Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Lịch sử hình thành đất Sài Gòn/ Xuân Lộc chia sẻ

Lịch sử hình thành đất Sài Gòn


VÙNG SÀI GÒN THỜI HOANG SƠ
Các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước từ trước và sau năm 1975, đã phát hiện được trên Đất Sài Gòn - Gia Định nằm trên vùng chuyển tiếp giữa hai vùng địa chất, hai khu vực địa hình - địa mạo khác nhau. Nơi đây trong lịch sử đầu Công nguyên cho đến trước thế kỷ XVI là vùng tiếp giáp giữa nhiều quốc gia cổ, nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư, nơi chứa đựng nhiều ảnh hưởng của nhiều nền văn minh cổ ở khu vực Nam Đông Dương và Nam Á. Những cuộc tranh chấp, đặc biệt là từ thế kỷ XIII - XVII, đã biến vùng đất Sài Gòn - Gia Định, cho tới trước khi những cư dân Việt hiện diện, vẫn là miền đất hoang vu, vô chủ, là địa bàn sinh tụ lẻ tẻ của một vài nhóm cư dân cổ...
 Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, vùng đất Sài Gòn và đồng bằng Nam Bộ được hình thành cách đây khoảng 6.000 năm, vào cuối thời kỳ Holoxen. Vào thời kỳ này, một đợt biển thoái cuối cùng đã làm xuất lộ miền đồng bằng Nam Bộ và phù sa sông Tiền, sông Hậu đã phủ lên mặt đất một lớp màu mỡ. Về cảnh quan địa mạo, Sài Gòn vốn nằm trên lằn ranh tiếp giáp của hai vùng phù sa cổ, nay tương thích với hai vùng Đông Nam Bộ và miền Tây tức đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, phía Bắc của thành phố là những dãy gò đồi thấp kéo dài từ phía chân cao nguyên Nam Trường Sơn, còn phía Đông, Nam thành phố là vùng đồng bằng thấp mà công cuộc bồi đắp còn dở dang.
Các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước từ trước và sau năm 1975 đã phát hiện được trên địa phận Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số khu vực phụ cận nhiều di tích khảo cổ học. Qua đó, cho thấy sự xuất hiện của con người trên vùng đất Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh khá sớm. Ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho đến thời kỳ kim khí. Những người cổ từng sinh sống trên miền đất Sài Gòn từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Họ không chỉ sinh sống trên miền đất cao phía Bắc - Tây Bắc, mà đã bước đầu chinh phục miền đất trũng phíaNam và Đông Nam. Một số phát hiện khảo cổ học cho thấy sự tồn tại của văn hóa Sa Huỳnh với những nét riêng trên đất Sài Gòn. Đó là thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn minh thời đại kim khí ở phía Nam. Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, là một khu vực dày đặc những di chỉ tiền sử hết sức phong phú trải dài trong khoảng 3.000 năm trước văn hóa Óc Eo.
 Từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ VII, là thời kỳ của văn hóa Óc Eo. Đây cũng là thời kỳ tồn tại của nhiều tiểu quốc ở miền Nam Đông Dương. Sài Gòn vào thời kỳ này là miền đất có quan hệ với nhiều tiểu quốc đó.

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX, sự tan rã của vương quốc Phù Nam đã có tác động và ảnh hưởng ít nhiều đến khu vực Nam Bộ.
 Đầu thế kỷ IX, Thủy và Lục Chân Lạp thống nhất mở đầu cho thời đại Angkor. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ IX đến XI, đất Sài Gòn Gia Định, hầu như đứng ngoài những ảnh hưởng của văn hóa Angkor.
 Từ thế kỷ XII trở đi sự tranh chấp và chiến tranh giữa các vương quốc cổ có xu hướng bành trướng, nhất là giữa Champa với Chân Lạp, giữa Champa với Đại Việt, cũng như sự mở rộng của vương quốc Xiêm La. Vùng đất Gia Định, Sài Gòn lại nằm trên lằn ranh của các cuộc tranh chấp đó. Sự tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ cho đến thế kỷ XVI khi các chúa Nguyễn tìm cách gây ảnh hưởng của mình với quốc vương Chân Lạp và nhắm đến những mục đích lâu dài về sau này.
 Cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến, của các vương quốc cổ, đã xáo trộn các cộng đồng cư dân, dồn họ lùi sâu vào các rừng rậm nhiệt đới ở Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên. Không ít địa bàn cư trú của họ trên vùng đất Sài Gòn - Gia Định và Đông Nam Bộ trở nên hoang hóa, vô chủ. "Như vậy từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII, vùng đất giữa lưu vực sông Tiền hình như đang ở trong cơ cấu cư dân. Những nhóm người thưa thớt chỉ còn quần tụ ở một số thị trấn cổ ở Vũng Tàu - Bà Rịa, Prei Nokor..." 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc Cảnh) vào Nam kinh lý và lập phủ Gia Định. Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập đấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê Nam bên Xiêm rồi.
  Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thủ công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.
 Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệp và thương nghiệp sầm uất.
 Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang (fille batarde) của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi 1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chưa không phải sứ giả mới đới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.
 Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, NamVang) hồi 1665 đã thấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...
 Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh bạch như: A = Thành phố, B = cung điện, C = bến cảng, D = xưởng thủy hải quân, E = xưởng thủy ghe thuyền, F = phố thị, G = chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưa có phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên tới kinh tô Xiêm.
 Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.
 Sử ta còn ghi rõ: năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm người Hoa" muốn "phục minh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tới mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài Đức đã chép: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho cư dân bản địa ở, nối đời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến luôn luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên khai lhẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.
 Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh lý" miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay. Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long, Tân Bình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước, nhà nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách thật êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.

NHỮNG BIẾN CỐ LỊCH SỬ Ở SÀI GÒN 
TỪ NĂM 1623 ĐẾN NĂM 1698
75 năm giữa 1623 và 1698 có thể được xem như là giai đoạn hình thành đầu tiên của Sài Gòn. Trong khoảng thời gian khá dài này, hàng trăm hàng ngàn gia đình Việt Nam từ Trung (Đàng Trong), từ Bắc (Đàng Ngoài) tự động rủ nhau vào khai hoang lập ấp ở đồng bằng Đồng Nai và đồng bằng Cửu Long. Sài Gòn là nơi đã có nông nghiệp, lại có thương nghiệp, thủ công nghiệp làm cho đồn thu thuế thương chánh mỗi lúc thêm thịnh vượng. Việc làm ăn một cách hòa bình đó bị cắt đoạn mấy lần.
 Năm 1658 (tức 35 năm sau khi lập đồn thu thuế) xảy ra vụ mà sử Việt Nam gọi là sự kiện Mô Xoài (Bà Rịa), vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân "phạm biên cảnh", chúa Nguyễn phái quân đến đánh lui.
 Năm 1674 (tức là 51 năm sau khi lập đồn thu thuế và 16 năm sau sự kiện Mô Xoài) xảy ra một biến cố chính trị và quân sự quan trọng: Vua Chân Lạp là Nặc ông Nộn bị người hoàng tộc nổi lên đánh đuổi. Ông Nộn sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đem quân vào giúp Ông Nộn trở lại ngôi vua, không phải làm chánh vương ở Oudong mà làm phó vương ở Sài Gòn. Ông Nộn lập dinh cơ có lẽ ở vùng đất cao ráo từ đồi sau này gọi là đồi Cây Mai đến vùng Phú Thọ hiện giờ. Ông Nộn 15 năm ở Sài Gòn cũng hoạt động quân sự nhiều cuộc đối đầu với vua Chân Lạp mà không thành.
 Năm 1679 (tức 56 năm sau khi lập đồn thu thuế và 5 năm sau khi Ông Nộn đóng ở Sài Gòn). Đồn dinh Tân Mỹ không phải là một cái đồn có nhiệm vụ kinh tế, mà mang tính chất quân sự, chính trị, cai quản; có giám quân, cai bộ và ký lục với dinh thự của bộ sậu ấy, có trại lính để sai phái và để bảo vệ phó vương Chân Lạp, bảo vệ việt kiều. Đồn dinh cũng có nhiệm vụ lập làng chia xóm, tổ chức phố chợ. Thực tế đó là một chánh quyền bán chánh thức của chúa Nguyễn
 Chính là vào cuối năm này (1679) chúa Nguyễn cho phép các đoàn người Minh của Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa và của Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho-là những đất chúa Nguyễn thực tế xem như là do mình quản trị, cũng là những vùng đã có lưu dân Việt Nam khai hoang lập ấp từ đầu thế kỷ 17.
 Hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng phục nhà Thanh, kéo hai đạo quân và gia quyến, thân thuộc xuống phía nam, xin chúa Nguyễn đùm bọc; chúa Nguyễn cho đoàn Trần Thượng Xuyên vào vùng Biên Hòa, cho đoàn Dương Ngạn Địch vào Mỹ. Cả hai đoàn, mỗi đoàn nhiều ngàn người, họ lập phố xá buôn bán, cũng có phần làm nghề nông nhưng ít hơn nghề thương. Nông Nại đại phố (ở Biên Hòa) sớm trở thành một trung tâm thương mãi có nhiều tàu ngoại quốc tới lui. Vùng "Nông Nại đại phố" này cũng đã sẵn có người Việt Nam ở làm ăn khá đông, việc thương mãi của Nông Nại đại phố một phần lớn dựa vào nghề nông của người Việt và đồng bào bản địa. Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài Gòn hút vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hơn. ý kiến nói rằng ở miền Nam, ở vùng Sài Gòn, người Minh có công khai hoang trước rồi người Việt mới tới sau lập phủ huyện, là một ý kiến hoàn toàn sai. Người Việt đã tới đây khai hoang lập ấp 7, 8 mươi năm trước rồi, sau người Minh mới đến. Tuy vậy vai trò kinh tế của người Minh ta không xem nhẹ, càng không phủ nhận. Người Minh mau chóng Việt hóa.
 Năm 1688, phó tướng của Dương Ngạn Địch là Hoàng Tấn làm phản, giết Dương Ngạn Địch, và mưu đồ bá chiếm, cát cứ. Chúa Nguyễn phái Mai Vạn Long đem uân vào diệt Hoàng Tấn, rồi Mai Vạn Long cùng Trần Thượng Xuyên đánh lên kinh đô Chân Lạp. Nặc Ông Nộn có mặt trong cuộc hành quân đó. Mai Vạn Long và Trần Thượng Xuyên đưa vua Chân Lạp Nặc Ông Thu về Sài Gòn thương thuyết với chúa Nguyễn. Nặc Ông Thu trở lại kinh thành Oudong làm vua Chân Lạp và đồng ý hợp sức với chúa Nguyễn chống Xiêm. Xiêm bị chận đứng lại.
 Năm 1697, con của Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm từ Sài Gòn về Oudong được Nặc Ông Thu gả con gái để sau này Yêm nối ngôi Thu làm vua Chân Lạp. Từ nay ở Sài Gòn không còn có phó vương
 Năm 1698 (tức 19 năm sau khi lập Đồn dinh, 75 năm sau khi lập đồn thu thuế thương chánh) chúa Nguyễn sai thống suất Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh) vào Nam kinh lược, chánh thức hóa một tình hình thực tế.
 Khi ấy trong vùng Sài Gòn có độ 20 ngàn dân Việt, có lẽ bằng 1 phần 3 dân Việt ở toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai. Một lũy đất được Nguyễn Hữu Kính xây dựng từ phía dưới rạch Thị Nghè lên Chí Hòa vào gần đến Rạch Cát, bảo vệ phía tây bắc và tây nam Sài Gòn, còn phía đông bắc và đông nam thì Sài Gòn đã được bảo vệ bởi rạch Thị Nghè, sông Tân Bình, sông Sài Gòn.
 Từ đây, nói “xứ Sài Gòn" là nói đến địa vực ở giữa cái lũy đất dài gần 8-9 ngàn thước đó và các con sông vừa kể.


Một Tư Liệu Khác : Lịch sử Sài Gòn thế kỷ 18


Năm 1705, vua Chân Lạp Nặc Ông Thâm liên minh với quân Xiêm để triệt hạ thế lực tranh chấp Nặc Ông Yêm. Nặc Ông Yêm phải chạy qua Gia Định cầu viện. Chúa Nguyễn cử Nguyễn Cửu Vân đem quân đánh tan quân Xiêm, đưa Nặc Ông Yêm về thành La Bích rồi rút quân về.
Năm 1714, Nặc Ông Thâm đem quân từ Xiêm về đánh lấy thành La Bích. Nặc Ông Yêm lại cho người sang Gia Định cầu viện. Đô đốc Phiên Trấn (Gia Định) Trần Thượng Xuyên phát quân sang đánh, Nặc Ông Thâm bỏ thành chạy sang Xiêm.
Năm 1729 đất Gia Định bị đe dọa trước sự động binh của Chân Lạp, chúa Nguyễn cho đặt sở Điều khiển để lo việc quân sự trong vùng.
Năm 1743 xảy ra cuộc tranh chấp ở triều đình Chân Lạp, giữa Nặc Nộn, Nặc Hiên và Nặc Nguyên. Nguyễn Hữu Doãn được cử đem quân từ Gia Định (thuộc sở Điều khiển) lập lại trật tự trong vùng.
Nhân việc Nặc Nguyên khi làm vua Chân Lạp đã áp dụng chính sách đàn áp nhóm người thiểu số Chiêm Thành (Côn Man) sinh sống trong vùng và có ý định liên minh với chúa Trịnh ở phía Bắc để chống lại chúa Nguyễn. Năm 1753, Nguyễn Cư Trinh được cử làm Kinh lược sứ Chân Lạp, đem quân từ 5 dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ) về đồn trú ở Bến Nghé; lập doanh trại gọi là Đồn Dinh, huấn luyện quân ngũ, trù tính lương thực và kế hoạch điều binh. Cuộc hành quân kéo dài đến 1755, giải phóng được nhóm Chiêm Thành thiểu số, lập lại an ninh ở toàn vùng Gia Định.
Năm 1772, nhân việc Trịnh Quốc Anh, một người Hoa cơ hội chủ nghĩa xưng vương ở Xiêm La đem quân đánh vào Hà Tiên, Rạch Giá (1771), Nguyễn Cửu Đàm được cử đem quân đi đánh dẹp. Lực lượng chúa Nguyễn vào thời kỳ này đã chiếm được ưu thế chính trị và quân sự trên toàn vùng Nam Bộ. Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ năm 1771 đã nhanh chóng chiếm được thế chủ động ở Đàng Trong.
Năm 1775, dưới áp lực của quân chúa Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Thuần (1767-1777) phải rời Phú Xuân trốn vào Gia Định.
Sau khi điều đình với quân Trịnh để tạm yên mặt Bắc, quân Tây Sơn bắt đầu mở những cuộc tấn công đánh vào lực lượng của chúa Nguyễn ở phía Nam.
Từ năm 1776 đến 1783, quân Tây Sơn năm lần tiến vào Gia Định. Cả 5 lần, quân Nguyễn đều bị đánh bật ra khỏi đất liền. Số quân sống sót phải trốn tránh trên các hải đảo.
Năm 1776, Nguyễn Lữ đánh cửa Lạp (Soài Rạp) rồi cho thuyền vào cửa Cần Giờ tấn công lấy được ba dinh: Phiên Trấn (đất Sài Gòn - Bến Nghé), Trấn Biên và Long Hồ rồi rút quân về.
Năm 1777, Nguyễn Huệ đánh chiếm Gia Định, bắt được cả hai chúa Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương đem xử tử tại chùa Kim Chương (góc Nguyễn Trãi và Cống Quỳnh ngày nay) vào tháng Chín và tháng Mười năm ấy.
Năm 1778, Nguyễn Ánh cho đắp lũy đất từ bờ sông Sài Gòn đến kinh Tàu Hủ ngày nay, các vàm rạch lớn nhỏ đều cắm chông, nọc, các đường thủy, bộ đều bị phong tỏa. Trịnh Hoài Đức mô tả cảnh sống của nhân dân Gia Định vào thời kỳ này như sau: "Từ lúc câu binh vào tháng 10 năm trước, đến tháng 6 năm này (1778) đường thủy lục bị trở ngại, đồ thực dụng trong dân gian đều kiệt ráo, không tiếp tế nhau được. Trong chợ chỉ bán mắm ếch (hay mắm nhái), bánh đậu bà tương dùng lá dâu, lá khế làm trà uống, rễ cây bồ quỳ, cây trà la (hay chà là) để thế cho cau... Ngoài ra, những việc nhũng lạm, giả trá, di dịch, không kể xiết được. Khi ấy một chén nhỏ muối xấu nặng ước 3 lượng, bán giá năm tiền, nhưng cũng không có được nhiều, vậy nên người ta đều giấu muối ở trong lưng như bọc vật quý vậy. Còn một vuông gạo giá tiền đến 2 quan, quan và dân đều khổ cả". Vào thời kỳ này, nhóm người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa), để tránh những cuộc giao tranh, đã ngược sông Tân Bình (sông Sài Gòn) kéo về tụ tập ở Sài Gòn lập ra khu Đề Ngạn (Chợ Lớn).
Năm 1782 Nguyễn Huệ đem quân vào cửa Cần Giờ đến Ngã Bảy tấn công các tàu chiến của Nguyễn Ánh. Viên thuyền trưởng người Pháp là Mạn Hòe (Manuel) chỉ huy một tàu chiến có 10 đại bác bị tử trận, thuyền bốc cháy. Nguyễn Ánh lui về Ba Giồng (Tam Phụ ở Định Tường) chỉnh đốn đội ngũ rồi trở lên với ý đồ tái chiếm Bến Nghé. Nguyễn Huệ chận đánh tại ngã tư sông, gần cầu Bình Điền ngày nay, lại thắng thêm một trận nữa. Nguyễn Ánh phải chạy ra đảo Phú Quốc. Sau khi quân Tây Sơn rút về Qui Nhơn; tướng nhà Nguyễn là Châu Văn Tiếp chiếm lại thành Gia Định, cho người ra đón Nguyễn Ánh từ Phú Quốc về.
Năm 1783, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ đem quân trở lại Gia Định. Nguyễn Ánh bố trí trận địa thật kỹ, dùng hỏa công đón đánh, nhưng quân Tây Sơn lại toàn thắng sau khi hạ hai đồn Cá Trê và Rạch Bàng (vùng cầu Tân Thuận ngày nay) án ngữ Bến Nghé. Nguyễn Ánh phải chạy qua Xiêm xin cầu viện.
Tháng 7 năm 1784, thủy quân Xiêm đổ bộ và đến cuối năm, chiếm đóng quá nửa miền đất phía tây Gia Định. Nguyễn Huệ đem thủy quân vào Mỹ Tho bố trí ở vùng Rạch Gầm - Xoài Mút, khiêu chiến đưa quân địch vào trận địa và đến ngày 18-1-1875 tiêu diệt toàn bộ chiến thuyền của quân Xiêm và quân của Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh cùng nhóm tàn quân chạy chốn qua Xiêm.
Năm 1788, nhân lúc Nguyễn Huệ bận lo đánh dẹp ở phía Bắc, Nguyễn Ánh trở lại chiếm Bến Nghé và củng cố lực lượng của mình trong vùng Gia Định.
Ngày 24-6-1789, đạo quân viễn chinh Pháp, do giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine Eévêque d'Adran) và Hoàng tử Cảnh - được Nguyễn Ánh cử đi cầu viện ở triều đình Louis XVI từ năm 1784 - dẫn đường, đổ bộ lên Bãi Dừa ở Vũng Tàu.
Năm 1790, Nguyễn Ánh cho xây thành Gia Định theo kiểu Vauban, do sĩ quan người Pháp Olivier de Puymanuel thực hiện.
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long dời đô từ Gia Định về thành Phú Xuân (Huế). Trung tâm chính trị của triều Nguyễn được chuyển về Huế, đất Sài Gòn - Gia Định trở lại địa vị của một trấn biên thành.
Gia Định phủ do Nguyễn Hữu Cảnh lập năm 1689 đến năm 1774, dưới thời Vũ Vương (Nguyễn Phúc Khoát, 1738-1765) lập thành 3 dinh, từ 1802 đến 1807 được đổi thành Gia Định trấn rồi Gia Định thành (1807-1837) gồm 5 trấn.
Từ năm 1834, đất Gia Định thành được gọi là Nam kỳ, gồm 6 tỉnh, vì vậy người ta hay nói "Nam kỳ lục tỉnh".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét