Laptop “nguy hiểm” hơn máy để bàn
Kết quả đo kiểm thực tế cho thấy mức điện trường từ màn hình laptop cắm điện cao hơn nhiều lần so với máy tính để bàn.
Vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép
Ngày 13/8, phóng viên đã cùng ông Dương Minh Trí, Phòng Điện tử Ứng dụng, Viện Vật lý TPHCM tiến hành đo thực tế điện trường từ màn hình của 4 loại màn hình máy tính khác nhau bằng thiết bị đo điện trường. Cùng với đó, khoảng cách đo cũng được phân ra hai giới hạn là sát và cách xa màn hình 1/2m.
Trường hợp máy tính cố định loại cũ, tức màn hình ống phóng chùm điện tử (CRT), khi đưa thiết bị đo ở khoảng cách nửa mét so với màn hình, đồng hồ hiện điện trường khoảng 400 Vôn/mét (V/m). Khi đo sát màn hình điện trường từ máy phát ra từ 1.000 – 1.200 V/m.
Đo màn hình máy tính để bàn với màn hình LCD, hiệu ViewSonic. Ở khoảng cách máy đo so với màn hình 1/2m, điện trường khoảng 178V/m. Khi đưa máy đo sát màn hình, điện trường tăng lên 750V/m.
Tiến hành đo màn hình laptop LCD hiệu Sony đang cắm điện ở khoảng cách 1/2m, điện trường đo được 330 – 370V/m. Khi đo sát màn hình đã tăng lên từ 1.000 – 1.200V/m. Tương tự, đo điện trường máy laptop DELL, khi đo ở khoảng cách 1/2m, điện trường là 200V/m, còn sát màn hình điện trường lên tới 1.300 – 1.400V/m.
Đặc biệt, đối với laptop khi người sử dụng không cắm trực tiếp điện nguồn mà dùng điện gián tiếp qua pin sạc của máy thì sự chênh lệch điện trường phát ra rất nhiều. Đối với laptop DELL khi rút điện khỏi máy tính điện trường đo ở khoảng cách 1/2m chỉ còn 73V/m, còn đo sát màn hình đã giảm từ 1.300V/m xuống 300V/m. Riêng laptop Sony khi đo sát màn hình còn 280V/m thay vì hơn 1.000V/m khi đang kết nối trực tiếp nguồn điện lưới, nhưng khi đo xa màn hình 1/2m thì không thay đổi nhiều, 200V/m.
Theo ông Dương Minh Trí, mức điện trường cao nhất cho phép là 10V/m đến 25V/m. Như vậy, với điện trường đo được từ các trường hợp máy tính, laptop nêu trên đã vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn điện trường cho phép gấp nhiều lần, kể cả máy laptop chỉ dùng pin dự trữ.
Ngắt nguồn thiết bị điện tử khi không dùng
KS điện Nguyễn Văn Ngô, Công ty Cổ phần đầu tư Phú Lộc cho rằng, từ trước đến nay mọi người vẫn quan niệm rằng điện trường từ màn hình laptop không cao nên chưa đề cao “cảnh giác” khi sử dụng. Nhiều người ngồi gần sát máy, đặt máy trên người, đặt máy vẫn hoạt động cạnh giường ngủ, tháo pin và cắm điện liên tục vì sợ chai pin… Chính điều này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ mà không ai biết. Điểm đáng nói, sự ảnh hưởng này không trực tiếp bộc lộ mà nó ngấm ngầm trong thời gian dài với nhiều bệnh khác nhau.
Các chuyên gia khuyên, khi dùng máy tính cố gắng giữ khoảng cách với màn hình, bàn phím… Hạn chế thời gian sử dụng máy tính càng cao càng tốt. Những người phải làm việc thường xuyên bên máy tính không nên ngồi quá 2 tiếng/lần. Đối với người dùng máy tính xách tay, thay vì cắm điện nên sạc no pin để sử dụng. Ngoài ra, người dùng cũng nên sử dụng chuột dây và bàn phím bên ngoài để hạn chế sự tiếp xúc với máy.
Đối với trường hợp làm việc trong phòng nhiều máy tính cần bố trí chỗ ngồi cách xa phía sau máy tính của người khác ít nhất 1m, bất kể có bức tường, tủ gỗ… che chắn hay không. Bởi điện trường có cả ở mặt sau các thiết bị điện và đi xuyên qua tường, gỗ. Đối với đàn ông, tuyệt đối không đặt máy tính xách tay lên người để làm việc, đặc biệt là trên bụng, trên đùi vì có nguy cơ ảnh hưởng đến “con giống”. Không để máy tính chưa tắt hoặc tắt nhưng vẫn cắm bên cạnh người khi ngủ.
“Cách đơn giản nhất để hạn chế điện trường ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ con người là ngắt nguồn tất cả các thiết bị điện tử trong nhà nếu không sử dụng”, ông Dương Minh Trí khuyến cáo.
(BKT)
Vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép
Ngày 13/8, phóng viên đã cùng ông Dương Minh Trí, Phòng Điện tử Ứng dụng, Viện Vật lý TPHCM tiến hành đo thực tế điện trường từ màn hình của 4 loại màn hình máy tính khác nhau bằng thiết bị đo điện trường. Cùng với đó, khoảng cách đo cũng được phân ra hai giới hạn là sát và cách xa màn hình 1/2m.
Trường hợp máy tính cố định loại cũ, tức màn hình ống phóng chùm điện tử (CRT), khi đưa thiết bị đo ở khoảng cách nửa mét so với màn hình, đồng hồ hiện điện trường khoảng 400 Vôn/mét (V/m). Khi đo sát màn hình điện trường từ máy phát ra từ 1.000 – 1.200 V/m.
Đo màn hình máy tính để bàn với màn hình LCD, hiệu ViewSonic. Ở khoảng cách máy đo so với màn hình 1/2m, điện trường khoảng 178V/m. Khi đưa máy đo sát màn hình, điện trường tăng lên 750V/m.
Tiến hành đo màn hình laptop LCD hiệu Sony đang cắm điện ở khoảng cách 1/2m, điện trường đo được 330 – 370V/m. Khi đo sát màn hình đã tăng lên từ 1.000 – 1.200V/m. Tương tự, đo điện trường máy laptop DELL, khi đo ở khoảng cách 1/2m, điện trường là 200V/m, còn sát màn hình điện trường lên tới 1.300 – 1.400V/m.
Đặc biệt, đối với laptop khi người sử dụng không cắm trực tiếp điện nguồn mà dùng điện gián tiếp qua pin sạc của máy thì sự chênh lệch điện trường phát ra rất nhiều. Đối với laptop DELL khi rút điện khỏi máy tính điện trường đo ở khoảng cách 1/2m chỉ còn 73V/m, còn đo sát màn hình đã giảm từ 1.300V/m xuống 300V/m. Riêng laptop Sony khi đo sát màn hình còn 280V/m thay vì hơn 1.000V/m khi đang kết nối trực tiếp nguồn điện lưới, nhưng khi đo xa màn hình 1/2m thì không thay đổi nhiều, 200V/m.
Theo ông Dương Minh Trí, mức điện trường cao nhất cho phép là 10V/m đến 25V/m. Như vậy, với điện trường đo được từ các trường hợp máy tính, laptop nêu trên đã vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn điện trường cho phép gấp nhiều lần, kể cả máy laptop chỉ dùng pin dự trữ.
Ngắt nguồn thiết bị điện tử khi không dùng
KS điện Nguyễn Văn Ngô, Công ty Cổ phần đầu tư Phú Lộc cho rằng, từ trước đến nay mọi người vẫn quan niệm rằng điện trường từ màn hình laptop không cao nên chưa đề cao “cảnh giác” khi sử dụng. Nhiều người ngồi gần sát máy, đặt máy trên người, đặt máy vẫn hoạt động cạnh giường ngủ, tháo pin và cắm điện liên tục vì sợ chai pin… Chính điều này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ mà không ai biết. Điểm đáng nói, sự ảnh hưởng này không trực tiếp bộc lộ mà nó ngấm ngầm trong thời gian dài với nhiều bệnh khác nhau.
Các chuyên gia khuyên, khi dùng máy tính cố gắng giữ khoảng cách với màn hình, bàn phím… Hạn chế thời gian sử dụng máy tính càng cao càng tốt. Những người phải làm việc thường xuyên bên máy tính không nên ngồi quá 2 tiếng/lần. Đối với người dùng máy tính xách tay, thay vì cắm điện nên sạc no pin để sử dụng. Ngoài ra, người dùng cũng nên sử dụng chuột dây và bàn phím bên ngoài để hạn chế sự tiếp xúc với máy.
Đối với trường hợp làm việc trong phòng nhiều máy tính cần bố trí chỗ ngồi cách xa phía sau máy tính của người khác ít nhất 1m, bất kể có bức tường, tủ gỗ… che chắn hay không. Bởi điện trường có cả ở mặt sau các thiết bị điện và đi xuyên qua tường, gỗ. Đối với đàn ông, tuyệt đối không đặt máy tính xách tay lên người để làm việc, đặc biệt là trên bụng, trên đùi vì có nguy cơ ảnh hưởng đến “con giống”. Không để máy tính chưa tắt hoặc tắt nhưng vẫn cắm bên cạnh người khi ngủ.
“Cách đơn giản nhất để hạn chế điện trường ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ con người là ngắt nguồn tất cả các thiết bị điện tử trong nhà nếu không sử dụng”, ông Dương Minh Trí khuyến cáo.
(BKT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét