Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

Maây Taàn xa xa/ Chương 2/ Ngân Triều

 

Mây Tần xa xa [1]


Mấy lời mở đầu chương hai, tập truyện Trời non nước:

“Mây Tần xa xa” lấy từ điển tích thương nhớ cha mẹ. Trong Thi viện có bài thơ Vọng bạch vân 望白雲, “Trông mây trắng”, xin ghi lại như sau:

  


.

.

.

.

Trích “ Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn” Thái ThuậnLữ Đường di cảo thi tập

Phiên âm:

Vọng bạch vân

Du du thân xá bạch vân phi,
Hồi thủ thiên nhai động sở tư.
Thiên lý gia san song nhãn đoạn,
Bách niên mẫu tử nhất tâm bi.
Triêm khâm tự tín giao châu lạc,
Hí thái [2] thuỳ ngu hạc phát [3] thuỳ
.
Trung hiếu cổ lai nan lưỡng lập,
Thử hoài phân phó bỉ thương tri.

 Dịch nghĩa

Cuồn cuộn mây trắng bay nơi nhà của cha mẹ,
Ở nơi chân trời ngoảnh lại, động lòng nhớ nhung.
Quê hương xa nghìn dặm không nhìn thấy được,
Tình mẹ con suốt trăm năm nặng lòng thương xót.
Vẫn tin là nước mắt của Giao nhân thấm ướt áo biến thành châu ngọc,
Ai là người mặc áo năm sắc, làm cho người tuổi hạc được vui vẻ,
Từ xưa đến nay, bề trung hiếu khó vẹn cả hai,
Tấm lòng này xin phó thác cho Trời xanh biết vậy.

Nguồn: Quách Tấn, Thái Thuận - Lữ Đường thi, NXB Văn học, 2001, trang 156

Bản dịch thơ của Quách Tấn

Gửi bởi Hà Như ngày 15/06/2010 20:50

Bời bời... giăng trắng bóng mây,
Ven trời phút động niềm tây... não nùng.
Dặm quê mắt nghẹn muôn trùng,
Tình con nghĩa mẹ một lòng thương đau.
Sụt sùi chờ lệ kết châu,
Tóc hoa ai kẻ múa màu áo Xuân?
Hiếu trung phần khó vẹn phần,
Xét soi tấc cỏ đền ân cao dầy.

*

Ngân Triều phóng tác:

Nhà cha mẹ đâu, mây trắng mông lung?[4]
Bồi hồi nhớ nhung, dừng chân ngoảnh lại.
Núi quê ngàn dặm, đôi mắt rưng rưng,
Nghĩa mẹ muôn trùng, mênh mông đại hải.
*

Nhớ lệ giao nhân, hóa thành ngọc bích,[5]

Nhớ áo ngũ sắc, cha mẹ hân hoan.[6]
Trung hiếu xưa nay, mấy kẻ vẹn toàn,
Ôi! Nỗi niềm riêng Ông Xanh có biết?

*

Ghi chú Vọng bạch vân:

*           Địch Nhân Kiệt, người đời Đường, đi đánh giặc xa nhà, lúc trên núi Thái Hàng quay nhìn phía quê nhà ở Hà Dương, thấy đám mây trắng, nói với người tả hữu rằng: “Nhà mẹ ta ở dưới ấy”,

.

Ngô thân xá ư kỳ hạ

                                “Cha mẹ ta ở dưới đám mây trắng kia”.

                                 Rồi ngậm ngùi giờ lâu.

 *    Lý Bạch có câu:

戍客望邊色,

思歸多苦顏.

Thú khách vọng biên sắc,

Tư quy đa khổ nhan.

“Người lính thú ngắm cảnh sắc biên thùy,

Lòng nhớ nhà, mặt mày xiết bao ủ rũ”.

Quan sơn nguyệt – Thơ Đường NXB Văn Học
* 
  Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, có câu:
,


Đăng cao vọng vân sắc,

An đắc bất sinh sầu.

“Lúc lên cao nhìn sắc mây,

Làm sao mà chẳng sinh sầu”.
Diễn Nôm
Lên cao trông thức mây lồng,
Lòng nào là chẳng động lòng bi thương.

Chinh phụ ngâm khúc, bản dịch Đoàn Thị Điểm.



[1]  Đoái trông muôn dặm tử phần,

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa.
     Xót thay huyên cỗi Xuân già,

Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi?
            ĐTTT, Nguyễn Du, câu
2235-2238.

 Sau khi Từ Hải ra đi mưu đồ đại sự, Thúy Kiều một mình ở lầu xanh lần 2, chạnh lòng nhớ cha mẹ già nơi quê cũ, xa vời.                                                                                                                                                                                              

[2] Hí thái: , màu sắc rực rỡ để múa vui.

[3] hạc phát: , tóc người già trắng như lông chim hạc.

[4] Mông lung: khuất lấp, che phủ khuất tầm nhìn.

[5] Giao châu: , chuyện về một giống người có hình người, đuôi cá, nhân ngư. Họ lên bờ buôn bán cùng người trên mặt đất, lâu thành thân quen, tình cảm quyến luyến, lúc chia tay nước mắt biến thành hạt châu ngọc, giao châu để tỏ lòng tri ngộ. Câu này ý nói nước mắt nhớ thương cha mẹ của người con hiếu thảo sẽ có ngày biến thành châu ngọc.

[6] Điển tích trong Nhị thập tứ hiếu: Lão Lai, người nước Sở, thờ cha mẹ rất có hiếu, tuổi đã già, nhưng ngày ngày vẫn mặc áo ngũ sắc, nhảy múa như trẻ con để mua vui cho cha mẹ.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

Bừng sáng, trích chương I, tiếp theo trang 20/ Ngân Triều

 

Chương I, Bừng sáng 

tiếp theo trang 20

                                                                                                Tạp bút Ngân Triều

*
 Tự nhiên, hắn chợt nhớ mấy bài “hát nói” về thú uống rượu thời Trung học. Hắn đọc lại thôi. Không phải hắn đề cao hay đam mê rượu gì đâu mà hai bài thơ uống rượu đó thật là tuyệt bút. Hắn loay quay bên kệ sách, tìm và đọc lại mấy bài đó. Không dài dòng chi vì ai cũng đã học rồi.

 




Tranh minh họa: Mảnh hình hài không có, có không. Trích: hanhchinh@avinaa.com

Uoáng röôïu tieâu saàu [1]

Ba vạn sáu ngàn ngày [1]là mấy,
Cảnh phù du [2] trông thấy đã nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.[3]
Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
Trầm tư bách kế bất như nhàn. [4]
Dưới thiều quang thấp thoáng bóng Nam san,[5]
Ngoảnh mặt lại cửu hoàn[6] coi cũng nhỏ.
Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ,
Mảnh hình hài không có, có không.
Lọ là thiên tứ, vạn chung. [7]

                        Cao BáQuát, (1809 1855)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

*

Tiêu đề bài này trong Văn đàn bảo giám chép là Chén rượu tiêu sầu. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ lại cho là của Nguyễn Công Trứ với tiêu đề Vịnh nhàn.
Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập - tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004

[1] Tiểu sử Cao Bá Quát: [Theo Wikipedia]

Cao Bá Quát 高伯适(1809 – 1855)biểu tự Chu Thần 周臣, hiệu Mẫn Hiên 敏軒, lại có hiệu Cúc Đường 菊堂, là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, [8] và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.

 

Tranh vẽ Cao Bá Quát, (1809 – 1855) Google

          Thân thế

Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Có ý kiến khác nhau về tên tự của Cao Bá Quát. Theo GS. Dương Quảng Hàm thì Cao Bá Quát có hiệu là Chu Thần 周臣. Theo các tác giả gần đây như GS. Nguyễn Lộc, GS. Vũ Khiêu, GS. Thanh Lãng, GS. Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế... thì tự của ông là Chu Thần, còn Mẫn Hiên 閔軒 chỉ là hiệu hoặc là biệt hiệu. Theo gia phả của dòng họ Cao ở Phú Thị: "Thân sinh ra Cao Bá Quát tên là Cao Huy Tham, có tên tự là Bộ Hiên. Ông nội Cao Bá Quát có tên tự là Ngọ Hiên. Cao Bá Quát có tên tự là Mẫn Hiên, lúc sinh thời, ông thường dùng các bút hiệu như: Chu Thần, Cao Chu Thần, Cúc Đường hoặc Cao Tử".

Ông nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821) sau đổi là Cao Danh Thự, một danh y nổi tiếng trong vùng. Thân sinh Cao Bá Quát tên là Cao Huy Sâm (1784-1850) sau đổi là Cao Huy Tham, cũng là một thầy thuốc giỏi.[9] Cao Bá Quát là em song sinh với Cao Bá Đạt, và là chú của Cao Bá Nhạ.

Phục vụ nhà Nguyễn

Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi Hương (lần đầu) không đỗ.

Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng [10] xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.

Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ. Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng.

Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ LễTháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm lịch), rồi chuyển đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 âm lịch năm Nhâm Dần1842). Suốt thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh. Sách Đại Nam thực lục(Tập 23) chép việc:

Năm Tân Sửu (1841), tháng 8...Cao Bá Quát và Phan Nhạ làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên, chữa văn sĩ nhân (chữa 09 chữ trong một số quyển thi phạm húy). Bộ Lễ và Viện Đô sát tra xét, nghị tội: Quát và Nhạ phải tội xử tử. Nguyễn Văn Siêu (làm Phân khảo) phải tội trượng, đồ. Chủ khảo và Giám khảo bị cách chức, giáng chức. Vua xét lại, tha cho Quát, Nhạ tội xử tử và chuyển thành giảo giam hậu. Siêu chỉ bị cách chức, tha cho tội đồ; Chủ khảo Bùi Quỹ và Phó khảo Trương Sĩ Tiến bị cách lưu làm việc. 5 cử nhân có bài được sửa đều phải thi lại cả ba kỳ và đều được lấy đỗ trở lại [11].

Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi "dương trình hiệu lực" (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội).

Tháng 12 (âm lịch), ông theo Đào Trí Phú (trưởng đoàn) xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến vùng Giang Lưu Ba (Indonesia). Cùng lúc ấy, Phan Nhạ theo Nguyễn Công Nghĩa (trưởng đoàn) xuống thuyền Thần Dao đi hiệu lực sang Tân Gia Ba (Singapore)

Tháng 7 năm Giáp Thìn (1844), đoàn công cán trên thuyền Phấn Bằng về đến Việt Nam. Sau đó, Cao Bá Quát được phục chức ở bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì bị thải về sống với vợ con ở Thăng Long.

Ông trở về sống với vợ con ở Hà Nội. Trước đây, nhà ông vốn ở phố Đình Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học), năm 1834 khi ông vào Huế thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Thời gian này, những lúc thư nhàn, ông thường xướng họa với các danh sĩ đất Thăng Long như Nguyễn Văn SiêuNguyễn Văn Lý, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên...

Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàn Lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Thời gian ở Kinh đô Huế lần này, ông kết thân với một số thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Hàm NinhĐinh Nhật ThậnNguyễn Phúc Miên ThẩmNguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã được mời tham gia Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.

Năm Canh Tuất (1850)[12], do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đày đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).

Khởi nghĩa chống nhà Nguyễn

Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai.

Khoảng tháng 6tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc OaiVĩnh PhúcCao BằngLạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.

Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc OaiYên Sơn...Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.

Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng 12 năm này rơi vào năm dương lịch 1855 ), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức của Hà Nội, và các huyện Lương SơnKim Bôi tỉnh Hòa Bình [13]), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai (huyện lỵ huyện Yên Sơn cũng là phủ lỵ phủ Quốc Oai, ngày nay là thị trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai). Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt bị quân triều đình bắt được, sau cả hai đều bị xử chém. Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân khởi nghĩa bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn).

Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát cho đến nay vẫn còn là một vấn đề nghi vấn cần làm sáng tỏ hơn [14].

Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa, triều đình ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao của ông. Anh trai song sinh của ông là Cao Bá Đạt đang làm Tri huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, và có tiếng là một viên quan mẫn cán và thanh liêm, cũng phải chịu tội và bị giải về kinh đô Huế. Dọc đường, Cao Bá Đạt làm một tờ trần tình gửi triều đình rồi dùng dao đâm cổ tự vẫn.

Tác phẩm

Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856), các tác phẩm của Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.

Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể  hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:

·         Cao Bá Quát thi tập

·         Cao Chu Thần di thảo

·         Cao Chu Thần thi tập

·         Mẫn Hiên thi tập

Sự nghiệp văn chương

Giới thiệu một vài nét chính trong sự nghiệp văn chương của Cao Bá Quát, GS. Vũ Khiêu viết đại ý như sau:

Tuổi trẻ của Cao Bá Quát được ghi lại bằng hàng loạt bài thơ tràn đầy khí phách (Tài mai [Trồng mai], Thanh Trì phiếm châu nam hạ [Từ Thanh Trì buông thuyền xuôi nam], Quá Dục Thúy Sơn [Qua núi Dục Thúy]...). Trích hai câu trong bài Quá Dục Thúy Sơn:

Ngã dục đăng cao

Hạo ca ký vân thủy

Dịch:

Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất

Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước...

Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã tan. Năm 32 tuổi, lần đầu ông được bổ làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu Bộ Lễ). Ở đây, ông bắt đầu cảm thấy nhụt chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của nhà Nguyễn. Đến khi bị tù, bị tra tấn vì chữa những quyển thi, ông càng đau khổ, uất ức và căm thù cái triều đình ấy: Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư, “Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay”; Trường giang thiên, “Một thiên vịnh cái gông dài”; Đằng tiên ca, “Bài ca cái roi song”; Độc dạ cảm hoài, “Ban đêm một mình cảm nghĩ” ... Trích mấy câu trong Trường giang thiên (dịch):

Gông dài!

Gông dài!

Mày biết ta chăng?

Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cả!

Mày biết thế nào được ai phải ai trái!

Mày chẳng qua chỉ là cái máy làm nhục người đời mà thôi...

Sau thời gian dương trình hiệu lực, Cao Bá Quát bị thải về quê quán. Ông càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống của nhân dân lao động. Những cảnh người dân vì túng thiếu đói rét, phải đi xin ăn hay những cảnh họ bị bắt phu bắt lính...đều đã làm ông đau xót, day dứt: Cái tử, “Người ăn xin”; Phụ tương tử, “Người vác hòm”; Quan chẩn, “Xem phát chẩn” ...

Đứng trước những cảnh tình ấy, cộng thêm nỗi đau của bản thân, cuối cùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động:

Ta đã không nỡ nghe mãi bài thơ Hoàng Điểu nói lên cảnh ly tán của nhân dân do chính sự hà khắc, thì lẽ nào chỉ chịu gửi gắm mãi tâm sự vào khúc ngâm của Gia Cát Lượng khi chưa

ra giúp đời.

 (Trích bản dịch bài Ngẫu nhiên nằm mơ đến thăm ông Tuần phủ...)

Tuy nhiên, mãi đến lần Cao Bá Quát bị triều đình đuổi khéo về làm Giáo thụ ở Quốc Oai - một vùng bán sơn địa hẻo lánh xa hẳn kinh thành Huế, thì suy nghĩ của ông mới trở thành quyết tâm đứng lên đánh đổ nhà Nguyễn: Đối vũ “Nhìn mưa”; Trích Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê; “Tiễn Nguyễn Trúc *Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, đồng thời gửi cho ông bạn già là Lê Huy Vĩnh” ...

 Trích giới thiệu:

Mặt trời đỏ lẩn đi đàng nào?

Để dân đen than thở mãi...

(Trích Đối Vũ)

Và:

Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song, giữ vững cương thường.

Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,

Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương.

Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,

Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,

Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn An và Nguyễn Trãi),

Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…

(Trích bản dịch nghĩa bài Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê)

Trích đánh giá trong Từ điển văn học (bộ mới):

Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh. Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình. Ông sống nghèo, nhưng khinh bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu sang, và tin rằng mình có thể tự thay đổi đời mình.

Đến khi làm quan, muốn đem tài năng ra giúp đời, nhưng rồi Cao Bá Quát sớm nhận ra rằng vấn đề 0g69không hề đơn giản như ông tưởng.

Có những lúc ông cảm thấy bất lực trước những bất công trong xã hội, ông cũng muốn nhàn hưởng lạc thú như Nguyễn Công Trứ. Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến những người cùng khổ bị áp bức, ông lại thấy cách đó là không thể, mà phải tìm một con đường khác. Cuối cùng, con đường mà ông chọn là đến với phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình.

Ngoài những chủ đề nêu trên, ông còn viết về vợ con, bè bạn, học trò và quê hương. Bài nào cũng thắm thiết, xúc động. Ông cũng có một số bài đề cao những anh hùng trong lịch sử, để qua đó thể hiện hoài bão của mình. Ông cũng có một số bài thơ viết về chuyện học, chuyện thi mà ông cho rằng chỉ là chuyện "nhai văn nhá chữ". Trong dịp ông đi công cán ở vùng Hạ Châu, ông cũng có những bài thơ phản ảnh cảnh bất công giữa người da trắng với người da đen...

Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành chương", nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về quê hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm. Ngoài ra, đối với thiên nhiên, ông cũng hay nhân cách hóa, coi đó như những người bạn tri kỷ tri âm...

Trích thêm một số nhận xét khác:

GS. Dương Quảng Hàm:

Cao Bá Quát là một văn hào có nhiều ý tứ mới lạ, lời lẽ cao kỳ.

GS. Thanh Lãng:

Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông Quát mang cả cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh...Về mặt nghệ thuật, sở trường của ông là thể phú [15] và thể ca trù. Hai thể này, với ông đã vươn tới một trình độ nghệ thuật tuyệt vời. Có điều ông hay lạm dụng chữ Nho và điển tích, vì vậy có thua kém Nguyễn Công Trứ về thể loại ca trù.

Thi sĩ Xuân Diệu:

Cao Bá Quát trước mắt chúng ta, tượng trưng cho tài thơ và tinh thần phản kháng. Còn triết lý của ông chính là bền bỉ phục vụ cho đời.

Sách Văn học 11 và Ngữ văn 11 (nâng cao):

Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn. Thơ ông phong phú trong nội dung cảm hứng: tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ; niềm tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc và có thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều chính đương thời.

Đặc biệt qua thơ văn, Cao Bá Quát còn bộc lộ một tâm hồn phóng khoáng và một trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những hương vị, những màu sắc mới lạ khác với cái nhìn truyền thống.

Nhờ tất cả những điều ấy mà thơ văn ông mới mẻ, phóng khoáng, chú trọng tình cảm riêng của con người, được người đương thời rất mến mộ. Xét về vị trí lịch sử, ông là nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Du.

Vài vấn đề liên quan

Năm sinh, năm mất

Phỏng đoán Cao Bá Quát sinh năm 1808 là căn cứ bài "Thiên cư thuyết" của ông. Trong bài có câu (dịch):

"Với tuổi ta mới hai kỷ mà đã thấy núi sông, thành quách cũ thay đổi đến ba lần".

Cuối bài ghi: "Tháng mạnh thu, năm Nhâm Thìn (1832), Chu thần thị viết bài thuyết này".

Hai kỷ tức 24 năm, suy ra ông sinh năm 1808. Tuy nhiên cứ liệu này chỉ có giá trị tương đối. Theo GS Vũ Khiêu và nhóm nghiên cứu về Cao Bá Quát thì khẳng định ông sinh năm 1809. Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng ghi ông sinh năm 1809.

Về năm mất, có một vài tác giả cho rằng Cao Bá Quát mất năm 1854. Nhưng theo Trần Công Nghị thì:

Cao Bá Quát mất ngay tại trận tiền vào tháng Chạp năm Giáp Dần. Khi chuyển qua dương lịch thì: Ngày 01 tháng 12 năm Giáp Dần nhằm ngày 18 tháng 1 năm 1855. Ngày 30 tháng Chạp, năm Giáp Dần nhằm ngày 16 tháng 02 năm 1855. Như vậy nguyên tháng Chạp năm này đều rơi vào năm 1855. Cho nên năm qua đời của Cao Bá Quát phải ghi là năm 1855 mới đúng[16].

Những giai thoại

Hiện vẫn còn tồn tại nhiều giai thoại liên quan đến nhân cách và tài thơ của Cao Bá Quát (như Bịa thơ tài hơn vua, Chữa câu đối của vua, Cá đớp cá-người trói người, Trên dưới đều chó, Câu thơ thi xã v.v...). Tuy nhiên, theo GS. Vũ Khiêu thì đa phần chúng đều thiếu căn cứ và chưa được xác minh. Bởi vậy theo ông chỉ có thể hiểu Cao Bá Quát và đánh giá đúng tư tưởng cùng hành động của ông trên cơ sở phân tích nguồn gốc xã hội đương thời, diễn biến trong cuộc đời và trong thơ văn của ông mà thôi. Ở một đoạn khác, giáo sư lại viết:

Khác với một số giai thoại có ý nói Cao Bá Quát là một con người kiêu căng, ngỗ ngược; và qua số một bài thơ cùng bài hát nói được gán cho ông, có người còn muốn coi ông là kẻ thích hưởng lạc, rượu chè, trai gái...Trái lại, qua cuộc đời và thơ văn của ông, chỉ thấy ông là một người biết giữ gìn phẩm hạnh, đối xử đúng mực với cha mẹ, anh em, vợ con, hàng xóm và biết yêu quý đất nước, quê hương. Đề cập đến Trần tình văn [17] của Cao Bá Nhạ, theo giáo sư thì rất có thể người cháu này đã đỗ lỗi cho chú để minh oan cho mình.

***

Uống rượu tiêu sầu bài 1

 

                                                          Cao Bá Quát (1809 – 1855)

Ba vạn sáu ngàn ngày [18] là mấy,
Cảnh phù du
[19] trông thấy đã nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung
[20] lếu láo.
Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
Trầm tư bách kế bất như nhàn.
[21]
Dưới thiều quang thấp thoáng bóng Nam san,
[22]
Ngoảnh mặt lại cửu hoàn 
[23]coi cũng nhỏ.
Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ,
Mảnh hình hài không có, có không.
Lọ là thiên tứ, vạn chung.
[24]

Tiêu đề bài này trong Văn đàn bảo giám chép là Chén rượu tiêu sầuSự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ lại cho là của Nguyễn Công Trứ với tiêu đề Vịnh nhàn.
Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập - tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004

 

[2] Đọc bài Uống rượu tiêu sầu 1:

Diễn xuôi:

Uống rượu tiêu sầu 1, Cao Bá Quát,

(Tựa bài là Tiêu sầu, 消愁 là giải sầu, làm tan biến nỗi buồn).

Đời người trăm năm, ba vạn sáu ngàn ngày chỉ là trong mấy chốc, ngắn ngủi.

Vậy mà buồn cười thay, thiên hạ cứ để thời giờ bon chen vun đấp cho cuộc sống như con thiêu thân kia cứ đâm đầu vào chỗ chết.

Mà ta có rảnh đâu, thày lay lo lấy sự đời trong thiên hạ; kệ họ.

Nào ta hãy cùng thư giãn một vài chung rượu đạm bạc!

Sách có chữ, “Hủy hoại một cuộc đời, chỉ có sở thích đam mê rượu,

Đắn đo trăm kế, không có kế nào hơn nhàn”.

Kìa, trong ánh nắng Xuân ngoạn mục, ngọn núi Nam san khi ẩn khi hiện, thấp thoáng.

Khi ấy, quay mặt lại, như thấy cả thiên hạ đều nhỏ bé.

Trong khoảng trời đất trước mắt, đầy dẫy những chuyện xưa nay, và chuyện hôm nay rồi sẽ thành chuyện xưa cũ.

Thân xác ta là không hay có, hay hiện hữu rồi hư không.

Vậy thì chạy theo thiên kim, vạn lượng; giàu sang phú quý, để làm chi?

*

Thơ, Ngân Triều phóng tác:

Uống rượu tiêu sầu 1, Cao Bá Quát, (1809 – 1855)

Ngàn ngày ba sáu đời người

Chẳng qua mấy chốc về nơi bụi mù.

Nực cười thay cảnh phù du!

Công đâu lo lấy thiên thu sự đời.

Vài chung tiêu khiển mà chơi.

*
[Sách có câu]

“Đam mê rượu, vứt một đời,

Đắn đo trăm kế, người ơi nhất nhàn!”

Thiều quang thấp thoáng Nam San,

Men say ngoảnh mặt cửu hoàn tí ti.

Đất trời kim cổ mà chi,

Xác phàm không, có; có gì hư không.

Sá gì vạn lượng, mà mong!

***

 


                              Tranh mh: Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.  (Ảnh: paperhi.com)

 

 ***

Uoáng röôïu tieâu saàu [2]

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn,
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.[25]
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,
Ðem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt.
Duy giang thượng chi thanh phong,
Dữ sơn gian chi minh nguyệt. [26]
Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng.
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng,
[27]
Ai thành thị, ai vui miền lâm tẩu.
[28]
Gõ nhịp lấy, đọc câu “Tương tiến tửu”:[29]
Quân bất kiến:
Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
.[30]
Làm chi cho mệt một đời.

Cao Bá Quát, (1809 – 1855)
Tiêu đề bài này trong Văn đàn bảo giám chép là Chán đờiViệt Nam ca trù biên khảo chép là Nghĩ đời mà chán.
Nguồn: Cao Bá Quát toàn tập - tập 1, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2004

 *
[3] Đọc bài Uống rượu tiêu sầu 2:

Diễn xuôi:

Uống rượu tiêu sầu 2, Cao Bá Quát, (1809 – 1855)

Sự đời thăng trầm đa đoan, mặc kệ nó.

Chốn thâm sâu khói sóng, ta sẽ buông thuyền câu.

Khi vắt tay, nằm nghĩ những chuyện đâu đâu,
Ðem chuyện
mộng sự so với bản thân thì y hệt.

“Chỉ ở trên sông mới có gió mát,

Chỉ trong khoảng núi mới có sáng trăng”.
Kho trời chung, nhưng đối với riêng mình là cái kho vô tận.
Sự việc trên đời nầy, vuông tròn, hãy phó mặc
cho ông Trời, khuôn thiêng.
Cho nên người thì vui sống nơi thành thị, người thì lui miền rừng rú, lâm tẩu.

Nào hãy gõ nhịp mà đọc mấy câu thơ “Tương Tiến Tửu”:

“Anh chẳng thấy nước sông Hoàng Hà từ trời rơi xuống,

Chảy tuôn ra biển không bao giờ trở lại.”

(Như cánh thời gian đời người một thoáng bay qua, biền biệt, mất tiêu).

Vậy thì mưu sự làm chi cho phí một đời người.

***

Thơ, Ngân Triều phóng tác:

Uống rượu tiêu sầu 2, Cao Bá Quát, (1809 – 1855)

Sự đời bối rối thôi đừng biết,

Chân mây khói sóng, buông thuyền câu.

Vắt tay mà nghĩ chuyện đâu đâu,
À! Mộng sự, thân này
cũng hệt.
*
Kìa! Khoảng núi vắng, ngời ngời trăng bạc,
Kho trời chung, tuyệt phẩm cho mình riêng.
Đời vậy thôi, đành phó mặc khuôn thiêng.
Kệ! Kẻ chợ, kẻ lui miền ẩn dật.

*

Tương Tiến Tửu, gõ nhịp thơ ta đọc:

“Kìa! Nước Hoàng Hà, trên trời rơi xuống,

Một phương ra biển cuồn cuộn, không về”

Thân cò ngu, cứ lặn lội não nề!

***

          Hắn bồi hồi thương tiếc cho cuộc đời Cao Bá Quát. Một con người nhập thế cuộc đã tin tưởng vào chế độ [31]đương thời, văn tài lỗi lạc [32], nhân hậu, nhưng trong khoảng đất trời chim lồng cá chậu của nhà nước phong kiến ấy, với những tính nết trên, nhất là kiêu ngạo, ngông cuồng, ông đã chuốc lấy một sự thất bại não nề trên con đường thăng tiến. Ông thi hỏng liên tiếp, đời ông, ông chỉ là một ngôi sao xấu, một ngôi sao mờ le lói suốt năm canh. Ông như người hoang tưởng, đi trên mây, coi thường thiên hạ, kể cả những danh sĩ ngưỡng mộ ông và có thế lực. Lẽ ra, khi có được cơ hội tốt do mọi người quan tâm đến mình, ông phải khiêm tốn, khôn khéo ứng xử để được sự ưu ái và tiến thân. Đàng nầy, ông coi khinh họ. Coi khinh họ thì họ sẽ ngấm ngầm chờ cơ hội quật ngã ông thôi. Để rồi, trên bước đường cùng bi đát ấy, ông phải đánh liều nhắm mắt đưa chân khởi nghĩa mà không màng đến hậu quả cho dòng họ, gia đình. Tiếc thay![33].

(hết trang 36)
Còn tiếp.



Chú thích:
[1] Ba vạn sáu ngàn ngày: Tức một trăm năm, chỉ một đời người.

[2] phù du: Một giống bọ nước có cánh, bay được, sáng sống chiều chết, kiếp sống ngắn ngủi chẳng được bao lâu nên dung cái gì chóng vánh mau qua thì gọi là phù du. Đó là quan niệm của Trang Chu.

[3] Chung lếu láo: chung là chén hay ly nhỏ uống rượu; lếu láo là qua loa, chẳng ra gì, nhạt nhẽo.

 [4] Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu, Trầm tư bách kế bất như nhàn

 斷送一生惟有酒,

沉思百計不如閒.

“Dứt bỏ một đời, chỉ có rượu;

Suy tư trăm lối, không bằng nhàn”

Khiển hứng của Hàn Dũ đời Đường

[5] Nam san: tức núi Chung Nam bên Tàu, nơi các ẩn sĩ thường tới ở. Thơ Đào Tiềm: Thái cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến Nam sơn. “Hái cúc dưới dậu phía Đông, Bồi hồi nhìn thấy núi Nam” Nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên đời Đường cóa câu: Bắc khuyết hưu thướng thư, Nam san quy tệ lư. “Thôi chẳng dâ

ng thư Bắc khuyết, Trở về nhà nát Nam san”. Bắc khuyết chỉ nơi cung đình vua.

[6] cửu hoàn: Chín cảnh lớn, chỉ chung cõi đất.

[7] thiên tứ, vạn chung: Nghìn cỗ xe, vạn chung thóc, là bổng lộc mà các công hầu thời phong kiến được hưởng; chỉ cảnh giàu sang, phú quý.

[8] Huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây, nay thuộc phần phía Tây huyện Chương MỹHà Nội.

[9] Xem bài Tìm thấy cuốn gia phả họ Cao ở Phú Thị. Bài viết của nhà sử học Đinh Tú  Lưu trữ 2011-02-24 tại Wayback Machine. Trước đây có một số tài liệu ghi cha ông Quát tên là Cao Cửu Chiếu hay đồ Giảng là không đúng.

[10] GS. Phạm Thế Ngũ giải thích: "Vì ông không chịu khuôn phép trường quy. Như có lần, ông viết quyển thi bằng bốn kiểu chữ: chân, thảo, triện, lệ. Ngoài ra, văn ông có khí phách hiên ngang. Bởi vậy, mà các khảo quan đâm ra ghét và tìm cách đánh hỏng" (sách đã dẫn, tr. 438).

[11]Trích trong Đại Nam thực lục (Tập 23. Bản dịch của Viện Sử học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1970, tr. 332, 345 và 347). Theo Phạm Thuận Thành, thì đích thân nhà vua cho số người ấy thi lại theo đề mới, thấy cũng có thực tài nên đều lấy đỗ. Nhờ vậy, các quan lo việc thi cũng được nhẹ tội (bài "Mở khoa thi cốt được thực tài" trên báo Đại biểu nhân dân [2] Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine).

[12]Năm Cao Bá Quát bị điều chuyển đi nhận chức giáo thụ ở phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ - ở đây ghi theo Thơ văn Cao Bá Quát (tr.33). Thêm một chứng cứ nữa là trước khi đi, Cao Bá Quát có viết bài đề cuối tập thơ của Tùng Thiện Vương, và ông đã ghi là năm Tự Đức thứ 3 (tức 1850). Có sách ghi rất khác: Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 1052) và Phạm Thế Ngũ (tr. 445) ghi năm 1854Xuân Diệu ghi năm 1851 (tr. 13), Nguyễn Lộc ghi năm 1852 (Từ điển văn học, bộ mới, tr. 209).

[13] Cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19: Trấn Sơn Tây, Phủ Quốc Oai, huyện Mỹ Lương, trang 38.

[14] Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, (tr. 1053). Trong hàng trăm cuộc nổi dậy lớn nhỏ đã xảy ra trong suốt lịch sử triều Nguyễn, sách này chỉ chép thành truyện có mấy người đó là: Lê Văn Khôi (phụ chép Nguyễn Văn Trắm), Nông Văn Vân và Cao Bá Quát. Điều này cho thấy cuộc nổi dậy của Cao Bá Quát đã từng làm vua quan nhà Nguyễn rất bận tâm.

Nổi bật nhất là bài Tài tử đa cùng. Trước 1975, nhà nghiên cứu Thạch Trung Giả khen rằng bài này đáng để cho ta nghiên cứu và thưởng thức từng câu, từng chữ, từng mạch văn một (Văn học phân tích toàn thư. Nhà xuất bản Lá Bối, 1973, tr. 211)

[16] Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát vẫn còn nhiều nghi vấn cần làm sáng tỏ hơn.

[17] Trích Trần tình văn: "Chú tôi (tức Cao Bá Quát) cậy tài càn rỡ, vốn tính ngông cuồng, thường bè bạn với bọn rượu chè, kết giao với con buôn, tiếng là ở nhà nuôi mẹ, nhưng thật ra đạo thần tôn vẫn còn thiếu sót. Vả lại túng thiếu đâm ra liều, xoay ra lối kinh doanh trục lợi. Bạn bè khuyên răn thì cãi lại, anh (tức Cao Bá Đạt) ngăn bảo thì xé cả thư. Cho nên bạn bè vì thế mà tuyệt giao, gia đình vì thế mà sinh bất mục..." (chép theo GS. Thanh Lãng, tr. 813)

[18] Ba vạn sáu ngàn ngày: Tức một trăm năm, chỉ một đời người. một năm theo âm lịch chỉ có 360 ngày; cho nên năm nhuần có 13 tháng.

[19] phù du: Một giống bọ nước có cánh, bay được, sáng sống chiều chết, kiếp sống ngắn ngủi chẳng được bao lâu nên dung cái gì chóng vánh mau qua thì gọi là phù du. Đó là quan niệm của Trang Chu.

[20]Chung lếu láo: chung là chén hay ly nhỏ uống rượu; lếu láo là qua loa, chẳng ra gì, nhạt nhẽo.

[21] Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,

Trầm tư bách kế bất như nhàn

斷送一生惟有酒,

 沉思百計不如閒.

 “Dứt bỏ một đời, chỉ có rượu,

Suy tư trăm lối, không bằng nhàn”

Khiển hứng của Hàn Dũ đời Đường

[22] Nam san: tức núi Chung Nam bên Tàu, nơi các ẩn sĩ thường tới ở. Thơ Đào Tiềm: Thái cúc đông ly hạ, Du nhiên kiến Nam sơn. “Hái cúc dưới dậu phía Đông, Bồi hồi nhìn thấy núi Nam” Nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên đời Đường cóa câu: Bắc khuyết hưu thướng thư, Nam san quy tệ lư. “Thôi chẳng dâng thư Bắc khuyết, Trở về nhà nát Nam san”. Bắc khuyết chỉ nơi cung đình vua.

[23] cửu hoàn: Chín cảnh lớn, chỉ chung cõi đất.

[24] thiên tứ, vạn chung: 千駟萬  Nghìn cỗ xe, vạn chung thóc, là bổng lộc mà các công hầu thời phong kiến được hưởng; chỉ cảnh giàu sang, phú quý.

[25] Thế sự thăng trầm quân mạc vấn…

Yên ba thâm xứ hữu ngư châu

世事升沈君莫問,

煙波深處有漁舟

“Cuộc đời thăng trầm lên xuống, bạn đừng hỏi.

Chốn thâm sâu khói sóng, buông thuyền câu”.

[26]Duy giang thượng chi thanh phong

   Dữ sơn gian chi minh uyệt.

惟江上之清風,

與山間之明月

Chỉ ở trên sông có gió mát,

  Chỉ trong khoảng núi có trăng sáng”,

lấy từ bài “Tiền Xích Bích phú” của Tô Ðông Pha đời Tống

[27] khuôn thiêng: từ dùng trong văn học chỉ ông Xanh, ông Trời.

[28] lâm tẩu: 林藪, Rừng núi rậm rạp. Chỉ nơi ẩn dật. (Sách Việt Văn Đệ Nhị A-B-C-D, tác giả Võ Thu Tịnh, giáo sư Việt Văn, ghi tựa là Ngán đời; “Kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu”, nxb Hải Vân, Saigon, in lần thứ tư, trang 158). NT.

[29] Tương tiến tửu: Ðầu đề của một bài ca của Lý Bạch đời Đường.

[30] Quân bất kiến

Hoàng Hà chi thuỷ thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi

君不見黃河之水天上來,

奔流到海不復回

                                Anh chẳng thấy nước sông Hoàng Hà từ trời xuống,

Chảy tuôn xuống biển không hề quay lui”.

Ý nói đời sống, thời gian một đi không trở lại.

 [31] Ông lấy tên chữ hay tên tự, cái tên quy định cho người trưởng thành theo Nho giáo là Chu Thần, 周臣 tức là bề tôi nhà Chu. Có lẽ Ông hết lòng tin tưởng vào chế độ đương thời vì Nhà Chu kéo dài khoảng 800 năm, thời kỳ mà Nho giáo hưng thịnh.

[32] Tương truyền ông ttường nói với bạn bè rằng: “Thiên hạ có bốn bồ chữ, phần tôi giữ hai bồ, anh tôi là Bá Đạt và bạn tôi là Siêu giữ một bồ, còn một bồ chia cho những người có học trong thiên hạ”. Sách Việt Văn ABCD, Võ Thu Tịnh, nxb Hải Vân Saigon, trang 132.

            Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng , xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân. GS. Phạm Thế Ngũ giải thích: "Vì ông không chịu khuôn phép trường quy. Như có lần, ông viết quyển thi bằng bốn kiểu chữ: chân, thảo, triện, lệ. Ngoài ra, văn ông có khí phách hiên ngang. Bởi vậy, mà các khảo quan đâm ra ghét và tìm cách đánh hỏng"

Thân sinh ông đã phê bình:” Văn Cao Bá Quát hơn về tài tứ mà thiếu về khuôn phép. Văn Cao Bá Đạt thì hơn về khuôn phép mà thiếu về tài tứ. Nếu đem tài tứ của Bá Quát hợp với khuôn phép của Bá Đạt thì sẽ trở nên một văn tài hoàn toàn” sđd, trang 132.

-Vua Tự Đức đọc thơ văn chữ Hán của ông đã khen: Văn như Siêu Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường. 暵, 詩

Văn như Siêu Quát vô tiền Hán, nghĩa là văn cùa ông Siêu, ông Quát khiến cho Nhà Tiền Hán phải chịu; Thơ của Tùng Công, Tuy Công thì thời Thịnh Đường phải nhường”.

-Đối với hai vị hoàng thân Tuy Lúy Vương và Tùng Thiện Vương lập ra Mạc Vân thi xã gồm rất nhiều quan lại và danh sĩ. Trong khi vua Tự Đức khen đáo để, thơ của thi xã nầy hơn cả thơ Đường, thất thịnh Đường thì ông bịt mũi, đọc hai câu thơ, chê thơ của thi xã nầy, hôi thúi mùi nước mắm:

Ngán cho cái mũi vô duyên,

Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An.

-Ông cả gan sửa hai câu đối của Vua Tự Đức:

Tử năng thừa phụ nghiệp,

Thần khả báo quân ân.

“Con luôn hưởng phụ nghiệp,

Quan phải báo ơn vua”

Là nhấn mạnh bổn phận của con và trách nhiệm của quan.

-Ông sửa lại, cũng trong mấy chữ đó thôi:

Quân ân, thần khả báo,

Phụ nghiệp, tử năng thừa.

Nghĩa cũng vậy nhưng nhấn mạnh tôn ty trật tự trên dưới trong Nho giáo. Cha phải trên con; Bề tôi phải ở dưới vua. Cũng đúng, hợp lý và hay hơn. Nhưng bề ngoài vua vẫn khen, còn thâm tâm Ngài cũng cũng cảm thấy bẽ mặt trước đám đông quan lại và có thể Ngài coi ông như một người phạm thượng, tự cao, vuốt mũi không nể mặt.

[33] Do tính kiêu ngạo quá đáng đó, nên ông có nhiều người bất bình. Năm 1854, ông phải đi làm giáo thụ ở Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, coi như bị đày ra nơi khỉ ho cò gáy. Ông có 2 câu đối chán chường dán nơi dạy học:

            Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái,
            Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

Tương truyền lúc bị giam trong ngục thất, ông có làm 4 câu thơ khẩu khí (?). Biết có đúng không vì có tài liệu ghi là ông bị chết trận:
                                                     Một chiếc cùm lim chân có đế,
                                                     Ba vòng xích sắt bước thì vương.

Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp.

Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.

Hai câu đầu là tả thực chiếc gông bằng gỗ lim, chân có đế; Chân người tử tội có 3 vòng xích sắt, khó có thể đi đứng được; bước tới thì nó cản trở bởi 3 vòng xích sắt. Tả cái cùm trong ngục, rõ rồi, nhưng 2 chữ cuối mỗi câu là 2 chữ đế vương. Ý nói người bị giam cầm là một bậc đế vương.
Hai câu sau là chửi cảnh pháp trường và chừi đời.