái nằm như thế, anh ta động lòng cởi cái áo mình đang mặc và phủ lên người cô gái rồi đi tiếp.
Và chàng trai đó chính là anh chàng bị người yêu bỏ đi lấy chồng.
Cô gái vẫn tiếp tục nằm như thế, cho tới khi có một người đàn ông khác xuất hiện khi đi qua đường.
Thấy người con gái nằm chết bên vệ đường, anh ta động lòng rồi đem xác cô gái đi mai táng và chôn cất
đầy đủ. Người đàn ông đó nay chính là chồng của cô người yêu cũ.
Nhìn vẻ mặt của anh chàng bị người yêu bỏ lộ đầy vẻ thất thần, và ngạc nhiên.
Phật nhẹ nhàng cười và nói với chàng trai rằng:
" Tấm gương này phản chiếu lại chuyện kiếp trước.
Ở kiếp trước vì anh chỉ mặc áo cho cô ấy thôi. Nên kiếp này cô ấy yêu anh, ở bên anh một thời gian
để trả nợ. Và đó là cái duyên của anh và cô ấy. Cái duyên bắt nguồn từ cái nợ của kiếp trước.
Thế nhưng cô ấy phải lấy người đàn ông kia, bởi vì kiếp trước cô ấy đã nợ cái công chôn cất, mai táng.
Nên kiếp này phải lấy người đó làm chồng. Đó là duyên phận. Cái duyên phận này cũng bắt nguồn
từ cái nợ của kiếp trước.

Bởi vậy, đừng quá buồn bã và suy nghĩ nhiều về chuyện này. Bởi chuyện duyên phận con người ra sao
tất cả đều do duyên nghiệp quyết định. Và bất cứ ai trong chúng ta sống kiếp này cũng phải trả nợ
hoặc đền ân cho hững kiếp đã qua "
.
Ngẫm nghĩ:
Muôn sự trên đời bởi Nghiệp, Duyên
Hiểu ra, thanh thoát mọi ưu phiền
Trong mơ ai biết đời hư ảo
'' Thả mồi bắt bóng'' tự truân chuyên.
( Trích: '' Thôi kệ! '' - Như Nhiên )

***
Từng đối mặt ngàn ngày sao chẳng nhớ
Chỉ một lần gặp gỡ khó mà quên!
- Tình cảm con người chính là một chữ '' Duyên ''
Biển đời rộng, riêng một người ta thấy.
Nỗi khổ, niềm vui dẫn nhau sang từ đấy
Từ độ mắt nhìn mà sóng dậy hồn ai.
Giọng nói câu cười.. nếu phớt bỏ ngoài tai.
Lòng trong vắt.. giọt mưa trôi trên lá.
Đâu ai bắt trói ta vào kẻ lạ ?
Đường thênh thang sao chọn ngã nhiêu khê!
Khó mà quên, vì trót lỡ '' mang về ''
Một chữ Nhớ quyện đời vào duyên nghiệp.
Vòng luẩn quẩn.. từ khi chàng có thiếp
Đợt sóng lan dần, viên sỏi chạm hồ thu.
Ôi trần tâm khởi động cuốn xa mù
Duyên và Nghiệp một đồng xu hai mặt.
Nhớ rồi Tưởng bởi cái nhìn, con mắt
''Sắc cứ là hình sắc'', có hề chi?
Mưa đâu làm trói buột bước chân đi
Thì gặp gỡ, thì chia ly, ai khổ?
Trong chữ Duyên vốn tiềm tàng chữ Nợ
Chữ sum vầy chôn nức nở chia xa.
Nhớ tìm quên, quên tìm nhớ, sa đà..
Đành xuôi ngược cõi Ta bà vô tận.
- Nào ai biết trở về làm mây trắng
Kiếp nhàn vân xa vắng nẻo vòng quanh...
Như Nhiên - ( Th Tánh Tuệ )





Khóa tu Hương Sen mùa Hạ tại New Jersy 20 Aug -2015

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Hồ Xuân Hương đối đáp với Chiêu Hổ bài 3

CẶP XƯỚNG HỌA III
Hồ Xuân Hương

Đối đáp xướng họa với Chiêu Hổ
HỒ XUÂN HƯƠNG XƯỚNG




Đấy có xa đâu phải nhắn nhe (1)
Nhắn nhe ý lại muốn gùn ghè.(2)
Gùn ghè nhưng lại tình không dám (3)
Không dám cho nên phải rụt rè. (4)
(Bản Tạp thảo tập, hiệu đính bản khắc năm 1921)
CHIÊU HỔ HỌA
Hỡi hỡi cô bay tố hảo nhe (1’)
Hảo nhe không được, ắt ta ghè. (2’)
Ta ghè không được, ta ghè mãi (3’)
Ghè mãi thời lâu cũng phải rè. (4’)
Bản Tạp Thảo tập, hiệu đính bản khắc năm 1922
(Tổng hợp nguồn: cả 2 bài xướng-họa trên: Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008 và bản Hồ Xuân Hương, Giai thoại thơ, của Sở Văn hoá Vĩnh Phú-1989. NT)

*Văn bản chữ Nôm:
HỒ XUÂN HƯƠNG XƯỚNG
蒂 固 佘 丢 沛 𠴍 㖇
𠴍 㖇 意 吏 㦖 蠄 掑
蠄 掑 仍 吏 情 空 噉
空 噉 朱 𢧚 沛 揬 提

CHIÊU HỔ HỌA
咳 咳 姑 悲 訴 好 㖇
好 㖇 空 特 乙 些 掑
些 掑 空 特 些 掑 買
掑 買 時  拱 沛 提
* Chú giải:
Cô bay: 姑 悲 , bay: Tiếng xưng hô đối với người dưới; cô em.
Gùn ghè: Gạ gẫm, nầy nọ, quyến rủ người đẹp.
Tố hão: Cáo tố吿 訴 hão huyền 好 玄: Trách chuyện đâu đâu, không đúng sự thực.
(Ghi theo Hồ Xuân Hương, Giai thoại thơ, của Sở Văn hoá Vĩnh Phú-1989. Hai chữ này gắn với cách đối đáp của hai bài hoạ, khác với nhiều bản vẫn chép là tớ bảo)
Ghè: 掑: đập hai vật rắn vào nhau để nó mẻ hoặc vỡ, hoặc đánh liên tiếp làm cho đau.
*gùn ghè: ( có bản viết gầm ghè):蠄 掑
* Gầm ghè, 蠄 掑 chỉ thái độ gây sự, có phần hung hăng.
* Gùn ghè, 𠼹 掑chỉ sự gạ gẫm, nầy nọ.
*rụt rè: 揬 提: tỏ ra e dè, không mạnh dạn làm điều muốn làm.
rè: 提: âm thanh không còn trong trẻo nữa mà lâu ngày có nhiều tạp âm.
Bổ sung:
Về Chiêu Hổ tác giả các bài thơ xướng họa với Hồ Xuân Hương nêu trên là Phạm Đình Hổ (1768-1839), tác giả của Vũ trung tùy bút 雨中随 筆. Nhưng theo Ông Trần Nhuận Minh thì: Theo tôi, điều này hoàn toàn ngã ngũ được.Chiêu Hổ HÒAN TÒAN KHÔNG PHẢI là Phạm Đình Hổ ( 1768 – 1839)…
Phạm Đình Hổ, có tên chữ là Tùng Niên và Bình Trực, tên hiệu là Đông Dã Tiều, người làng Đan Loan huyện Đường An, nay là huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Ông sinh trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhưng bản thân ông chỉ đỗ tú tài. Biết ông là người tài xứ Bắc, trong dịp ra Hà Nội, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cho mời ông lên gặp và chỉ sau ít phút tiếp kiến, đã đặc cách phong ông làm Tế Tửu Quốc Tử giám Thăng Long – Hà Nội, tức Hiệu trưởng trường, chức này chỉ dành cho các tiến sĩ mà bài thi ( hoặc sự tiếp xúc sau đó của nhà vua với vị tiến sĩ,) thấy được tính uyên bác hơn người. Xin nhớ rằng, tài giỏi như Chu An, thời Trần, cũng chỉ là Tư nghiệp, tức Hiệu phó, để thấy sự liên tài của vua Minh Mạng và cái thoáng, rất trọng thực tài, trong quan chế của nhà Nguyễn.
Phạm Đình Hổ có nhiều trước tác, nhưng nổi tiếng nhất làVũ trung tùy bút.
Vũ trung tuy bút, tác phẩm duy nhất Phạm Đình Hổ nói về mình, về chuyện đời mình, cho thấy ông là một ngưởi “trầm lặng, mực thước, khắc khổ, nhạt nhẽo”, đặc biệt, ông “rất ghét thanh sắc, nghề cờ bạc, và những chuyện rủ rê chơi đùa”–lời Phạm Đình Hổ - thì không thể có chuyện ông ( quan Tế Tửu – hiệu trưởng - Quốc Tử giám Thăng Long, Hà Nội ) là tác giả của các bài thơ trên, lại “ghẹo nguyệt giữa ban ngày”, cho Hồ Xuân Hương, “cho cả cành đa lẫn củ đa”, và chửi đời rất sảng khoái theo kiểu lưu manh: Rày thì đù mẹ cái hồng nhan…( và Hồ Xuân Hương, một nhà thơ “đúng phép mà văn hoa “, bao giờ cũng biết “dừng lại ở phạm vi lễ nghĩa” ( cũng như thơ Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương kí – khắc in năm 1814 ), cũng không thể là tác giả của những bài thơ trên) .
Phạm Đình Hổ nói, suốt đời ông, ông chỉ có “mỗi một cái tội là nghiện… nước chè”, chủ yếu là do ông tự pha lấy cho mình. Xin nhớ cho, Bộ Luật Gia Long thời Nguyễn ghi rõ:“Phàm quan văn võ ở đêm với con hát, hay đem con hát vào tiệc rượu, phạt 60 trượng”, nghĩa là giải ra công đường, lột mũ áo, đánh cho 60 gậy rồi đuổi về vườn.
Xin nói thêm: tên tập thơ duy nhất của Hồ Xuân Hương là Lưu Hương kí. 琉 香 記
Theo giáo sư Trần Thanh Mại, thì chữ Lưu 琉 , có bộ ngọc 玉 ở bên, chỉ quê hương Quỳnh Lưu , không phải là lưu biệt hay lưu truyền, còn Hương 香 là tên bà. Vậy đây là thơ của người Quỳnh Lưu tên là Xuân Hương 春 香 được ghi lại. Giáo sư Trần Thanh Mại khẳng định: “ Lưu Hương kí là một tài liệu chân chính, đáng tin cậy, và trong trường hợp này, không thể có vấn đề, có kẻ nào đó muốn chơi khăm, làm ra tài liệu giả mạo để đánh lạc hướng nghiên cứu của chúng ta”. (Lưu Hương kí và lai lịch phát hiện nó - Trần Thanh Mại, toàn tập, tập III. Nxb Văn học, 2004).
Mặt khác, căn cứ vào lời Tựa (Lưu Hương ký)của Tốn Phong có viết: “ Khi hỏi đến tên họ, mới biết cô ta là em gái ông lớn họ Hồ, đậu Hoàng Giáp, người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu”, từ đó, các nhà nghiên cứu mới bạch hóa được tiểu sử của Hồ Xuân Hương. (Làng Hoàn Hậu nay là làng Quỳnh Đôi) như sau:
-Bà là con của Ông Hồ Sĩ Danh, không phải con của Ông Hồ Phi Diễn, như các sách giáo khoa đã ghi.
- Hồ Phi Diễn (1704-1787) đỗ Sinh Đồ năm 20 tuổi (1724), không được bổ nhiệm quan chức, không có con đỗ Hoàng Giáp và làm ông lớn. Hồ Phi Diễn và Hồ Sĩ Danh là anh em con chú con bác, lại rất xa nhau, kể ngược lên đến đời thứ 10 mới cùng một ông tổ.(Hơn nữa, cũng theo thơ văn của Tốn Phong, Bà còn có tên Hồ Phi Mai qua cách gọi ẩn dụ, bóng bẩy của ông. Có thể vì phương danh nầy mà nhiều người ngộ nhận chăng?)
Bà là em ruột Hồ Sĩ Đống ( 1738 – 1785 ) , đậu Đình nguyên, đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, ( tức Hoàng Giáp), làm quan đến Hành Tham tụng, (Quyền Tể tướng) tước Quân Công, cùng với Bồi tụng Bùi Huy Bích, đứng đầu lục bộ thời Trịnh Sâm và Trịnh Khải.
Hồ Sĩ Danh (1706 – 1783), chỉ đậu Hương cống ( tức Cử nhân), không ra làm quan, nhưng có con làm to, được phong tặng chức Hàn lâm thừa chỉ, hàm Thái bảo. Như vậy là đã rõ.
Khi giao tập Lưu Hương kí cho Tốn Phong đề tựa, Hồ Xuân Hương nói Đây là toàn bộ thơ của cuộc đời tôi từ xưa đến nay . Do đó, xếp Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là thơ dân gian khuyết danh là tôn trọng ý kiến của chính Hồ Xuân Hương vậy. Và “Hồ Xuân Hương” cũng như “Chiêu Hổ” trong thơ Nôm truyền tụng, chỉ là nhân vật hư cấu của văn học dân gian…
Nhân đây, xin nói thêm một chút về Nguyễn Du ( 1766 – 1820), người cũ của Hồ Xuân Hương, trong Lưu Hương kí.Nguyễn Du được vua Gia Long phong tước Du Đức hầu, sinh năm 1766, hơn Hồ Xuân Hương 6 tuổi. Khi đối chiếu âm lịch với dương lịch, Nguyến Du sinh đầu tháng Giêng năm 1766 ( Lịch quốc gia ghi Nguyễn Du sinh 3 / 1 / 1766) chứ không phải tháng 12 năm 1765 như tiểu sử Nguyễn Du, đã từng ghi trong các tập Từ điển văn học, các sách giáo khoa các cấp học và tất cả các loại sách danh nhân và tương tự về Nguyến Du từ hàng mấy chục năm nay. Cũng nên đính chính lại để đảm bảo tính chính xác của tư liệu khoa học, tránh nhầm lẫn đáng tiếc cho những người nghiên cứu và biên khảo về sau.
(Theo Trần Nhuận Minh)
Thật ra khi tham khảo, có nhiều tài liệu rất khác biệt nhau về thân thế và sự ngiệp của Hồ Xuân Hương. Trong khi chờ đợi kết luận của những bậc thầy trác việt và cơ quan chức năng, tôi xin được ghi theo tài liệu giáo khoa. NT).

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

MỐI TÌNH CỦA NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI NGUYỄN DU/T. V. Phê



MỐI TÌNH CỦA NỮ SĨ HỒ XUÂN HƯƠNG
VỚI NGUYỄN DU






Hồ Xuân Hương, một nữ sĩ nổi danh về thơ nửa tục nửa thanh, nửa hư nửa thực, nhằm châm biếm diễu cợt thói đời, con người; hoặc diễn tả những sự vật và sinh hoạt thường nhật với nghĩa đôi rất linh động và thú vị. Bà xinh đẹp, tính tình phóng khoáng, giao thiệp rộng, hay xuớng họa thơ với nhiều văn nhân thi sĩ đương thời nên đời bà có nhiều mối tình; nhưng thường là kết cuộc dở dang không hiểu vì bà kén chọn hay duyên phận.
Từ những thơ chữ Hán, Nôm và thơ xướng họa của bà còn để lại, các nhà nghiên cứu cho rằng bà đã từng kết bạn thơ và bạn tình với các danh sĩ: Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Thị, Trần Quang Tĩnh, Trần Phúc Hiễn, Trần Ngọc Quán và nhất là mối tình đầu với thi hào Nguyễn Du.
1) Xuân Hương là con ông Hồ Phi Diễn (1703 - 1786), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Khi ra dạy học ở Hải Dương, ông lấy người thiếp họ Hà và sinh ra bà, tục danh là Hồ Phi Mai. Vua Quang Trung, Hoàng Giáp Hồ Sĩ Đống, nữ sĩ Hồ Xuân Hương là cùng một thế thứ, đời thứ 12, có chung một ông tổ đời thứ 8 là Hồ Sĩ Anh.(1)
Bà sinh năm 1772 tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, Thăng Long, Hà Nội. Sau khi cha chết, Hồ Phi Mai và mẹ về ở một ngôi nhà có gác ở Nghi Tàm, trên bờ Hồ Tây, đề biển là Cổ Nguyệt Đường, nhà dưới làm cửa hàng bán giấy bút và sách. Thuở nhỏ học với cha, cha mất sớm nên tài thơ của bà phần nhiều là do tự học.
Bà sống tự do độc lập, ít nghĩ đến lễ giáo khuôn phép, ít e lệ thẹn thùng như đa phần con gái khác. Bà có nhiều tình cảm và bạo dạn làm thơ bộc lộ ái tình đối với những kẻ văn nhân mà bà yêu mến. Bà kén chọn bạn tình tài năng, do vậy nhân duyên chậm trễ vì đa phần những văn nhân xứng hợp với bà thì đã có gia đình nên chỉ gây cho bà nhiều đau khổ khi phải lìa xa họ. Cuối cùng khi gần năm mươi tuổi mới làm thiếp (khoảng năm 1816) cho quan Tham hiệp trấn Yên Quảng tên Trần Phúc Hiễn. Hạnh phúc chỉ được ba năm thì quan Tham hiệp bị xử tử (1819) vì tội hối lộ. Bà mất khoảng hai năm sau đó (1821 - 1822), lúc ấy bà mới 50 hay 51 tuổi.

2) Cụ Hoàng Xuân Hãn cho rằng cuộc tình này xảy ra vào khoảng 1790 - 1793, lúc đó Nguyễn Du chừng 27-30 tuổi, còn Hồ Xuân Hương: 19-22 tuổi, và ông có cảm tưởng: "Nguyễn Du, trong khi viết nhiều câu Kiều, đã không khỏi nghĩ đến thân phận Xuân Hương thời niên thiếu". (1)
BS. Trần Ngọc Ninh củng cố thêm luận điểm của cụ Hãn, còn đoan chắc rằng hai người đã từng dắt tay nhau đi dạo cảnh Hồ Tây, và câu Kiều:
Ngày xuân lắm lúc đi về với Xuân (Kiều, câu 1294)
với chữ Xuân cuối câu là ám chỉ chính Hồ Xuân Hương. (2)
Hai người cũng đã có nhiều kỷ niệm với nhau trong cái thú vui tao nhã, thanh lịch của một cặp tài tử giai nhân mà Nguyễn Du đã tả lại trong Truyện Kiều:
Khi gió gác, khi trăng sân,
Bầu tiên chuốc rượu, câu thần nối thơ.
Khi hương sớm, khi trà trưa,
Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn. (Kiều, câu 1295 - 1298)

Ba năm yêu nhau mà không thể tiến xa hơn vì ông chưa lập nên công danh sự nghiệp gì nên đành xa bà để về quê Hồng Lĩnh. Xuân Hương tiễn đưa ông qua bài Lưu biệt bạn khăn gói sang sông Nam, và viết nhiều bài thơ gửi ông. Về quê, Nguyễn Du cũng viết bài Ký Mông, Ký hữu ... nhớ Xuân Hương. (3)

3) Hai thập niên sau, Nguyễn Du có dịp làm chánh sư đi Trung Hoa (1813). Xuân Hương gởi bài thơ nôm nhắc lại mối tình xưa Hầu đã dan díu với mình trong ba năm, bộc bạch nỗi lòng và duyên phận rồi mong Hầu ghé thăm:

Cảm cựu Kiêm Trình Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu
(Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền Nhân)

Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu (*) mấy (với),
Lầu Nguyệt (**) năm canh chiếc bóng chong.

Làm sao quên được người tình như Xuân Hương, nhưng bây giờ ông là chánh sứ, mọi người đều để ý từng hành động của ông:
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên nhắm xuống, người ta trông vào.
Vả lại khi làm quan triều Nguyễn, ông giữ thái độ rất cẩn thận dè dặt vì ông có người anh ruột là Nguyễn Nễ làm quan với Tây Sơn, anh rể là Võ Trinh bị xử trảm trong vụ án Nguyễn Văn Thuyên. Do vậy ông đành phụ lòng bà, nhưng trong lòng vẫn luôn day dứt nhớ.

4) Trên đường đi sứ về, Nguyễn Du đã ghé lại lò sứ Cảnh Đức ở Giang Tây để đặt làm đĩa sứ, bên trong trang trí hình cây mai và chim hạt với bài thơ lục bát chữ nôm do ông sáng tác, viết theo chiều dọc thành ba cột 6 - 2 - 6:
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là
bạn cũ, hạc là người quen.

Theo GS Trần Ngọc Ninh phỏng đoán, khởi đầu Nguyễn Du viết:
Mai là người cũ, hạc là bạn xưa. Nhưng thấy viết như thế lộ liễu quá (vì tên của Hồ Xuân Hương là Mai), nên xóa sáu chữ cuối đi và viết lại sang hàng bên cạnh :bạn cũ, hạc là người quen.

Sau này khi lìa Bắc Hà, ông có làm bài thơ năm đoạn theo thể bốn câu năm chữ, đầu đề là Mộng Đắc Thái Liên trong tập Nam Trung Tạp Ngâm, nhắc nhở đến hồi dan díu với bà:

Mộng Thấy Hái Sen
. . . .
Hoa sen ai cũng ưa,
Cuống sen chẳng ai thích.
Trong cuống có tơ mành,
Vấn vương không thể dứt.

Lá sen màu xanh xanh,
Hoa sen dáng xinh xinh.
Hái sen chớ đụng ngó,
Năm sau hoa chẳng sinh.
Phạm Khắc Khoan và Lê Thước dịch

"Hầu mượn chuyện sen để kín đáo nhắc lại tình quyến luyến giữa đôi bên, để luận người ta yêu cô nàng vì xinh, vì sắc, chứ không phải vì lòng nàng, bởi lòng nàng nhiều tình cảm, như ngó sen có nhiều tơ vướng víu. Còn Hầu:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng." (Kiều, câu 2241 - 2242) (1)

5) Thơ bà lãng mạn, trữ tình, có trêu chọc nhưng thanh tao tế nhị (chẳng hạn bài"Thiếu Nữ Ngủ Ngày"), chứ không thô tục xàm xỡ, không nói lái. Những bài thơ quá dâm tục thô lỗ do người khác làm không dám nhận là của mình, cứ gán đại cho bà rồi chúng ta nhăm mắt khen hay vì đinh ninh là thơ của bà!! Các nhà nghiên cứu thời nay cố gắng san định lại thơ Hồ Xuân Hương để loại bỏ những bài không đúng với cốt cách, tài thơ của bà.

Thiếu Nữ Ngủ Ngày

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông:
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long. (***)
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên suối chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt:
Đi thì cũng dở, ở không xong.

Phạm Đình Hổ (****) viết bài tựa tập thơ Lưu Hương Ký của bà có dẫn lời khen của Cư Đình, người cùng quận với bà: "Cổ Nguyệt Đường Xuân Hương, văn tài học rộng, nghèo mà mỹ lệ, ý lạ cao đẹp, làm thơ đúng luật mà thanh thoát vượt ngoài khuôn sáo, quả là một bậc tài nữ vậy." (4)
T. V. Phê
(04/2006)
(theo hocxa.com)

Tài liệu tham khảo:
1) Hồ Xuân Hương với Vịnh Hạ Long, Hoàng Xuân Hãn tập III trang 934, NXB Giáo Dục, 1998.
2) Hồ Xuân Hương và Đoạn Trường Tân Thanh, Trần Ngọc Ninh, Thế Kỷ 21 số 193 May 2005, trang 34.
3) Hồ Xuân Hương, nàng là ai?, Phạm Trọng Chánh, Khởi Hành 46, tháng 8/2000, trang 14.
4) Số mạng của văn chương, Trần Lam Giang, Khởi Hành 70, tháng 8/2002, trang 14.
5) Hồ Xuân Hương Tác Phẩm, Nguyễn Ngọc Bích, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2000.
(*) GS Hoàng Xuân Hãn giải nghĩa: sương siu = bịn rịn. Trần Ngọc Ninh, Thái Văn Kiểm, Trần Thanh Mại và Nguyễn Lộc đều cho ba chữ cuối câu bảy là "sương đeo mái": sương đeo ở mái nhà, có nghĩa: nhớ đến người con gái đã được thương yêu lúc trước.
(**) Lầu Nguyệt nghĩa đen là lầu trăng, ám chỉ Cổ Nguyệt Đường nơi Xuân Hương ở.
(***) Từ cũ chỉ cái ngực.
(****) GS Hoàng Xuân Hãn cho tác giả bài tựa tập Lưu Hương Ký là của Tốn Phong Thị.

Thư ngỏ mời họp mặt 50 năm ra trường SPS/ Khóa 2/ 1963-1965

Thư ngỏ
Sàigòn,ngày 24 tháng 8 năm 2015

Kính thưa anh chị đồng khóa, đồng song,
Chỉ còn vài ngày nữa là đúng 50 năm ngày chúng ta nhận Sự vụ lệnh, theo nghề dạy học, đi khắp muôn phương với hoài bảo thắp sáng quê hương mình đang thời điêu linh khói lửa.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, ngần ấy năm chồng chất lên mái đầu điểm bạc mà cứ ngỡ như mới hôm nao.
Trải qua một cuộc bể dâu biến đổi, ai còn ai mất? Nào ai biết? Gia cảnh thế nào? Sinh kế ra sao?
Có bạn học cùng chung lớp mà 50 năm dài chưa hề gặp lại lần nào! Dẫu có nhớ nhung những kỷ niệm một thời sư phạm hoa mộng cũ, chúng ta cũng chỉ bồi hồi, mường tượng, ngỡ ngàng, nhớ nhớ quên quên,
Dẫu có muốn thăm nhau, nhưng lực bất tòng tâm mất rồi!
Do đó, qua thăm dò, nhiều bạn đã vui mừng, đồng tình phải cố gắng tổ chức một buổi họp mặt cho khóa 2 SPSG của chúng ta, nhằm:
-Tạo dịp để bạn bè tái ngộ sau 50 mươi năm, cùng nhau chia sẻ buồn vui.
-Từ đó hiểu được hoàn cảnh của nhau để cùng động viên, an ủi, giúp đỡ nhau trong tình tương than tương ái của bạn đồng môn.
-Tạo đà để hằng năm chúng ta lại họp mặt với nhau..
Từ phen chiếc lá lìa rừng
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây.
(ĐTTT,NguyễnDu,câu 2995-2996)
Với mục đích và mỹ ý đó, Ban Tổ chức chúng tôi trân trọng kính mời anh chị đến dự buổi họp mặt này.
Thời gian : 10 giờ ,Chúa nhật, ngày 13 tháng 9 năm 2015.
Địa điểm : Nhà Hàng Nét Việt Xưa
Số 51 Kinh Dương Vương Quận 6 TP HCM.
(Từ Vòng xoay Phú Lâm, đi một khoảng ngắn là đến nơi)
Chúng tôi rất mong sẽ được gặp đông đủ các anh chị và chúng ta hân hoan gặp gỡ nhau.
Ban tổ chức :
-Chị Phạm Thị Hòa ,đt 08 3875 6085
-Anh Võ Hữu Phương ,đt 01286205802
-Anh Nguyễn Văn Triều đt 0903 7153 78
-Anh Đoàn Quốc Tuấn đt 093805 7279.
Ghi chú: Đề nghị quý anh chị vui lòng phúc đáp cho chúng tôi trước ngày 03-9-2015 để dễ dàng trong khâu tổ chức. Rất cám ơn.
Dự kiến chi phí đóng góp, mỗi người là 200.000 đồng.

*****

CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỌP MẶT
10 giờ 1- Chào mừng đón tiếp các bạn
2- Ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của các bạn
3- Ban tổ chức trình bày mục đích ý nghĩa buổi họp mặt
4- Trao đổi ý kiến.
5- Bầu Ban đại diện
6- Thông qua một số gợi ý gây quỹ tương trợ
7- Chụp hình lưu niệm
8-Liên hoan, văn nghệ tự do.

CHIA TAY NHAU VÀ HẸN GẶP LẠI

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Khám phá tòa thành cổ kỳ vĩ nhất Việt Nam/ Viễn Phương chia sẻ





Khám phá tòa thành cổ kỳ vĩ nhất Việt Nam
Thành nhà Hồ là một trong rất ít
những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới, là chứng tích về
sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu.

Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành
An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là chứng tích về sự tồn tại
của kinh đô nước Đại Ngu - quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ - từ năm 1400 -
1407. Ảnh: Cửa Nam thành nhà Hồ.
Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc
độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo
nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành
lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới. Ảnh: Cửa Bắc thành nhà Hồ.
Theo sử sách, thành Tây Đô được xây vào
năm 1397 dưới triều Trần trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng.
Các cấu trúc khác bên trong tòa thành như các cung điện, la thành phòng
vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
cho đến năm 1402. Ảnh: Cửa Đông thành nhà Hồ.
Người quyết định chủ trương xây dựng
thành là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền
lực thực tế của triều đình lúc đó. Ông cho xây thành làm kinh đô mới
với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đó trong mục tiêu phế bỏ
vương triều Trần. Ảnh: Cửa Tây thành nhà Hồ.

Năm 1400, vương triều Hồ thành lập, và
Tây Đô là kinh thành của vương triều mới. Thành Thăng Long đổi tên là
Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô
được dân gian quen gọi là thành nhà Hồ. Ảnh: Bên trong thành nhà Hồ.
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở,
có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và
văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có
núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được
ưu thế giao thông thủy bộ. Ảnh: Một đoạn tường thành nội.
Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao
gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng
tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao
quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật
chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Ảnh: Cận cảnh
một đoạn tượng thành nội còn nguyên vẹn.
Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng
bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp
đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các
cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn
gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Ảnh: Một đoạn tường đã
sụp đổ.

Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp
múi bưởi, trong đó to nhất là cửa Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao
9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5
m, nặng chừng 15 tấn). Ảnh: Cửa Nam của thành nhà Hồ.
Theo sử liệu, trên thành còn xây tường
bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch
còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành. Ảnh: Mặt
trên của tường thành nội.
Trải qua nhiều thế kỷ, các cung điện,
dinh thự trong khu vực nội thành đã bị phá huỷ. Trong các phế tích đáng
chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.
Thành nhà Hồ thể hiện một trình độ rất
cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến
20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn
không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức
tường thành và cổng thành vẫn đứng vững. Ảnh: Phía trên một vòm cổng của
thành nhà Hồ.
Đây cũng là một khu khảo cổ quan trọng,
nơi rất nhiều hiện vật quý giá của nhà Hồ đã được tìm thấy, như những
viên đạn bằng đá, đồ gốm sứ, tượng điêu khắc... có giá trị thẩm mỹ cao.
Được xây dựng và gắn chặt với một giai
đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương
triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, thành Nhà Hồ
còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không
dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.
Tháng 6/2011, thành nhà Hồ đã được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là Di sản văn hóa thế
giới thứ 5 của Việt Nam sau phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn
và Hoàng thành Thăng Long.

Theo KIẾN THỨC

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Tám lần ba là hai mươi ba/ tại sao nhỉ?/Viễn Phương chia sẻ




Ba nhân tám rõ ràng là 24, vì sao lại là 23? Câu chuyện Nhan Uyên và Khổng Tử sẽ cho bạn biết tại sao như vậy…
Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử.
Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải.
Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.
Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”
Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói:
“Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.
Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”
Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”
Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”
Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.
Khổng Tử nói: “Ba nhân tám là 23”, Nhan Uyên lòng không phục.
Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói:
“Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”
Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ.
Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.
Đối với lời phân xét của Khổng Tử, Nhan Uyên biểu hiện là tuân theo, nhưng trong tâm lại không phục.
Anh cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học…
Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.
Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu:
“Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.
Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to.
Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa.
Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”…
Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng.
Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia.
Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”
Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.
Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói:
“Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”
Khổng Tử có đúng là có thể nhìn trước được tương lai?
Hãy cùng xem tiếp…
Nhan Uyên cảm thấy kính phục sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử
Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”
Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”
Mạng người quan trọng hay địa vị quan trọng?
Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói ba nhân tám bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói ba nhân tám bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”
Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa:“Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”
van hoa trung hoa


Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ.
Câu chuyện này gợi cho tôi nhớ tới ca từ trong một bài hát tuyệt vời của Khắc Lý Lâm:
“Nếu như mất đi bạn, được cả thế giới cũng để làm gì?”
Cũng như vậy,Đôi khi bạn tranh đấu giành được điều bạn cho là lẽ phải,Nhưng điều mất đi có lẽ còn quan trọng hơn;
Luôn luôn phân rõ sự tình nặng nhẹ”.
Đừng gắng sức tranh giành, rồi sau hối hận không kịp!
Rất nhiều chuyện không cần tranh giành,
Lùi một bước biển rộng trời cao.
Hơn thua với khách hàng, thắng ấy cũng là thua (khi sản phẩm mới cần đổi mẫu, bạn sẽ biết)
Hơn thua với ông chủ, thắng ấy cũng là thua (cuối năm lúc đánh giá thành tích, bạn sẽ biết)
Hơn thua với người già, thắng ấy cũng là thua (người ta không để ý tới bạn đâu, bạn vẫn phải tự mình làm thôi)
Hơn thua với bằng hữu, thắng ấy cũng là thua (làm không tốt sẽ mất đi một người bạn)
Lá trà nhờ nước sôi mới có thể tỏa ra mùi hương thơm ngát,
Sinh mệnh vượt qua bao trắc trở, mới để lại tiếng thơm cho đời…
Hiểu được điều đó sẽ luôn luôn cảm ơn cuộc đời… vậy là hạnh phúc nhất đấy.
Giáo dục là một vấn đề vô cùng trọng yếu!
Bất luận điều gì chưa rõ, hãy cùng nhau bàn bạc giải quyết.
Nếu không, sai một niệm có thể sẽ hỏng một đời…
Thật là những suy nghĩ sâu sắc!
Theo cmoney.tw
Nam Quân biên dịch

--
QuanglTran