Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Học trò quậy phá trong lớp, cũng chính là phá hoại tương lai thăng tiến.../Viễn Phương chuyển





Ngậm Ngùi Nhà Giáo
Tác giả : Cô Tư Sài Gòn




Những người từng là phụ huynh, từng có cơ duyên làm nghề nhà giáo... hẳn là sẽ ngậm ngùi khi nhìn thấy học đường bây giờ có quá nhiều điều bất như ý.

Hẳn nhiên, không thể mơ chuyện toàn hảo được. Nhưng hãy suy nghĩ xem, vì sao thời trước 1975, học đường thơ mộng hơn, ít bạo lực hơn, học sinh học siêng hơn, thầy cô được học trò quý trọng hơn. Và đặc biệt, khi so với học sinh Miền Nam, hãy suy nghĩ xem vì sao học sinh Miền Bắc hung hăng hơn, ma mãnh hơn...

Trước tiên, hãy xem các thống kê, theo bản tin từ báo Nông Nghiệp VN, qua bài “50% học sinh lớp 5 không biết làm toán lập luận.”

“...“Gần 50% học sinh lớp 5 không biết làm bài tập Toán có tính lập luận”, ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết tại Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp (Pasec) tổ chức ngày 26/2 tại Hà Nội.

Theo ông Kiên, kết quả trên có được sau khi Cục tiến hành khảo sát gần 5.400 HS lớp 2 và lớp 5 ở hai môn học Toán, Tiếng Việt đang theo học tại 180 trường thuộc 55 tỉnh, thành phố trong năm 2013, nhằm thu thập các thông tin về những nhân tố tác động đến kết quả học tập của HS. Khảo sát cũng cho thấy, ở lớp 2, các bài kiểm tra là quá dễ đối với HS ở cả đầu năm và cuối năm học.

Đối với HS lớp 5, gần 91% các em đạt tất cả các năng lực được đo trong bài khảo sát môn Tiếng Việt, theo các năng lực tối thiểu vào cuối cấp học mà Pasec đề ra. Tuy nhiên, ở môn Toán, gần 50% HS gặp khó khăn khi làm các bài tập có phần lập luận và yêu cầu giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày.

Các cán bộ trong đoàn cũng ghi nhận trong đợt khảo sát này gần 20% hiệu trưởng không có phòng làm việc riêng; 65% trường không có phòng riêng cho giáo viên; 6% trường không có phòng vệ sinh hoặc nhà tiêu cho học sinh…”(ngưng trích)

Như thế, những thành công cá nhân, dù thành công tới cỡ nào, của một số em không thể làm đất nước tự hào trọn vẹn được. Thêm nữa, thành công cá nhân đó khi thực hiện được, như GS Ngô Bảo Châu, chủ yếu là do nỗ lực bản thân, do hoàn cảnh gia đình tạo phương tiện... Hãy hình dung, nếu Giáo sư Ngô Bảo Châu sinh trong một gia đình nghèo ở Đồng Tháp, và nếu thời tiểu học và trung học phải đi bán vé số nuôi cha mẹ bệnh nặng... Nghĩ thế, mới thấy trách nhiệm phải có của nhà nước trong việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành phần xã hội.

Bài viết của nhà giáo Thức Thức trên tờ Tuổi Trẻ, tưạ đề “Chúng tôi như những con “bù nhìn”...” hôm 27-2-2014 đã cho thấy nỗi đau của người thầy, từ tấm lòng yêu nghề và yêu trẻ cho tới cảnh trở thành bù nhìn, trích:

“...Tôi cũng là một giáo viên. Ở đây tôi không muốn bàn cãi thêm về hành động đúng sai của thầy trò (trong vụ thầy trò đánh nhau) vừa qua. Tôi chỉ băn khoăn, trăn trở một điều rằng vì đâu mà thầy phải đánh đổi cả sự nghiệp?

Thầy Tuấn trong một lần mất bình tĩnh, nông nổi, đánh mất bản lĩnh sư phạm của mình đã bị xã hội lên án, đánh mất danh dự và mất luôn cả “cần câu cơm”.

Ngay trong trường tôi, thi thoảng vẫn có chuyện học sinh mách với phụ huynh là bị giáo viên trên lớp đánh, mắng vì nói không nghe, vì đi học muộn, vì cãi lời... Sau đó bố mẹ các em phẫn nộ, chưa hiểu ngô khoai đã vội vã gọi điện lên ban giám hiệu đề nghị kỷ luật giáo viên đó.

Thành ra lâu dần người đứng trên bục giảng như chúng tôi hình thành suy nghĩ “mặc kệ chúng nó, em nào học nghiêm túc thì chú tâm, hết lòng dạy dỗ. Còn thành phần bất hảo, cá biệt thì mặc kệ, xem như không có mặt trong lớp, không dại gì động đến nếu như không muốn bị mang vạ vì phụ huynh phẫn nộ, làm khó. Không động đến các em cá biệt thì cũng không bị trừ lương, đụng đến có khi bị đuổi việc ngay...”.

Học sinh hư không được đánh, không được phạt. Trong khi đó vì thành tích của lớp, của trường đề ra nên giáo viên chúng tôi đôi khi còn không nỡ lòng đặt bút cho điểm thấp hoặc cho ở lại lớp cũng không được. Vậy nên thầy cô giáo như chúng tôi đây chẳng khác nào những con “bù nhìn”!...

...Buông xuôi với những “cậu ấm cô chiêu” cá biệt thì rất dễ, nhưng lương tâm nghề nghiệp không cho phép chúng ta đối xử vô tâm như vậy. Thử hỏi cách nào cũng không được thì phải dạy các em như thế nào?”(ngưng trích)

Có lẽ, vấn đề đã trở lại với Bộ Giáo Dục... Khi người thầy tự thấy mình bó tay như thế, tuụ thấy mình chỉ là bù nhìn như thế.

Có phải Bộ Giáo Dục đã trở thành bù nhìn cho thể chế này, và không nghĩ ra giải pháp nào có lợi cho hướng thăng tiến của dân tộc, nơi người người đều chăm lo học hành, và tất cả các học sinh quậy phá đều phải được đối xử riêng biệt, thậm chí, nếu cần, là phải cô lập trong một lớp giành cho các em quậy phá?

Hãy nghĩ rằng, học trò quậy phá trong lớp, cũng chính là phá hoại tương lai thăng tiến của các học sinh khác, đơn giản như thế.

2 nhận xét:

  1. Địa chỉ siêu âm kiểm tra vòng tránh thai uy tín và chất lượng
    Hiện nay, siêu âm kiểm tra vòng tránh thai được sử dụng tại nhiều cơ sở y tế để chẩn đoán, hỗ trợ điều trị. Trong đó, Đa khoa Phương Nam đang sử dụng các thế hệ máy siêu âm màu hiện đại nhất hiện nay. Kết hợp đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể nhằm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
    >>> Vì sao nên khám kiểm tra siêu âm vòng tránh thai ?

    Trả lờiXóa