[Bài 31]:
Nhất Uyên dịch nghĩa, bài 31:
Đời người vui chơi được bao lâu,
Muốn ném tung lòng trần từng mảnh đi.
Trước chùa Một Cột trên nóc chạm tương hình chim ngủ soi mặt hồ.
Trên hồ Bách Hoa bóng nắng chiều xế tà.
Chuyện Tư Mã Tương Như hát khúc Phượng Cầu Kỳ Hoàng cho Trác Văn Quân đã muộn rồi.
Lòng Tốn Phong chỉ còn như Tư Mã Tương Như, đề nơi trụ cầu: « Mai đây không mặc áo cừu nhẹ, không ngồi xe ngựa thề không trở lại cầu này », không thi đỗ không làm nên sự nghiệp, thề không trở lại chốn này.
Mai sau nếu gặp lại Phi Mai còn nhớ,
Một người tình si đã yêu Mai, lăn lóc cuộc đời gió bụi khắp trần gian này.
*
Nhất Uyên diễn thơ, bài 31:
Đời người vui thú được là bao,
Từng mảnh lòng trần dứt được sao ?
Một Cột trước chùa chim tối ngủ,
Trăm Hoa hồ rộng bóng chiều chao.
Cầu Hoàng chuyện ấy xuân đành muộn,
Đề trụ, tay không chẳng trở vào.
Gặp lại hoa Mai còn nhớ nhỉ ?
Phong trần đày đoạ một tình đau.
*
Nhất Uyên phiên âm Hán Việt, bài 31:
Từng mảnh lòng trần dứt được sao ?
Một Cột trước chùa chim tối ngủ,
Trăm Hoa hồ rộng bóng chiều chao.
Cầu Hoàng chuyện ấy xuân đành muộn,
Đề trụ, tay không chẳng trở vào.
Gặp lại hoa Mai còn nhớ nhỉ ?
Phong trần đày đoạ một tình đau.
*
Nhất Uyên phiên âm Hán Việt, bài 31:
Nhân sinh hành lạc kỷ đa thì,
Phao khước trần tâm phiến phiến phi.
Nhất Trụ tự tiền thê mộ điểu,
Bách Hoa hồ thượng lạc tà huy.
Cầu Hoàng để sự xuân ưng vãn,
Đề Trụ hà nhân lão bất quy.
Trùng đối mai hoa nhược tương ức,
Phong trần mãn địa nhất tình nhi.
Chú thích:
Nhất Trụ: 一 柱,Chùa Một Cột, chùa Diên Hựu, xây dựng năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Năm 1954 chùa bị phá trước khi người Pháp rút đi, chùa mới xây dựng lại nhỏ hơn chùa cũ nhiều. Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư bàn kỷ q 3 tr 15a chép:
Phao khước trần tâm phiến phiến phi.
Nhất Trụ tự tiền thê mộ điểu,
Bách Hoa hồ thượng lạc tà huy.
Cầu Hoàng để sự xuân ưng vãn,
Đề Trụ hà nhân lão bất quy.
Trùng đối mai hoa nhược tương ức,
Phong trần mãn địa nhất tình nhi.
Chú thích:
Nhất Trụ: 一 柱,Chùa Một Cột, chùa Diên Hựu, xây dựng năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Năm 1954 chùa bị phá trước khi người Pháp rút đi, chùa mới xây dựng lại nhỏ hơn chùa cũ nhiều. Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư bàn kỷ q 3 tr 15a chép:
“Mùa thu tháng 9 năm Long Phù thứ năm 1105, làm hai ngọn tháp chỏm trắng chùa Diên Hựu. Bấy giờ vua Lý Nhân Tông cho chữa lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, đào hồ ở đài hoa sen gọi là Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chung quanh lại đào hồ Bích Trì đều bắt cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp”
Bách Hoa: 百華Trăm Hoa có bản chép là Hữu Hoa, hồ Bích Trì.
Cầu Hoàng: 求凰bản Phượng Cầu Kỳ Hoàng của Tư Mã Tương Như đàn cho Trác Văn Quân nghe.
Đề Trụ: 題柱, khi còn hàn vi Tư Mã Tương Như qua cầu sông Vị, đề chữ vào cột cầu rằng: Mai đây không mặc áo cừu nhẹ không ngồi xe ngựa thề không trở lại cầu này.
*
Bản chữ Hán Ngân Triều soạn, bài 31:
Bản chữ Hán Ngân Triều soạn, bài 31:
人 生 行 楽 幾 多 時
抛 却 塵 心 片 片 飛
一 柱 寺 前 棲 暮鳥
百華湖上洛邪輝
求凰底事春應晚
題柱何人老不歸
重對梅華若相憶
風塵滿地一情兒
*
Ngân Triều diễn thơ, bài 31:
Đời người an lạc được bao kỳ,
Xé vụn lòng trần quyết vứt đi.
Một Cột trước chùa chim ngủ tối,
Hồ Hoa (1) lồng bóng ánh tà huy.
Chuyện xưa đừng nhắc, Xuân đà muộn,
Khắc cột đến già trở lại chi!(2)
Nếu gặp hoa Mai nàng có nhớ,
Phong trần muôn thuở, mối tình si!
Ngân Triều
*
(1), Hồ Hoa, nói rút của Hồ Bách Hoa.
(2), Tác giả biểu đạt câu nầy như một lời thề.(Xem chú thích đề trụ, 題柱, ở trên).
*
Những bài thơ cuối cùng của Tốn Phong buồn thảm, chấm dứt mối tình tuyệt vọng, để nàng yên tâm lên thuyền hoa về Yên Quảng. Rồi Tốn Phong đã trở về Nghệ Tĩnh không còn trở lại Thăng Long nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét