Thơ Nôm truyền tụng
88 bài thơ
Đọc nhiều nhất
Thích nhất
Mới nhất
Tạo ngày 27/05/2006 09:36 bởiVanachi, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 21/06/2009 01:12 bởi karizebato, số lượt xem: 24431
Lời Nhà xuất bản Văn học
Từ trước tới nay, thơ Hồ Xuân Hương đã được nhiều nhà xuất bản công bố, mà trong đó Nhà xuất bản Văn học cũng có dự phần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Nxb Văn học cho ra mắt bạn đọc một ấn phẩm khác biệt hẳn với những ấn phẩm đã công bố về tác phẩm của Bà chúa thơ Nôm. Đó chính là cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hươngdo GS-TS Kiều Thu Hoạch khảo cứu văn bản và phiên âm, khảo dị, chú thích từ góc nhìn văn bản học.
Điểm khác biệt cơ bản của công trình này là nhận diện thơ Nôm Hồ Xuân Hương trực tiếp từ các văn bản chữ Nôm. Do vậy, đã loại trừ được một số bài thơ Hồ Xuân Hương vốn không rõ xuất xứ mà các bản in quốc ngữ đã ghi nhận một cách tùy tiện trước đây, như các bài: Đánh cờ người, Tát nước, Thân phận người đàn bà (hoặc còn gọi Cái nợ chồng con)... Đồng thời, tác giả Kiều Thu Hoạch cũng là người đầu tiên quan tâm nghiên cứu lịch sử văn bản, do đó, đã không tiếp nhận một cách xô bồ những bài có dấu hiệu tồn nghi về văn bản học, như các bài: Đánh đu (vốn được chép trong Hồng Đức quốc âm thi tập), Bà Đanh (vốn được ghi ở văn bản Nôm Sự tích ông Trạng Quỳnh, và cũng có ở văn bản Hồng Đức quốc âm thi tập), Đồng tiền hoẻn (vốn là thơ của Yên Đổ), v.v... Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với cách làm này và đánh giá đây là một thao tác khoa học hết sức nghiêm túc và thận trọng của tác giả. Cùng với việc khảo cứu văn bản kỹ lưỡng, tác giả còn đề xuất được những tiêu chí lựa chọn thơ Nôm Hồ Xuân Hương một cách có cơ sở khoa học - thẩm mỹ thỏa đáng. Nhờ đó đã loại trừ được những bài tục nhảm rẻ tiền, có phần chắc là thơ "giả mạo" trong hệ thống thơ Nôm họ Hồ, chẳng hạn như bài Ông cử võ...
Điểm khác biệt nữa là những đóng góp mới có tính đột phá về mặt khoa học trong lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương. Đó là tác giả công trình là người đầu tiên đã chứng minh một cách có sức thuyết phục trên cơ sở tổng kết ý kiến của các bậc tiền bối như Dương Quảng Hàm, Trần Văn Giáp, Trần Thanh Mại, với cả "bàng chứng" và "nội chứng" văn bản học, rằng thời điểm hoạt động sáng tạo văn học của Hồ Xuân Hương là vào đầu thời Nguyễn, rằng văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương được xuất hiện sớm nhất là vào thời Minh Mệnh (1820-1840). Đồng thời, tác giả công trình cũng là người đầu tiên phát hiện được một số bài thơ trữ tình - trào phúng có giá trị. Trong đó, có những bài có thể xếp vào loại tuyệt hay.
...
Nxb Văn học trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc công trình Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của GS-TS Kiều Thu Hoạch.
Hà Nội, ngày 1-10-2007
- Đàn gảy
- Đá ông bà chồng
- Đá chẹt thi
- Đánh đu2
- Đánh cờ5
- Đề nhị mỹ nhân đồ
- Đọc cho Chiêu Hổ hoạ
- Đồng tiền hoẻn
- Đi đái bùn nẩy
- Đưa đò
- Ốc nhồi2
- Bánh trôi1
- Bùn bắn lên đồ
- Canh khuya
- Cái giếng
- Cái quạt
- Cảnh thu
- Chùa Hương Tích
- Chùa Sài Sơn
- Chế sư
- Chi chi chuyện ấy
- Chơi hoa1
- Chơi Khán Đài1
- Con cua
- Dữ Phạm tế tửu xướng hoạ, kỳ nhị
- Dệt cửi đêm
- Du cổ tự
- Duyên kỳ ngộ
- Già kén kẹn hom
- Hang Cắc Cớ1
- Hàng ư Thanh (Quán hàng ở xứ Thanh)
- Hạ nhật tầm phu (Ngày hè tìm chồng)
- Hỏi cô hàng sách
- Hỏi trăng bài 1
- Hữu cảm
- Ký tao nương Mộng Lan (Gửi nữ sĩ Mộng Lan)
- Khóc chồng làm thuốc
- Khóc Tổng Cóc
- Không chồng mà chửa
- Khấp Vĩnh Tường quan
- Lấy chồng chung1
- Lỡm học trò
- Mời ăn trầu1
- Mời khách ăn trầu
- Miếu Sầm thái thú1
- Núi Ba Đèo
- Núi Kẽm Trống
- Ngại ngùng
- Nguyệt hỡi đê mê
- Nhĩ Hà tức cảnh
- Nước Đằng
- Phiếm chu ngoạn nguyệt (Giong thuyền chơi trăng)
- Quan Hậu sợ vợ
- Quá Nghệ An hoài giai nhân, hựu thể
- Quán Sứ tự
- Quả mít2
- Sài Sơn thiên thị (Chợ trời núi Thầy)
- Sư hoạnh dâm2
- Tát nước
- Tình có theo ai
- Tặng tình nhân
- Tức sự
- Thân phận người đàn bà
- Thị Đểu thi
- Thơ tự tình4
- Thương
- Thương ôi phận gái
- Thương thay phận gái
- Tiễn người làm thơ
- Trào tăng
- Trách Chiêu Hổ
- Trúc Bạch hồ1
- Vô âm nữ
- Vấn nguyệt
- Vọng Tây Hồ hoài hữu
- Vịnh ông cắng đánh nhau
- Vịnh đời người
- Vịnh bách chu - tức sương nữ
- Vịnh cái quạt
- Vịnh chung
- Vịnh dạy con trẻ
- Vịnh Hằng Nga
- Vịnh hoa cúc
- Vịnh nằm ngủ4
- Vịnh nhàn cư
- Vịnh ni sư
- Vịnh Thăng Long hoài cổ
- Vịnh xuyên cổ (Vịnh trống thủng) nguồn: Thi Viện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét