Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

[Bài 3 & 4] Tình sử HXH-ND/ Trích chương V Nhớ Bóng Trăng Xưa/ Ngân Triều

[Bài 3]
I . 5.
Bài Hỏi Trăng trong thơ truyền khẩu Hồ Xuân Hương, văn bản Landes do Lê Quý chép năm 1882 từ một bản của con cháu Tử Minh, học trò Xuân Hương.ghi lại tâm sự một người con gái mới biết yêu. Yêu Nguyễn Du rồi Xuân Hương tự hỏi với lòng mình. Hỏi vầng trăng muôn thuở, mấy thu qua vẫn tròn, câu hỏi vu vơ cớ sao trăng tròn lại khuyết, hỏi thỏ trên cung trăng bao nhiêu tuổi. Hỏi chị Hằng Nga vợ Hậu Nghệ đã mấy con rồi. Đêm tối cớ chi soi duyên nàng đến với Nguyễn Du con nhà quyền quí ở gác tía lầu son. Khiến cho ngày xanh gặp nhau thẹn với mặt trời đang lên. Năm canh lơ lửng trằn trọc nhớ ai, hay đã có tình riêng với nước non, với chàng.
(Xin xem lại bài số 26 chương III):

Bài số  26

Hoûi  traêng   (2)




Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn.
Hỏi con bạch thố đà bao tuổi,
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con?
Đêm tối cớ chi soi gác tía?
Ngày xanh còn thẹn với vừng son.
Năm canh lơ lửng chờ ai đó?
Hay có tình riêng với nước non?
                                               (Quốc văn tùng ký) 
            Khảo dị: 
            - Bản Xuân Hương thi sao 
            Tựa đề: Vịnh vấn nguyệt 
            Mấy vạn trăm năm vẫn hãy còn 
            Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
            Nuôi chàng Ngọc Thố đà bao tuổi 
            Giấu ả Hằng Nga đã mấy con 
            Đêm thẳm cớ chi soi gác tía 
            Ngày xanh sao lại thẹn vòng tròn 
            Năm canh thơ thẩn chờ ai đó 
            Hay có tình riêng mấy nước non? 
            - Bản Xuân Hương thi vịnh 
            Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn 
            Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
            Hỏi con Ngọc Thố đà bao tuổi 
            Chớ gái Hằng Nga được mấy con 
            Đêm vắng cớ chi soi gác tía 
            Ngày chầy sao thẹn mấy vầng son 
            Năm canh thơ thẩn chờ ai đó 
            Hay có tình riêng mấy nước non? 
            - Bản Nghi Xuân Uy Viễn Nguyễn gia thế phả chép bài này của Nguyễn Công Trứ, với lời như sau: 
            Mấy vạn ngàn năm vẫn hãy còn, 
            Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
            Kia muông ngọc thỏ bao nhiêu tuổi, 
            Nọ ả Hằng Nga đã mấy con? 
            Chập tối cớ chi dòm gác tía, 
            Ban ngày sao thẹn với vừng son. 
            Ba mư­ơi mồng một đi đâu vắng, 
            Hay có tình riêng với nư­ớc non? 
            Nguồn: 
            - Kiều Thu Hoạch, Thơ nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 2008 
-           "Thêm ba bài thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ", Nguyễn Thị Lâm, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (107), 2011

Văn bản chữ Nôm,Ngân Triều soạn

𠳨 𣎞   [二]

𣦆       秋       吻 矣 群
故    欺 闕 吏 欺 𧷺
𠳨 𡥵 白  厝  它  包  
𠳨 姊  姮  娥  㐌  氽 𡥵
𡖵 最  故  之 𥋸  格  紫
𣈜 𩇛 群  𢢆 唄 𣜸 𣜱
  更  泸  𣼽 䟻 埃  𥯉
能  𣎏 情 𥢆  𢭲 渃 𡽫

*
Chú giải:
          Bài Hỏi Trăng trong thơ truyền khẩu Hồ Xuân Hương, văn bản Landes do Lê Quý chép năm 1882 từ một bản của con cháu Tử Minh, học trò Xuân Hương.ghi lại tâm sự một người con gái mới biết yêu. Yêu Nguyễn Du rồi Xuân Hương tự hỏi với lòng mình. Hỏi vầng trăng muôn thuở, mấy thu qua vẫn tròn, câu hỏi vu vơ cớ sao trăng tròn lại khuyết, hỏi thỏ trên cung trăng bao nhiêu tuổi. Hỏi chị Hằng Nga vợ Hậu Nghệ đã mấy con rồi. Đêm tối cớ chi soi duyên nàng đến với Nguyễn Du con nhà quyền quí ở gác tía lầu son. Khiến cho ngày xanh gặp nhau thẹn với mặt trời đang lên. Năm canh lơ lửng trằn trọc nhớ ai, hay đã có tình riêng với nước non, với chàng.
Theo tài liệu: Đi tìm Cổ Nguyệt Đường và mối tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du, TS Phạm Trọng Chánh.
Gác tía: ,theo thành ngữ gác tía lầu son, cái gác sơn màu tía, cái lầu có màu son, tức là nhà ở cao, rộng; tả cảnh sống giàu sang phú quý thời phong kiến xưa.
lơ lửng
𣼽 hay lửng lơ: ở trạng thái di động nhẹ, ở khoảng giữa lưng chừng, không dính vào đâu cả.
*
Xuất xứ:
          Bài nầy trích trong thơ truyền khẩu của Hồ Xuân Hương, do Lê Quý chép trong văn bản Landes năm 1882, từ một bản chép tay của con cháu Tử Minh, học trò của Hồ Xuân Hương.
*
Đại ý:
Tâm sự của một người con gái mới biết yêu.
(1-2-3-4): “Hồ Xuân Hương đã yêu Nguyễn Du rồi, tự vấn lòng mình:
 Hỏi vầng trăng muôn thuở bằng  những câu hỏi vu vơ:
-Tình yêu không phôi pha, vì trải mấy thu nay vẫn còn đó...
-Vẫn còn đó, vẫn réo rắt đậm nhạt trong ta.
-Không biết con bạch thố, thỏ bạch trên cung trăng nay đã được bao nhiêu tuổi?
-Biết chăng, chị Hằng Nga bây giờ đã được mấy con rồi.
(5-6-7-8): Tâm trạng và nỗi nhớ :
-Đêm tối cớ chi soi duyên ta đến với “người ấy”, con nhà quyền quý,  gác tía lầu son.
-Để những ngày xanh gặp nhau, thẹn thùng với mặt trời tươi đẹp đang lên.
-Năm canh ngẩn ngơ, lơ lửng, đợi chờ, nhớ ai.
-Hay ta đã có tình riêng với nước non, với chàng.
(Theo Tài liệu của TS Phạm Trọng Chánh, Cổ Nguyệt Đường và mối tình Hồ Xuân Hương với Nguyễn Du, trang 5).


***** 
[Bài 4]
I . 6.  
Bài Duyên kỳ ngộ trong văn bản Landes. Xuân Hương tin rằng gặp Nguyễn Du là duyên kỳ ngộ. Vì dinh thự cha anh ở Bích Câu bị kiêu binh đốt phá, nên mới ra ở nơi gác tía câu cá của ông anh Nguyễn Khản nên có dịp gần gủi với Xuân Hương. Hồ Phi Mai tin ở duyên số, dù có xa nhau ngàn dậm, có duyên thì sự cũng thành, sẽ cưới nhau. Xin đừng lo lắng mà phí cả tuổi xuân xanh. Gặp nhau nói chuyện thơ văn, thơ họa nhau không dứt; tình trong sáng nguyên vẹn, dù có ai dương cung đe doạ hay nói xấu việc gì, mình cũng như lá lành, cung tên bắn gần lá trợt lớt, chẳng sao. Sẳn bút đề thơ, chúng ta cứ đàng hoàng, chỉnh tề cư xử chẳng sợ ai. Không cần thả lá đề thơ như cung nữ Hàn Thúy Tần với chàng Vu Hựu. Lòng ta như chim tới vườn đào, tình sẽ đẹp tươi.
(Xin xem lại bài số 14 chương III)

Bài số 14
  Duyeân  kyø  ngoä
                   Hồ Xuân Hương

Nghìn dặm có duyên sự cũng thành,    (1)
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh.           (2)
Tấc gang tay họa thơ không dứt,          (3)
Gần gũi cung dương lá vẫn lành.         (4)
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện,        (5)
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh. (6)
Tuy không thả lá trôi dòng ngự,           (7)
Chim tới vườn đào thế mới xinh.          (8)

         
Nguồn:http://www.trungtam.de/vannghe/tho/hoxuanhuong.htm tổng hợp
*

Văn bản chữ Nôm:

𠦳 𨤵
𢥈 𢠯
𡬷 𨧠 𢴑
噲弓 𦲿
𢏡
𠸙
𦲿 𣳔
𪀄 𡑰 𦎡

*
Chú giải:
Duyên:
, lý do như duyên cớ, duyên do…; đẹp, như khả ái như duyên dáng…; may mắn như cơ duyên…; dọc theo như duyên hải…; vợ chồng hòa hợp nhau như duyên hài…; cái phận mình có duyên đã được định trước như duyên phận, duyên số…
Kỳ ngộ:
: sự gặp gỡ lạ lùng.
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi
                                    ĐTTT, Nguyễn Du, câu 259-260

          Tấc gang tay họa thơ không dứt: ý nói văn tài thấp kém , hèn mon nhưng vẫn liên tục xướng họa cùng các bạn văn nhân.
          Cung dương:
: nhà đầy khí dương, ý nói giao tiếp rộng rãi với người khác phái là nam giới.
          Gần gũi cung dương lá vẫn lành: Luôn giao du thân mật với những bạn văn chương , nam giới) mà tâm hồn vẫn trong sáng, chính chuyên.
          chĩnh chện
như chễnh chện: từ gợi tả dáng ngồi nghiêm trang, ngay ngắn đường hoàng trong tự tin. Ở đây ý nói sự thành công trong thi tài, theo truyện dưới đây, giai nhân chỉ kỳ vọng vào hai ứng viên đối diện, (nhà thiện xạ hoặc văn nhân) vì họ đã sắp sửa xong việc thi tài của mình.
*       
(1-2): Lý do không nên lo lắng cho duyên phận lỡ làng:
Hãy tin vào duyên số! Nếu đôi lứa có duyên nhau, cho dẫu cách xa nghìn dặm, thì cuối cùng cũng thành, như chim liền cánh, cây liền cành.
Hãy tự nhủ, đừng nên lo lắng duyên phận chưa đến, khi tuổi Xuân phôi pha trong đợi chờ.
(3-4): Phẩm chất trong giao tế:
.Luôn luôn giao lưu với những bạn thơ, cùng nhau xướng họa.
.Chung đụng với những nam nhân mà tâm hồn vẫn vẹn toàn, đứng đắn, sáng trong. Điều đó, chính là phẩm chất trong sáng của người phụ nữ hay của nhân vật trữ tình, trong giao tế xã hội bấy giờ.
          (5-6): Chuyện bất ngờ, ngoài dự định, vẫn thường xảy ra:
. Chỉ có một trong hai chàng:  nhà thiện xạ, tên sẵn; hoặc chàngnho sĩ, bút đề, sẽ là người đoạt giải.
. Nào ngờ, chàng lực sĩ, hoàn thành nhiệm vụ trải qua hàng ngàn dặm đường, đã nổi trống báo hiệu chiến thắng rồi.
Đó là nội dung hai câu thơ:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng.


    Có duyên ngàn dặm thường hay gặp,
    Vô duyên đối mặt chẳng sum vầy.
       Xuất phát từ câu chuyện sau đây:
           Xưa có một giai nhân, sắc nước hương trời, con nhà quyền quý kén chồng.
            Một hôm, bỗng có 3 chàng thanh niên tuấn tú đến xin thử tài một lượt. Gia chủ rất bối rối nhưng cuối cùng giao việc theo sở trường của các chàng như sau:
Chàng nho sĩ phải viết xong một pho sách cổ.
Chàng thiện xạ phải bắn rụng hết lá của một cây ngô đồng trước sân.
Chàng lực sĩ phải đi lấy một cái trống nơi nhà một người quen với gia chủ ở kinh đô mang về, diệu vợi, ngàn dặm, đường xa. Hễ ứng viên nào hoàn thành trước nhất thì được sánh duyên cùng người đẹp. Người đẹp cứ ngỡ chỉ có chàng thiện xạ (tên sẵn) hoặc chàng nho sĩ (bút đề) sẽ đạt mục đích vì lá cây rụng gần hết, pho sách cổ cũng sắp hoàn thành. Trong giây phút hồi họp, lâm ly ấy, bất ngờ, dưới sân trang viện, bỗng có một hồi trống rộn rã vang lên, tức là chàng lực sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ và được kết duyên cùng giai nhân.     

Ý nghĩa hai câu luận nầy là nhắc lại duyên nợ vợ chồng là do duyên số. Nếu đôi lứa có duyên với nhau thì cho dẫu phải cách xa nghìn dặm, cuối cùng cũng sẽ được toại nguyện.
          (7) Không thư từ qua lại:
          Lá thắm:
“Sự tích Vu Hựu, người đời Đường Hy Tông, một hôm, bắt được một chiếc lá đỏ từ dòng ngự câu trong cung trôi ra, trên lá có đề thơ. Hựu bèn đề một bài thơ đáp lại rồi đem lên thượng lưu thả xuống, người cung nữ là Hàn Thị bắt được. Sau đó, vua băng hà, toàn thể cung nữ bấy giờ được thải ra. Duyên may, Vu Hựu lấy Hàn Thị và nhận ra nhau qua chiếc lá đỏ. Hàn Thị làm một bài thơ có câu: “Phương tri hồng diệp thị lương môi (Mới biết, chiếc lá thắm làm mai mối hay như thế).
          (8) Đất lành chim đậu là điều tự nhiên, tương tự như con chim kia tới vườn đào, người con trai đa tình, đến với người con gái duyên dáng, mới tự nhiên, khả ái, hợp lý-hợp tình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét