Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Nhạc của Tui/ Phạm Huê/ Trần Lâm Phát chia sẻ

Ðến



Sent: Saturday, August 10, 2013 11:59 PM
Subject: Fwd: [svhhphutho] Email # 152:
 Những nhận thức về âm nhạc của Phạm Huê đây mà.


From: Hue Pham <harrispham2004@yahoo.com>

Cùng các thầy cô, các bạn bè thân hữu,
Tôi là một người dốt đặt âm nhạc. Từ nhỏ tôi cũng ráng tập tành ca hát nhưng vì giọng tôi không được tốt lắm cho nên tôi không thể nào là người ca giỏi được. Tôi đã dỡ như vậy mà chị ba tôi còn tệ hơn tôi. Quí vị tưởng tượng thử coi, cả một lớp học bốn mươi mấy người đang hợp ca ngon trớn mà có cái giọng của b xen vô là khiến cho thiên hạ lạc bè lạc bạn hết trơn hết trọi. Cô giáo thử nhiều cách vẫn không tài nào improve được cái giọng “bè bè chân vịt” của bả nên đành phải tách ra cấm không cho bả vô nhóm hợp ca vì sự có mặt của bả sẽ khiến cho ban hợp ca bể ra từng mảnh vụn. Đến lúc cuối năm, cô giáo thấy nếu kêu bả lên thi ca hát hoặc oral nhạc lý thì không cách gì bả đậu môn nhạc được cả, cô giáo ráng vớt bằng cách đàn một bản nhạc và biểu bà chị của tôi đánh nhịp, simple như rứa mà bả cũng không làm được. Đâu được khoảng năm hay sáu nhịp đầu là đúng, nhưng sau đó thì b cứ nhắm vào ngay chính giữa của hai nhịp mà gõ. Cô giáo chỉ có nước lắc đầu. Tôi đoán có lẽ bà chị tôi là Quách Tĩnh đầu thai lên dương thế để chọc tức Hoàng dược Sư cũng nên. Trở lại phần của tôi, nhạc lý thì rõ ràng là tôi dốt đặt cán cuốt rồi. Chỉ có năm cái dòng kẻ và mấy cái chữ J máng trên đó mà không bao giờ tôi đọc thuộc được nốt nhạc. Tôi cũng ng kiên nhẫn ngồi dợt đàn mandolin (đàn mò chớ không phải coi theo nốt trên bản nhạc) suốt nhiều ngày trời nhưng cuối cùng cũng chỉ thuộc được nữa bài Xuyên lá cành trăng lên lều vải, lòng đất ấm thương tình đôi mươi hoặc Qua bến nước xưa, lá hoa về chiều, lạnh lùng nhìn em, anh nói mến em(hình như câu này có vẻ không ổn). Có thể là tâm tánh của tôi hay cà rỡn cho nên những bài hát lành mạnh, đàng hoàng tử tế thì tôi không thuộc mà lại chuyên môn thuộc những bản nhạc cải cách sửa lời mới chết. Thí dụ như “Ai bao năm vì sông núi quên thân mình? Cú cái cốc ngồi chông ngốc trong câu tiêu”, hay “Ai đang đi trên cầu Bông, té xuống sông ướt cái quần nylon. Dzô đây em, trời đang mưa anh sẽ đưa em dzià” hoặc là bản cổ nhạc Sương Chiều “Nếu mai thất nghiệp anh về miền Tây đi cắm câu, bắt còn nhái bầu, cắm ngay đầu cầu, chờ em đi tới em câu, nếu may câu đặng em về làm dâu cho má anh.  Em về làm dâu, rồi cũng có bầu, đẻ ra thằng nhỏ có hai cọng râu, (anh) tống em một đạp, em dzià Cà Mau em đi tém cho Trâu”. Đại loại những bản nhạc cà chớn đó thì tôi thuộc nằm lòng cho tới bây giờ có nghĩa là đầu óc của tôi chỉ tiếp nhận những loại nhạc bậy bạ chứ không thể nào thuộc được những bài hát phẳng phiu lành mạnh được.
 
Thi đậu vào trường cao đẳng Hóa Học, trước mặt tôi mở ra một khung trời mới. Ngày nhập môn được các đàn anh khóa trên tiếp đón, tôi đi từ ngạc nhiên này tôi ngạc nhiên khác vì chung quanh tôi, hình như mọi người đều biết ca, biết hát những bản nhạc sinh viên đấu tranh rành rọt như Nối Vòng Tay Lớn “Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay, ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi...“ cho đến “Việt Nam, Việt Nam nghe từ vào đời, Việt Nam hai câu nói trên vành môi” hay là “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...”. Dòng máu thanh niên trai trẻ trong người tôi như cũng muốn sụt sôi theo tiếng ca lời nhạc, tôi bắt đầu đâm ra say mê âm nhạc (ca hát) từ dạo đó dù rằng khả năng về nhạc lý và nhạc cụ thì tôi vẫn còn là con số không trong khi các bạn tôi như Thành và Hùng lúc đầu cũng chỉ chập chờn như tôi mà đến năm thứ hai thì họ đã có thể tự đánh đàn ca hát để … cua đào và đến năm thứ ba thì các bạn tôi đã đủ khả năng để chạy theo các cặp “chân dài” rồi.  Sau 1975, sở thích về âm nhạc trong tôi tuột xuống hố sâu của XHCN. Những bản nhạc tập thể trong những lần họp nhóm, họp lớp, họp hội, họp đoàn “như có bác trong ngày vui đại thắng” hoặc “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn, hai đứa ở hai đâu xa thẳm, đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây”  thật tế mà nói nó nhạt nhẽo, đơn điệu,  một chiều nghe không phê” một chút nào cả. Không biết có phải chúng tôi là người miền Nam bại trận cho nên có tâm trạng bài ngoại chống đối như vậy hay không? Tôi vẫn chưa có câu trả lời gẫy gọn vì chưa có dịp nói chuyện với một người miền Bắc nào về đề tài này kể từ ngày đó. Trong khoảng thời gian từ 1975 -1978, có những đêm nằm nghe lén luồng sóng phát thanh từ đài BBC Luân Đôn hoặc VOA Hoa Kỳ thỉnh thoảng tôi nghe được những bản nhạc nhẹ với âm hưởng thật thánh thót mà sau này hỏi ra mới biết là những bản nhạc đã được sáng tác trước đó nhưng vì tôi dốt chưa có dịp nghe qua như Light is Blue, Exodus, . v.v. Lúc đó tôi nẩy sinh một ước muốn thật tầm thường: “Ước gì ta có thể ngồi thoải mãi trong một ngôi nhà ấm cúng để nghe liên tục những bản nhạc tuyệt với này trong một tiếng đồng hồ”.
 
Thế rồi cuộc đời đưa đẩy tôi vượt biên trót lọt sang đến Mã Lai. Trong gần hai năm nằm trên đảo Buồn Lâu Bi Đát (Pulau Bidong) chờ Mỹ hốt rát thật tình tôi bực bội vô cùng. Lúc đó chắc có lẽ tôi cũng thù mấy cái thằng Mỹ trắng …. khốn nạn lắm. Tôi nghĩ có thể tụi Mỹ nó cố tình làm cho mình nản chí để mình bỏ đi nước khác chứ nó có thương xót gì mình đâu cà. Vì nghĩ như vậy nên tôi liều chết sống gì cũng phải đi cho bằng được nước Mỹ. Trong thời gian 20 tháng nằm dài trên đảo tôi bỗng sinh ra cái tật khoái nghe nhạc Việt trở lại. Bắt đầu từ bài hát Người Di Tản Buồn của Nam Lộc do Ngọc Minh hát tại đài phát thanh trên đảo nghe rất thấm thía cho cái thân phận tị nạn không người nhận: “chiều nay, có một người di tản buồn, nhìn xa xăm về quê hương rất xa, Chợt nghe tên VN ơi thiết tha, Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhòa”. Thật tình lúc đó tôi muốn khóc thiệt lớn để cho với bớt cái nỗi buồn xa quê hương, nhớ mẹ già. Nhưng tôi đâu dám khóc trước mặt người tình của tôi, tôi đành phải lặng lẽ mang theo cái xẻng, chiều một mình lên núi, kiếm chổ vắng vẻ không người lui tới đào một cái lổ nhỏ ngồi chồm hỗm xuống rồi khóc một mình. Ôi thiệt tôi cũng thấy tội nghiệp tôi luôn.
 
Sau đó cũng ở trên đảo, trong một lần sinh hoạt với những bạn bè tôi tình cờ nghe được một người bạn tôi vừa đàn vừa hát bản nhạc Áo Lụa Hà Đông phổ thơ của Nguyên Sa với những lời tình tự “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông... Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn Mà mùa Thu dãi nắng ở chung quanh... Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung. Bay vội vã vào trong hồn mở cửa” Tôi chợt súc động mạnh vì lời nhạc nhẹ nhàng tình tứ mà trong đó có hàng loạt từ ngữ mà mình chưa hề biết qua. Lúc đó tôi đâm thắc mắc tại sao cái ông Nguyên Sa Trần Bích Lan nầy viết quyển Triết Học Đại Cương cho bọn tôi học thi Tú Tài II vừa khô khan vừa khó hiểu nuốt không trôi mà tại sao ông ta lại có tài sử dụng những từ ngữ bóng bảy như “vội vả vẽ chân dung”, “bay vào hồn mở cửa” một cách linh hoạt như thế này. Hóa ra ngoài Trịnh Công Sơn là người sử dụng được những ngôn từ mới mẻ đáng bậc thầy, nhà văn nữ Túy Hồng phát mình những từ ngữ văn chương quái đản thì Nguyên Sa cũng thuộc hạng người xài chữ dị dạng nhưng nghe qua thì những từ ngữ nầy rõ ràng đáng yêu vô cùng.
 
Tới Mỹ, tháng đầu tiên sống tạm nhà người bạn ở khu vực Berryessa San Jose, một buổi trưa nọ, tự nhiên tôi táy máy dọc vào cái máy cassette trong giàn loa khá đắt tiên của chủ nhà thì lần đầu tiên tôi nghe tiếng hát cao vút của Khánh Ly trỗi lên “Đôi mắt người Sơn Tây, u uẩn chiều chiều luân lạc, buồn viễn xứ khôn khuây, buồn viễn xứ khôn khuây. Em hãy cùng ta mơ ....” tôi đứng lặng người sững sờ vì giữa một buổi trưa hè tháng 8 khi chỉ có một mình trong căn nhà bốn phòng, giàn âm thanh tuyệt hảo đã đưa giọng hát Khánh Ly bay bổng đến tận chín từng mây. Đó là lần đầu tiên tôi nghe trọn vẹn bản nhạc độc đáo này liên tục suốt một tiếng đồng hồ. Tôi sực nhớ lại những ước mơ ngày nào của những đêm nằm canh gát trên vườn khoai mì Cũ Chi hoặc những đêm cô đơn chèo queo trong cư xá Phú Lợi của Ty Công Nghiệp Sông Bé: Tôi thực sự đang sống trong mơ ước của tôi. Cảm giác đó thật tuyệt vời. Wow, đã thì thôi.
 
Bắt đầu từ đó tôi yêu âm nhạc, nhạc Việt, nhạc Mỹ từ rock tới fox qua country music, nhạc Pháp, nhạc Latin, nhạc Hoa phim bộ, nhạc Nhật Bản, Nhạc Đại Hàn, nhạc Đức modern talking, nhạc Thụy Điển ABBA, nhạc nào hay là tôi nghe ráo hết. Tôi không phân biệt nhạc, kỳ thị nhạc theo kiểu những người khó tính là chỉ thích duy nhất một loại nhạc. Nhạc nào êm tai, dìu dặt, réo rắt là tôi nghe xã láng. Chẳng bù với thằng đồng nghiệp người Mỹ trong hãng tôi hắn chỉ thích duy nhất loại nhạc Rock, nếu cho hắn nghe nhạc country music là hắn bịt tai khóc thét la lớn: "Sting". Duy có một điều tôi thích nhất là loại nhạc có lời ca diễn tả trung thực một câu chuyện tình hoặc giả những suy tư của tác giả. Nếu bạn chịu khó đọc kỹ lời của những bản nhạc nổi tiếng thì bạn sẽ thấy rằng người viết nhạc rất có tâm hồn, họ đã gởi gắm tâm sự của họ vào dòng nhạc và ý tưởng trong bản nhạc có một triết lý độc đáo. Nếu có dịp tôi sẽ đưa ra một số lời nhạc để cho bạn bình phẩm, những vì bài viết hôm nay chỉ tập trung giới hạn về nhận thức âm nhạc của riêng tôi cho nên ta khoan bàn đến vấn để ngoại lệ đó.
 
Trở lại phần nghe nhạc. Khi gặp một bản nhạc có giai điệu mà tôi thích, tôi thường đi sâu vào tìm hiểu tường tận nguồn gốc, từ tác giả, xuất xứ, ca sĩ, lý do thành công, v.v. Những thập niên trước đây, muốn lục tìm những tài liệu đó rất cực nhọc, tôi phải lần mò vào những thư viện lớn để tìm lấy thư mục rồi  phăng dần từng chi tiết một, thế nhưng khi thế giới internet mở rộng ra cho nhân loại có được công cụ Search Engine như Yahoo Search, Google Search thì ôi thôi việc tìm tài liệu này nó dễ dàng làm sao. Đó là lý do tại sao anh Quang Hàng đã ng slogan "Internet helps to open people's mind" trong email của anh lúc gởi cho mọi nguoi.
 
Theo tôi thì âm nhạc rõ ràng là không có biên giới. Đôi khi bạn nghe một bản nhạc ngoại quốc hát bằng ngôn ngữ mà bạn chưa hề biết qua nhưng có sao đâu, ta vẫn có thể nhắm mắt lại thưởng thức được giai điệu tiết tấu dìu dặt đã làm cho tâm hồn ta say đắm cơ mà. Tại sao ta lại phải phân biệt nhạc Vàng, nhạc Xanh, nhạc Ngụy nhạc Đảng nhạc Chúa nhạc Chùa chớ. Nếu như bản nhạc suy tôn một lãnh tụ có tiết tấu hay thì tôi đã cho rằng nó hay, nhưng vì nó làm cho đồ ăn trong bao tử tôi lắc lư thì tôi phải nói rằng bản nhạc có mùi khó ngửi chớ, phải không quí vị.
 
Thôi, nãy giờ các bạn đã nghe tôi lạm bàn nhiều về lịch trình nhận thức âm nhạc của tôi, bây giờ là lúc tôi mời các bạn đi vào kho tàng âm nhạc của chúng ta trong Youtube.com. Sẳn đây tôi phải nói lời cảm ơn mấy cái ông Youtube đã tạo ra cái kho chứa khổng lồ mà trong đó tôi đã tìm được những bản nhạc tôi ưa thích. Trước kia youtube chỉ nhận chứa những video clips có resolution thấp để làm nhẹ trọng lượng của bản nhạc, nhưng bây giờ họ đã update hệ thống và tôi đã phát hiện nhiều video clips thuộc dạng HD với hình ảnh trong sáng, âm thanh tuyệt hảo không thua gì nhạc lấy ra từ DVD hoặc Blue Rays disk. Trong khung khổ bài viết này, tôi xin mang đến cho quí khoảng 10 bản nhạc tôi thích nhất. Chúng ta hãy nghe và xem thử những video clips này để so sánh taste của quí vị có giống như taste của tôi không. Bạn có thể khen, chê tuỳ ý, đó là quyền của bạn, nếu bản nhạc nào không thích thì bạn cứ việc tự nhiên lướt qua một cách vô tư. Một yêu cầu duy nhất là những bản nhạc ở dạng HD thường cần phải có đường dây internet chuyển tải lớn, các bạn tại Mỹ nếu như dùng internet phone line từ ATT có thể sẽ gặp trở ngại ùn tắt, chuyển tải chậm, nhưng không sao, tôi đã download những bản nhạc hay để dành lại rồi, những bạn nào ưa thích thì xin liên lạc với tôi, tôi sẽ gởi bản sao chép qua đáng mp4 chứa trong DVD cho các bạn. Cũng xin nói rõ, mười mấy bản nhạc dưới đây tốn khoảng 45 phút quí báo của bạn. Nếu bạn tin tôi, xin mời bạn pha sẵn một bình trà thơm hoặc một lý cà phê sữa không đường, ngồi xuống cái ghế tựa thoải mái một chút, hạnh phúc hơn là bảo chàng hoặc nàng cùng ngồi xuống, nếu được thì hai người tay nắm lấy tay tuần tự click vào những đường link highlight bằng colors của Phạm Huê đã làm sẵn, bảo đảm các bạn sẽ có được những giây phút tuyệt vời nhất. Cuộc đời của chúng ta đã đau khổ quá nhiều, sắp sửa đi đến chung cuộc, tại sao ta lại không dành cho ta một vài giây phút thoải mái với cuộc đời phải không các bạn. Bây giờ, xin mời các bạn thưởng lãm (các bạn đừng quên mở rộng màn ảnh của youtube để thấy được hình ảnh trong sáng nhất):
 
1.      Manhã de Carnaval: Một bản nhạc với giai điệu Jazz/Bossa đến từ Brazil đã làm cho người nghe rơi những giọt lệ cảm động và những cặp tình nhân sẽ tay nắm lấy tay đến gần với nhau và sẽ cảm thấy họ yêu nhau hơn. Đây là một bản nhạc xuất phát từ nhạc phim Black Orpheus (1959), bộ phim này đã vào đến vòng chung kết của Oscars 1960 nhờ vậy đã đẩy bản nhạc lan rộng ra khắp thế giới. Cũng chính bản nhạc này đã đưa ra giải điệu (style) Bossa Nova vào cuối thập niên 50. Tại Hoa Kỳ bản Manha de Carnaval điển hình cho giai điệu Jazz căn bản (Jazz standard) và được biết qua những cái tên "A Day in the Life of a Fool",  "Carnival",  "Theme from Black Orpheus",  "Black Orpheus". Trình diễn bản nhạc này là ba nàng ca sĩ có giọng ca ngọt như mía lùi và nhất là cô ca sĩ chánh (female lead singer – FLS) lại đẹp mê hồn và … thơm như một múi mít chín, ôi chao ôi. Tại hạ đang nuốt nước miếng đây. Mong rằng các bạn của tôi chớ có bỏ qua, tội nghiệp tôi lắm. Mời quí vị thưởng thức ngay giùm cái đi.
http://www.youtube.com/watch?v=KG51pW7MBpQ&feature=em-share_video_user André Rieu - Manhã de Carnaval (live in São Paulo).
2.      Scarborough Fair: Một bản nhạc có tiết tấu dân ca cổ điển của Ái Nhĩ Lần được dàn dựng từ thế kỷ thứ 16 nhưng mãi đến thập niên 1960 mới được song ca Simon & Garfunkel mang ra trình tấu trong loại nhạc dân ca và được giới trẻ sinh viên ưa chuộng ngay lập tức. Nhạc sĩ Phạm Duy trong một overnight đã dịch ra và trở thành Giàn Thiên Lý Đã Xa. Thú thật với các bạn lần đầu tiên nghe bản nhạc này qua giọng ca Thanh Lan, tôi đã sững sờ ngẩn ngơ một chặp và tự hỏi tại sao bản nhạc hay như thế này mà mình chưa bao giờ được nghe qua. Bản nhạc này đã được nhiều ca sĩ trình bày cho nên tôi sẽ gởi cho quí vị ba phiên bản mà tôi thích nhất. Mỗi nhóm trình bày đều có sắc thái riêng của họ khiến bản nhạc trở thành đa dạng và đứng vững mãi mãi với thời gian. Đó mới đúng nghĩa của hai chữ để đời.
  Scarborough Fair  - The Gothard Sisters.
 Scarborough Fair - Celtic Woman live performance HD.
 
3.      L’amour C’est Pour Rien: Một bản nhạc Pháp quen thuộc mà chúng ta biết qua với cái tên Tình Cho Không Biếu Không đã làm điên đảo giới trẻ VN thập niên 1960. Đặc biệt bản nhạc này sẽ được một cặp vũ sư hàng siêu việt góp sức với vũ điệu Tango tuyệt vời làm sáng nét âm nhạc Latin.
 
4.      Armik – Tango Flamenco: Một bản nhạc hay nói chung là một điệu vũ Tango Flamenco không có lời ca mà hai vũ sư hạng gộc trình bày, nữ vũ sư với thân hình chắc nịt lắc lư uốn éo như ma trơi trong khi nam vũ sư khuôn mặt lạnh lùng hao hao giống nam tài tử Alan Delon chắc chắn khiến các cô gái sinh lòng quyến luyến. Vũ điệu này được dàn dựng theo kiểu ca nhạc Broadway New York, trong lúc hai vũ sư khiêu vũ thì chung quanh có những khán giả gồm Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng, Mỹ đỏ, Mỹ Phi, Mỹ Latin đứng lắc đầu tán thưởng. Quả thật xuất sắc vô cùng.
   Armik – Tango Flamenco
5.      Dancing in the Rain: Nói đến vũ điệu thì sẵn đây tôi phải giới thiệu đến sản phẩm địa phương ̣(local) ngay nơi chốn tôi đang cư ngụ bây giờ. Mời quí vị xem Vũ Khúc Trong Mưa tức Dancing In The Rain do một nhóm thanh thiếu niên da màu tại thành phố Oakland trình diễn. Điệu nhạc rất đơn giản, nhưng cái chánh là body language của họ theo hình thức Break Dance (điệu nhảy trên đường phố của thanh thiếu niên trong những lúc rỗi rảnh). Vũ điệu này đã được Wimp.com bình bầu là Vũ Điệu Trong Mưa hay nhất từ trước đến nay (Undoubtedly the best 'dancing in the rain' video ever: Turf Feinz). Mời quí vị theo dõi theo đường link dưới đây:
TURF FEINZ RIP RichD - Dancing in the Rain - Oakland Street.
6.      Exodus: piano trình tấu bởi Maksim Mrvica. Tôi phải mở một dấu ngoặc để nói thêm một chút về bản nhạc Exodus và người trình diễn Maksim Mrvica nầy. Bản nhạc Exodus là nhạc chủ đề trong phim Exodus, phỏng tác theo quyển tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Leon Uris nói về sự tranh đấu của các trẻ em Do Thải đòi quyền trở về vùng đất Hứa của họ (Irsael ngày nay). Phim này do Paul Newman thủ diễn vai chính, theo tôi thì bộ phim thuộc loại xoàng vì không nhấn mạnh được chủ đề của câu chuyện. Thế nhưng bản nhạc lại quá hay. Tôi đã nỗi da gà cả hai cánh tay khỉ nghe lần đầu vào những năm 70. Riêng người trình tấu Maksim Mrvica cũng phải nói là một con ngươi đặc biệt, loại nhạc mà anh trình tấu được người ta đặt tên là classical crossover music. Anh bắt đầu vỡ lòng học piano từ năm lên 9 tuổi. Trong thời gian anh học nhạc thì cuộc nội chiến ở xứ Bosnia bùng nổ. Giữa tiếng bom đạn réo rắc trên đầu, Maksim thản nhiên ngồi tập đàn dưới hầm trú ẩn. Có thể sự an nhiên xem thường nguy hiểm bom đạn này đã biến anh trở thành một tay cự phách trong làng trình tấu piano cũng nên. Bạn có thể đánh tên của anh vào google.com để tìm đọc thêm thành tích của pianist này.  Hiện nay Maksim là một tay trình tấu sáng giá nhất trong thế giới âm nhạc Âu Châu. Mời các bạn nghe đoản khúc Exodus này để xem tôi nói có đúng hay không?
Maksim Mrvica playing Exodus by Ernest Gold (HD)
7.      H Trng: với tiếng hát Khánh Ly. Hai bản nhạc Hạ Trắng, Diễm Xưa cùng lúc đoạt giải ca khúc xuất sắc tại hội chợ Osaka vào năm 1970. Xứ Phù Tang ngạc nhiên vì Việt Nam có những nhạc khúc nhẹ nhàng thích hợp với giới thưởng ngoạn Nhật Bản. Mãi cho đến ngày hôm nay tên tuổi Khánh Lý và Trịnh Công Sơn vẫn còn rất quen thuộc với một số người dân Nhật lớn tuổi. Tôi không cần phải nói nhiều về bản nhạc này, chỉ mời các bạn thưởng thức. Một điều đáng nói là nụ cười của Khánh Ly trông dịu dàng và đẹp vô cùng, còn tiếng saxophone của luật sư Trần Trừng Trị cũng đâu có thua gì danh thủ Tòng Sơn đâu. Nhạc như thế nầy bảo sao Văn Cao lần đầu tiên tiếp cận với nhạc Trịnh đã không ngẫn ngờ như mất hồn.  (trích từ website: http://www.trinh-cong-son.com/vcao.html và cũng sẵn đây mời quí vị nghe lời phê bình kiểu bồi bút của những tay viết từ báo Lao Động http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/but-ky-tap-van/ngo-thao-nho-ve-trinh-cong-son-van-cao.html)
Hạ Trắng (TCS) -- Khánh Ly
8.      A Love Before Time: hát bởi Coco Lee. Bản nhạc chủ đề của phim Croughing Tiger, Hidden Dragon (Ngoạ Hổ Tàng Long) đạo diễn bởi Ang Lee xứ Đài Loan đã đoạt nhiều giải thưởng Oscar năm 2001 kể cả bản nhạc chủ đề với tên tiếng anh là A Love Before Time. Đây là sự đánh dấu phim ảnh, âm nhạc Á Châu tấn công vào thị trường Âu Mỹ. Về điểm này thì VN ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa mới theo kịp các nước Á Châu khác.
A Love Before Time-Coco Lee-Oscar 2001.
9.      Diễm Xưa và Blue Light Yokohama: Năm 1988, lần đầu tiên sang xứ Nhật công tác, tôi cảm thấy lạ lùng là cứ sau buổi ăn tối, những người bạn Nhật trong hãng mà tôi làm việc chung nhất định nài nỉ lôi kéo tôi cùng đi với họ vào những bar rượu. Ở đó người ta ép tôi uống rượu, rồi lần lượt hết người này đến người nọ bỏ tiền vào một cái máy để lôi ra một đĩa nhạc to bằng đĩa 33 1/3 tour ngày xưa. Người ta bỏ đĩa nhạc đó vào một cái máy phát rồi chọn bản nhạc mà họ thích. Trên màn ảnh truyền hình sẽ hiện ra video clip của bản nhạc cộng thêm lời ca in sẵn. Người trình bày chỉ việc cầm microphone hát theo những dòng nhạc được highlight bên dưới. Tôi nhạc nhiên vì phương pháp nầy rõ ràng đã cách mạng triệt để là người nào cũng hát được mà không cần có ban nhạc đệm đàn. Chiếc máy này có cái tên là U sing alone, tiền thân của máy Karaoke sau này. Hết lược, họ bắt tôi phải hát cho họ nghe, tôi đâu biết hát tiếng Nhật nên đành phải đứng dậy hát đại bài Diễm Xưa không nhạc. Chỉ nghe được vài câu, người ta bảo tôi ngừng lại rồi họ lục trong thư mục nhạc cuối cùng mang ra được đĩa nhạc Diễm Xưa phiên bản tiếng Nhật cho tôi hát. Bản nhạc Diễm Xưa tiếng Nhật của Trịnh Công Sơn được nữ ca sĩ Nhật Bản - Yoshimi Tendo ca như thế này:
http://www.youtube.com/watch?v=79-N-J6ULOM Diễm Xưa- Yoshimi Tendo. Thế rồi những người bạn Nhật của tôi hát cho tôi nhiều nhạc khúc khác, nhưng tự nhiên bản nhạc Blue Light Yokohama lại khiến cho tôi thích nhất (cho đến bây giờ tôi vẫn còn hát được, nếu có dịp tôi sẽ hát cho bạn nghe). Hình như nét nhạc của người Nhật có vẽ sang trọng. Cũng đồng thời là một bản nhạc ca tụng cái đẹp của một thành phố quê hương tương tự như bản Saigon Đẹp Lắm Saigon Ơi nhưng bản nhạc Blue Light Yokoham và ca sĩ trình diễn của Nhật Bạn có một vẽ đài cát sang trọng (elegant) mà nhạc Việt Nam của chúng ta cần phải bổ sung nhiều mới theo kịp.  (Chú thích 1). Mời các bạn thưởng thức khúc hát Blue Light Yokohama, một favorite của PH đây mà.
 Blue Light Yokohama
10.  Casablanca:  tiếng hát của Bertie Higgins. Bertie Higgins là một nhạc sĩ đồng thời cũng là một ca sĩ. Tuy không nỗi tiếng đình đám như Michael Jackson hoặc Loenel Richie nhưng nói đến tên anh là giới nhạc ở Mỹ đều phải bái phục. Bản nhạc này (1982) không phải là nhạc chủ đề của bộ phim Casablance (1942) mà tác giả diễn tả chuyện của một cặp tình nhân nam nữ xảy ra sau khi đi xem bộ phim Casablanca. (I fell in love with you watching Casablanca. Back row of the drive in show in the flickering light. Popcorn and cokes beneath the stars became champagne and caviar. Making love on a long hot summers night) Wow, bạn thấy tình chưa. Bản nhạc này đã được các ca sĩ VN chuyển ngữ và hát song ngữ. Người đầu tiên thâu thanh vào đĩa là ca sĩ Ngọc Lan. Nhưng nếu bạn mang hai phiên bản Việt ngữ và Anh ngữ ra so sánh thì tôi đành phải nhắn nhủ với Ngọc Lan là đã "có cố gắng". Với giọng ca trầm hùng nhưng nức nở, hòa âm tuyệt vời từ ban nhạc của chính anh, Bertie Higgins đã mang bản nhạc nầy bay bổng ở khung trời của nhiều nước. Đứng trước những thiên tài này, chúng ta chỉ còn cách cúi đầu thán phục mà thôi.
Bertie Higgins - Casablanca (Lyrics).
 
Tới đây, đã hơn 10 ca khúc, nếu như bạn không bỏ một bản nào cả thì chắc chắn bạn đã tiêu tốn hơn một tiếng đồng hồ. Hy vọng sau 10 bản nhạc này, lòng của bạn sẽ được lẳng lặng thư giản và có được cảm giác hạnh phúc hơn. Tôi không bao giờ có tính ru ngủ người đối diện bằng bài viết cũng như bằng tiếng nhạc, nhưng nếu như bạn thích nghe thì tôi sẽ có những bài viết tương tự và tiếp tục gởi ra những video links trong những emails kỳ tới.
 
“Xin dùng để cảm tình con người bị giới hạn bởi ngoại vật mà hãy để âm nhạc làm phong phú đời sống tâm linh của chúng ta”.

Phạm Huê đây mà.

Chú Thích 1: Lạm bàn về hai chữ sang trọng trong âm nhạc. Một lần, tôi hỏi một người bạn là tay thợ đàn trong ban nhạc về sự nổi tiếng của ca sĩ Tuấn Ngọc. Tôi không thích làm cái giọng nhừa nhựa và nụ cười nửa miệng như cợt đùa, như khinh khỉnh của anh. Tay thợ đàn trong ban nhạc bảo với tôi là giọng hát của Tuấn Ngoc “sang”  hơn những ca sĩ khác. Tôi giựt mình vì tôi không biết được điều bạn mình vừa nói. Những lúc sau này, tôi chiêm nghiệm lại thì quả đúng như vậy, cái tính cách sang trọng tự dưng nó có, muốn học làm sang cũng không dễ đâu bạn ạ. Cho dù người ta có tiền, cho dù người ta lái Bimmer, Mercedes, cho dù họ có xách bóp LV, mặc đồ Versazi đi nữa, nhưng nếu như họ thiếu nét sang trọng thì những món trang sức chung quanh chỉ làm cho họ trong quê kệch hơn mà thôi.
Chú Thich 2:Xin bạn mạnh dạn phê bình bài viết của PH đây mà. Một bài viết dài như bài này đã tồn rất nhiều công sức. Tôi phải suy nghĩ để tìm đề tài, dàn dựng bố cục, viết nháp, sửa chữa, bỏ dấu, thực hiện những weblinks, check lại từng cái xem links còn hoạt động hay không. Những chuyện vụn vặt như vậy tôi tiêu tốn từ 20 đến 30 tiếng đồng hồ để chuẩn bị là chuyện đương nhiên. Người viết dĩ nhiên mong muốn bạn đọc đưa ý kiến phê bình. Khen hay chê không thành vấn đề, có điều phải phê phán từ sự chân thật trong trái tim. Đôi khi thảy ra một bài viết dài, mình lại không biết có người nào chịu khó đọc hay không? Do đó đôi khi tôi phải email riêng cho các girl fans của tôi viết bài cổ võ để tôi còn hồ hởi để viết tiếp. Người viết mong muốn các bạn phê bình thẳng thắn để cho website HH của chúng ta có được tiếng cười đùa sang sảng suốt ngày. Ở lứa tuổi Hoa Giáp chúng ta, cần nhất là chúng ta có được bạn bè, được cởi mở trò truyện, vui đùa, trao đổi những kiến thức để đầu óc chúng ta không chai cứng lại. Bạn hãy ghé vào những nhà dưỡng lão địa phương để xem những người già đang nằm dài trong đó, phải chăng họ đã thiếu phương tiện giao liên với những người chung quanh. Tôi rất sợ cảnh tượng đó, cho nên tôi đã tiếp tục viết không ngừng để giữ cho đầu óc được hoạt động hữu hiệu hơn. Còn bạn thì sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét