Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

[Bài 7&8] Tình sử Hồ Xuân Hương - Nguyễn Du


*****
[Bài 7]
I .9.  
Thạch đình tặng biệt. Trường đình nơi sông Vị Hoàng là một cái đình bằng đá, xây chắc chắn vì ven biển nhiều gió bão lớn., nên còn gọi là thạch đình. Đình đá Vị Hoàng là một bến cảng lớn trên đường đi thuyền vào Phú Xuân, các cuộc đi sứ đi thuyền đến đây, có lẽ sợ đường bộ có truông nhà Hồ và phá Tam giang nguy hiểm. Bản Lưu Hương ký thiếu chữ biệt nên các ông Trần Thanh Mại, Đào Thái Tôn lầm tưởng là một người tên Thạch Đình làm thơ tặng Hồ Xuân Hương.. Nguyễn Du đã ứng khẩu bài thơ tặng Hồ Xuân Hương. Bài thơ chữ Nôm của Nguyễn Du.
Bấy lâu nay ta đã quen biết nhau, có tình có nghĩa với nhau nhiều kỷ niệm, nay nặng lòng với việc nhà, việc nước anh phải về quê hương. Khúc phượng cầu kỳ hoàng, lời tỏ tình anh chưa nói cùng em, lòng em đã mơ màng giấc chiêm bao. Có chắc ta yêu nhau chưa cho lửa tình bén cháy, những giọt lệ tình tiếc mùa xuân đi qua. Tình như lá xanh hoa vàng nếu chẳng phụ lòng nhau, thì rồi đây chúng ta sẽ có ngày sum họp. Bài thơ khá chua chát hay Nguyễn Du muốn thử lòng nàng có thật yêu mình không ? hay. Xuân Hương yêu tha thiết Nguyễn Du, nhưng chàng có lẽ vì bận hoài bảo công danh, muốn đi vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh, nên lòng còn hờ hững. Tròn trặn gương tình cũng có khi.
Thạch đình tặng biệt
Đường nghĩa bấy lâu trót vẽ vời, 
Nước non sầu nặng muốn đi về.
 
Cung hoàng dịu vợi đường khôn lọt,
 
Đường nguyệt mơ màng giấc hãy mê.
 
Đã chắc hương đâu cho lửa bén,
 
Lệ mà hoa lại quyến xuân đi.
 
Xanh vàng chẳng phụ lòng ân ái,
 
Tròn trặn gương tình cũng có khi..
Thơ chữ Nôm Thanh Hiên Nguyễn Du,  
Hồ Xuân Hương chép trong Lưu Hương ký.
Cung Hoàng
Chỉ khúc "Phượng cầu hoàng".
Bài khác có cùng chú thích:
Uyển chuyển ca (Dương Thận)
Đường Nguyệt, Chỗ Xuân Hương gọi là Cổ Nguyệt đường.
Bài này trước ông Trần Thanh Mại và Đào Thái Tôn đều lầm tưởng của một người tên là Thạch Đình như Cư Đình, Thực Đình, người đương thời. Nhưng theo TS. Phạm Trọng Chánh, "Thạch Đình" có nghĩa là cái đình đá, nơi bến sông Vị Hoàng, Nam Định, vì đó là bến cảng lớn của ngày xưa, vì cạnh biển, mưa gió, bão táp nên đình được xây kiên cố bằng đá. Từ đây đi vào Nghệ Tĩnh, Phú Xuân tiện lợi nhanh chóng vì không leo núi đèo Tam Điệp hay truông nhà Hồ, phá Tam Giang. Làng Tiên Điền có Giang Đình là cái đình bên sông, một trong tám thắng cảnh Hồng Lĩnh. Hồ Xuân Hương tiễn Nguyễn Du năm 1794, tiễn Mai Sơn Phủ năm 1801 và đón quan chánh sứ Nguyễn Du năm 1813 nơi này. 
Do chưa được thống nhất về tác giả, Thi Viện vẫn tạm xếp bài thơ này vào mục thơ Hồ Xuân Hương


Nguồn: 
1. Đọc Lưu hương ký của Hồ Xuân Hương do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phiên âm và chú thích, TS. Phạm Trọng Chánh, 2012 
2. Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do TS. Nguyễn Xuân Diện cung cấp
*
Văn bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn:
石  亭 贈
塘義悲𥹰
𡽫𨤼㦖迻衛
宮凰妙溈塘坤𢯰
塘月𢠩唉謎
𠺵㧣焒𤊰
淚麻花吏獧春迻
𩇛黄丞𢙱恩愛
𧷺𨩍情共𣎏
*

Ảnh minh họa [bài 7], HXH-ND

Ngân Triều diễn thơ:

Tình nghĩa thương nhau, bao vấn vương,
Nước nhà lòng nặng, chốn quê hương.
Kỳ hoàng, khúc nhạc lòng chưa tỏ,
Giấc mộng đinh ninh mãi nhớ thương.
Có chắc yêu nhau nồng bén cháy?
 Lệ thương đâu tiếc nỗi phai hương.
Hoa vàng xanh lá tình ngời sáng,
Sẽ có ngày sum họp một đường.
*
Bài thơ khá chua chát hay Nguyễn Du muốn thử lòng nàng có thật yêu mình không ?  Xuân Hương thì yêu tha thiết Nguyễn Du, nhưng chàng có lẽ vì bận hoài bảo công danh, muốn đi vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh, nên lòng cònphân vân, chưa quyết. Tròn trặn gương tình cũng có khi.


*****
[Bài 8]
I . 10 
Bài thơ này Nguyễn Du xứng đáng bị một tát tai, nếu gặp phải người yêu ngày nay, Nhưng Hồ Xuân Hương đã chua xót họa lại bằng bài Họa Thanh Hiên nguyên vận. Văn bản chép là họa Thanh Liên nguyên vận, nhưng Thanh Liên là bút hiệu thi hào Lý Bạch. Bút hiệu Thanh Hiên từ khi về Quỳnh Hải cưới vợ năm 1797 mới dùng, năm 1796 Nguyễn Du còn dùng bút hiệu Chí Hiên. Có lẽ lúc này Nguyễn Du dùng bút hiệu Thanh Liên Chí Hiên chăng ?
Bài thơ Hồ Xuân Hương viết:
Tay em còn chờ chàng dạy khúc Phượng cầu kỳ hoàng, chờ chàng ngỏ lời cưới em, Chàng như cánh phượng đường mây, chàng có tài cao, đường công danh thênh thang đã vội chi.
Chua xót đọc bài thơ chàng viết để lại cho em,
Sao chàng hững hờ duyên em bấy lâu nay mà nở bỏ đi.
Thử vàng đá, em treo giá ngọc mà đợi chàng,
Dù hoa có quý báu như phong gấm, hoa nở cũng có thời gian, em là gái chưa chồng, tuổi xuân nở cũng có lúc,
Lòng như đào thắm mận xanh còn nhiều niềm vui,
Chàng ơi, sao đành nở dứt ra đi.
*
Họa Thanh Liên Chí Hiên nguyên vận
Khúc hoàng tay nguyệt còn chờ dạy,
Cánh phượng đường mây đã vội chi.
Chua xót lòng xem lời để lại,
Hững hờ duyên bấy bước ra đi.
Thử vàng đá nọ treo từng giá,
Phong gấm hoa kia nở có thì,
Đào thắm mận xanh còn thú lắm,
Xuân ơi đành nở đứt ra về.
Thơ Hồ Xuân Hương chép trong Lưu Hương ký.
*
Bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn:
和  清 蓮 志 軒 厡 韻

曲凰拪月群徐 𠰺
𦑃 鳳塘𩄎 㐌 踣 之
咮㽾𢙱䀡唎
𢷣 𨀈 迻
此鐄𥒥奴撩曽價
䌝花箕𦬑𣎏
𧺀𩇛群趣
𢝜
*
Nguyễn Du có dạy đàn cho Hồ Xuân Hương. Trong thơ Phạm Đình Hổ bài Sở hữu cảm có câu: 
Buông đàn cười chẳng gảy.
Ngại làm ai chạnh lòng.
Tốn Phong từ xa đi ngựa đến, đã nghe tiếng nàng đàn: 
Phượng cầm tự khóm trúc vang thanh, bài 14. 
Tốn Phong đã từng thổi sáo và Hồ Xuân Hương đánh đàn:
Thần vào sáo ngọc tung sao đẩu,
Hứng nhập ly quỳnh chén cổ kim.
 Đàn chuyển tiếng thu vang tỉnh viện,
 Mộng chuyền xuân bướm ngát thơm chăn, bài 7.
*
Thuyền Nguyễn Du ra khơi, để lại một mình Xuân Hương Hồ Phi Mai trên Thạch Đình khóc nức nở.
*
和清蓮原韻Họa Thanh Liên nguyên vận, Hoạ vần thơ Thanh Liên. Bài thơ này hoạ vần bài "Thạch Đình tặng" (được cho là của Nguyễn Du) chép ở trước. Tuy nhiên Thanh Liên là bút hiệu thi hào Lý Bạch. Có thể nào có người lấy bút hiệu Lý Bạch làm bút hiệu mình chăng? Có thể ở đây là một lầm lẫn do chép nhầm từ Chí Hiên hay Thanh Hiên. 
*

Ngân Triều diễn thơ:
Kỳ hoàng khúc Phượng, còn chờ dạy
Cánh phượng đường mây, đã vội chi?
Chua xót bài thơ người để lại,
Hững hờ duyên bấy bỏ ra đi.
Thử vàng giá ngọc còn chờ đợi,
Phong gấm, hoa kia, cũng có thì,
Đào thắm mận xanh còn lắm nỗi,
Người ơi, sao nỡ biệt kinh kỳ?


*
Nguồn: 
1. Đọc Lưu hương ký của Hồ Xuân Hương do Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích phiên âm và chú thích, TS. Phạm Trọng Chánh, 2012 
2. Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do TS. Nguyễn Xuân Diện cung cấp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét