Dịp tết Thanh Minh chúng tôi vào nghĩa trang Mai Dịch thắp hương cho người nhà.
Tôi lang thang khắp nghĩa trang tìm phần mộ của các nhà văn nhà thơ hoạ sỹ nhạc sỹ nhà văn hoá lớn của Việt nam. Tôi không thắp hương không khấn vái vì mình không phải là thân nhân tôi chỉ xin được nghiêng mình kính cẩn trước hương hồn của các bậc cha chú làm bổn phận của một kẻ hậu thế tri ân các bậc kỳ tài đã có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật văn hoá nói chung của Việt nam hiện đang yên nghỉ tại đây.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình nho học. Quê làng Đào Xá xã Bãi Sậy huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên. Sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật tại Đại học Đông Dương năm 1937 ông sang Pháp du học đậu tiến sĩ luật khoa tiến sĩ văn khoa thạc sĩ sử – địa. Năm 1947 ông được Chính phủ Pháp phong hàm giáo sư. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ được nhắc đến trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội(1956-1967) Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Viện trưởng Viện khảo cổ học (1968–1988) Tổng biên tập tạp chí Khảo cổ học. Năm 1987 ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức. Ông mất ngày 23 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội. Năm 2000 ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ (Con Moong trống đồng Đông Sơn và 4 bài dẫn luận thời đại Hùng Vương). Tên của ông được đặt cho một con đường vòng quanh hồ Ngọc Khánh tại Hà Nội.
Ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú huyện Vũ Quang) tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận lúc nhỏ học ở quê sau vào Huế học trung học rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942 ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Tháng 8 năm 1945 Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám thành công khi mới 26 tuổi ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ. Sau này ông làm thứ trưởng Bộ Văn hóa rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984 ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996). Tháng 6 năm 2001 Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 2 năm 2005 ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
Ông sinh năm 1924 ở Luông Phabăng (Lào). Quê ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu) Hà Nội. Cha là viên chức Sở bưu điện Đông Dương có sang làm việc ở Lào. Ông thuộc thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học viết văn làm thơ soạn nhạc soạn kịch viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Sau Cách mạng tháng Tám Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995 ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật. Ông mất năm 2003 tại Hà Nội.
Ông quê ở làng Vân Cát huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Ông có bút danh chính là Nam Kiều và nhiều bút hiệu khác như Đẩu Nam Hải Khánh Côi Vị Ẩm Hân Kiếm Bút. Thuở nhỏ ông học ở Nam Định Hà Nội. Từ năm 1924 ông vào Nam công tác với các báo Nông cổ mín đàm Rạng đông làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo. Tháng 6 năm 1927 ông bị Pháp bắt kết án tù vì có chân trong các tổ chức yêu nước. Năm 1928 ông thành lập Cường học thư xã chuyên xuất bản sách cổ võ tinh thần yêu nước nâng cao dân trí. Cũng trong năm này ông tham gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức đảng bộ trong Nam. Rồi bị Pháp bắt vào khoảng tháng 8 năm 1928 bị kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo. Trong tù vì tiếp xúc với người cộng sản ông tiếp thu chủ nghĩa cộng sản tuyên bố li khai Quốc dân đảng tự nguyện đứng vào hàng ngũ những người cộng sản. Năm 1935 ông ra tù bị trục xuất về miền Bắc. Từ năm 1936 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực hoạt động cho đảng. Tháng 10 năm 1939 lại bị bắt đày đi Sơn La Bá Vân Nghĩa Lộ. Đến tháng 3 năm 1945 tham gia phá trại giam Nghĩa Lộ vượt ngục trở về Hà Nội làm công tác cách mạng. Tháng 8 năm 1945 ông dự Đại hội Quốc dân ở Tân Trào và được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng rồi làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời. Ngày 30 tháng 8 năm 1945 được cử thay mặt Chính phủ cùng đi với Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào Huế chấp nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại. Sau đó ông lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị cục trưởng trong Quân sự Ủy viên hội Bí thư Tổng bộ Việt Minh Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc. Từ năm 1953 ông làm Trưởng ban Ban nghiên cứu Văn Sử Địa trực thuộc Trung ương Đảng. Sau đó ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Viện trưởng Viện Sử học Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 28 tháng 7 năm 1969 ông mất tại Hà Nội thọ 68 tuổi. [sửa] Giải thưởng Năm 1963 Trần Huy Liệu được nước Cộng hòa Dân chủ Đức tặng thưởng huân chương danh dự. Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam.
Ông sinh năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân) huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn đỗ phó bảng tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu Phan Chu Trinh Ngô Đức Kế Huỳnh Thúc Kháng bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Sau khi thân phụ bị bắt ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi và được bà nội nuôi dưỡng giáo dục lòng yêu nước học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông kinh nghĩa thục. Năm 1925 khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu truy điệu Phan Chu Trinh đồng thời gia nhập đảng Tân Việt. Năm 1928 ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929 khi đảng Tân Việt tan vỡ ông bị xử một năm tù treo sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932). Đến năm 1935 Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh Hoàng Minh Giám Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936 ông cùng Nguyễn Văn Tố Vương Kiêm Toàn Phan Thanh Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939) viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng Người đàn bà điên Chú bé...). Năm 1939 ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944 ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ như điển hình và cá tính nội dung và hình thức truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944) Tạp văn Trung Quốc (1944) các bản dịch kịch Lôi Vũ Nhật xuất của Tào Ngu Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại tập 1 (viết năm 1958). Sau Cách mạng tháng Tám ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946 ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp. Cũng trong năm này ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong các giai đoạn về sau ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội Viện trưởng Viện văn học Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960) Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1 1959 tập 2 1965 và tập 3 1973). Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp văn học hiện đại Trung Quốc văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982 ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996 ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới. Đặng Thai Mai mất năm 1984.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ cùng quê hương Huế đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi ông vào trường Quốc học (Huế). Tại đây được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx Friedrich Engels Vladimir Ilyich Lenin Maxim Gorky... qua sách báo kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn Phan Đăng Lưu Nguyễn Chí Diểu) Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Đoàn thanh niên và được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1938. Năm 1946 ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947 ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ tuyên huấn. Từ đó ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước: * 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; * 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; * Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức; * Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư; * Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Bí thư Ban chấp hành Trung ương Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Phó Ban Nông nghiệp Trung ương; * Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; * 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương. Năm 1996 ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1). Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc Trưởng Ban Thống nhất Trung ương Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII. Sau khi Lê Duẩn mất có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế" qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức. Ông mất 9h15 ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu còn có bút danh là Trảo Nha quê quán làng Trảo Nha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi xã Tùng Giản huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội. Bên cạnh sáng tác thơ ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam nay là Hội Nhà báo Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" "ông hoàng của thơ tình". Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ (1938) Gửi hương cho gió (1945) truyện ngắn Phấn thông vàng (1939) Trường ca (1945). Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ mùa xuân ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận tháng 4 năm 2000) Năm 1944 Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Xuân Diệu tham gia ban chấp hành nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng tráng ca có giọng chính luận giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945) Một khối hồng (1964) Thanh ca (1982) Tuyển tập Xuân Diệu (1983). Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố) một số truyện ngắn và nhiều bút ký tiểu luận phê bình văn học. Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996). Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
Câu nói nổi tiếng: "Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết."
Ông sinh năm 1913 tại Kon Tum quê ở xã Minh Lương huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên. Xuất thân trong một gia đình viên chức ông sống ở Tây Nguyên từ nhỏ đến năm 11 tuổi thì cùng gia đình chuyển về Huế. Ông học tiểu học ở Huế sau đó học trung học ở Trường Bưởi Hà Nội. Năm 1932 Ngụy Như Kontum tốt nghiệp loại xuất sắc cả 3 bằng Tú tài bản xứ Tú tài Tây ban Toán Tú tài Tây ban Triết. Ông được cấp học bổng sang Paris du học và tốt nghiệp cử nhân Vật lý Thạc sĩ Lý-Hóa tại Đại học Paris (còn gọi là Sorbonne Pháp) và được nhận làm nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của Frédéric Joliot-Curie nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng của Pháp. Sau khi Thế chiến II bùng nổ năm 1939 nghe theo lời khuyên của giáo sư Joliot-Curie ông trở về nước và dạy tại trường Trung học Chasseloup (Sài Gòn) rồi trường Bưởi (Hà Nội). Ông sáng lập hội SET để giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên trí thức. Năm 1942 ông cùng các bạn bè Nguyễn Xiển Hoàng Xuân Hãn Nguyễn Thúc Hào... cho ra đời tờ Khoa học một tờ báo khoa học có giá trị do giáo sư Nguyễn Xiển làm chủ bút. Sau Cách mạng tháng 8 ông tích cực tham gia công tác cách mạng. Kháng chiến bùng nổ ông lên chiến khu Việt Bắc được giữ những chức vụ như Tổng Giám đốc trung học vụ kiêm Đổng lý sự vụ Bô Quốc gia - Giáo dục (cuối 1946-1950). Năm 1951 ông chuyển sang làm Giám đốc Trường Sư phạm cao cấp ở Khu học xá Trung ương (Nam Ninh Trung Quốc). Năm 1954 ông trở về thủ đô Hà Nội được cử xây dựng ngành đại học và giảng dạy Vật lý tại Trường Sư phạm Khoa học. Hai năm sau trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập giáo sư Ngụy Như Kontum được cử làm Hiệu trưởng đầu tiên của trường và giữ chức vụ này cho tới khi về hưu. Ông là người dẫn đầu đoàn khoa học Việt Nam đầu tiên dự Hội nghị Vật lý địa cầu quốc tế ở Moskva năm 1957. Sau khi nghỉ hưu giáo sư Ngụy Như Kontum vẫn tiếp tục giảng dạy và tham gia Hội đồng Khoa học Nhà trường làm ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam tham gia biên soạn phần Vật lý của Từ điển Bách khoa Việt Nam. Ông còn là tác giả nhiều công trình nghiên cứu vật lý hiện đại và một số sách giáo khoa vật lí ở bậc trung và đại học. Ông cùng giáo sư Nguyễn Xiển xây dựng thành công ngành Vật lý địa cầu của Việt Nam. Ông được xem là một nhà khoa học yêu nước phục vụ Tổ quốc cho đến hơi thở cuối cùng là một người thầy tận tuỵ liêm khiết khiêm tốn. Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ sinh viên trong đó nhiều người đã trở thành những nhà giáo nhà khoa học tài năng. Ngoài lĩnh vực giáo dục ông còn là nhà hoạt động xã hội với những vai trò như: đại biểu Quốc hội khóa II III và IV Uỷ viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam Chánh thư ký Công đoàn Giáo dục Việt Nam Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục thế giới Uỷ viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Pháp. Giáo sư Nguỵ Như Kontum mất vào ngày 28 tháng 3 năm 1991. Thi hài của ông được chôn cất tại nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội vào ngày 2 tháng 4 năm 1991. Vinh danh Ông đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cùng nhiều huân chương như: Huân chương Kháng chiến hạng Nhì và hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhì; Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất. Tên của ông được đặt cho một con đường mới đi ngang qua Làng sinh viên ở quận Thanh Xuân TP Hà Nội.
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray đoạn sông Cấm chảy qua Hải Phòng nhưng quê gốc ở thôn An Lễ xã Liên Minh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938 khi mới 15 tuổi vì gia đình sa sút Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng nhưng được một tháng thì bỏ việc. Cuối những năm 1930 tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu Lê Thương Hoàng Quý... Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ Canh Thân Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như Gió núi Gò Đống Đa Anh em khá cầm tay. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng Văn Cao làm quen với Phạm Duy khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát Buồn tàn thu giúp ca khúc trở nên phổ biến. Năm 1940 Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế Văn Cao đã viết Một đêm đàn lạnh trên sông Huế được coi là bài thơ đầu tay. Năm 1942 nghe theo lời khuyên của Phạm Duy Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant - nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền - và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943 và 1944 Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: Cô gái dạy thì Sám hối Nửa đêm. Đặc biệt tác phẩm Cuộc khiêu vũ những người tự tử (Le Bal aux suicidés) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi nhưng tranh của Văn Cao không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè Văn Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội Hải Phòng.
Cuối năm 1944 Văn Cao gặp lại Vũ Quý một Việt Minh mà ông đã quen biết trước đó. Vũ Quý thuyết phục ông tham gia Việt Minh với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc. Văn Cao đã sáng tác ca khúc đó trong nhiều ngày tại căn gác số 171 phố Mongrant và đặt tên cho tác phẩm là Tiến quân ca. Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Ngày 13 tháng 8 năm 1945 Hồ Chủ Tịch đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Văn Cao tiếp tục tham gia hoạt động cùng Việt Minh. Ông viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh in sách báo truyền đơn. Vào cuối mùa xuân năm 1945 Văn Cao đã có mặt trực tiếp tham dự vụ ám sát nổi tiếng đó là vụ giết ông Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng bị Việt Minh kết án là Việt gian thân Nhật. Sau vụ ám sát Văn Cao tạm lánh một thời gian để tránh mật thám Pháp và Nhật theo dõi. Trở về Hà Nội Văn Cao còn tiếp tục tham gia vụ ám sát Cung Đình Vận ở gần rạp hát cuối phố Huế nhưng không thành công do ông bắn trượt. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Văn Cao làm phóng viên và trình bày cho báo Lao Động. Năm 1946 Văn Cao được cử cùng Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc và được bầu là Uỷ viên Chấp hành Văn Cao hoạt động ở liên khu III phụ trách tổ điều tra của công an Liên khu và viết báo Độc Lập. Đầu năm 1947 ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tại đây ông được giao nhiệm vụ kết nghĩa với vua Mèo để lập ra một phòng tuyến bảo mật chống sự tràn sang của quân Tưởng khi thua trận. Ở Lào Cai Văn Cao còn mở một quán bar để làm địa điểm theo dõi[6]. Tháng 3 năm 1948 Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1949 Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam. Thời kỳ này ông tiếp túc sáng tác các ca khúc nổi tiếng khác như Làng tôi (1947) Ngày mùa (1948) Tiến về Hà Nội (1949)... và đặc biệt là Trường ca Sông Lô năm 1947. Năm 1952 Văn Cao sang Liên Xô nghiên cứu về âm nhạc. Theo Hoàng Minh Chí thì chuyến đi này làm Văn Cao thất vọng về Chủ nghĩa cộng sản. Năm 1954 trong khi diễn ra trận Điện Biên Phủ Văn Cao vẽ một bức tranh lập thể miêu tả một cậu bé thổi sáo bằng hai mồm. Một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng một cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Làm nền phía sau cậu bé là đông nghịt những con người trong một tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Bức tranh này cùng với bức Cây đàn đỏ vẽ một người bộ đội ôm "Cây đàn chủ nghĩa" mà Văn Cao gửi tham gia Triển lãm Hội hoạ ở Liên khu Ba ông bị quy kết: hình thức lai căng nội dung thì có vấn đề về tư tưởng!
Sau hiệp định Genève 1954 Văn Cao hồi cư về Hà Nội làm việc cho Đài Phát thanh nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955 ông cầm bút trở lại viết bài cho đặc san Giai Phẩm. Tháng 2 năm 1956 bài thơ Anh có nghe không được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là "lập lờ ấp úng bí hiểm hai mặt tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì". Văn Cao cùng các nghệ sĩ của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ chương đòi hỏi tự do văn nghệ sáng tác. Đến tháng 12 năm 1956 thì cả hai tờ báo đều bị đình bản. Như những nghệ sĩ khác của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm tuy có muộn hơn đến tháng 7 năm 1958 Văn Cao phải đi học tập chính trị. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó Văn Cao tiếp tục bằng nhiều công việc như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch trang trí sân khấu cho các đoàn kịch vẽ quảng cáo các báo vẽ nhãn diêm... Các tác phẩm của ông cũng như các ca khúc lãng mạn tiền chiến khác không được trình diễn ở miền Bắc trừ bài quốc ca. Giai đoạn này Văn Cao hầu như không còn sáng tác. Đến cuối năm 1975 ông viết Mùa xuân đầu tiên nhưng ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng không phục vụ cho Cách Mạng vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Nhưng các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Năm 1981 Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng sau đó không công bố kết quả cuộc thi cũng không được nhắc lại. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam. Cho đến cuối thập niên 1980 nhờ chính sách Đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác được biểu diễn trở lại. Ngày 10 tháng 7 năm 1995 sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội.
So với hai nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy khoảng 1000 các khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến Biển đêm Hàng dừa xa... tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ... Tình ca Bìa bản nhạc Bến Xuân do nhà Tinh Hoa tái bản lần thứ ba năm 1954 Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên giống như những nhạc sỹ tiền chiến khác Văn Cao viết các nhạc phẩm trữ tình nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn tàn thu ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ. Trong đó Suối mơ vốn là một đoạn của bản Trương Chi 1 được Văn Cao phát triển thêm. Bản Trương Chi nổi tiếng sau là Trương Chi 2. Bên cạnh đề tài mùa thu Văn Cao cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưa và Bến xuân. Nhạc phẩm Bến xuân có sự tham gia của Phạm Duy nhưng về Văn Cao sau viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên Văn Cao đã dành được thành công. Buồn tàn thu được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945 lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. Suối mơ Bến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam. Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944 Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự" ghi: "Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!". Lời bài hát được đề là của Văn Cao Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích một người bạn của Văn Cao. Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ Thiên Thai có tới 94 khuông nhạc vừa mang tính trường ca vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001 khi phim Người Mỹ trầm lặng được thực hiện Thiên Thai được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như Thiên Thai Trương Chi cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sỹ thưởng không trình diễn: Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ.... Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính Văn Cao.
Ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khoẻ khoắn. Cũng giống như các nhạc sĩ tiến chiến khác Văn Cao sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang... Ngoài Tiến quân ca ông còn sáng tác các hành khúc khác như Tiến về Hà Nội Thăng Long hành khúc ca. Tham gia Việt Minh Văn Cao sáng tác các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam Công nhân Việt Nam Không quân Việt Nam... Năm 1947 sau chiến thắng sông Lô Văn Cao viết Trường ca Sông Lô ca khúc ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc. Phạm Duy viết: "Đó là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển Tây phương... Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc". Cũng theo ý kiến của Phạm Duy Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng của tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là "cha đẻ" của hùng ca trường ca Việt Nam. Sau năm 1954 các ca khúc của Văn Cao trừ Tiến quân ca không được trình diễn ở miền Bắc. Nhưng ở miền Nam các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh Khánh Ly Hà Thành vẫn trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao. Ca khúc Không quân Việt Nam được sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Ghi công Năm 2005 tên của ông được đặt tên cho một đoạn phố của Hà Nội nối tiếp phố Liễu Giai đoạn giao với Đội Cấn đến đường Hoàng Hoa Thám dài 540m rộng 50m Nhận xét về Văn Cao “ Trong âm nhạc Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư... (Trịnh Công Sơn)
Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray đoạn sông Cấm chảy qua Hải Phòng nhưng quê gốc ở thôn An Lễ xã Liên Minh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938 khi mới 15 tuổi vì gia đình sa sút Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng nhưng được một tháng thì bỏ việc. Cuối những năm 1930 tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu Lê Thương Hoàng Quý... Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ Canh Thân Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như Gió núi Gò Đống Đa Anh em khá cầm tay. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng Văn Cao làm quen với Phạm Duy khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát Buồn tàn thu giúp ca khúc trở nên phổ biến. Năm 1940 Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế Văn Cao đã viết Một đêm đàn lạnh trên sông Huế được coi là bài thơ đầu tay. Năm 1942 nghe theo lời khuyên của Phạm Duy Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant - nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền - và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943 và 1944 Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: Cô gái dạy thì Sám hối Nửa đêm. Đặc biệt tác phẩm Cuộc khiêu vũ những người tự tử (Le Bal aux suicidés) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi nhưng tranh của Văn Cao không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè Văn Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội Hải Phòng.
Cuối năm 1944 Văn Cao gặp lại Vũ Quý một Việt Minh mà ông đã quen biết trước đó. Vũ Quý thuyết phục ông tham gia Việt Minh với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc. Văn Cao đã sáng tác ca khúc đó trong nhiều ngày tại căn gác số 171 phố Mongrant và đặt tên cho tác phẩm là Tiến quân ca. Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Ngày 13 tháng 8 năm 1945 Hồ Chủ Tịch đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Văn Cao tiếp tục tham gia hoạt động cùng Việt Minh. Ông viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh in sách báo truyền đơn. Vào cuối mùa xuân năm 1945 Văn Cao đã có mặt trực tiếp tham dự vụ ám sát nổi tiếng đó là vụ giết ông Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng bị Việt Minh kết án là Việt gian thân Nhật. Sau vụ ám sát Văn Cao tạm lánh một thời gian để tránh mật thám Pháp và Nhật theo dõi. Trở về Hà Nội Văn Cao còn tiếp tục tham gia vụ ám sát Cung Đình Vận ở gần rạp hát cuối phố Huế nhưng không thành công do ông bắn trượt. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Văn Cao làm phóng viên và trình bày cho báo Lao Động. Năm 1946 Văn Cao được cử cùng Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc và được bầu là Uỷ viên Chấp hành Văn Cao hoạt động ở liên khu III phụ trách tổ điều tra của công an Liên khu và viết báo Độc Lập. Đầu năm 1947 ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tại đây ông được giao nhiệm vụ kết nghĩa với vua Mèo để lập ra một phòng tuyến bảo mật chống sự tràn sang của quân Tưởng khi thua trận. Ở Lào Cai Văn Cao còn mở một quán bar để làm địa điểm theo dõi[6]. Tháng 3 năm 1948 Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1949 Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam. Thời kỳ này ông tiếp túc sáng tác các ca khúc nổi tiếng khác như Làng tôi (1947) Ngày mùa (1948) Tiến về Hà Nội (1949)... và đặc biệt là Trường ca Sông Lô năm 1947. Năm 1952 Văn Cao sang Liên Xô nghiên cứu về âm nhạc. Theo Hoàng Minh Chí thì chuyến đi này làm Văn Cao thất vọng về Chủ nghĩa cộng sản. Năm 1954 trong khi diễn ra trận Điện Biên Phủ Văn Cao vẽ một bức tranh lập thể miêu tả một cậu bé thổi sáo bằng hai mồm. Một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng một cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Làm nền phía sau cậu bé là đông nghịt những con người trong một tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Bức tranh này cùng với bức Cây đàn đỏ vẽ một người bộ đội ôm "Cây đàn chủ nghĩa" mà Văn Cao gửi tham gia Triển lãm Hội hoạ ở Liên khu Ba ông bị quy kết: hình thức lai căng nội dung thì có vấn đề về tư tưởng!
Sau hiệp định Genève 1954 Văn Cao hồi cư về Hà Nội làm việc cho Đài Phát thanh nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955 ông cầm bút trở lại viết bài cho đặc san Giai Phẩm. Tháng 2 năm 1956 bài thơ Anh có nghe không được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là "lập lờ ấp úng bí hiểm hai mặt tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì". Văn Cao cùng các nghệ sĩ của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ chương đòi hỏi tự do văn nghệ sáng tác. Đến tháng 12 năm 1956 thì cả hai tờ báo đều bị đình bản. Như những nghệ sĩ khác của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm tuy có muộn hơn đến tháng 7 năm 1958 Văn Cao phải đi học tập chính trị. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó Văn Cao tiếp tục bằng nhiều công việc như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch trang trí sân khấu cho các đoàn kịch vẽ quảng cáo các báo vẽ nhãn diêm... Các tác phẩm của ông cũng như các ca khúc lãng mạn tiền chiến khác không được trình diễn ở miền Bắc trừ bài quốc ca. Giai đoạn này Văn Cao hầu như không còn sáng tác. Đến cuối năm 1975 ông viết Mùa xuân đầu tiên nhưng ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng không phục vụ cho Cách Mạng vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Nhưng các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Năm 1981 Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng sau đó không công bố kết quả cuộc thi cũng không được nhắc lại. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam. Cho đến cuối thập niên 1980 nhờ chính sách Đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác được biểu diễn trở lại. Ngày 10 tháng 7 năm 1995 sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội.
So với hai nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy khoảng 1000 các khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến Biển đêm Hàng dừa xa... tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ... Tình ca Bìa bản nhạc Bến Xuân do nhà Tinh Hoa tái bản lần thứ ba năm 1954 Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên giống như những nhạc sỹ tiền chiến khác Văn Cao viết các nhạc phẩm trữ tình nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn tàn thu ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêu và Suối mơ. Trong đó Suối mơ vốn là một đoạn của bản Trương Chi 1 được Văn Cao phát triển thêm. Bản Trương Chi nổi tiếng sau là Trương Chi 2. Bên cạnh đề tài mùa thu Văn Cao cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưa và Bến xuân. Nhạc phẩm Bến xuân có sự tham gia của Phạm Duy nhưng về Văn Cao sau viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên Văn Cao đã dành được thành công. Buồn tàn thu được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945 lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. Suối mơ Bến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam. Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên Thai và Trương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944 Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự" ghi: "Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!". Lời bài hát được đề là của Văn Cao Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích một người bạn của Văn Cao. Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ Thiên Thai có tới 94 khuông nhạc vừa mang tính trường ca vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001 khi phim Người Mỹ trầm lặng được thực hiện Thiên Thai được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như Thiên Thai Trương Chi cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sỹ thưởng không trình diễn: Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ.... Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính Văn Cao.
Ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khoẻ khoắn. Cũng giống như các nhạc sĩ tiến chiến khác Văn Cao sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang... Ngoài Tiến quân ca ông còn sáng tác các hành khúc khác như Tiến về Hà Nội Thăng Long hành khúc ca. Tham gia Việt Minh Văn Cao sáng tác các ca khúc Chiến sĩ Việt Nam Công nhân Việt Nam Không quân Việt Nam... Năm 1947 sau chiến thắng sông Lô Văn Cao viết Trường ca Sông Lô ca khúc ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc. Phạm Duy viết: "Đó là tác phẩm vĩ đại... chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển Tây phương... Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc". Cũng theo ý kiến của Phạm Duy Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng của tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là "cha đẻ" của hùng ca trường ca Việt Nam. Sau năm 1954 các ca khúc của Văn Cao trừ Tiến quân ca không được trình diễn ở miền Bắc. Nhưng ở miền Nam các ca sĩ hàng đầu của Sài gòn như Thái Thanh Khánh Ly Hà Thành vẫn trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao. Ca khúc Không quân Việt Nam được sử dụng làm bài hát chính thức của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Ghi công Năm 2005 tên của ông được đặt tên cho một đoạn phố của Hà Nội nối tiếp phố Liễu Giai đoạn giao với Đội Cấn đến đường Hoàng Hoa Thám dài 540m rộng 50m Nhận xét về Văn Cao “ Trong âm nhạc Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư... (Trịnh Công Sơn)
Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928-2003) là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Sơn nữ ca Lời người ra đi Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm... Ông còn từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam. Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích sinh năm 1928 quê quán Hải Lăng Quảng Trị. Bố của ông là người rất yêu thích âm nhạc và sành sỏi về ca Huế hát bội nhạc Tây. Trần Hoàn tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16 17 tuổi. Năm 1935 Trần Hoàn theo học tại Quốc học Huế. Ông bắt đầu nối tiếng với ca khúc Sơn nữ ca viết năm 20 tuổi khi đang ở chiến khu Quảng Bình. Trần Hoàn tham gia kháng chiến đến ngày hoà bình lập lại ông về làm giám đốc Sở Văn hóa Hải Phòng. Năm 1964 ông trở lại chiến trường Bình Trị Thiên với bút danh Hồ Thuận An thời gian này ông sáng tác những bài hát như Tiếng hát trên Gio Cam giải phóng Lời ru trên nương... Sau 1975 Trần Hoàn là trưởng Ty Thông tin Bình Trị Thiên. Sau đó ông giữ các chức vụ trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Hà Nội bộ trưởng Bộ Thông tin bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông Tin cho đến ngày nghỉ hưu rồi Phó ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương. Những sáng tác của Trần Hoàn khá phong phú từ những ca khúc thời kỳ đầu mang tính trữ tình như Sơn nữ ca Lời người ra đi... cho tới những bài hát Lời ru trên nương Tình ca mùa xuân Nắng tháng Ba Một mùa xuân nho nhỏ... và mang đậm chất dân ca như Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm Lời Bác dặn trước lúc đi xa... Trần Hoàn còn là một trong những người có liên quan ít nhiều tới vụ Nhân văn - Giai phẩm và nhiều người cho rằng ông đã trực tiếp đánh nhạc sĩ Văn Cao. Ông mất ngày 23 tháng 11 năm 2003.
Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892 tại Thạch Hà nay là phường Tân Giang thị xã Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Ba tại Huế nhưng không theo nghề dạy học. Năm 1925 Nguyễn Phan Chánh là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông tốt nghiệp năm 1930. Nguyễn Phan Chánh mất năm 1984 được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một năm 1996.
Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa 1931 tại Paris những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương. Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Phan Chánh được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Suốt cuộc đời làm nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nguyễn Xuân Khoát (1910–1993) là một nhạc sĩ và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông được coi là Người anh cả là Cánh chim đầu đàn của nền âm nhạc mới Việt Nam. Ông sinh ngày 11 tháng 2 năm 1910 quê ở Hà Nội. Nguyễn Xuân Khoát học đại hồ cầm tại Conservatoire de Musique Française d Extrême-Orient (Viễn Đông Nhạc viện) một nhạc viện do người Pháp lập ra tại Hà Nội từ năm 1930. Ông có thể chơi thành thạo violin piano và nhất là contrebass. Sáng tác đầu tay của ông bài Bình minh (thơ của Thế Lữ) được in trên tờ "Ngày Nay" năm 1938. Năm 1942 ông tham gia nhóm Xuân Thu Nhã Tập và đã phổ nhạc một cách độc đáo bài thơ Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ một thành viên của nhóm. Ông cùng Thế Lữ tổ chức Đoàn kịch Anh Vũ tham gia biểu diễn trong những ngày đầu sau Cách mạng tháng 8 thành công. Ông là thành viên chính trong ban nhạc của Quán Nghệ Sĩ ở Hà Nội là thành viên của Hội Khuyến nhạc tổ chức ở Hà Nội lúc bấy giờ. Trong thời kỳ đi kháng chiến ông có nhiều bài hát nổi tiếng như Tiếng chuông nhà thờ Uất hận Con voi (cùng Nguyễn Đình Thi) Hát mừng bộ đội chiến thắng... Hòa bình lập lại tại miền Bắc ông có các sáng tác đầy hứng khởi như hợp xướng Ta đã lớn Hò kiến thiết và Lúa thu - một ca khúc thiếu nhi khá độc đáo về đề tài thống nhất đất nước. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II (1957-1983). Thời kì chiến tranh Việt Nam ông có Tay súng sẵn sàng Tay lúa vững vàng Theo lời Bác gọi (phỏng thơ Lê Kỳ Văn)... Nguyễn Xuân Khoát là người kiên trì bảo vệ và phát huy tính dân tộc trong âm nhạc các ca khúc của ông mang đậm chất liệu âm nhạc dân gian như Con cò đi ăn đêm Con voi Thằng Bờm.. Bên cạnh nhiều khảo cứu tiểu luận nêu cao giá trị dân tộc ông còn thực hiện tiêu chí đấy trong thanh xướng kịch Vượt sông cái Trống Tràng Thành viết cho piano hoà tấu Ông Gióng Sơn Tinh Thuỷ Tinh và hoàn toàn cho bộ gõ dân tộc như Tiếng pháo giao thừa Cúc Trúc Tùng Mai... Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Có hai phần mộ không làm ảnh trên bia mà làm bức phù điêu đó là mộ của nhạc sỹ Văn Cao và nhà thơ Xuân Diệu. Bia của nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát trước đây cũng làm phù điêu hiện nay thấy tấm bia mới trên đó lại là ảnh.
(Tư liệu: Wikipedia tiếng Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét