THAY
LỜI MỞ ĐẦU
[Phần
I]
Lời bạt: Có người nói: “Nói về mình, thật là đáng ghét” (Le
moi est haissable Blaise Pascal [19 tháng 6, 1623 – 19 tháng 8,1662)]).
Tuy nhiên, ghi lại những gì về mình thì rất thuận lợi, dễ dàng. Do đó, tôi xin
mạnh dạn chấp bút về một câu chuyện dưới mái trường, tuổi mới lớn ngày xưa, để
gọi là đưa “một chút hương duyên”. ..
Coøn vöông…
Ngân
Triều
Bây giờ hai đứa
hai phương nhớ,
Vương vấn tình
xưa, khách bạc đầu.
(Dang dở)
Lại một buổi chiều tà. Thêm một ngày sắp
hết. Một buổi chiều man mác, buồn nhớ vu vơ. Tâm tình của lớp người luống tuổi,
đang ở chặng cuối đường, miên man trong bóng hoàng hôn, thường vẫn vậy.
Nhà tôi ở đối diện nhà của Xuân, cô bạn
nhỏ, cùng tuổi, cùng lớp, nước da bánh mật, có nụ cười duyên dáng, dễ thương. Mỗi
tối và mỗi sáng, chúng tôi đều nghe tiếng học bài vang rân của nhau. Không hiểu
sao, chúng tôi thường chơi chung với nhau. (Những trò chơi như: u bắt mọi, nhảy
dây, đánh đũa, bắn bi…) Nhiều lúc cùng tắm mưa, cùng chơi đánh đáo. Hai đứa! Vô
tư!
Khi lên trung học, tấm lòng từ ái của xứ
đạo Tây Ninh đã rộng mở, cưu mang chúng tôi ăn học và Người đã nhân hậu, hài
lòng nhìn chúng tôi khôn lớn. Sống xa nhà, những đêm mưa dầm se lạnh, êm êm, nằm
nghe tiếng sấm rền vang xa xa, tiếng hòa âm của lũ ễnh ương bên hè, lòng tôi dậy
lên nỗi nhớ nhà khôn xiết.
Tự nhiên, khi lên Tây Ninh trọ học, Xuân
và tôi lại ở gần nhau, xóm Cây Mít, đường vô Chùa Thiên Linh. Thế là chúng tôi
cũng vẫn chơi chung với nhau. Chơi chung thì Xuân hay hờn dỗi, lắm lúc chẳng rõ
duyên cớ vì sao. Tuy nhiên, những cơn giận của Xuân rất dịu dàng như trời chợt
mưa, chợt nắng, ít khi kéo dài. Mỗi lần như thế, trông Xuân càng có duyên lạ.
Không biết phái nữ làm đẹp mình qua hờn giận hay chỉ có ở tánh tình của Xuân, đối
với tôi. Có điều mỗi lần “làm đẹp” như thế, tôi là người thua cuộc, mắc nợ phải
đền: trái cây theo mùa, quà gánh hàng rong hay một ly chè thưng nước dừa…
Đó là năm đệ nhị (lớp 11), không hiểu
sao, tôi bắt đầu để ý đến “cô bạn nhỏ”, mặc dù Xuân và tôi còn quen rất nhiều bạn
học cùng khối lớp. Tôi cũng ngầm chú mục đến nhiều bạn gái khác nhưng không hiểu
sao, những lúc như vậy, bóng dáng của Xuân cứ lởn vởn trước mắt. Thú vị, vời
trông bạn gái nào, (Ngân, Cúc, Kim, Nguyệt, Kim Hoa…) tôi thấy những “bóng hồng”
đó hình như chính là bóng hình của Xuân.
Năm đó, trường phát hành “Giai phẩm
xuân”, tôi có bài được chọn đăng. Xuân có mua đọc. Một buổi chiều, Xuân chợt hỏi
tôi:
- Bút hiệu của Triều là Ngân Triều - Có
ý nghĩa gì không?
- Ngông nghênh thôi! “Thủy Triều của một
cái biển thủy ngân”.
- Vậy cái biển đó, làm gì có thật!
- Thầy nói “có” ở Thủy Tinh - một hành
tinh gần mặt trời nhất, nóng lắm, toàn là chất thủy ngân (Mercure) ký hiệu là
Hg,hoá trị 2. Nó có thể nhìn thấy bằng mắt thường chỉ ở hai thời điểm, bình
minh và hoàng hôn mà thôi. Một năm chỉ có 80 ngày. Một năm trái đất,trên đó là
4 năm rưỡi với 5 ngày.
- Sao Triều không lấy bút hiệu là “Thanh
Triều” - Thủy Triều xanh trong - tên đẹp mà lại thực tế hơn!
Tôi âu yếm nhìn thật lâu vào đôi mắt đẹp
của Xuân, lưỡng lự, cuối cùng nói thật nhanh:
- Biết bao lần suy nghĩ, chắc rằng Triều
phải chọn “Xuân Triều” mới thực tế - Thủy Triều của mùa Xuân-mà còn e ngại, bây
giờ mới dám…
Nghe vậy, tự nhiên sắc diện của Xuân bỗng
hồng lên, rồi đổi màu xanh lợt của trạng thái bị chấn động bất ngờ vì cảm xúc.
Xuân run run nói trong nghẹn lời:
- Không được…Không được đâu… Gia đình…
Đi học…
Tôi yêu quý và trân trọng giây phút thần
tiên đó, của tuổi mới lớn biết bao! Giây phút rạo rực đầu đời! Không hiểu sao,
từ đó, Xuân không còn gọi tôi bằng tên “Triều” trong lúc xưng hô nữa mà gọi tôi
bằng “anh” hẵn hoi. Lòng tôi lâng lâng một niềm vui khó tả và vô cùng sung sướng.
Vậy, tôi có thể xưng “anh” với Xuân một cách
tự nhiên, có ý nghĩa. (Không biết có phải do câu nói “tỏ tình thăm dò” đó
không).
Hết bậc trung học, không hiểu sao, Xuân
và tôi cùng vào học Trường Sư Phạm Sài Gòn, vẫn quấn quýt bên nhau để dấu chân
chúng tôi hãy còn in đậm trên khắp phố phường hoa lệ, của một thời chớm nở
trong tôi một mối tình đầu nồng nàn, thi vị. Một buổi chiều vàng nhạt nắng, tôi
hồi họp ngỏ ý với Xuân, một cách khác thường:
- “Anh” biết một câu chuyện xưa… hay lắm
- Có điều, người nghe phải nhiều kiên nhẫn vì là một câu chuyện rất dài… Em có…
muốn nghe không?
- Dạ! Xưa nay, em vốn phục tài anh về
phong cách kể chuyện nhiều sáng tạo. Với Anh, em thừa kiên nhẫn mà!
Câu nói của nàng sao nghe dễ thương quá!
Tôi bồi hồi nắm lấy hai bàn tay nhỏ nhắn, ấm áp của nàng. Tim tôi đập mạnh như
muốn tung lồng ngực. Rồi tôi nhìn thật lâu vào đôi mắt dịu hiền của nàng một
cách đắm đuối. Nàng cũng đằm thắm, đôi mắt long lanh, nhìn sâu vào đôi mắt tôi
như muốn nói “Mãi đến bây giờ anh mới ngỏ ý. Như vậy, có quá muộn không anh?”.
Ngôn ngữ của cử chỉ, ánh mắt đó đã tỏ rõ những nỗi lòng ấp ủ từ lâu của hai đứa
chúng tôi để đôi bạn thật sự dấn bước vào một cuộc tình đằm thắm, thiết tha.
… Rồi từ đó, dọc theo những hàng cây rợp
bóng, trên những con đường đưa đón, hẹn hò, đôi bạn hòa chung nhịp bước như điểm
muôn ngàn đóa hoa hồng trên lối tơ duyên.
Ra trường Sư Phạm, nàng tình nguyện chọn
nhiệm sở, về quê Hậu Nghĩa, theo tôi, mặc dù điểm ra trường của nàng, có thể chọn
Sài Gòn.
******
Điều tôi muốn nói ra đây, cuối cùng Xuân
và tôi không thành duyên đôi lứa, do một biến cố đau thương. Xuân về trường tôi
làm Hiệu Trưởng, vỏn vẹn đúng một tháng. Sau đó, nàng để lại lòng tôi một nỗi
buồn thương tiếc triền miên, lỡ chuyến đò tình. Từ giã tôi, rời nhiệm sở theo
người chồng chưa quen, Phó quận Bến Cát - Bình Dương, gặp tôi, nàng chỉ khóc!!!
Lòng tôi càng tê tái, bi thương. Giây
phút cuối, chúng tôi không nói được nên lời!
Đám cưới của nàng rất hoành tráng. Rước
dâu bằng máy bay, xe cộ tấp nập. Nép sau cánh cửa, tôi nhìn dáng đi buồn bã của
nàng, sánh đôi với người chồng quyền quý mà lòng quặn thắt. Lẽ ra người sánh
đôi với nàng phải là tôi mới đúng. Tôi tự trách mình quá muộn màng, trì trệ để
đánh mất một cuộc tình ngàn năm thương nhớ vì xưa nay, “tình” và “hiếu” bao giờ
chữ “hiếu” cũng nặng hơn.
Nhiều năm sau, tôi mới gặp Thanh - một
cô giáo khóa 3 Trường Sư Phạm Sài Gòn, cũng là bạn bè của Xuân. Nàng không đẹp
lắm nhưng ngoại hình và tính nết đều y hệt như Xuân. Chuyện của Xuân và tôi,
nàng đã rõ từ lâu vì Thanh và Xuân chung lớp, chơi thân nhau thời êm đềm Sư Phạm và nàng đã bỏ qua tất
cả. Có điều, nhiều lúc bên tôi, Thanh hay nói vu vơ:
-Em biết anh còn thương nhớ, löu luyêán
mối tình đầu, phải không?
Tôi vội vàng trấn an nàng, dối lòng
mình, nịnh đầm:
-Sao còn được, em ơi!
Bóng chim tăm
cá, đà băng giá,
Vành vạnh tim
anh, duy bóng Thanh.
Nàng cười và lườm tôi, ngờ vực:
-Mấy ông có mối tình đầu thì ghê lắm! Ai
mà tin nổi!
Tôi vội nắm lấy tay nàng, cười hề hề:
-Mẹ nó cứ bực mình nữa đi! Càng bực,
càng đẹp ra!
… Lại một buổi chiều tà. Thêm một ngày sắp
hết. Một buổi chiều man mác, buồn nhớ vu vơ. Tâm tình của lớp người luống tuổi,
đang ở chặng cuối đường, miên man trong bóng hoàng hôn, thường vẫn vậy.
Ngaân Trieàu
[Phần
kết]
Câu chuyện ở
quán Cà phê
-Tôi nghĩ rằng anh nên “bật mí hé hé” về
truyện Còn Vương của anh đi! Nam tự nhiên vô đề.
..Mà bật mí điều
gì mới được chứ! Tôi nhấp một ngụm nhỏ cà phê đá, cười nói.
-Thì chuyện mối tình đầu giữa anh và cô bạn
nhỏ tên Xuân, nhà láng giềng. Những chi tiết anh kể, có đúng như vậy không?
..Đúng mà không đúng. Sự thật, có bao giờ
lâm ly đâu. Hơn nữa, thể loại truyện, có ít nhiều chất hư cấu là đương nhiên.
Đâu phải như ký sự, nhật ký hay hồi ký...mà đúng sự thật y boong.
-Nhà gần nhau, học chung, chơi chung, hồi
nhỏ; lên trung học cũng học chung, chơi chung; vô trường sư phạm Sài gòn cũng
quyến luyến nhau… đúng không?
..Điều đó thì …không sai.
-Cô Xuân buộc phải sang ngang, lấy một
Ông Phó Quận ở Bến Cát, Bình Dương, tan vỡ mối tình đầu… thì thế nào?
..Đúng mà không đúng. “Bật mí” thì đâu còn gì thi vị, hấp dẫn
nữa.(ha ha) Bồ là vua phân tích mà! Riêng Hy thì khỏi nói, bạn nối khố, biết hết
rồi…
*Có thể đó là một sự cố của tình sử
Ngân-Triều, để rồi cuối cùng, chuyện tình đó như “tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” đúng không? Hy chợt chen vào.
-Chớ không phải là một bản tuyệt tình ca,
một vết thương lòng muôn thuở của mối tình đầu:
Lòng ta chôn một
mối tình,
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không
hay… (1)
*Đúng ra phải là phải tặng ảnh mấy câu nầy nè:
Khi chén rượu, khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.
Ba sinh đã
phỉ mười nguyền,
Duyên đôi lứa, cũng là duyên bạn bầy.
ĐTTT , Nguyễn Du: câu
3223-3226
-Mình cũng nghĩ là như vậy
nhưng làm sao bằng anh là người bạn tâm giao của ảnh. Có phải vì thế nên anh mới
hạ bút mấy câu thơ cảm đề:
Trời
vào Xuân, nước Triều
Thanh, diễm tuyệt,
Là hai nàng
hay chỉ quyết Ngân thôi?
Tỏ lòng,Thơ Thái Hy
Nghĩa là hai phương danh Xuân, Thanh;
hai nhân vật trữ tình trong truyện, chính là…chính là…
*…là một cách chiết tự, tên một
nàng, mà tên đó có bốn âm tố. Mặt khác, nếu không phải vậy, thì nàng ấy đâu “duyệt” cho ảnh ra truyện nầy. Đúng
không?
..Quý bồ bàn bạc, “giải mã” như thần!
Thôi thì tôi chịu! Đến Quán Thiên Thai,
lai rai ba sợi…cho mát nhé!
Ha…ha…
***
***
Cảm tác
khi đọc truyện Còn Vương của Ngân
Triều, vhp.Hải Vân.
Một chuyến đò ngang lạc bến mơ,
Trách ai
ngày ấy đã giăng tơ.
Tơ buộc
không xong mà khó gỡ,
Khiến
chiếc thuyền xưa nhớ bến bờ.
*
Bến cũ
bâng khuâng sầu ly biệt,
Dõi ngàn
mây trắng dấu em thơ.
Cây đa
nhân chứng mơ ngày cũ,
Đáy nước
rưng rưng bóng nhạt mờ.
*
Ôm ấp trong tim một ước mong,
Mơ ngày trời đẹp thuyền thăm bến,
Bến đón thuyền xưa thỏa nỗi lòng.
*
Cánh nhạn phương trời vẫn biệt tăm,
Cây đa rũ bóng khóc âm thầm.
Bến cũ hoài công chờ với đợi,
Thương nhớ mỏi mòn bao tháng năm!
vhp.Hải Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét