Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?/ Khánh Hưng

CVB085 – Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị khinh?

 

Tác giả:  Khánh Hưng


Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!

Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!

Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?

Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa “nhậu,” ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi tham quan Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “sir,” tức là “ngài.” Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!

Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:

Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại tham quan và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!

Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga… anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi.Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam mấy năm trước đây!

Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng,khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!

Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?

Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng” và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng.” Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!

Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!

Kề lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!

Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!

Khánh Hưng

Bốn chữ "Việt" linh thiêng/ Nguyễn Thanh Đức/ Viễn Phương và Từ Cảnh chia sẻ

BỐN CHỮ VIỆT LINH THIÊNG
Kính dâng Tổ Tiên Linh Hiển.
Bốn chữ ‘Việt’ gồm tóm toàn thể Lịch Sử và Văn Hóa Việt. Chữ Việt  5000 năm Lịch sử, chữ Việt  4200 năm Văn hiến, chữ Việt  3000 năm Tuyệt kỹ, chữ Việt  năm 2000 Trổi vượt.
1. 7000 NĂM
Trải hơn 7000 năm, từ Hai Ngài Khởi Tổ, Tộc Việt đã phát triển thành một Tộc Dân đông đúc và trổi vượt.
Tuy nhiên, qua suốt dòng lịch sử, tinh anh của Tộc Việt, và của toàn thể Á Đông, đều phát xuất từ Việt Thượng Sông Hồng, từ Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam.
Hơn nữa, trong kho tàng vô giá của Tổ Tiên, tên ‘Việt’ và chữ viết tên ‘Việt’ lại là di sản linh thiêng và quý báu nhất. Trong tên và chữ ‘Việt’, Tổ Tiên đã lưu truyền trọn vẹn tinh hoa và niềm hãnh diện của Dòng Tộc.
*     *     *     *
 2. BA CHỮ VIỆT XƯA
Thời trước, chúng ta có 3 chữ để viết tên Việt : 越, 粵, 鉞.
2.1 Chữ Việt Vượt Biển .
a. Biệt tài vượt biển.
Biệt tài trên sông nước là niềm hãnh diện của Tộc Việt từ thời Khởi Nguyên ở vùng Hồ Đồng Đình cho đến hiện nay. Trên đà phát triển, vì thượng lưu Dương Tử núi rừng hiểm trở và vì hạ lưu Dương Tử còn úng nước, Dân Việt đã vượt thượng nguồn Sông Tương tới lưu vực Tây Giang, và từ cửa Tây Giang vượt biển tới vùng Sông Hồng.*1
Trên đường đi về giữa Tây Giang và Sông Hồng, tài vẫy vùng sông hồ ở Đồng Đình đã phát triển thành tuyệt nghệ vượt biển.
b. Chữ Việt .
Vì vậy, hình ảnh vị Thủ Lãnh chỉ huy trên Thuyền vượt biển, có chim trời hộ tống, đã trở thành hình ảnh biểu hiệu đặc biệt và linh thiêng cho tài năng và niềm tin của dân Việt. Từ đó, hình ảnh nầy trở thành chữ Việt .
Thạp Đào Thịnh, từ 3000 năm trước, đã có hình ảnh chữ Việt .
                    
Chữ Việt  nầy gồm 2 phần :
1. Phần  có :
Nét  là đuôi thuyền và tay lái.
Nét  là người cầm lái và 4 chim trời cùng bay.
2. Phần  có :
Nét  là hình vị thủ lãnh đang đứng, tay cầm cờ cao, để hiệu lệnh cho các thuyền khác.
Nét  là la bàn , dựng trên cái đế .
* Cờ cao  và la bàn  là biểu hiệu quyền hành của vị Thủ Lãnh .*2
* Đây là chữ Việt đầu tiên và phổ biến nhất, cho toàn Dân Việt.*3
*     *
2.2 Chữ Việt Sách Lạc .
a. Rùa Thần Sách Lạc.
Theo truyền thuyết, năm Đế Nghiêu thứ 5, 2191 ttl, Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần ngàn năm, trên mu có khắc chữ về chuyện trời đất vận chuyển và lịch trình cày cấy. Đế Nghiêu sai chép lại và gọi là Quy Lịch. Đế Nghiêu thời 2196-2117 ttl, cách đây 4200 năm.*4
Ngoài truyền thuyết sứ giả Việt Thượng tặng Rùa Thần cho Đế Nghiêu, còn có truyền thuyết Đại Vũ được Rùa Thần tặng Lạc Thư, Sách Lạc. Sách Lạc được biểu trưng bằng 9 nhóm chấm trên lưng Rùa Thần. Nhờ đó, Đại Vũ học được cách trị thủy, đào 9 con sông mới, khai thông 9 đường núi lớn, phân chia trời đất vạn vật thành 9 nhóm, học cách thức trị dân... Đại Vũ thành lập Nhà Hạ năm 2070 ttl.
Cũng theo sách vở Trung Hoa, Chu Văn Vương cũng học Sách Lạc, và viết Kinh Dịch, khoảng gần năm 1046 ttl.
* Sách Lạc đúc kết những bài học thâm sâu tuyệt đỉnh, đã nhiều ngàn năm được tôn xưng là Sách Thần.
b. Rùa Thần Việt Thượng.
Trong mấy ngàn năm gần đây, chủ trương và sách vở Trung Hoa đã đánh lận, di chuyển thời tiền sử của Tộc Việt vùng Đồng Đình trở thành nguồn gốc tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà. Dầu vậy, truyền thuyết Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần ngàn năm cho Đế Nghiêu vẫn là truyền thuyết quan trọng và phổ thông.
Rùa Thần khổng lồ ngàn năm là loại ba ba đặc biệt của vùng Sông Hồng. Hiện nay ba ba khổng lồ vẫn còn sinh sống ở nhiều nơi trong lưu vực Sông Hồng và Sông Mạ. Hồ Hoàn Kiếm và Tháp Rùa đã nổi tiếng nhờ loại ba ba nầy. Con ba ba hiện chưng ở đền Ngọc Sơn dài 2,1m, ngang 1,2m, nặng 250 kg.
Ngoài lưu vực Sông Hồng, hiện chỉ còn 2 con ba ba loại nầy được phát hiện ở sông Dương Tử, ở sở thú Tô Châu.
Ở khắp vùng Việt Thượng, không có loại rùa hoặc ba ba khổng lồ nào khác.
Như vậy, Rùa Thần Việt Thượng chính là Rùa ngàn năm từ Sông Hồng. Tên khoa học của loại ba ba khổng lồ nầy là Rafetus Swinhoei.*5
       
c. Chữ Việt .
Hãnh diện với trình độ văn minh và văn hóa tiên tiến, cũng như để lưu truyền cho con cháu những bài học ngàn đời, Dân Việt Lạc Sông Hồng đã dùng chính hình ảnh ‘Rùa Thần mang Sách Lạc’ làm biểu hiệu của mình.
Từ đó ‘Sách Lạc trên lưng Rùa Thần’ trở thành chữ ‘Việt’ của Việt Thượng, chữ ‘Việt Sách Lạc’.
Hình Rùa  trở thành khuôn ngoài , với đầu, thân, chân và đuôi Rùa. 9 nhóm chấm  thành các nét  trên lưng Rùa của chữ Việt .
Cho tới hiện nay, những vùng đất thuộc Việt Lạc vừa bị sáp nhập vào đất Trung Hoa, như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vẫn còn dùng chữ Việt Sách Lạc nầy  làm tên của mình.*6
* Đây là chữ Việt Sách Lạc Rùa Thần, chữ Việt đem thông sáng văn minh, chữ Việt đem khôn ngoan, thanh bình, hạnh phúc cho con người.
*     *
2.3 Chữ Việt Đồ Đồng .
a. Đồ Đồng.
1. Theo di tích hiện có, thời đại đồ đồng tại Á Đông đã phát xuất từ vùng phía Nam sông Dương Tử vào những năm 2000 ttl, cách đây 4000 năm, và bước vào thời tuyệt kỹ trước năm 1000 ttl.
Hiện nay đã phát hiện bên hai bờ sông Dương Tử nhiều đỉnh và vạc đồng thời Thương, 1600-1046 ttl. Một số lớn khác đã bị cướp về thủ đô An Dương của Hậu Thương, từ sau năm 1300 ttl.
2. Trống Đồng hiện còn tại Việt Nam.
Dầu cũng đúc đồ đồng, nhưng dân Việt Lạc Sông Hồng, Lạc Hồng, lại xuất sắc về trống đồng. Kỹ thuật luyện kim và đúc trống đồng cần tinh tế hơn đỉnh đồng, để tạo tiếng trống trầm hùng và vang vọng.
Ở Đông Sơn, Thanh Hóa, còn có hàng ngàn di vật khác chứng tỏ thời kỳ sơ khai của kỹ thuật đúc đồng địa phương, trước thời tuyệt kỹ Thạp và Trống.
Cho đến năm 1980, số trống đồng tìm được ở Việt Nam là 360 trống, trong đó có 140 trống thuộc loại Đông Sơn.*7
3. Trống Đồng hiện còn tại Trung Quốc.
Năm 1988, Trung Quốc đã tìm được 1460 trống đồng cổ ở : Quảng Đông: 230 trống, Quảng Tây: 560, Vân Nam: 160, Quý Châu: 88, Tứ Xuyên: 51, Hồ Nam: 27, Hồ Bắc: 6, Chiết Giang: 6, Sơn Đông: 8, Liêu Ninh: 4, và Thượng Hải: 230, Bắc Kinh: 84 trống.*8
Theo bảng phân phối trên, tất cả trống đồng cổ đều nằm trên phần đất Việt Lạc. Nơi có nhiều trống đồng nhất là Quảng Tây, Việt Nam, Quảng Đông và Vân Nam.
Càng lên phía Bắc, số trống càng ít dần. Hai thành phố Thượng Hải và Bắc Kinh có nhiều trống vì là thủ đô kinh tế và chính trị thời gần đây.
Như thế, số trống đồng cổ cũng là dấu chỉ nguồn gốc Việt Lạc của trống đồng.
b. Thạp và Trống Đông Sơn thời tuyệt kỹ.
Hơn nữa, vào thời tuyệt kỹ, qua trang trí, hoa văn, và hình dạng độc đáo của Thạp và Trống Đông Sơn, đặc biệt của Thạp Đào Thịnh và Trống Ngọc Lũ, Tổ Tiên Lạc Hồng đã mã hóa và lưu truyền toàn bộ ý niệm và học thuyết Việt đã khởi phát từ trước thời Đế Nghiêu, cách đây hơn 4200 năm.*9
c. Chữ Việt .
Hãnh diện với kỹ thuật tuyệt hảo trong nghệ thuật đúc đồng, và nhất là ghi nhớ công trình tác tạo và việc ký thác toàn bộ Học thuyết Việt vào Thạp và Trống đồng, Tổ tiên Lạc Hồng đã tạo thêm một chữ ‘Việt’ mới, xứng với tâm huyết và niềm hãnh diện của mình.
Thay vì dùng chữ Việt  gồm hình ảnh vị Thủ Lãnh  trên Thuyền vượt biển , Tổ Tiên Lạc Hồng dùng chữ Việt  gồm vị Thủ Lãnh  và chữ Kim , đồ đồng. 
 *     *
Ghi chú Phần 2 :
*1 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 63, đoạn 5.3. Hoặc bài Tộc Việt thời Khởi Nguyên, phần 5.
*2 - Về La Bàn, đọc thêm nt, tr 240, đoạn 5.2. Hoặc bài Văn minh Văn hóa Lạc Hồng trên Thạp và Trống Đồng, đoạn 3.3. - Mặt la bàn nầy đã được đúc thành mặt trống đồng. Trống đồng vừa điều động [đánh], vừa hướng dẫn [la bàn].
*3 - Bìa quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, 1497 dl, có một chữ Việt lạ . Chữ Việt nầy có nét gần giống chữ Phụ  thay cho nét . Tuy nhiên, phần trong của bộ sách thì vẫn dùng chữ Việt  cổ điển. - Chữ Việt lạ nầy, ngoài việc gần giống chữ 越, chỉ xuất hiện một lần độc nhất, nên không thể là tiêu biểu.
*4 - Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 82, đoạn 3.3e.
*5 - Đọc thêm www Rafetus Swinhoei, wikipedia.
*6 - Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vừa bị chia ranh khỏi Đại Việt từ năm 906 dl, cách đây 1000 năm. - Đọc thêm nt, tr 27, mục 5.2e.
Từ sau 906 dl, Đại Việt chỉ học chữ nho trong sách vở, nên dùng chữ Việt cổ điển .
*7 - Theo Bronze Drums in Vietnam, do Nguyễn Duy Hinh, The Vietnam Forum 9, 1987, tr 4-5. - Đọc thêm Dong Son Drums in Vietnam, do Phạm Huy Thông, nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1990, tr 275.
*8 - Theo Trung Quốc Cổ Đại Đồng Cổ, do Trung Quốc Cổ đại Đồng cổ Nghiên cứu hội, Bắc Kinh, Wenwu Press, 1988.
*9 - Ngoài Sách Lạc, học thuyết Ngũ Hành, Âm Dương, Tiên Rồng, Đạo Đức... đều có nguồn gốc Việt Lạc Sông Hồng. - Đọc thêm nt, tr 242, phần 6. Hoặc các bài Nguồn gốc Lạc Hồng của các Học thuyết.
*     *     *     *
3. Ý NGHĨA 3 CHỮ VIỆT
3.1 Ba chữ Việt 3 Đặc Trưng.
Chữ Việt Vượt Biển  là chữ Việt lướt sóng dưới sự hướng dẫn và độ trì của Tổ Tiên, - chữ Việt từ Đất Tổ Đồng Đình vượt rừng vượt biển, tung cánh khắp bốn phương, - chữ Việt quyết tâm, tinh lanh, dũng cảm, - chữ Việt tự hào của toàn thể Tộc Việt.
Chữ Việt Sách Lạc  là chữ Việt thấu suốt việc đất trời cao siêu, - chữ Việt chỉ dạy các Thánh Vương an dân thịnh nước, - chữ Việt giải quyết mọi biến dịch trong cuộc sống, - chữ Việt đem thanh bình, thịnh vượng, và hạnh phúc cho con người.
Chữ Việt Đồ Đồng  là chữ Việt hãnh diện nền văn minh đồ đồng tinh xảo hơn ngàn năm, - chữ Việt thêm lẫy lừng với những tuyệt tác Đông Sơn, - chữ Việt bảo chứng kỹ thuật và nghệ thuật Tộc Việt, - chữ Việt tàng trữ tinh hoa học thuyết vô giá của Lạc Hồng.
*     *
3.2 Ba chữ Việt 3 Sắc Thái.
Dưới cái nhìn khác,
Chữ Việt Vượt Biển  là Chữ Việt Thần Võ, - chữ Việt khai phá, thắng vượt, - chữ Việt trị an diệt tà, - chữ Việt cường thịnh.
Chữ Việt Sách Lạc  là Chữ Việt Thánh Văn, - chữ Việt an dân thịnh nước, - chữ Việt văn học nghệ thuật, - chữ Việt hạnh phúc.
Chữ Việt Đồ Đồng  là Chữ Việt tuyệt kỹ, - chữ Việt phát triển, văn minh, - chữ Việt thăng tiến kỹ nghệ, khoa học, - chữ Việt ấm no.
*     *
3.3 Ba chữ Việt 3 Giai Đoạn.
Chữ Việt Vượt Biển  là chữ Việt đánh dấu thời lớn mạnh của Việt Thượng, đặc biệt Việt Thượng Sông Hồng, - chữ Việt khởi đầu Thời Hùng năm 2879 ttl, - chữ Việt 5000 Năm Lịch Sử trổi vượt. [2879 + 2013 = 4892].
Chữ Việt Sách Lạc trên lưng Rùa Thần  là chữ Việt phổ biến chữ viết, kỹ thuật, học thuyết, và văn hóa Việt Lạc Sông Hồng, - chữ Việt ơn ích giúp Đế Nghiêu năm 2191 ttl và các thời sau, - chữ Việt 4200 năm Văn Hiến rạng ngời. [2191 + 2013 = 4204].
Chữ Việt Đồ Đồng  là chữ Việt Thạp Trống Đông Sơn tuyệt kỹ, - chữ Việt xác chứng tinh hoa kỹ thuật Lạc Hồng từ năm 1000 ttl, - chữ Việt lưu chứng 3000 Năm Kỹ thuật xuất chúng và Học thuyết Việt cao siêu. [1000 + 2013 = 3013].
*     *
3.4 Ba chữ Việt một Việt Nam.
Cả 3 chữ 越 粵 鉞, gồm trọn 3 chữ, đều là Việt, là dân Việt, là Tộc Việt.
Cả 3 chữ đều là Việt Thần Võ, Việt Thánh Văn, Việt Tuyệt Kỹ, đều là Việt cường thịnh, Việt hạnh phúc, Việt ấm no.
Cả 3 chữ đều là Lịch Sử Việt trổi vượt, là Văn Hiến Việt rạng ngời, là Kỹ thuật Việt xuất chúng, là Học Thuyết Việt cao siêu.
Cả 3 chữ, gồm trọn 3 chữ, đều là Việt Lạc, Lạc Hồng, Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam.
*     *     *     *
4. CHỮ  TRỔI VƯỢT
Đây là chữ Việt thứ tư, chữ Việt theo mẫu tự la tinh : ‘’, - chữ  của Hiện Tại, - chữ  theo cách viết thông dụng nhất của nhân loại hiện nay, - chữ  thời VIỆT NAM bừng sáng và tỏa chiếu khắp địa cầu. 
 
Chữ  với nghĩa là Vượt, Vượt mọi chướng ngại, Vượt mọi biên giới, Vượt mọi rào cản văn hóa, chính trị, kinh tế, kỹ thuật, khoa học, quân sự, tôn giáo, chủng tộc... chữ  đến với mọi người, ở mọi nơi.
Đây là Chữ  Trổi Vượt, - chữ  năm 2000, - chữ  7000 năm tích tụ tâm huyết và thần trí của Tổ Tiên, - chữ  của Dân Việt trở thành tác nhân thăng tiến Nhân Loại, - chữ  phổ biến nền Văn hóa Tình Người Tiên Rồng để vực dậy Loài Người.
Đây là chữ  gồm trọn 4 chữ 越 粵 鉞 , chữ  của Thế Hệ Hôm Nay trao truyền cho Con Cháu.
__________________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Hãy tham khảo"Châm ngôn cuộc sống"/ Từ Cảnh chia sẻ



Châm Ngôn Cuộc Sống
 
 
 
Suy ngẫm về cuộc sống


Ngày tuyệt vời nhất chính là NGÀY HÔM NAY



Điều dễ làm nhất chính là BỚI MÓC LỖI LẦM CỦA NGƯỜI KHÁC
Điều xấu hổ nhất chính là TỰ MÃN QUÁ ĐÁNG



Trở ngại lớn nhất của cuộc đời chính là NỖI LO SỢ



Sai lầm lớn nhất chính là TỪ BỎ MỤC ĐÍCH CAO ĐẸP CỦA MÌNH




Chướng ngại lớn nhất ngăn cản bạn đến thành công là CÁI TÔI ÍCH KỶ



Cảm giác mãn nguyện nhất là khi LÀM HẾT LÒNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA MÌNH



Người hay bất hòa nhất là NGƯỜI HAY PHÀN NÀN



Sự vỡ nợ tồi tệ nhất là ĐÁNH MẤT NHIỆT HUYẾT, NIỀM TIN CỦA MÌNH



Nhu cầu lớn nhất của con người là CẢM NHẬN CUỘC SỐNG



Qùa tặng quý giá nhất bạn có thể trao tặng cho mọi người
chính là LÒNG KHOAN DUNG



Điều đáng để bạn phải suy nghĩ nhiều nhất bây giờ không phải CÁI CHẾT
mà là SỐNG NHƯ THẾ NÀO?



Điều vô giá mà bạn cần và có thể chia sẻ là TÌNH YÊU THƯƠNG…
* CHÚC QUÝ BẠN : BÌNH AN & HY VỌNG *
Châm ngôn cuộc sống.
 
 Hòa tấu Piano - BP
LINK PPS : http://www.mediafire.com/view/?e1y9tsg8flt97l6
 

9999999999999

000000000000

00000000000000

1111111111111

2222222222222

33333333333333

44444444444

5555555555

6666666666666

777777777777

8888888888888

999999999999

111111111111

22222222222222

33333333333

44444444444

555555555555

66666666666666

777777777777

88888888888888

9999999999999

000000000

1111111111

22222222222222

33333333

4444444444

5555555555

666666666

7777777777

8888888888888

9999999999999

 000000000000
cham ngon cuoc song..... dung