Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Con đường tên Ngô Đình Diệm tại Bangladesh /Viễn Phương chuyển

 Con đường tên Ngô Đình Diệm tại  Bangladesh 

diem.jpg
Có thể bạn chưa biết : ở Bangladesh cũng có có một con đường tên Ngô Đình Diệm , có bước tượng tổng thống đang vẫy chào nhân dân Banglades , hai bên là hoa sen , quốc hoa của VN , để tưởng nhớ tổng thống. 

Nguyên nhân là vì năm 1960 , Bangladesh bị nạn đói hoành hành , thậm chí xảy ra cả việc ăn thịt người , VNCH đã viện trợ cho chính phủ nước BẮC Á này 200.000 tấn gạo và 5 triệu usd hỗ trợ và các gói cứu trợ không hoàn lại khác . Khi NGÔ TỔNG THỐNG mất , nhân dân đã để quốc tang 7 ngày và khóc không ngừng nghỉ  

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Tranh luận về chân dung vua Quang Trung/ Nguyêĩ Thanh Điệp/ Ngân Triều st

Tranh luận về chân dung vua Quang Trung

  • 6
 Tái tạo chân dung đích thực của vua Quang Trung vẫn là bài toán chưa có lời giải với các nhà nghiên cứu lịch sử, bởi những tư liệu về nhà vua đã bị phá hủy gần hết.
Theo bài viết Đã tìm ra chân dung chính thức của vua Quang Trung?, đăng trên báo Tuổi Trẻ, nhà nghiên cứu, TS Nguyễn Duy Chính vừa công bố bài viết có tính hệ thống lại quá trình xuất lộ và tìm kiếm hình ảnh chân dung vua Quang Trung của học giới nước ta từ xưa đến nay.
Cụ thể, ông Chính tìm kiếm được hai tư liệu hình vẽ vua Quang Trung trong chuyến đi Bắc Kinh dự lễ thọ vua Càn Long này, một trong bộ tranh "Thập toàn phu tảo", và một bức trong bộ tranh đồ sộ "Bát tuần Vạn thọ thịnh điển".
Cả hai tư liệu này đều vẽ vua Quang Trung từ xa, vẽ chung với các nhân vật khác, nên không rõ nét chân dung.
Cũng liên quan chủ đề này, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức viết trên trang cá nhân của mình: "Gần đây, một người bạn Trung Quốc gửi cho tôi bức tranh chân dung Quang Trung, hiện cất giữ tại Bảo tàng Cố Cung Bắc Kinh. Bức tranh này có ghi rõ An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (tên của Quang Trung khi ở bên nhà Thanh). Lai lịch tường tận của bức tranh cần đợi những khảo cứu chuyên sâu hơn. Ít nhất, cho tới thời điểm hiện tại, bức tranh này vẫn tiệm cận với 'sử thực' hơn cả".
Tranh luan ve chan dung vua Quang Trung hinh anh 1
Bức hình vẽ vua Quang Trung do Trần Quang Đức công bố. Ảnh: Nguyễn Duy Chính.

Những tranh cãi

Quang Trung là vị kiệt xuất trong lịch sử dân tộc ta, nhưng vương triều Tây Sơn của ông tồn tại quá ngắn ngủi. Sau khi sụp đổ, các vua đầu triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng đã ra lệnh truy tìm và tiêu hủy toàn bộ sách vở, tư liệu liên quan nhà Tây Sơn.
Những người liên quan đa phần phải bỏ trốn, mai danh ẩn tích nên các tư liệu về vua Quang Trung gần như không còn, gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu sau này muốn tái tạo lại chân dung của ông.
Chính vì không có tư liệu nên đến nay, hình ảnh về vua Quang Trung gần như không có sự thống nhất. Do đó, nếu đúng bức tranh của tác giả Trần Quang Đức công bố là chính xác, nó sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới, chấm dứt những tranh cãi, bí ẩn về tướng mạo của vị vua vĩ đại mà rất nhiều người muốn biết.
Vấn đề đặt ra là liệu bức tranh của tác giả Trần Quang Đức công bố có đúng vẽ vua Quang Trung thật hay không thì cần được các nhà sử học nghiên cứu thêm. Bởi lẽ, một số sách cho rằng vua Quang Trung không sang Trung Quốc.
Theo một số tài liệu lịch sử, sau khi đại thắng quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu 1789 Ngô Thì Nhậm tổ chức đoàn sứ bộ sang Yên Kinh trao trả tám trăm tù binh và cầu phong. Hoàng đế Càn Long chấp nhận nhưng lại mời đích thân vua Quang Trung sang triều kiến nhân lễ mừng thọ bát tuần của mình.
Đến tháng 11, vua Càn Long cử sứ bộ mang chiếu sang Thăng Long phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương. Lúc này, Ngô Thời Nhậm đã tùy nghi chọn người giả làm vua Quang Trung để tiếp chiếu.
Đến đầu năm Canh Tuất (1790), vua Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm tổ chức sứ đoàn sang Trung Quốc mừng thọ vua Càn Long. Đoàn sứ bộ gồm hơn 150 người, ngoài vua giả còn có Nguyễn Quang Thùy (con trai vua), Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Duật...
Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 15), người đóng giả vua Quang Trung là Nguyễn Quang Thực, võ tướng người Nghệ An. Trong khi sách Đại Nam chính biên liệt truyện của Quốc Sử quán triều Nguyễn lại cho biết nhân vật đóng giả vua là cháu bên vợ của vua Quang Trung tên Phạm Công Trị.
Theo các nhà nghiên cứu, sách Hoàng Lê nhất thống chí đã chép nhầm, người đóng giả vua Quang Trung chính là Phạm Công Trị.
Sách này còn chép rằng: “Khi quốc vương tới Yên Kinh, vua Thanh mừng lắm, không hề biết là Quang Trung giả. Lúc quốc vương vào yết kiến, vua Thanh cho ăn yến với các vị thân vương, lại ban ơn đặc biệt cho làm lễ ôm gối, hệt như tình cha con trong nhà. Lúc quốc vương lạy tạ về nước, vua Thanh sai thợ vẽ bức truyền thần mà ban cho, ân lễ rất trọng hậu, thực là một cách đối đãi khác thường từ nghìn xưa hiếm có”.
Ngoài hai bộ chính sử trên, nhiều nguồn sử liệu khác cũng khẳng định vua Quang Trung đã cho người đóng giả sang Trung Quốc bái kiến Càn Long.
Ngoài ra, chuyện vua Quang Trung đi sứ thật hay không cũng cần phải xem xét kỹ vì trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, chưa có bất kỳ vị vua nào của nước ta đi sứ sang phương Bắc. Vấn đề này hiện còn nhiều quan điểm khác nhau. 
Tranh luan ve chan dung vua Quang Trung hinh anh 2
Bức tranh "Thập toàn phu tảo" vẽ vua Quang Trung và hai bồi thần đang hành lễ bệ kiến vua Càn Long. Ảnh từ bài viết của Nguyễn Duy Chính.

Chân dung vua Quang Trung trong lịch sử

Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đình Tây Sơn sụp đổ, hầu như tất cả tư liệu của nhà Tây Sơn đều bị tiêu hủy. Chân dung vua Quang Trung vì thế cũng chỉ được miêu tả qua sử sách của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn.
Theo cuốn Tây Sơn thuật lược mô tả, “tóc của Huệ quăn, mặt có mụn, một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận chế thắng, uy danh lẫm liệt cho nên mới bình định được phương Bắc và dẹp yên được phương Nam, hướng đến đâu thì không ai hơn được…”.
Chính sử nhà Nguyễn là sách Đại Nam chính biên liệt truyện cũng xác định đúng như thế: “Nguyễn Văn Huệ là em Nguyễn Nhạc, tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người giảo hoạt, đánh trận rất giỏi, người người đều sợ Huệ”.
Theo nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân - người sống ở Huế và có rất nhiều công trình nghiên cứu về vua Quang Trung - thì tại chùa Bộc (Hà Nội) có một bức tượng cổ và đôi câu đối: Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vụ / Quang trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân.
Nó có nghĩa là Trong hang không bụi, lưu nêu cột giữa non sông rộng lớn / Giữa sáng thành Phật, chuyển gió mây trong thế giới cỏn con
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng pho tượng trên là tượng vua Quang Trung. Hai câu đối ngụ ý ca ngợi vua Quang Trung anh hùng cái thế, nhưng để tránh bị nhà Nguyễn phá hoại, tượng Quang Trung ấy được ẩn mình trong một tượng phật. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng pho tượng ấy là một di sản văn hóa đáng quý.
Ngoài những tư liệu ít ỏi trên, tất cả hình vẽ, chân dung của vua Quang Trung đều được đời sau tự vẽ lại.
Quang Trung đại phá quân Thanh Chiến thuật tránh nơi mạnh, đánh chỗ yếu, dương đông kích tây, bất ngờ thể hiện tài năng quân sự đỉnh cao của Quang Trung.

Vua Quang Trung và cuộc cải cách lịch sử về chữ viết

Dưới thời trị vì của vua Quang Trung, lần đầu tiên loại chữ viết do người Việt sáng tạo được dùng trong văn bản hành chính.

Hoàng đế Quang Trung và chuyến đi sứ đặc biệt trong lịch sử

Không chỉ là thiên tài quân sự bách chiến bách thắng, Quang Trung - Nguyễn Huệ còn tạo ra chuyến đi sứ có một không hai trong lịch sử ngoại giao nước nhà.
Nguyễn Thanh Điệp

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Sư tử và ân nhân/ KKH chia se3

Sư tử và ân nhân: Tình thương có thể cảm hóa những bản năng sinh tồn đáng sợ nhất


Khi chiếc cửa sắt vừa mở, Sirga nhảy chồm lên ôm lấy ân nhân của mình như kiểu đó là điều hạnh phúc nhất mà nó được làm mỗi sáng. Bạn có thể tin đây là một cảnh thực ngoài đời chứ không phải trong phim?
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Valentin Gruener là một nhân viên công tác bảo tồn tại Đức. Một lần, anh đến sa mạc ở Botswana để thực hiện một số công việc liên quan đến Dự án nuôi động vật hoang dã do chính anh sáng lập ra.
Valentin đem con sư tử non về nuôi khi mới khoảng 10 ngày tuổi. (Ảnh: Modisa)
Valentin gặp Sirga đang trong trạng thái nguy kịch, con sư tử non nớt này có thể chết bất cứ lúc nào trên mảnh đất hoang dã khô cằn này. Valentin quyết định đem Sirga về nuôi nấng và chăm sóc trong khu làm việc của mình. Sirga hồi phục và giờ đây đã nặng tới gần 140 kg.
Tình bạn giữ sư tử và ân nhân của mình lớn dần. (Ảnh dẫn qua: Read.01)
Mỗi khi anh mở cửa đi vào, nó sẽ phấn khích nhảy vào vòng tay anh. Đoạn video này, do người đồng nghiệp John Hawkins đưa lên YouTube, đã lan truyền trên mạng và nhanh chóng có tới gần 15 triệu lượt xem.
Trình chơi Video
00:00
00:48
Google đã đưa Valentin vào danh sách những cái tên truyền cảm hứng và hiện nay người ta đang làm một bộ phim tài liệu về câu chuyện tuyệt vời của đôi bạn thân đặc biệt này.
Vài lần một tuần, để dạy cho con vật cách sinh tồn trong thế giới hoang dã, Valentin phải ẩn nấp trong những bụi cây hay nhảy xuống những vũng nước để cùng Sirga luyện tập bài bập săn mồi của mình. “Để Sirga ra ngoài môi trường hoang dã là rất nguy hiểm nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác… Sirga rất cẩn trọng với người lạ. Nó có thể nhận ra tôi và không bao giờ tấn công ân nhân của mình. Tuy nhiên, với những người khác, bất cứ ai lại gần lãnh thổ của nó là Sirga gầm gừ ngay”, Valentin chia sẻ.
Trăn trở của Valentin
Môi trường sống của sư tử ngày càng thu hẹp do diện tích đất nông nghiệp tại cộng hòa Botswana càng tăng. Những người nông dân đặt bẫy và săn bắn sư tử khiến số lượng của chúng ngày càng suy giảm chỉ còn khoảng 1.000 cá thể.
Hiện tại anh Gruener đang thực hiên một dự án tên là Modisa để có thể xây dựng một công viên hoang dã lớn hơn, an toàn hơn. Đây sẽ là nơi Sirga có thể ở chung với những chú sư tử được cứu khác và có thể gặp được bạn đời của mình. “Tôi muốn tìm bạn đời cho Sirga, để nó một gia đình thực thụ cùng với những chú sư tử con và sống hạnh phúc”.
Hình ảnh những đàn sư tử hung hăng lao đến đâm vào những con trâu, con ngựa, con nai… săn mồi dường như đã để lại trong chúng ta những kí ức đáng sợ về loài động vật ăn thịt này. Con người, khi bắt đầu hình thành khái niệm, thường bám cứng vào khái niệm đó như một chân lý bất biến và khó lòng có thể thay đổi. Tuy nhiên, trong cuộc sống này, ngoài chân lý vũ trụ là bất biến thì vạn sự vạn vật đều có thể thay đổi, ngay cả bản năng săn mồi đáng sợ của con vật. Bằng tình thương, sự quan tâm chăm sóc tận tình, Valentino đã thuần hóa bản năng dữ tợn của sư tử Sirga, khiến nó chẳng khác nào chú mèo nhỏ khi ở cạnh anh. Hy vọng anh có thể thực hiện được ước mơ của mình là xây dựng một khu bảo tồn lớn hơn để những sinh vật hoang dã có thể cùng chung sống một cuộc sống tốt đẹp. Câu chuyện của Valentino và Sirga chắc sẽ là minh chứng để chúng ta tin rằng: Tình thương có thể cảm hóa được cả những bản năng sinh tồn đáng sợ nhất. 
Những hình ảnh cảm động của Valentino và người bạn thân Sirga của mình:
  
Liễu Nguyện – Tuấn Vũ

KHÔNG NÊN TRANH LUẬN VÔ ÍCH/Hồ Xưa sưu tầm

                           KHÔNG NÊN TRANH LUẬN VÔ ÍCH
                                                    _________
Câu chuyện của Đức Phu Khỗng Tử:
       Một hôm có một vị hành giả đến viếng thăm Đức Khỗng Tử, gặp người học trò của Ngài ra tiếp khách. Vị hành giả hỏi người học trò:
       - Ta muốn hỏi nhà ngươi, nếu trả lời đúng thì ta về, còn sai thì cho ta gặp Thầy của nhà ngươi.
       Vị hành giả hỏi: - Một năm có mấy mùa?
       Người học trò đáp: Dạ, một năm có 4 mùa “Xuân Hạ, Thu, Đông ạ”.
       Vị hành giả liền nói: - Ngươi trả lời sai rồi…! …Cười..
       - Một năm có 3 mùa. “Xuân, hạ, và thu…”; vị hành giả lại tiếp tục cười.
       Người học trò tức quá, cố tranh cải mãi một hồi lâu. Đức Khỗng Tử bước ra, vị hành giả liền thưa:
       - Ngài cho ta biết một năm có mấy mùa?
       Đức Khỗng Tử đã nghe trước khi ra cuộc đôi co giữa hai người nên trả lời:
       - Một năm có 3 mùa.
       Vị hành giả cười to một cách đắc thắng. Ông ta quay sang nói với học trò Khỗng Tử rằng: - Nhà ngươi thấy chưa, nhà ngươi thua ta rồi….! Tiếng cười ha hả vang lên. Sau đó, quay đi với tiếng cười khoái chí đắc thắng to thêm nữa rồi từ giả ra về.
        Khi vị hành giả đi rồi, cậu học trò liền kính hỏi Thầy Khỗng Tử:
       - Bạch Thầy, Thầy dạy con một năm có 4 mùa. Sao nay Thầy trả lời cho ông kia là một năm có 3 mùa?
        Thầy Khỗng Tử vui vẻ bình thãn trả lời:
      - Tên hành giả kia nó là loài côn trùng, cào cào, châu chấu. Nó chỉ sống một năm có 3 mùa thôi. Đó là mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu. Vì mùa Đông nó không chịu lạnh nỗi nên nó phải chết, thì làm sao nó biết một năm có 4 mùa mà con đi tranh luận với nó!
       Cậu học trò lúc nầy mới bừng tỉnh lại và hiểu lời thầy mình nói, nên một lòng bái phục Ngài là một vị Thầy Minh Triết.
       Bởi vậy, khi bạn đối đầu với kẻ ngu dốt thấp kém thì nên theo gương Đức Khổng Phu Tử, cứ để cho kẻ ngu dốt ôm cái quan điểm hạn hẹp của họ, không tranh chấp mất thời giờ vô ích và để có được sự thanh thãn trong tâm hồn.

       Đó là cách xử thế khôn ngoan nhứt.
Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm_______________________________________