Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Hai trăm năm một kiếp cầu/ Viễn Phương chia sẻ

Lời dẫn:
Chiều chiều bến Phú Văn Lâu,
Ai ngồi?  Ai câu?  Ai sầu?  Ai thảm?
Ai thương?  Ai cảm?  Ai nhớ?  Ai mong?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông?
Đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!
Ca dao
Nếu cây cầu có hồn, cây cầu biết nói, thì chuyện kể của nó chắc là lắm lâm ly!
Chiếc cầu nầy lặng im, vô hồn như "đá" và "nước" trong bài Thăng Long Thành hoài cổ, Bà HuyệnTThanh Quan:
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cua mặt với tang thương.
Mời bạn vào xem lịc sử một kiếp cầu/ Cầu Đông Ba ở Huế
 
Hai trăm năm một kiếp cầu.
 
Cầu Đông Ba là một trong ba cây cầu bắc qua sông Đông Ba (còn gọi là sông Hộ Thành hay Hộ Thành Hà) ở phía đông kinh thành Phú Xuân (Thành Huế). Cầu được xây dựng đầu thế kỷ 19 cùng thời kỳ xây dựng kinh thành, dưới thời vua Gia Long. Cầu Đông Ba nằm gần cửa Đông Ba (tên chính thức là “Chính Đông Môn”) và được coi là cây cầu cổ nhất ở Huế, còn lưu những dấu ấn của thời gian và lịch sử.

Mai Anh (thực hiện) 
 
Cầu Đông Ba cũng gắn liền với những hình ảnh lam lũ, vất vả.
Tấm bia từ thời Thiệu Trị, đề ba chữ “Đông Gia Kiều”
ở đầu cầu phía đông, đường Bạch Đằng.
Cầu Đông Ba có tên nguyên thuỷ là cầu Đông Hoa, cùng hệ thống với một loạt tên địa danh ở phía đông kinh thành như pháo đài Đông Hoa, cửa Đông Hoa, phố Đông Hoa... dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng. Sang tới đầu thời vua Thiệu Trị, vì kiêng tên huý của bà Hồ Thị Hoa – vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị; nên vua Thiệu Trị cho đổi chữ “Hoa” thành “Gia” (“gia” nghĩa là tốt, đẹp). Tuy nhiên, người dân xứ Huế lại không gọi theo tên đặt của triều đình là “Đông Gia”, mà gọi thành “Đông Ba” (“ba” nghĩa là hoa, hoặc bông); và cái tên “Đông Ba” trở thành tên chính thức, quen thuộc cho đến ngày nay. 
 
Ở hai đầu cầu đều có lối đi bộ lên, xuống cầu.


Hai bên đường dẫn lên cầu ở phía đường Bạch Đằng có lối rẽ nhỏ, dẫn từ đường Bạch Đằng, hợp nhất với đường trên mặt cầu vào đường Nguyễn Chí Thanh. 
Cầu Đông Ba đầu tiên được xây dựng năm 1808 bằng gỗ lim dưới thời vua Gia Long, được thiết kế theo dạng cầu vồng để tăng độ tĩnh không cho thuyền qua phía dưới. Năm 1891, dưới thời vua Thành Thái, cầu Đông Ba được xây lại bằng thép; mặt cầu lát ván gỗ, có chiều dài 74m; và đây là cây cầu thép đầu tiên ở Huế, sớm hơn cả cầu Trường Tiền (1899). Cầu Đông Ba trải qua nhiều lần trùng tu, gần đây nhất là năm 1989, các mố cầu được thay thế với kết cấu bêtông cốt thép, nhưng hệ khung dàn thân cầu vẫn bằng thép như cũ.

Cầu Đông Ba (cầu đen) sẽ được tháo dỡ để xây dựng mới vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép với chiều dài toàn cầu 91 m rộng 10,5 m, gờ lan can mỗi bên rộng 0,25 m. Công trình dự kiến hoàn thành trong 3 năm. 

Phối cảnh cầu Đông Ba mới. Ảnh chụp panô dự án tại công truờng.

caudongba 06.jpg - 105.87 Kb
Công trường cầu Đông Ba, cuối tháng 6.2013,
nhìn từ trên đường dẫn lên cầu phía Bạch Đằng, chưa bị phá dỡ.
Những hình ảnh cuối cùng của cầu Đông Ba (cầu đen) trước khi bị gở bỏ (Huế ngày 05/04/2013)
Cầu Đông Ba (cầu đen)Cầu Đông Ba (cầu đen)Cầu Đông Ba (cầu đen)Cầu Đông Ba (cầu đen)Cầu Đông Ba (cầu đen)Cầu Đông Ba (cầu đen)Cầu Đông Ba (cầu đen)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét