|
Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên |
Trên
thế giới, giá bán cao nhất 1 kg trầm hương có thể lên tới 160 triệu
đồng, còn giá 1 kg kỳ nam thì lên đến mức hoang tưởng: 7 tỉ đồng. Sự kỳ
dị đó của giá cả, cộng với sự thiếu trách nhiệm trong quản lý tài nguyên
thiên nhiên đã khiến cho trầm hương vốn không bao giờ thiếu trên rừng
núi chúng ta suốt hơn 4.000 năm qua, đã gần như bị
tuyệt
chủng chỉ trong vòng 35 năm. So
với giá cả trên mây xanh thì những tri thức về trầm hương vẫn còn dưới
mặt đất. Người ta biết quá ít về nó. Tri thức về trầm hương nghèo nàn
đến mức sách vở chỉ trích qua
trích lại 2 tài liệu, xưa nhất là của Lê Quý Đôn (Phủ biên tạp lục),
gần nhất là của Đỗ Tất Lợi. Còn tài liệu khoa học trên thế giới thì chủ
yếu nói về đặc tính của cây dó, liệt kê các hoạt chất và một số dược lý
của trầm, chưa ai nói được cặn kẽ trầm được hình thành như thế nào, có
những giá trị độc đáo gì mà giá của nó mắc đến như vậy. “Trong
đau thương dó biến thành trầm”, tôi từng đọc ở đâu đó câu thơ này, nó
khiến ta suy tư về lẽ sinh tồn của đời người. Trầm đã hình thành đúng
như thế. Khi nào thân cây dó bị một vết thương (do va đập, do bị côn
trùng đục, bị bom đạn...), xung quanh vết thương đó lâu ngày biến thành
trầm. Vì hiểu được “nguyên lý” này nên ngày nay người
ta có thể
làm trầm “nhân tạo”, tức là trồng cây dó rồi tạo ra vết thương, cấy hóa
chất vào để gây tác động cho ra trầm. Đến nay, nhiều người đã trồng dó
và đã lấy được trầm theo phương pháp trên, tuy trầm nhân tạo có mùi thơm
của trầm nhưng giá trị như thế nào thì vẫn còn mù mờ.
Thực
ra, tôi không quan tâm mấy đến trầm hương, ngoài sự liên tưởng về cái
“đau thương” nói trên. Cho đến khi tôi gặp được một kỳ nhân dụng trầm
tôi mới hiểu sự “đau thương” đó có quá nhiều bí ẩn. Đó
là ông
Nguyễn Phúc Ưng Viên. Là cháu
nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mệnh, ông Ưng Viên gọi vua Minh Mệnh
bằng ông cố. Theo “đế hệ thi” của vua Minh Mệnh thì hàng “Ưng” ngang với
vua Hàm Nghi và là hàng ông nội của vua Bảo Đại. Hàng “Ưng” nay chỉ còn
vỏn vẹn 3 vị: ông Ưng Linh hiện ở Đà Nẵng gần 90 tuổi, ông Ưng Ân ở Huế
gần 80, ông Ưng Viên trẻ nhất, mới xấp xỉ 70. Giải thích về thứ bậc và
tuổi tác của mình trong dòng họ, ông bảo: “Tôi thuộc dòng thứ”. Ông
Ưng Viên sống ở TP.HCM như một ẩn sĩ âm thầm chữa bệnh cứu người. Từng
có thời gian tiếp cận khá sâu vào ngành y của người Mỹ, nhưng ông không
theo nghề bác sĩ mà chuyên tâm ứng dụng thuốc nam - xin lưu ý là thuốc
nam chứ không phải thuốc bắc. Cả nhà ông không bao giờ sử dụng
thuốc tây,
kể cả đối với những vật nuôi như con heo con gà. Ông bảo dân tộc Việt
từ một nhóm nhỏ mấy ngàn người, đã dựa vào thiên nhiên mà sống, mà sinh
sôi phát triển mà mở rộng bờ cõi, đến nay đã lên tới hơn 80 triệu người,
dân tộc đó ắt phải biết cách phòng và chữa bệnh bằng chính những gì
mình có. Thuốc tây mới du nhập vào khoảng 150 năm nay thôi. Thế giới có
biết bao nhiêu là trận dịch chết người hàng loạt, còn trong suốt chiều
dài lịch sử của mình, Việt Nam có một trận dịch nào khiến nhiều người
chết không? Chết hàng loạt vì đói thì có, còn chết hàng loạt vì dịch thì
không.
Cây trầm ở độ cao 1.500m trong dãy Yang Sin (Buôn Ma Thuột) trên 100 năm tuổi, mật độ
nhiễm
trầm 80% được ông
Ưng Viên tạc thành tượng Phật. Tượng cao 2,82m, chu vi đế 3m Ông
cũng không coi trọng thuốc bắc bằng thuốc nam. Ông bảo từ ngàn năm
trước người Việt hằng năm phải cống nạp các thầy thuốc giỏi cho Trung
Quốc. “Dòng họ tôi, chỉ riêng thời nhà Đinh đã phải cống nạp đến 18 thầy
thuốc giỏi sang Tàu”, ông nói. La
sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã từng nhắc vua Quang Trung rằng nước Nam ta
sẽ còn phụ thuộc vào Trung Quốc chừng nào vẫn còn phụ thuộc vào thuốc
bắc. Tổ
chức Y tế thế giới ngày nay cũng khuyến nghị loài người nên áp dụng
những thức ăn - dược liệu hữu ích của các dân tộc có lịch sử lâu đời để
chăm sóc sức khỏe. Việc sử
dụng tảo Spirulina từ châu Phi cho cả thế
giới là một minh chứng. Tôi
phải giới thiệu sơ qua một chút “lý lịch” của ông Ưng Viên, không phải
để nhấn mạnh cái gốc hoàng tộc của con người này, mà vì nó liên quan
đến tư cách “dụng trầm” và y thuật của ông. Mọi người đều biết, Lê Quý
Đôn ở Đàng Ngoài, mà trầm thì xuất từ Trung Bộ, nên dù là một nhà bác
học nhưng Lê Quý Đôn chỉ có thể khảo sát qua tư liệu cổ và hỏi thêm một
số người khai thác trầm để viết sách, ông không thể có cơ hội trải
nghiệm với trầm. Còn nhà Nguyễn, chính là gia tộc dụng trầm số 1, tính
từ Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) trở đi. Có
những cuộc tương ngộ làm nên lịch sử. Riêng cuộc tương ngộ giữa Nguyễn
Hoàng và Nguyễn Bỉnh Khiêm thì
làm nên một cuộc
xoay
trời chuyển đất. Đọc sử sách ta chỉ biết đến lời khuyên nổi tiếng
“Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với
Nguyễn Hoàng, nghe lời khuyên đó mà họ Nguyễn được bảo toàn để cho Việt
Nam có thêm một nửa giang sơn gấm vóc. Nhưng không lẽ Nguyễn Bỉnh Khiêm
chỉ giúp cho Chúa Tiên một lời khuyên thôi sao? Sử sách không ghi thêm
điều gì nữa. Sử sách cũng chỉ cho biết Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông Trạng
Trình tinh thông dịch số, là nhà nho yêu nước thương dân, là một ẩn sĩ
“thu ăn măng trúc đông ăn giá”, là một nhà tiên tri. Chỉ là nhà tiên tri
sao có thể khiến được cả ba nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đều đến xin tham vấn
trong những thời điểm ngặt nghèo? Nhà tiên tri, dù nổi tiếng đến đâu
cũng chỉ có thể thuyết phục
được người thường, đâu có thể khiến nổi các bậc đế vương đem sự nghiệp
tiền đồ của mình mà gửi gắm. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn là sự bí ẩn của
lịch sử. Cho
đến một buổi trưa ông Ưng Viên đãi tôi ăn món thịt dê do chính ông nấu.
Tôi chưa bao giờ được ăn món thịt dê ngon như vậy. Nó ngon dĩ nhiên là
do sự thiện nghệ của người nấu, nhưng nó còn ngon hơn vì câu chuyện được
nghe. Ông Ưng Viên nói một trong những thứ mà Chúa Tiên mang vào Nam là
những đàn dê, việc này do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm đề nghị. Dê là con
vật độc đáo, không những có giá trị y thực phục vụ sức khỏe cho dân
chúng, mà còn rất tiện ích cho hậu cần quân sự. Dê dễ nuôi, có thể dẫn
các đàn dê theo quân, khi có chiến sự chúng ở
đâu nằm im
ở đó không chạy nhặng xị như trâu bò gà vịt, lại dễ phân phối trong
quân, một con dê có thể phục vụ gọn bữa ăn cho một “tiểu đội”. Cha ông
của ông Ưng Viên dặn dò con cháu ngoài việc nhớ ơn và thờ phụng tổ tiên
mình, còn phải nhớ ơn và thờ phụng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi Nguyễn Bỉnh
Khiêm là người đề xuất với Chúa Nguyễn từ chiến lược chiến thuật, từ
chuyện quân cơ, hậu cần cho đến những chuyện cụ thể liên quan đến bảo vệ
sức khỏe cho quân dân như món ăn, bài thuốc để làm hành trang Nam tiến.
Trong đó có chuyện “dụng trầm”. Nhà
Nguyễn để lại nhiều di sản, có thứ để lại cho lịch sử, có thứ chỉ để
lại cho con cháu. Những ai nói công thức rượu Minh Mệnh đã bị thất
truyền là nhầm to.
Hoàng tử
Vĩnh Giu con vua Thành Thái, thuộc hàng cháu nội ông Ưng Viên, lúc
khốn khó đã bỏ rượu cho các nhà hàng để sinh sống, đó là rượu Minh Mệnh
chính hiệu. Ông Ưng Viên cho hay ông Vĩnh Giu có giữ bí quyết làm men
nhưng không biết làm rượu, chính ông đã làm rượu giúp cho ông Vĩnh Giu.
Rượu cung đình nhà Nguyễn có tới 175 dòng men, hơn 3.000 loại rượu. Ông
Vĩnh Giu lưu giữ được 30% dòng men, ông Ưng Viên giữ được 70%. Chỉ riêng
hai ông gộp lại cũng đã đủ 175 dòng, không có dòng men nào thất truyền
cả, chỉ có điều là chúng không được truyền ra ngoài. Còn
việc dụng trầm thì kế thừa tri thức của tiền nhân do Nguyễn Bỉnh Khiêm
truyền lại, nhà Nguyễn đã có gần 400 năm ứng dụng trầm hương trong y học
và đời sống, kể
cả phục vụ
quốc phòng, rồi hoàn thiện pho y lý về trầm hương, đồng thời có chính
sách hữu hiệu bảo vệ triệt để nguồn tài nguyên trân quý ấy. Ông Ưng Viên
kế thừa đủ di sản dụng trầm của dòng họ, do ông nội ông truyền lại,
những bí quyết đó cũng không truyền ra ngoài.
“Thọ thiên địa chi khí...”
|
Trầm hương và vòng đeo tay bằng kỳ nam |
Hương
trầm bao hàm đủ 5 vị ngọt mặn chua cay đắng, phát ra hơn 170 mùi thơm
có thể phân biệt được. Dùng một dụng cụ xông hương, cho vào một loại
trầm thông thường, trong 24 giờ sẽ có 8 đợt phát hương, mỗi đợt là một
phức hợp mùi vị với mùi chủ đạo khác nhau… Trầm
hương sinh ra từ cây dó (cá biệt cây xương rồng cũng có thể cho ra
trầm). Trong thiên nhiên có nhiều loài dó, nhưng theo ông Ưng Viên thì
chỉ có cây dó bầu mới cho ra thứ trầm có thể chữa bệnh được. Trên
thế giới, trầm tập trung chủ yếu ở 6 nước:
Việt
Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia, Malaysia, trong đó trầm Việt
Nam có dược lý tốt nhất, những nghiên cứu khoa học mới đây về trầm của
các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cũng xác nhận trầm Việt Nam có
nhiều hoạt chất mà trầm các nơi khác không có. Ông
Ưng Viên còn lưu ý: Trầm hương và kỳ nam là khác nhau, không phải kỳ là
cái lõi của trầm. Một cây dó có trầm dù lâu năm đến bao nhiêu cũng
không nhất thiết có kỳ nam, ngược lại một cây dó có kỳ nam không nhất
thiết có trầm bên cạnh. Chúng được tương tác bởi hai loài nấm khác nhau.
Kỳ nam hiếm hơn nên mắc tiền hơn, nó quá mắc tiền vì từ lâu nó được con
người sở hữu như một “linh vật”, nhưng giá trị chữa bệnh và ứng dụng
trong đời sống của kỳ nam
thì không
bằng trầm. Tại
Việt Nam, trầm tốt nhất tập trung ở vùng Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, đây chính là “quê hương” của trầm, loài người phát hiện ra
trầm khởi thủy là từ vùng này. Trước đây, từ Việt Nam, trầm được dùng
làm cống phẩm đưa sang Trung Quốc. Trong các cống phẩm, trầm hương là
thứ quý nhất. Tất nhiên các thầy thuốc giỏi nhất được cống theo để
“hướng dẫn cách sử dụng”. Và từ đây, trầm hương đã theo con đường tơ lụa
sang Trung Cận Đông, Địa Trung Hải... “Thọ
thiên địa chi khí, tẩy vũ trụ chi trược, giáng khí trừ đàm, thiện trị
phế phủ, chỉ tả bổ dương, thị là thế thượng trân chi giả...”, đó là đoạn
tóm tắt y lý của trầm hương trích
trong sách gia truyền
của
cung đình nhà Nguyễn mà ông Ưng Viên đọc cho tôi nghe, tạm dịch: “Tích
tụ khí thiêng của trời đất, tẩy trừ mọi thứ ô uế trong không gian, có
tác dụng giáng khí trừ đàm, chữa các bệnh thuộc phế phủ, chữa các bệnh
về tiêu hóa, bài tiết, thận và tim mạch (chỉ tả bổ dương - nghĩa rộng),
chính là thứ trân quý nhất”. Trầm có thể được sử dụng trong cả ngàn bài thuốc khác nhau, nhưng trước hết hãy nói về “thọ thiên địa chi khí”. Ai
cũng biết không phải cây dó bầu nào cũng có thể sinh ra trầm. Trong
rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây mới có một cây có trầm và từ 10.000
đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam. Khi
cây dó bị một vết
thương, vết thương đó phải đọng
nước qua một mùa mưa, cây dó mới bắt đầu tiết ra chất nhựa xung quanh
vết thương để tự vệ. Người ta thấy nhiều cây dó cho trầm chi chít những
mắt trên thân cây, những mắt chi chít đó là vết tích do một loài côn
trùng đục vào thân cây, dân gian gọi nó là con bọ xòe. Khi
chất nhựa dần dần trở nên đậm đặc, lúc ấy những con kiến sẽ bò vào ăn
chất nhựa này. Đó là một loài kiến cao cẳng, màu vàng hoặc màu đen. Chính
những con kiến kia mang theo các phân tử trầm hương (một loài nấm) vào
“cấy” trong lớp nhựa. Loài nấm này tương tác với các hoạt chất của lớp
nhựa, dưới tác động của khí hậu bên ngoài và sự tương tác diễn ra trong
một thời gian rất dài mới sinh ra trầm, tương
tác càng lâu trầm càng
có giá trị. Thông thường, cây dó phải có tuổi thọ hơn 50 năm mới có thể
cho ra một thứ trầm có giá trị chữa bệnh. Về
giống “kiến cao cẳng” mang phân tử trầm vào cây dó, ông Ưng Viên lưu ý
không phải kiến cao cẳng nào cũng làm được điều này. Phải theo dõi rất
nhiều năm mới phát hiện ra, chúng không bao giờ làm tổ trên những cây
trầm. Đây là giống kiến rất quý về dược liệu, trứng của nó rang lên có
thể chữa được chứng méo miệng, cấm khẩu (liệt dây thần kinh số 7, số
21). Trứng của giống kiến này không thiếu trong kho tàng dược liệu của
ông Ưng Viên. Tôi hỏi xin ông một
tấm hình về những con kiến đó, ông lắc đầu từ chối: “Tuyệt đối không nên
đăng ảnh của nó lên
trên báo, đăng lên là
nó bị người ta tận diệt ngay. Người của tôi đi lấy trứng kiến, mỗi lần
lấy không bao giờ quá 1/3 tổ trứng. Lấy tới 1/2 là nó tuyệt chủng rồi”.
Ông Viên còn mô tả những đặc tính của loài kiến trên nhưng tôi không dám
ghi ra đây vì cũng sợ chúng sẽ bị... tuyệt chủng. Quá
trình hình thành trầm hương theo một “cơ chế” tưởng chừng đơn giản như
vậy nhưng thật ra là vô cùng kỳ bí. Cho nên người xưa nói “thọ thiên địa
chi khí” là đúng nhất. Con người đã khẳng định hương trầm là “vua của
các mùi hương”. Hàng ngàn năm nay trầm được xông trong các cung điện vua
chúa, tại các lễ nghi thiêng liêng của các tôn giáo. Nó là “danh hương”
trong các nghi lễ tôn giáo. Trong
thiên nhiên
có rất nhiều thực
vật
có tinh dầu phát hương ra không gian, nhưng chỉ có trầm là thứ mà nguồn
phát ra hương không bao giờ cạn, từ lúc trong rừng núi cho đến khi đem
ra chế tác, lưu giữ. Người ta phát hiện các mảnh trầm nằm dưới đáy các
giếng cổ Chămpa, qua hàng ngàn năm mà khi lấy lên hương thơm vẫn còn
nguyên vẹn. Ngày nay trầm còn được dùng làm chất định hương cho mỹ phẩm,
nước hoa Chanel No.5 và các thứ nước hoa nổi tiếng khác trên thế giới
không thể không có trầm hương. Hương
trầm bao hàm đủ 5 vị ngọt mặn chua cay đắng, phát ra hơn 170 mùi thơm
có thể phân biệt được (riêng kỳ nam có ít mùi hơn và không có vị ngọt).
Dùng một dụng cụ xông hương, cho vào một loại trầm thông thường, trong
24 giờ sẽ có 8 đợt phát hương, mỗi đợt
là một
phức hợp mùi vị với mùi chủ đạo khác nhau, thay đổi theo thời gian, khi
thì mùi hoa sen, khi thì mùi hoa hồng, khi thì vani, khi thì mùi gỗ
thông, khi thì mùi xạ hương... Điều lạ lùng nữa là trong những thời điểm
giống nhau mà tại địa điểm khác nhau mùi trầm hương cũng thay đổi. Điều
này khoa học chưa đủ khả năng giải thích. Một nhóm nhà khoa học Nhật
Bản đã thử làm khảo cứu phân biệt hương thơm của một số sesquiterpen
carboxylic acid trong tinh dầu trầm và nhận thấy có khi chỉ vì vị trí
của một dấu nối đôi như hai chất selina-3,11 và selina-4,11 dienal mà
mùi hương rất khác nhau, chất thứ nhất có mùi gỗ, mùi hoa hòa với mùi
khói, chất kia phảng phất hương bạc hà. Bốn
chất đồng phân
neopetasan, epineopetasan,
dihydro
karanon, ngoài vị trí các dấu nối đôi, còn khác nhau ở hướng các nhóm
methyl cũng cho ra các mùi khác nhau (dẫn theo tiến sĩ Võ Quang Yến, Cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Đà Nẵng 2008). Khoa học chỉ mới biết
tới đó, còn vì sao lại có sự “biến tấu” như vậy thì khoa học đành chịu, ở
đây vẫn là quá trình “thọ thiên địa chi khí”.
Dụng trầm
|
|
Chế tác trầm thành tác phẩm nghệ thuật tại xưởng trầm nhà ông Ưng Viên |
Trầm có tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe con người, theo 3 con đường: xông, uống và ăn. Trầm
trong thiên nhiên có tác dụng khử độc không khí, trừ lam chướng, làm
trong sạch môi trường sống. Người xưa biết rõ điều này nên mới tổng kết:
“tẩy vũ trụ chi trược”. Khử uế
một cách triệt để. Tính chất “tẩy vũ trụ chi trược” có
thể đem áp dụng để khử uế. “Khử uế một cách triệt để, ngoài trầm hương
không thứ gì giải quyết được”, ông Ưng Viên khẳng định. Và tôi được biết
một câu chuyện thú
vị. Vào
năm 2008, một tàu của Mỹ chở thuê hải sản tải trọng 1 vạn tấn, khi cập
cảng Nhà Bè (TP.HCM), cảng vụ phát hiện tàu bị ô nhiễm nặng (mùi hôi
thối quá mức), nên không cho phép xuất cảng vì theo quy định quốc tế thì
tàu phải được xử lý ô nhiễm mới được rời khỏi cảng. Kỹ thuật khử uế của
người Mỹ trên tàu không giải quyết được. Cảng vụ phải mời các chuyên
gia của một viện từ Hà Nội vào xử lý cũng không xong. Người
phụ trách công việc ở cảng có quen biết với ông Ưng Viên nên mời ông
thử xử lý giúp. Ông Ưng Viên đồng ý, với một điều kiện: các thủy thủ
phải uống một thứ rượu có pha… nguyên liệu xử lý tàu. Quá khiếp với điều
kiện này, nhưng thấy
người ở cảng
“gương
mẫu” uống trước, các thủy thủ cũng uống. Chỉ
sau 1 ngày 1 đêm, ông Ưng Viên đã giúp xử lý sạch con tàu bằng hai
phương pháp: nửa phun, nửa xông. Các thủy thủ vô cùng kinh ngạc về kết
quả trên đã gọi điện cám ơn ông rối rít và vui mừng cho biết sau khi
uống thứ rượu đó sáng ngủ dậy trong người lại khỏe ra. Rượu đó chính là
rượu pha trầm. Còn thứ nước phun xử lý tàu thì vẫn còn 60 lít họ xin
được mang theo. Kể
lại câu chuyện này với tôi, ông cười nói: “Tôi cho họ mang về 60 lít
nước đó, nhưng chắc chắn họ không thể phân tích được nó có những chất
gì”. Phương pháp của ông là di sản gia truyền “Bí mật quân lương và khử
uế tàu chiến” của cung đình nhà Nguyễn. Chất
liệu căn bản của
nó
là trầm hương và trà. Tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe. Trầm có tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe con người, theo 3 con đường: xông, uống và ăn. Về
y lý, hương trầm xông lên có tác dụng điều khí, rất tốt cho sức khỏe.
“Xông hương trầm thường xuyên không bị máu đông ở động mạch, phổi không
bị nghẽn, xoang không bị viêm, không u bướu, không liệt dương liệt âm
lãnh cảm…”, ông Ưng Viên vừa nói vừa đưa tôi tới gần bình xông trầm đang
ngát hương. Cái bình xông trầm này do ông cùng 2 kỹ sư người Nhật và
Đài Loan nghiên cứu chế tạo, nguyên liệu được lấy bằng thứ cát đặc biệt
tại Nha Trang ở độ sâu 20 mét. Bình xông trầm hiện nay trên thị trường
có
thứ của Nhật, có thứ của
Hàn
Quốc, có thứ của Trung Quốc, Đài Loan, xông bằng những cái bình ấy có
thể giải phóng được 50% hương trầm, còn bình xông của ông có thể giải
phóng được 95%. Ông
Ưng Viên tỏ ra bức xúc về vấn nạn sức khỏe do môi trường ô nhiễm hóa
chất và thức ăn công nghiệp hiện nay khiến cho các bệnh về hô hấp và
tiêu hóa gia tăng. Hai phương thang: Ôn tì bình vị (gồm trầm, xuyên bối
mẫu, toàn quy, thăng ma, bạch truật…) và Kiện tì tiêu thực (gồm trầm,
xuyên khung, bạch truật, toàn quy, liếu tiếu thảo…) có thể giải quyết
triệt để các bệnh này, không tái phát. Các
thang “Thanh khí ôn phế”, “Điều huyết dưỡng khí”, “Nhứt dâm cửu dựng”,
“Ôn dương cố thận”… như tên gọi của chúng,
chữa những bệnh về
đường hô hấp, khí huyết, bổ dương… đều dùng trầm làm vị chủ. Ông Viên
không coi trọng những bài thuốc “tráng dương”. “Tráng dương” thì nhất
thời. “Bổ dương”, “ôn dương” mới là sự bền vững, mà chuyện này thì không
thứ gì qua nổi trầm. Việc
dụng trầm của ông Viên hình như đạt đến độ xuất thần nhập hóa. Như trên
đã nói, trong những giờ khác nhau trầm tỏa ra các mùi hương khác nhau.
Chỉ riêng việc lấy trầm từ cây trầm ra để chế biến cũng được thực hiện
vào những thời khắc thích hợp, tùy theo khí hậu, loại bệnh và đặc tính
của từng người bệnh. Ngay cả trong chuyện đơn giản hơn như ẩm thực, ông
cũng áp dụng các nguyên tắc này. Ông
nói cũng là thứ rau húng
trồng trong một vườn
rau nhưng có khi ăn thấy ngon, có khi ăn không thấy ngon. Vì sao vậy?
Vì rau ăn không ngon là do hái không đúng giờ. Rau húng phải hái vào lúc
5 - 6 giờ sáng hoặc 5 - 6 giờ chiều thì ăn mới ngon, vì những thời điểm
đó rau tiết ra những chất tốt nhất, còn các giờ khác thì rau tiết ra
một số chất xấu. Sự
trải nghiệm với trầm của ông Ưng Viên còn thể hiện ở lượng trầm mà ông
đang có. Hơn 30 năm nay ông đã dùng hết tài sản và đi vay mượn để tích
lũy cả một kho tàng: Hơn 60 tấn trầm và kỳ nam, gồm 36 cây trầm lớn,
bình quân mỗi cây gần 2 tấn, mật độ ăn trầm từ 60-80%. Những cây trầm
ông giữ đều được lấy theo đúng nguyên tắc: tất cả đều đã chết rũ trên
rừng, vận chuyển về đều hợp pháp, có dấu búa kiểm
lâm. Phần
lớn những cây trầm ông đang có là độc nhất vô nhị, không còn tồn tại
trong thiên nhiên. Nhà
ông ở TP.HCM có một xưởng chế tác trầm, có một “đội thợ trầm hoàng tộc”
- là hậu nhân của các thợ trầm cung đình khi xưa giúp việc. Ông và
những người thợ tạc những cây trầm thành các tác phẩm nghệ thuật để lưu
giữ lại cho con cháu, ông chưa hề bán và sẽ không bán một kg trầm nào.
Ông dùng lớp vỏ sát lõi có nhiễm tinh dầu trầm và kỳ nam để làm thuốc,
đó là phần làm thuốc tốt nhất. Lớp ngoài nữa, nhiễm tinh dầu ít hơn, ông
dùng làm nguyên liệu cho nồi xông chữa bệnh. Lớp ngoài cùng dùng làm
hương. Tôi
nhiều lần được đến xem xưởng trầm của ông, nghe ông giới thiệu xuất xứ
của từng cây trầm
và
đặc tính của từng loại trầm. Ở đây có đủ các loại trầm, các loại kỳ
nam. Tôi hỏi ông, ông Lê Quý Đôn nói đốt trầm lên thì khói xoáy rồi sau
mới tan, còn đốt kỳ nam thì khói lên thẳng và dài, nói như vậy có đúng
không. Ông cười, bảo rằng nhà bác học Lê Quý Đôn rất giỏi nhưng ông ấy
không có cơ hội tiếp cận đầy đủ với “hiện vật” nên vừa đúng vừa sai. Khói
vút lên thẳng như sợi dây là đúng, nhưng chỉ đúng với kỳ nam hương
thôi, còn các loại kỳ nam khác thì khói vẫn xoáy. Ông vừa nói vừa chỉ
vào một cái hốc của cây trầm cao to trong xưởng đã tạc thành tượng, ở đó
lộ ra một cái lõi to và dài màu vàng sậm: “Kỳ nam hương là thứ này đây,
chỗ này ít nhất cũng vài chục kg”. Kỳ nam hương
giá rẻ hơn
các loại kỳ nam khác, khoảng 2 - 3 tỉ đồng trên thị trường thế giới,
nhưng có giá trị chữa bệnh tốt nhất trong các loại kỳ nam, tuy kém thua
trầm. Trầm
kết hợp với thịt dê - ngọc dương, nghệ vàng, nghệ đen, măng tre (vắt
lấy nước), nước gạo rang … ăn vào có thể làm sáng mắt, thính tai, trị
chứng đau nhức. Trầm kết hợp với chè, có thể ngừa và trị được các “mắc mứu” ở phổi, đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa. Trầm làm rượu, uống vào sáng mắt, trị viêm họng, đau dạ dày, nghẽn động mạch tim, làm mạnh thần kinh cơ bắp. Trầm kết hợp với vảy cá rô đồng có thể trị triệt để các bệnh về tiêu hóa của trẻ
nhỏ. Trầm kết hợp
với vảy
cá rô đồng cộng thêm với chè có thể chữa kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn. Trầm kết hợp với trúc nhự (dịch măng tre) có thể chữa chứng cành hông, làm tiêu hóa không bị xáo trộn. Trầm kết hợp với ma hoàng trị được các bệnh phụ khoa. Trầm dùng trong thang “Diệc nhan minh mục” (kết hợp với các thảo dược khác) làm cơ thể trẻ lại, mắt sáng ra. |
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét