Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Chùa Hương, Thơ Hồ Xuân Hương/ Ngân Triều chú giải

Chuøa Höông ( Ñoäng Höông Tích)
Hồ Xuân Hương

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Đụn Gạo trong chùa Hương
.Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Lịch sử
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị huỷ hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Toạ Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích thanh Chân.
Kiến trúc
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù (tọa độ: 20°37′5″B 105°44′49″Đ). Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.[1]
Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên (tọa độ: 20°36′47″B 105°44′4″Đ). Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán 南天第一峝 (Nam thiên đệ nhất động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.
Chùa Hương và văn học
Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát nói "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi:
Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
"Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
...
Nhác trông lên ai khéo họa hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?...
Tản Đà rất mến cảnh chùa Hương, ông làm nhiều câu thơ rất đặc sắc về cảnh và tình ở đây:
Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy Thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho.
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt
Đá hỏm hang đen tối tối mò.
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối
Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.

Ông còn có 1 bài thơ nổi tiếng về món đặc sản ở chùa Hương:
Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
Mình đi, ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.
Nguyễn Nhược Pháp, con trai của Ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã để lại một bài thơ tự sự Chùa Hương nổi tiếng và Ông Trần Văn Khê phổ nhạc, được nhiều thế hệ nam nữ thanh niên ưa thích:
Chùa Hương


Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương.

Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao.

Mẹ cười: "Thầy nó trông,
Chưn đi đôi giép cong
Con tôi xinh xinh quá !
Bao giờ cô lấy chồng ?"

Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng
Khen tươi như trăng rằm.

Nhưng em chưa lấy ai
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm
Ý đợi người tài trai.

Em đi cùng với me
Me em ngồi cáng tre
Thầy theo sau cuỡi ngựa
Thắt lưng dài đỏ hoe.

Thầy me ra đi đò
Thuyền mấp mênh bên bờ
Em nhìn sông nước chảy
Đưa cánh buồm lô nhô.

Mơ xa lại nghĩ gần
Đời mấy kẻ tri âm ?
Thuyền nan vừa lẹ bước
Em thấy một văn nhân ...

Người đâu thanh lạ thường !
Tướng mạo trông phi thường
Lưng cao dài, trán rộng
Hỏi ai nhìn không thương ?

Chàng ngồi bên me em
Me hỏi chuyện làm quen:
"Thưa thầy đi chùa ạ ?
Thuyền đông giời ôi chen !"

Chàng thưa vâng thuyền đông
Rồi ngắm giời mênh mông
Xa xa mờ núi biếc
Phơn phớt áng mây hồng.

Giòng sông nước đục lờ
Ngâm nga chàng đọc thơ !
Thầy khen hay, hay quá !
Em nghe ngồi ngẩn ngơ.

Thuyền đi, bến Đục qua
Mỗi lúc gặp người ra
Thẹn thùng em không nói:
"Nam vô AĐiđà :" .

Réo rắt suối đưa quanh
Ven bờ, ngọn núi xanh
Dịp cầu xa nho nhỏ
Cảnh đẹp gần như tranh.

Sau núi Oản, Gà, Xôi
Bao nhiêu là khỉ ngồi
Tới núi con voi phục
Có đủ cả đầu đuôi.

Chùa lấp sau rừng cây
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.

Em đi, chàng theo sau
Em không dám đi mau
Ngại chàng chê hấp tấp
Số gian nan không giàu.

Thầy me đến điện thờ
Trầm hương khói tỏa mờ
Hương như là sao lạc
Lớp sóng người lô nhô.

Chen vào thật lắm công
Thày me em lễ xong
Quay về nhà ngang bảo:
"Mai mới vào chùa trong" .

Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
"Mai ta vào chùa trong".

Đêm hôm ấy em mừng !
Mùi trầm hương bay lừng
Em nằm nghe tiếng mõ
Rồi chim kêu trong rừng.

Em mơ, em yêu đời
Mơ nhiều ... Viết thế thôi
Kẻo ai mà xem thấy
Nhìn em đến nực cười.

Em chưa tỉnh giấc nồng
Mây núi đã pha hồng
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.

Đường mây đá cheo veo
Hoa đỏ, tím, vàng leo
Vì thương me qúa mệt
Săn sóc chàng đi theo.

Me bảo: "Đường còn lâu
Cứ vừa đi ta cầu
Quan-thế-âm Bồ-tát
Là tha hồ đi mau. "

Em ư ? Em không cầu
Đường vẫn thấy đi mau
Chàng cũng cho như thế
(Ra ta hợp tâm đầu)

Khi qua chùa Giải Oan
Trông thấy bức tường ngang
Chàng đưa tay lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.

Tấm tắc thầy khen hay
Chữ đẹp như rồng bay
(Bài thơ này em nhớ
Nên chả chép vâo đây)

Ôi ! Chùa trong đây rồi !
Động thẳm bóng xanh ngời
Gấm thêu trần thạch nhũ
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.

Mẹ vui mừng hả hê:
"Tặc ! con đường mà ghê !"
Thầy kêu mau lên nhé,
Chiều hôm nay ta về.

Em gnhe bỗng rụng rời !
Nhìn ai luống nghẹn lời !
Giờ vui đời có vậy
Thoáng ngày vui qua rồi !

Làn gió thổi hây hây
Em nghe tà áo bay
Em tìm hơi chàng thở
Chàng ơi, chàng có hay ?

Đường đây kia lên giời
Ta bước tựa vai cười
Yêu nhau, yêu nhau mãi !
Đi, ta đi, chàng ơi !

Ngun ngút khói hương vàng
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Giời Phật
Sao cho em lấy chàng.

Nguyễn Nhược Pháp (1934)

Về văn xuôi, có bút ký Trẩy hội Chùa Hương của Phạm Quỳnh...
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tương truyền là tác giả bài thơ vịnh động Hương Tích như sau:



Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm, (1) phàm
Nứt làm hai mảnh, hỏm hòm hom. (2)
Người quen cõi Phật chen chân xọc, (3)
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm. (4)
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, (5)
Con thuyền vô trạo cúi lom khom. (6)
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại. (7)
Rõ khéo trời già đến dở dom. (8)
*Văn bản chữ Nôm:
 香 (峒 香 昔)
排 撻 𣈒 俟 窖 窖 凣
湼  𠄩 𤗖 陷 函 歆
𠊚 悁  佛 毡 蹎 蜀
仉 𨔍 保 仙 痗 眜 盹
湥 渃 有 情 淶 聖 說
昆 船 無 棹 檜 藍 堪
林 泉 眷  緐 花 吏
𤑟 窖 𡗶  旦  肛
Chú giải:
Động Hương Tích, Động chính của Chùa Hương, trước thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, trong núi Hương Sơn, là một danh thắng thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
(1) (2) Phòm凣= phàm = làm ra, tạo ra. Hỏm hòm hom: lõm vào, từ láy ba. Giới thiệu Động Hương Tích.
(3-4) Xọc: 蜀đi một cách hăm hở.
Bầu tiên: bầu rượu của tiên còn có nghĩa chỗ phình ra trên ngực của tiên nữ. Hình ảnh của người quen, kẻ lạ: Người mộ đạo, quen thuộc thì tỏ ta rất thì rất đông và tỏ ra rất hăng hái, vui thích. Kẻ mới đi lần đầu thì chưa quen cảnh, cứ mải mê ngắm nhìn những bầu tiên không chán mắt.
(5-6) Trong động, âm thanh của những giọt nước từ các thạch nhũ rơi xuống từng giọt, từng giọt nghe thánh thót, thật là lãng mạn, hữu tình. Ngoài xa có con thuyền ai thả trôi, vô trạo lênh đênh, có người chèo đang đứng lom khom lái thuyền theo dòng nước.
(7-8) Cảm nghĩ của tác giả. Nơi vắng vẻ (lâm tuyền林 泉 = rừng suối) mà trở thành nơi ồn ào phồn hoa 緐 花đông đúc. Ông Trời làm thế là không hay rồi. Dở dom  肛= dở dang, như việc công trình của hóa công hình như chưa xong, chưa hoàn thiện vậy..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét