Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Quan thị/ Thơ Hồ Xuân Hương/ Ngân Triều chú giải

Quan  thò
Hồ Xuân Hương

Mười hai bà mụ ghét chi nhau, (1)
Đem cái xuân tình vứt đi đâu. (2)
Rúc rích thây cha con chuột nhắt, (3)
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu. (4)
Đố ai biết đó vông hay trốc, (5)
Còn kẻ nào hay cuống với đầu. (6)
Đã thế thì thôi thôi mặc thế, (7)
Trăm năm càng khỏi tiếng nương dâu. (8)
*Văn bản chữ Nôm:
官 
 妑 姥 恄 之 胞
抌 丐 春 情 勿 迻 兠
哫 嚦 尸 吒 昆
扜 蟡 袜 媄 丐 螉 裒
葻 咍 捉
林百   男年 乾 塊 㗂 埌  




* Chú giải:
Quan thị là viên hoạn quan, quan hầu cận trong cung vua chúa xưa, thường được tuyển chọn từ những người ái nam ái nữ.
*Hai câu đề: (1-2):
Nhắc lại sự tích 12 Bà mụ. Bản thân quan thị là do 12 Bà mụ, vì ganh ghét nhau nên “cái xuân tình”…không có.
*Hai câu thực (3-4):
Tả thực viên quan thị, lấy ý từ  hai bài ca dao:
"Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ chuột tha mất..."
Và bài:
"Bà già đánh trống long bong
Vừa đi vừa nhảy con ong đốt..."
Tức là quan thị không có cái xuân tình, hay cái hồng nhan như mọi người.
*Hai câu luận (5-6):
Ở đây cũng là tả thực, lấy ý từ hai câu tục ngữ. Con gái thì:
“Ngồi: lá vông; chổng mông: lá trốc”
Con trai thì:
“Đầu trỏ xuống, cuống trỏ lên”
Ý nói nam nữ là như vậy, riêng quan thị thì không như con trai mà cũng không như con gái.
*Hai câu kết (7-8):
Thái độ cam chịu và chấp nhận tiếng thị phi. Đồng thời được cái danh hảo là không vướng vít vào cái tình trăng gió, mèo mả gà đồng như thế nhân.
Tiếng nương dâu: nương dâu là bãi trồng dâụ. "Tiếng nương dâu" là tiếng (xấu) ở bãi trồng dâu. Do thành ngữ chữ Hán là "Tang gian bộc thượng". Sách Hậu Hán thư, Địa lí chí nói rằng đất Vệ xưa có chỗ kín trong bãi trồng dâu (tang gian ) ở trên sông Bộc (Bộc thượng ), là nơi trai gái thường tụ hội làm những chuyện dâm ô. Nguyễn Du đã dịch thành ngữ này:
"Ra tuồng trên Bộc trong dâu,
            Thì con người ấy cầu làm chi" (Kiều).
(Kiều trải lòng với Kim Trọng: Nếu tỏ ra dâm ô, bất chính, thì người thanh niên như vậy sẽ không phải là đối tượng trong tình yêu).

Ngân Triều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét