Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

[Bài 15&16] Tình sử Hồ Xuân Hương-Nguyễn Du/ Ngân Triều biên khảo

[bài 15]
II .8 
Rồi mùa thu sau. Xuân Hương lại gửi đến Nguyễn Du bài thơ chữ Hán. Cố kinh thu nhật, trong Hương Đình Cổ nguyệt thi tập: Thắm thoát đã bao mùa thu qua, bóng trăng xế bóng, tuổi càng cao ngày một quá thì, nơi chốn cũ phồn hoa nhớ xưa cùng mời rượu chàng. Dòng sông Tô nước chảy về hướng Tây không ngừng nghỉ, trời quang đảng trông rõ bóng núi Tam Đảo phía Bắc xa xa. Dưới đèn nơi Cổ Nguyệt Đường thương chăn xanh, vật cũ di sản nho học dòng dõi cha ông. Sương móc xuống rơi đọng quanh nhà., sương móc trắng không chỉ rơi nơi anh (bài Thu Dạ II), mà nơi em cũng rơi đọng quanh nhà. Ước gì đôi ta thử gặp lại nhau cho đỡ mong nhớ? Năm hết, tết sắp đến, anh mãi xa thế mãi a ?
 
Ngày thu kinh đô cũ 
Cố kinh thu nhật
Thắm thoát đường thu ánh nguyệt tà 
Chốn xưa rượu chuốc chén phồn hoa. 
Dòng Tô nước cuốn về Tây mãi, 
Tam Đảo trời quang vọng Bắc xa. 
Đèn nguyệt chăn xanh thương vật cũ, 
Sương buông móc trắng đọng bên nhà. 
Ước gì gặp lại vơi mong nhớ 
Khách cũ, năm tàn mãi thế a? 
Nhiễm nhiễm chinh đồ thu nguyệt tà.
Nhất bôi hoàn đối cựu phồn hoa.
Nhất Tô thủy lạo Tây vô tận,
Tam Đảo tình quang Bắc vọng xa.
Đăng nguyệt thanh chiên bi cố vật,
Sương tiền bạch lộ lạc thùy gia.
Thử lai tương đối trùng tương đắc
Khách cũ niên thâm nhược nại hà ?

Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương, Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập. Nhất Uyên dịch thơ.
Chú thích:
Thanh Chiên: chăn xanh lót bằng tơ tằm thô, hay bông vải, làm mền đắp cho khỏi lạnh. Vương Hiến Chi đời Tấn, đêm thấy kẻ trôm vào nhà lấy nhiều đồ vật. Ông ung dung bảo với tên trộm rằng: Lấy gì thì lấy nhưng cái chăn xanh là vật cũ của nhà ta, nên bỏ trả lại ta. Về sau người ta dùng chữ thanh chiên để chỉ những nhà dòng dõi nho học.
*
Ngày thu kinh cũ (Người dch: Bùi Hnh Cn)
Thm thoát đường thu ánh nguyt tà,
Ch
n xưa li chuc chén phn hoa.
Dòng Tô n
ước cun v tây hết,
Tam Đ
o tri quan ngó bc xa.
Đèn r
ng chăn xanh thương vt cũ,
S
ương buông móc  trng đng mô nhà.
L
n này gp mt càng mong nh,
Khách mãi năm tàn n
i thế a!


*
Nguồn: 
1. Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán - chữ Nôm & giai thoại, Bùi Hạnh Cẩn, NXB Văn hoá - Thông tin, 1999 
2. Tứ gia thi tập (ký hiệu R. 423), Thư viện quốc gia Việt Nam

*
 

 
 
西  
 
 
 
 

*
*
Ngân Triều diễn thơ:
 .Thắm thoát thu qua, bóng nguyệt tà,
.Chốn xưa đối ẩm rượu phồn hoa.
.Dòng Tô nước chảy về Tây mãi,
.Tam Đảo trời quang bóng núi xa.
.Di sản chăn xanh, thương vật cũ,
.Sương rơi móc trắng quyện quanh nhà,
.Ước gì gặp lại vơi mong nhớ?
.Tết đến, quê người mãi thế a ? 
*****
[Bài 16]
II .9 
Nguyễn Du phúc đáp bài Cố kinh thu nhật của Hồ Xuân Hương bằng bài Khai song, dùng lại điển tích thanh chiên và cũng ý mùa thu. Nguyễn Du vẫn giữ mãi cái chăn xanh, như tấm lòng yêu thương nàng, và cho biết đang chữa bệnh nên chậm thư phúc đáp.
Cảnh vật trước nhà nay ra sao, thong thả mở cửa sổ, thấy cảnh vật tươi vui, anh nằm đóng cửa, bệnh chẳng biết trời trăng gì. Sáu tháng qua có gió lớn đưa cánh chim Bằng bay mãi không nghỉ. Phải chăng chim Bằng là Bằng quận công, gặp thời nhứ gió bay cao. Nguyễn Hữu Chỉnh thuộc hạ Hoàng Đình Bảo, khi Bảo bị kiêu binh giết, trốn vào Nam phò Tây Sơn, đem quân ra Bắc diệt Trịnh thao túng quyền hành Bắc Hà rồi bị tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm giết.. Tuy nhiên tình hình lúc Nguyễn Du làm bài này là lúc Gia Long liên tiếp thắng nhiều trận lớn từ Gia Định đang đánh tới, Bình Thuận, Diên Khánh Nha Trang. Một sân mưa đọng kiến bò cao, xã hội đầy những kẻ thấp kém bất tài thừa cơ nước lụt bò lên cao. Nguyễn Du ám chỉ quân Tây Sơn thời mạt vận chăng ? Khác với anh Nguyễn Nể phò nhà Tây Sơn, được vua Quang Trung trọng dụng, ưu đãi, hai lần được đi sứ, được giao cho trấn đóng Thành Bình Định, quê hương nhà vua, được dâng sách, dạy vua đọc hàng ngày và thảo chiếu biểu cho Vua Cảnh Thịnh. Nguyễn Du theo Gia Long và khinh miệt Tây Sơn, khi cho Tây Sơn là kiến, khi là sâu trùng.(Cóc nhái quần bếp vắng, Sâu trùng bò mé ngoài, bài Bất Mị) Dòng dõi nho gia, chiếc chăn xanh vật cũ, anh vẫn giữ mãi, giấy rách giữ lấy lề, giữ thanh danh ông cha mình. Tóc bạc rồi, tài năng chí khí mình như thế mà chưa làm nên được việc gì thật quái lạ. Bệnh tái phái, anh đang lo chạy chữa nên chậm thơ phúc đáp thơ em.
 
Mở cửa sổ 
Khai song
Trước nhà cảnh vật đã ra sao, 
Mở cửa ngày nhàn sinh ý nhiều. 
Sáu tháng gió tung bằng lượn mãi; 
Một sân mưa đọng kiến bò cao. 
Chăn xanh vật cũ khư khư giữ.
Tóc bạc hùng tâm luống nghẹn ngào. 
Trở bệnh hãy còn lo chạy chữa, 
Biết chi Phạm Trọng Chánh đến nhà nao ? 
Môn tiền yên cảnh cận như hà ?
Nhàn nhật khai song sinh ý đa.
Lục nguyệt bồi phong bằng tỉ địa.
Nhất đình tích vũ nghĩ di oa.
Thanh chiên cựu vật khổ trân tích,
Bạch phát hùng tâm không đốt ta.
Tái bệnh thương tu điều nhiếp lực,
Bất tri Phạm Trọng Chánh đáo thùy gia.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Thanh Hiên thi tập, Nhất Uyên dịch thơ.
Chú thích:
Lục nguyệt bồi phong bằng tỉ địa: Sách Trang Tử, thiên Tiêu dao du: Loài chim ấy thấy biển động bèn bay sang biển Nam. Chim Bằng bay qua biển Nam, làm sóng nước nổi lên ba ngàn dậm, nương gió bay lên chín vạn dậm, bay sáu tháng mới nghỉ. Bởi vậy khi chim bằng bay lên cao, cưỡi lên lớp gió dưới nó.
*
Bản chữ Hán Ngân Triều soạn:

  

 *

Khai song 

Môn tiền yên cảnh cận như hà? 
Nhàn nhật khai song sinh ý đa. 
Lục nguyệt bồi phong bằng tỷ địa, 
Nhất đình tích vũ nghĩ di oa. 
Thanh chiên cựu vật khổ trân tích, 
Bạch phát hùng tâm không 
đốt ta. 
Tái bệnh thượng tu điều nhiếp lực, 
Bất tri thu tứ đáo thuỳ gia?
 *

Dịch nghĩa 

Phong cảnh trước nhà, nay như thế nào rồi? 
Nhàn rỗi, mở cửa sổ ra xem, thấy mọi vật vẫn vui tươi. 
Chim bằng cưỡi gió bay luồn sáu tháng không nghỉ, 
Sân đọng nước mưa kiến dời tổ đi. 
Có chiếc nệm xanh là vật cũ, khư khư giữa mãi, 
Tóc bạc rồi, có hùng tâm cũng ngồi than thở suông mà thôi. 
Bệnh trở lại, phải lo điều dưỡng, 
Không biết thu đến nhà ai?
*

Bản dịch của Nguyễn Thạch Giang

Trước nhà phong cảnh hiện nay sao? 
Mở cửa nhìn xem sinh ý nhiều. 
Sáu tháng gió đưa bằng đổi chỗ 
Một sân mưa đọng kiến bò cao. 
Nệm xanh vật cũ lo gìn giữ, 
Tóc bạc lòng hăng luống ngẹn ngào. 
Còn bệnh hãy nên lo chạy chữa, 
Chẳng hay thu tứ đến nhà nào?
*

Bản dịch của Trương Việt Linh

Trước nhà phong cảnh nay sao 
Mở nhìn vạn vật sắc màu xanh tươi 
Chim bằng cởi gió tung trời 
Sân mưa nước đọng kiến dời tổ đi 
Bạc đầu thôi thở than chi 
Nệm xanh vật cũ đến nay vẫn dùng 
Bệnh nhiều nên chạy chữa luôn 
Nhà ai thu đến mộng hồn bâng khuâng
*

Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng Vicar

Phong cảnh trước nhà nay sao rồi? 
Ngày nhàn mở cửa vẫn vui tươi 
Sáu tháng chim bằng bay cưỡi gió 
Sân đọng mưa lâu kiến di dời 
Vật cũ nệm xanh yêu quý giữ 
Hùng tâm tóc bạc thở than thôi 
Bệnh xưa vẫn phải lo điều dưỡng 
Không biết nhà ai tứ thu rơi?
*

Bản dịch của Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh

Trước nhà cảnh vật đã ra sao, 
Mở cửa ngày nhàn sinh ý nhiều. 
Sáu tháng gió tung bằng lượn mãi; 
Một sân mưa đọng kiến bò cao. 
Chăn xanh vật cũ khư khư giữ. 
Tóc bạc hùng tâm luống nghẹn ngào. 
Trở bệnh hãy còn lo chạy chữa, 
Biết chi thu đã đến nhà nao?
*

Ngân Triều diễn thơ:
Trước nhà phong cảnh, thế nào rồi? 
Nhàn rỗi, khai song, vẫn thấy vui. 
Cưỡi gió chim bằng bay chẳng nghỉ, 
Nước mưa sân đọng kiến di dời. 
Nệm xanh vật cũ, khư khư giữ, 
Tóc bạc hùng tâm than thở thôi. 
Bệnh cũ, phải còn lo chạy chữa, 
Biết chăng thu đã đến nhà ai?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét