Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Không Bến/ Chân Dung/ Thơ thi hữu thuộc nhóm Sư Phạm Sài Gòn (SPS)

Ngan Trieu đã thêm 2 ảnh mới — cùng với Hanh Pham và 97 người khác.
14 giờ
Mời bạn đọc 1 bài thơ tình "Không Bến" của nhà thơ Chân Dung, một thi hữu của SPS.
Một chuyện tình ngỡ bế tắc, thương đau,
Ai biết được sau mưa rào nắng ấm...
*
Không Bến
Tháng năm dài giờ chỉ là khoảnh khắc,
Mòn mỏi bơ vơ khôn nhắc đôi chân,
Biết tìm đâu thoang thoảng chút dư âm ,
Giai khúc ấy tuyêt vời trong cảm xúc!
*
Cay đôi mắt, đọng, đọng từng giot lệ...
Lăn, lăn tăn, nghe mặn mặn bờ môi,
Hạt sương nào lóng lánh cánh hoa tươi,
Nghe tê tái không tên, đời quạnh quẽ !
*
Sầu chất ngất nghe cõi lòng thổn thức,
Vì yêu ai hay vì chẳng dám yêu?!
Duyên gì không, sao bỗng đến cùng nhau?
Trong giây phút, mà thành sầu ngăn cách....
*
Vòng tay yêu anh và em vẫn biết,
Bến tình còn xa lắc cuối chân trời,
Cho đêm buồn in sóng bước chơi vơi,
Trăng ngây ngất đỏ như tim rướm máu.!!
*
Như giấc mộng vàng, bẽ bàng quên lãng.
Bản tình ca, không điệp khúc vấn vương
Đàn ngang cung, dây đã chùng, phím lạc!!?,
Đọng mãi hồn em điệu nhạc, nhớ thương.!!!
Chân Dung
23/12/1997
Yêu thích
Bình luận
Bình luận
Ngợi Lê Hinh anh so sanh lam em thich nhat :"Trang ngay ngat do nhu tim rươm mau"
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
14 giờ
Ngoc An Nguyen "Vì yêu ai hay vì chẳng dám yêu". Thật tuyệt vời
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
13 giờ
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
5 giờ

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Phần kết B. Chân dung Hồ Xuân Hương qua thơ Tốn Phong/ TS Phạm Trọng Chánh


Phần kết
B. Chân dung Hồ Xuân Hương qua thơ Tốn Phong:


















B1.Gia đình: 
Hoàng Các vốn gia đình vọng tộc(bài 2):
Tốn Phong chú ý đến Xuân Hương Hồ Phi Mai, dòng dõi gia đình vọng tộc, có nhiều người đỗ Tiến Sĩ làm quan to.
Theo gia phả chi Hồ Phi Tích lưu trử tại Thư viện Hoàng Xuân Hãn Paris. Gia phả biết đến đời Trạng Nguyên Hồ Hưng Dật thế kỷ thứ 10 làm Thái Thú Diễn Châu ngụ cư tại Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Đời Trần có Hồ Tông Thốc. Đời Lê có Hồ Sĩ Dương đậu Tiến sĩ là một nhà chính trị học, sử học.
Riêng chi ở Quỳnh Lưu đời thứ 8, Hồ Sĩ Anh con cháu có Hồ Phi Tích (1665-1734) đậu Hoàng Giáp năm 1700 và Hồ Sĩ Đống (1744-1785) đậu Hoàng Giáp.
Có chi ra Tây Sơn Bình Định, Hồ Phi Phúc đổi họ Nguyễn, sinh Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, Hoàng Giáp Hồ Sĩ Đống, nữ sĩ Xuân Hương Hồ Phi Mai, Tú Tài Hồ Phi Hội cùng có một ông tổ cách 4 đời là Hồ Sĩ Anh.
Hồ Sĩ Đống quê xã Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đỗ Tiến Sĩ năm 1772 làm Thượng Thư Bộ Binh tước Dao đình Hầu, sau thăng tước Ngọc Quận Công.
Năm 1777 ông sung chức Phó Sứ sang nhà Thanh, Chánh Sứ là Võ Khâm Tự. Tới Động Đình Hồ, Võ Khâm Tự mất, trước khi mất có tiết lộ cùng ông việc Chúa Trịnh Sâm có làm tờ biểu riêng xin Vua Thanh phong Vương cho họ Trịnh. Ông im ẩn việc ấy, mà chúa Trịnh cũng chẳng hỏi gì khi sứ bộ trở về.
Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung Tùy Bút, bài Thể Thơ tr 164 đánh giá Hồ Sĩ Đống là một nhà thơ lớn đương thời: Trong khoảng đời Vĩnh Hựu(1735-1740) đời Vua Lê Ý Tông, Cảnh Hưng(1740-1786) đời Vua Lê Hiển Tông.: Nguyễn Tôn Khuê thực là một lãnh tụ về thời ấy.
Thứ hai đến Nguyễn Huy Oánh rồi đến Hồ Sĩ Đống cùng nối nhau khởi nên tự lập thành nhà thơ có tiếng.
Ta thường xem thơ các bậc tiền bối, Thơ Phúc Khê Công (Nguyễn Tôn Khuê) thì tinh vi đẹp đẽ, nhưng có phần vụn vặt quá. Lai Thạch Công (Nguyễn Huy Oánh) là bậc thanh cao, nhưng vẫn có ý mô phỏng; thơ Hoàng Hậu Công (Hồ Sĩ Đống) thì chủ lấy khí phách, không thèm lấy điêu khắc vẽ vời làm khéo. Thi học đến đời ấy đã trung hưng lên được.
Trong Vũ Trung Tùy bút, bài Thần Hồ Động Đình còn chép lại bài thơ Hồ Sĩ Đống viếng Võ Khâm Tự. Tôi (TS Phạm Trọng Chánh) dịch như sau:
Hai độ hoàng hoa chánh sứ thần,
Tuổi cao đức trọng bậc công khanh.
Bang giao những tưởng như ngà ngọc,
Tiên cốt nào hay gió bụi trần.
Giọt lệ đồng châu dâng một lễ,
Tiếng danh tài bút bậc công thần.
Trăng thu thấp thoáng bên hồ rộng,
Lại chiếu quê nhà bóng cố nhân.
 
Thơ  chữ Hán Hồ Sĩ Đống, Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
Hoàng Hoa lưỡng độ phú tư tuân,
Uyên đức kỳ niên canh kỷ nhân.
Cộng tiễn bang giao nhàn ngọc bạch,
Thùy tri tiên cốt lịch phong trần,
Sinh sô sái lệ đồng chu khách,
Tái bút danh qui tuẩn quốc thần.
Trù tướng thái hồ thu nguyệt sắc,
Dạ lai do chiếu ốc lương tần.
Hai câu kết:
 Trù tướng thái hồ thu nguyệt sắc,
Dạ lai do chiếu ốc lương tần.
躊 悵 太 湖  秋 月 色
夜 來 由 照 屋 良
*
Trăng thu thấp thoáng bên hồ rộng,
 Lại chiếu quê nhà bóng cố nhân,
Thật là tuyệt tác!
Ngày nay chúng ta biết nhiều về Nguyễn Huy Oánh (1722-1799) người làng Lai Thạch, huyện La Sơn Hà Tĩnh, thân phụ Nguyễn Huy Tự (diễn ca Hoa Tiên). Đậu Thám Hoa năm 1748, để lại hơn 60 tác phẩm, có nhiều tập thơ lúc đi sứ Trung Quốc.  Phúc Giang Thư Viện, thư viện duy nhất được triều đình sắc phong, và  Trường Lưu học hiệu đào tạo 30 học trò đỗ Tiến Sĩ.
Về Nguyễn Tôn Khuê (1692 ?) còn gọi Phúc Khê Công hiệu Thư Hiên, người làng Phúc Khê, huyện Ngự Thiện, Trấn Sơn Nam, đậu Hoàng Giáp năm 1721 đời Bảo Thái, có tập thơ Sứ Hoa Tùng Vịnh, Việt Sử Thi Tuyển. Nguyễn Tôn Khuê là thầy của Tiến sĩ Lê Quý Đôn và  Tiến sĩ Đoàn Nguyễn Thục.
Về Hồ Sĩ Đống, anh họ Hồ Xuân Hương chúng ta không biết gì nhiều, dù có lúc ông đứng đầu triều đình, thật là đáng tiếc.
Theo Hồ Tuấn Niệm trong bài Bàn lại đôi điểm về tiểu sử Hồ Xuân Hương. TCVH số 1-1972 tr 9-31, trích dẫn Hồ tộc Hương khoa trường bản soạn bởi Tú Tài Hồ Phi Hội (1802-1872):
Hồ Phi Diễn (1703-1786) con trưởng huấn đạo Phi Da, năm 21 tuổi đậu Tam Trường, đời Bảo Thái thứ tư, khoa Quý Mão (1723). Hồ Phi Diễn dạy học ở làng Nghi Tàm lấy vợ thứ họ Hà sinh Xuân Hương Hồ Phi Mai. Hồ Phi Diễn là một vị thầy danh tiếng làng Nghi Tàm, tên tuổi còn truyền lại đến đầu thế kỷ 20, các nhà viết văn học sử đầu tiên như Dương Quảng Hàm, Lê Dư, Trần Trọng Kim đều có nhắc đến.
Việc ông Đào Thái Tôn cho rằng Xuân Hương con Hồ Sĩ Danh, cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống chỉ là một sự phỏng đoán, do bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết, em ông lớn họ Hồ. Việc này không có bằng cớ, vì ngày xưa cách nhau 4 đời là rất gần, các nhà vọng tộc xưng em với nhau khi vai vế thấp hơn. Ông Cố của Hồ Sĩ Đống là Hồ Phi Quyền là anh ruột của ông Hồ Phi Cơ, ông cố của Phi Mai.
B2 Nhan sắc:
Xuân Hương Hồ Phi Mai là một phụ nữ xinh đẹp, Tốn Phong chấm giải là hoa khôi xuân sắc nhất thành Thăng Long, điều này khác hẳn với một Hồ Xuân Hương xấu xí, da xù xì như trái mít trong Giai Nhân Dị Mặc của Nguyễn Hữu Tiến:
Tốn Phong đã viết:
Hồng nhan tiên giới thác sinh chăng..
Hoa Mai xuân sắc nhất kinh thành . (Bài 2)
*
 
Nghê Vũ người tiên mây giáng hiện..
Một bầu mây nước hoa nhuần nhị
Muôn dặm sao trời trong mắt xanh (Bài 3)
*
 Mày liễu xanh xanh thêm mến nguyệt,
Hương mai thoang thoảng mãi yêu xuân (Bài 4)
*
Đêm thu man mác mai gầy vóc,
Bến nước đìu hiu liễu rủ cành (Bài 6)
 *
Đào nguyên hò hẹn cùng tiên nữ. (Bài 15)
 *
Mười phần son sắt trời Nam đến,
Quá nửa xuân quang cửa Bắc tràn (Bài 19)
 *
Thanh thoát vẻ mai gầy cốt cách,
Rỡ ràng xuân sắc vẹn mười phân (Bài 22)
*
 Nghìn vàng khôn chuộc tuổi thanh xuân
Hoa mai rực rỡ núi mây ngàn . (Bài 23)
 *
Bến trúc mừng vui gặp mỹ nhân (Bài 25)
B.3  Tài thơ văn: 
Xuân Hương Hồ Phi Mai  làm thơ, những vần điệu khó làm như thơ Bạch Tuyết ít ai họa được, nàng là vị thần thơ trên Tao Đàn:
Ngâm thơ Bạch Tuyết khói mây dâng..
Nổi tiếng văn chương tiên xuống trần  (Bài 1)
 *
Tao Đàn xuất hiện vị thơ thần.
Kết tự sao Khuê vẹn thập phần (Bài 2)
*
 Sầu vướng nét mi gầy với tuyết,
Hương vào ngọn bút nở xuân tươi. (Bài 9)
*
 Đã rằng tài tử hay đề tuyết (Bài 20)
*
 Ngâm câu bạch tuyết thơ nên thánh,
Say thắm môi son rượu có thần (Bài 25)
 Hồ Xuân Hương có làm thơ đùa nghịch:
*
Hứng về lại thấy thơ sinh quỷ,
Sầu đến rồi hay rượu có thần
Ướm hỏi Cao Đường ai đoán mộng,
Gió mưa Đài Sở được bao lần ? (Bài 4)
*
B.4   Sức khoẻ:
           khỏe Hồ Xuân Hương như các mỹ nhân đào hoa trong sử sách, nàng gầy như mai.
Sức vóc đào tơ như tự cổ (Bài 18)
Mai gầy cung điệu gió thanh thanh (Bài 17)
Nguyễn Du trong bài thơ Ký Mộng gửi Xuân Hương cũng đã viết: Nguyễn Du nằm mơ thấy mỹ nhân Phi Mai, gặp lại đầu tiên kể lể
Trước kể nỗi đau ốm,
Rồi than những ngày xa.
Theo thơ Tốn Phong  Hồ Xuân Hương có ba đời chồng:
Mai quả đã từng ba độ kết (Bài 28)
và một lần sinh nở:
Chốn dời Mai lại nẩy thêm cành (Bài 15)
 Hàn Mai vừa nở một cành xuân (Bài 25)
Điều này xác định bởi cụ Dương Văn Thâm, người Vĩnh Phú cùng làng với Tổng Cóc và có sưu tầm nhiều câu chuyện về Hồ Xuân Hương khi làm lẽ Tổng Cóc, Hồ Xuân Hương dứt tình bỏ Tổng Có đi khi mang thai 6 tháng. Xem Nguyễn Hữu Nhàn trong Hoàng Xuân, Lữ Huy Nguyên. Hồ Xuân Hương Thơ và Đời. Văn Học Hà Nội 1995
*
B5..Tính tình:
Xuân Hương rất hiếu khách, nàng không bỏ lững câu chuyện bao giờ:
Chủ nhân trước viện trắng mai hoa,
Rất quý thần hoa yêu mến khách   (Bài 5)
 *
Tơ liễu kìa ai rất có tình (Bài 11)
 
*Nhà lan là lúc chong đèn bạc,
Kể chuyện giang hồ hẹn mối duyên (Bài 12)
 Phồn hoa bạn cũ như ngày mới
Sinh tử giao tình tưởng mới thân.
Tình trọng duyên may trời chẳng phụ,
Tình non như gấm nước như gương. (Bài 14)
 *
Người cũ hoa xưa gặp gỡ mừng (Bài 22)
*
 Càng đậm tình sâu biết tỏ tường (Bài 24)
Hồ Xuân Hương tính tình lạc quan:
Lối khách buồn vui ai biết hỏi,
Rằng  trong tháng tới lại sang xuân (Bài 13)
 *
Nay có rượu thơm cùng thưởng nhé;
Hương say Hoàng cúc rượu nồng nàn (Bài 29)
 *
B.6 Hồ Xuân Hương biết đàn,
Có lẽ là cây đàn nguyệt cầm, đàn được yêu chuộng thời bấy giờ:
Đàn chuyển thu âm vang tỉnh viện (Bài 7)  
và họa cùng sáo Tốn Phong:
Thần vào sáo ngọc tung sao đẩu (Bài 7)
 Phượng cầm tự khóm trúc vang thanh (Bài 14)
Phạm Đình Hổ trong thơ chữ Hán, bài Sở Hữu Càm đã viết về một người con gái nhỏ yêu hoa mai, biết làm thơ, theo tôi là Hồ Xuân Hương: 
Buông đàn cười chẳng gảy.
 Ngại làm ai chạnh lòng.
 Người dạy đàn cho Phi Mai là Nguyễn Du. Bài Thạch Đình tặng biệt Nguyễn Du viết: 
Cung hoàng dịu vợi dường khôn lọt.
Bài họa trong Lưu Hương Ký, Xuân Hương viết
Khúc Hoàng tay nguyệt còn chờ dạy.
Nguyễn Du đã dạy Xuân Hương nhiều bài và nàng chờ đợi Nguyễn Du dạy khúc Phượng Cầu Kỳ Hoàng của Tư Mã Tương Như nói lời yêu đương.
*
B7. Hiệu sách và nhà : 
Xuân Hương từng ra phố Nam thành Thăng Long mở hiệu sách:
Nam Phố mười năm xưa đã quen
Hoa đào độ ấy cách nguồn tiên. (Bài 12).
Và Tốn Phong ở trước Văn Miếu Quốc Tử Giám cạnh Hồ Kim Âu đã nhiều lần đến thăm Cổ Nguyệt Đường, đã gặp nàng tiên chốn Đào Nguyên mà không cần là anh chài Vũ Lăng.:
Trước nhà cửa Giám, hồ Âu Vàng,
Tìm đến Đào Nguyên chẳng Vũ Lăng (Bài 1)
Nhà nàng ở Bến trúc làng Nghi Tàm, một thắng cảnh đẹp trong Tây Hồ Bát Cảnh, gần chùa Kim Liên.
Bến trúc mừng vui gặp mỹ nhân(Bài 25)
Nguyễn Du khi ở ngôi gác tía của anh Nguyễn Khản, thường ra đây câu cá với Chúa Trịnh Sâm nơi Đền Khán Xuân. Trong bài Mộng đắc thái liên gọi nàng là lân nữ, cô hàng xóm. Đền Khán Xuân và  Gác Tía nay nằm trong khu đình làng Nghi Tàm, không xa Bến Trúc và Chùa Kim Liên, nơi thờ bà Chúa Tằm. Đời Lý vua trả tự do cho các cung nữ ra đây dệt lụa nuôi tằm.
Cổ Nguyệt Đường là một ngôi nhà gạch lớn xây theo hình chữ khẩu, hình vuông, có tả viện,
Hoa đơm tả viện hương còn ẩm (bài 22),
có hữu viện, tiền viện và hậu viện, chính giữa là sân gạch bát tràng có hòn non bộ và chậu kiểng. Tốn Phong gọi nhà Xuân Hương là đình hay viện. Có một cây bàng lớn trước nhà: 
Cội bàng trăng khuất chiếu mai đình (Bài 6). 
Chung quanh có trồng nhiều cây mai.
 Chủ nhân trước viện trắng hoa mai (Bài 5).
Và nhà có trồng rất nhiều hoa, như bao nhà khác ở Nghi Tàm:
          Nàng ngồi đối diện với  hoa ngàn. (Bài 7).
Có thời gian 13,14 tuổi Xuân Hương được cha gửi về Quỳnh Lưu, Hà Tĩnh. Thời gian này ứng với thời gian cụ Hồ Phi Diễn 80 tuổi. Theo phong tục ngày xưa, để mừng lễ thượng thọ 80 tuổi cho thầy, học trò lớn bé, đỗ đạt, thành danh chung góp công sức xây nhà mới cho thầy, do việc xây cất bề bộn Xuân Hương được gửi về quê cha., năm đó là năm 1783.. Năm 1786 cha mất thọ 83 tuổi. Hoàng giáp Hồ Sĩ Đống cũng mất trước đó một năm 1785 hưởng dương 46 tuổi.
Hồ Xuân Hương có nuôi đôi chim phượng hoàng đất, Nghệ Tĩnh gọi là Cái Cắng, có lẽ Xuân Hương mang từ chuyến đi Quỳnh Lưu về, trong văn bản Landes, Xuân Hương có bài Cái Cắng đánh nhau. Và Tốn Phong viết:
          Biếc rụng cành ngô sân phượng múa.(Bài 6)
*
 Ngô đồng lá cũ mơ hồn phượng (Bài 17
*
Cành biếc vông gầy sân phượng đậu (Bài 27)
           *
Chuyện tình Xuân Hương với Tốn Phong năm 1814. Xuân Hương đã yêu Tham Hiệp Yên Quảng và Tốn Phong chúc nàng: 
Xe loan mong sớm với người xa (Bài 21)
và đã biết tình duyên lỡ làng:
Cầu Hoàng chuyện ấy xuân đành muộn. (Bài 31)
          Và chàng thề không trở lại Thăng Long nữa nếu không làm nên công danh sự nghiệp. 
Đề trụ thề không bước trở vào.(Bài 31)
Trong 31 bài thơ Tốn Phong
30 lần nhắc đến tên Mai, Hoa Mai, Hàn Mai, Phi Mai
22 lần tên Nguyệt,
  6 lần Cổ Nguyệt chiết tự họ Hồ và
31 lần chữ Xuân. 
--------
89 lần nhắc tên
Điều đó đưa ta đến kết luận Xuân Hương tên thật là Mai : Hồ Phi Mai, Hồ Thị Mai, hay Hồ Hàn Mai, Hồ Hoa Mai.
Cha Xuân Hương là Hồ Phi Diễn truyền đến tên nàng là Hồ Phi Mai.
*

Nguồn: Theo TS Phạm Trọng Chánh.