Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Đuổi bắt mây/ Thơ Hải Vân/ Trích tp Còn vương tơ lòng của Ngân Triều/ Nguyễn Nam chia sẻ

Đuổi bắt mây
Thơ Hải Vân
                                    

Anh mặc em sầu, đuổi bắt mây,
Mây của em cũng xa tầm tay.
Mây trôi xa tít chân trời ấy,
Héo hắt em nhìn mây trắng bay
*.
Lỡ đuổi theo sau một bóng mờ,
Tình lỡ trao thầm một bến mơ
Lỡ buộc dây tơ,tơ lỡ đứt
Lỡ mang sầu nhớ kết thành thơ.
*
Thơ em chất chứa niềm u uẩn,
Kỷ niệm ngày nao vẫn đậm đà.
Dù biết mình mơ, tìm ảnh ảo,
Vẫn dõi mây trời bao thiết tha!
*
Anh say sông núi, khung trời mộng
Em ở nơi này mỏi mắt trông,
Chắt chiu góp nhặt từng kỷ niệm,
Gom lại cho đầy một ước mong.
*
Mong ngày trời đẹp mây về núi
Để thấu chân tình em trót trao
Dù muộn nhưng lòng em rộn rã
Thơ nhạc đang trầm bỗng vút cao.

Hải Vân



Lời bình Ngân Triều

Nhân có một bạn thân hỏi tôi "Vì sao ta ăn Tết mùng năm tháng năm?"
Tôi cũng không rành mấy, chỉ biết đó là Tết nửa năm của Trung Quốc.  Thấy có ý nghĩa, ông cha chúng ta ăn theo... thành truyền thống ,
Tháng giêng ăn tết ở nhà/ Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè/ Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn Tết Đoan Ngọ  trở về tháng năm/ Tháng sáu buôn nhãn bán trăm"Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân/ Tháng tám chơi đèn kéo quân/ Trở về tháng chín chung chân buôn hồng/ Tháng mười gặt hái đã xong/ Tháng một tháng chạp nên công hoàn toàn"(Ca dao)//
Tết Đoan Ngọ tức là ăn Tết mùng năm tháng năm/
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương/ Tích cũ Khuất Nguyên, trung thần nước Sở, hết sức can vua Sở sang Tần (Vua không nghe-cứ sang Tần để rồi bị sát hại).  Ông đầy bi phẫn, làm sách Ly Tao,  xong, trầm mình ờ sông Mịch La/ Người đời sau cảm phục... cứ  đến ngày ấy  (mùng 5/5), tổ chức lễ hội đua thuyền (ý nghĩa vớt thây trung thần - lại làm bánh có hình 3 góc (như bánh ú Việt Nam) thả xuống dòng sông (để bánh không trôi đi nơi khác//
Chuyện khác thời Đông Châu Liệt quốc, có một trung thần tên Giới Tử Thôi (GTT) theo phò vua Tấn Văn Công đang bị gian thần soán ngôi.  Trên đường mưu cầu phục quốc, sống lưu vong vô cùng khổ sở.  Một hôm sắp sửa chết đói, vua được Giới Tử Thôi dâng cho một miếng thịt nướng ăn đỡ lòng.  (Nói là mới săn được... sau đó vua mới biết là thịt của Giới Tử Thôi... Vô cùng cảm kích lòng trung,  hẹn khi phục quốc xong, vua sẽ phong hầu.   Nào ngờ khi đã lấy lại giang sơn, vua quên khuấy đi mất...  Vài năm sau mới nhớ ra...  Vô cùng ân hận, vua liền ngự giá đến mởi GTT về cung...  Nghe tin vua đến, GTT cõng Mẹ trốn vào rừng sâu... Biết GTT là người chí hiếu, Vua cho đốt rừng,  những mong GTT chạy ra... nhưng GTT quyết lòng không ra, thà với Mẹ cùng chết, không thà an vui phú quí với một ông vua "cộng khổ bất đồng cam”, bội bạc.
Quá thương tâm, vua ra chiếu chỉ làm quốc táng, quốc tang, phong hầu và truyền cho nhân dân làm giỗ nhớ ơn cho Giới Tử Thôi.  Đó cũng là ngày mùng năm tháng năm âm lịch.  Trong ngày nầy, bếp núc bị cấm lửa ( vì vua không muốn gợi lại chuyện thương tâm của một trung thần bị chết thiêu trong lửa).Do đó, dân chúng chỉ được ăn những thức ăn nguội lạnh đã nấu xong từ ngày hôm trước.(Còn gọi là Tiết Hàn thực= Tiết phải ăn nguội lạnh). 
Ở nước ta, ngày mùng 5/5 là Tết Đoan Ngọ, có từ thời Tiền Lê (Lê Hoàn), phát huy rực rỡ vào thời Tây Sơn, với nhiều cuộc hội thi hào hứng…còn là ngày đoàn tựu gia tộc xa gần, nhất là những người ly hương, người sinh sống xa nơi chôn nhao cắt rốn, làng quê.  Trong ngày đó, phải có bánh ú lá tre, phải có món"cơm rượu " (Miền Bắc gọi là rượu nếp).  Ngành Đông y cổ truyền gọi là ngày "diệt sâu bọ-côn trùng"  đồng thời phơi thật khô các loại dược thảo (vì ngày đó là ngày khí dương thịnh nhất).  Trong dân gian còn có tục băm vỏ những cây ăn quả chưa ra trái.  Hoặc tay cầm cục muối hột, đưa lên mắt ngó thật nhanh vào mặt trời ba lần vào giờ Ngọ, miệng hô “muối mắt” để  ngừa bệnh nhặm mắt suốt năm ( ? )
*Và chúng tôi được đọc "Đuổi bắt mây" (Hải Vân) trong một khung cảnh mạn đàm như thế...

Anh mặc em sầu, đuổi bắt mây,
Mây của em cũng xa tầm tay.
Mây trôi xa tít chân trời ấy,
Héo hắt em nhìn mây trắng bay
.*Anh đuổi bắt mây... mặc cho em sầu héo!   Mây của anh cũng như anh là mây của em, đều không có cơ sở hiện thực bền lâu và gần gũi đời thường... đều cao ngất và xa vời... xa tít chân trời... làm sao bắt được. .. chỉ có nỗi buồn héo hắt,ngậm ngùi trong lòng qua một ánh mắt                                                                                                                                                                       (luyến tiếc ?!), lỡ làng.  Mây trắng  bay còn có thêm một ngữ nghĩa nữa là nhớ nhà.  Điển tích Địch Nhân Kiệt đời Tống... bận việc quan liên miên, nhiều năm không  thể trở về cố hương.  Một hôm, đang đi trên núi Thái Hàng, dừng chân giây phút,  nói với thuộc hạ:  "Dưới đám mây trắng xa xa kia là nhà của Cha Mẹ ta", rồi khôn cầm giọt ngọc!  Sau nầy, mây trắng hay hượng quan (làng và cổng làng)... được đặc tả cho nỗi niềm nhớ nhà, nhớ quê hương da diết khôn nguôi:
Bốn phương mây trắng một màu/ Trông vời cố quốc biết đâu là nhà/ (Kiều câu 1787 – 1788).
 Hoặc là :
 Nhật mộ hương quan hà xứ thị? 
Yên ba giang thượng sử nhân sầu. 
Hoàng Hạc Lâu /Thôi Hiệu  [ ? – 754] 

日  募  鄉  關 何  處  是  ?
 烟  波  江 上  使  人  愁
(崔 顥   [ ? 754]/ 黄  鶴  樓)       

Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai! 
(Tản Đà dịch)

 Trong ẩn dụ đặc biệt, bóng bẩy và ví ngầm, mây là yếu tố di động,thường  thì ám chỉ "nam giới” – nhưng ở bài thơ nầy, tùy văn cảnh, tác giả còn ám chỉ “ nữ giới “ nữa. 
Điều đó, có thể thường thấy những trớ trêu trong tình yêu đôi lứa.  Anh là đối tượng của em, nhưng anh không đáp lại em mà anh cứ theo đuổi một đối tượng khác... và đối tượng nầy không ứng đáp tình anh đã đành, lại nhắm vào một đối tượng khác nữa.  Đuổi bắt nhau một cách vô vọng và hoài công...
Ba hướng rượt đuổi cùng chiều... sẽ khó lòng... gặp nhau...
Lỡ đuổi theo sau một bóng mờ,
Tình lỡ trao thầm một bến mơ.
Lỡ buộc dây tơ,tơ lỡ đứt
Lỡ mang sầu nhớ kết thành thơ.

*Bốn câu thơ với 5 từ lỡ.  "Lỡ" là điều không hay với mình, do không thấu đáo, sơ suất ,khiến phải lấy làm tiếc, làm cho lòng băn khoăn, day dứt và tự trách mình trót đã để xảy ra.
Đó là đã theo sau một bóng mờ (tối tăm, khôngthấy đường đi).  Đã trao tình cho một bến mơ ( chỉ là mộng ảo, không có thực).   Đã kết bằng dây tơ (tơ hồng?! = duyên phận)... mong manh quá, dây tơ đó...  dễ đứt và đã đứt mất rồi!   (tình tan vỡ...không thành ).
Do đó, để bây giờ chỉ còn lại trong tâm hồn, cả một thành sầu nhớ... kết bằng những tiếng nói tâm tình, những tiếng lòng nức nở... kết thành thơ.
(phải chăng  vì những lẽ đó, tác giả mới đắm chìm trong cái nghiệp văn chương ?)

May troi xa tit chan troi ay/ Heo hat em nhin may trang bay.

Thơ em chất chứa niềm u uẩn,
Kỷ niệm ngày nao vẫn đậm đà.
Dù biết mình mơ, tìm ảnh ảo,
Vẫn dõi mây trời bao thiết tha!

*Người có tâm sự não lòng thì cảnh buồn và tiếng thơ chất chứa niềm u uẩn... là điều đương nhiên.  Nhớ về những kỷ niệm xưa, sao vẫn thấy lòng nồng ấm!  Biết tình yêu ấy là ảo mộng nhưng... không hiểu sao, em vẫn hằng quan tâm đến anh…(mây trời) một cách sâu đậm, khôn nguôi (thiết tha) ,đồng điệu với: "Vẫn để hồn theo người lận đận/ Vẫn hằng trông đếm bước anh đi"(Thế Lữ).  Tứ thơ bình dị nhưng súc tích, dạt dào,  những âm điệu uyển chuyển, chọn lọc, tinh tế, (chất chứa, u uẩn, đậm đà, thiết tha).

Anh say sông núi, khung trời mộng
Em ở nơi này mỏi mắt trông,
Chắt chiu góp nhặt từng kỷ niệm,
Gom lại cho đầy một ước mong.

*Anh say sông núi, khung trời mộng / một cách diễn đạt gợi cảm về hình ảnh của người đi chinh chiến rất trữ tình.  Cũng như "chắt chiu" là trân trọng, yêu quý, nâng niu từng kỷ niệm rồi "gom lại cho đầy một ước mong" là một cách nói rất đặc biệt, tổng hợp, hình tượng hóa thi vị.  Thêm nữa, căn cứ số lượng câu thơ, ở đoạn nầy có một câu (Nói về anh), ba câu nói về em, có thể hiểu, người con gái như đã trải lòng mình với chàng... như người chinh phụ ngày xưa: "(Mở khăn lệ chàng trông từng tấm/ Đọc thơ sầu càng thấm từng câu/ Câu vui đổi với câu sầu/ Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời. / (CPNK-câu 401-404)

*Mong ngày trời đẹp mây về núi
Để thấu chân tình em trót trao
Dù muộn nhưng lòng em rộn rã
Thơ nhạc đang trầm bỗng vút cao.

Tuy vậy, tấm lòng người con gái luôn rộng mở, bao dung.  Mong chờ trong hy vọng về một ngày anh quay trở lại, một ngày trở về... với em, (mây về núi) để niềm vui như một giai điệu âm nhạc, chợt cao cung lên, tưng bừng rộn rã...cao ngất, trào dâng...(vút cao)
Bài thơ có kết cấu bằng lời lẽ tự nhiên, bóng bẩy, hàm súc, nhịp nhàng, gợi tả... như "gom lại", như tỏ lòng mình , một tâm hồn đa sầu, đa cảm của người con gái phúc hậu; có lúc thì nhẹ nhàng trách móc, ân hận, lỡ làng… có khi thì u buồn, phiền não, mòn mỏi đợi chờ, ao ước một ngày về... dù có thể là muộn màng...để bừng sáng, cất cao một niềm vui...vô biên... trong sum họp. 
*Nếu như tiêu đề "Đuổi bắt mây"... là một giai điệu về một tâm tình “đã yêu mà không được đáp ứng”, là một bi khúc tuyệt vọng , một tiếng lòng lắng đọng... về tình yêu đôi lứa, trắc trở, bi thương... thì bàng bạc trong  ý thơ của Chị Hải Vân... vẫn còn có những vấn vương, lưu luyến (không thể nào  dứt được), vẫn lấp lánh những hy vọng của một tấm lòng  bao dung, đôn hậu của người trong cuộc... về niềm vui tưng bừng,  rộn rã nhưng mong manh của giây phút tương phùng:

“ Non cao đã biết hay chưa?
 Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”
Tản Đà. 

Tâm tình đó, cứ vương vấn... phảng phất…  triền miên...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét