[Bài 9]
Theo TS Phạm Trọng Chánh.
|
II .1
Nguyễn Du về đến Tiên Điền, Hồng Lĩnh không nhà, anh em lưu lạc.Thật sự thì anh em Nguyễn Du chẳng bao giờ ở tại Tiên Điền cả. Những năm cuối cùng nhà Lê -Trịnh . Nguyễn Khản làm Thượng Thư Bộ Lại, chức vụ ngang với Thủ Tướng ngày nay, lại kiêm trấn thủ Hưng Yên, Thái Nguyên và Sơn Tây. . Tại Sơn Tây Nguyễn Khản giao quyền cho Nguyễn Điều làm Đốc Trấn, có Nguyễn Nể phụ tá. Nguyễn Nghi, Nguyễn Trứ nắm giữ binh quyền tại Hưng Yên. Và tại Thái Nguyên, Nguyễn Quýnh giữ chức Trấn Tả Đội, Nguyễn Du làm Chánh thủ Hiệu, quân Hùng hậu hiệu, đội quân mạnh nhất Thái Nguyên, Cai Gia tức Nguyễn Đại Lang làm Quân Sư. Cai Gia nhân vật này có tên trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vốn là người Phản Thanh Phục Minh Trung Quốc, là tay 'giặc già' , được Nguyễn Khản thu nạp làm môn hạ, để dạy võ cho các em. Thái Nguyên là nơi nhiều dân Trung Quốc sang khai mỏ, trộm cướp, trốn thuế. Cai Gia là người trị nổi đám người này; Nguyễn Du kết nghĩa sống chết với Cai Gia (Sinh Tử giao tình tại. Bài Tiễn biệt Nguyễn Đại Lang) nên gọi là anh Cả. Khi nhà Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du, Nguyễn Đại Lang và Nguyễn Sĩ Hữu (tức Nguyễn Quýnh) chạy sang Vân Nam. Tôi, (TS Phạm Trọng Chánh),bác bỏ việc Nguyễn Du nhận tập ấm cha nuôi họ Hà, giữ một chức quan võ nhỏ như gia phả ghi.Thật sự Nguyễn Du là đại diện binh quyền cho anh Nguyễn Khản tại Thái Nguyên).
Hai anh lớn Nguyễn
Khản, Nguyễn Điều đã mất năm 1786, Nguyễn
Nể làm quan ở Phú Xuân, Nguyễn
Quýnh bị Tây Sơn giết năm 1790 tại Hà Tỉnh, Nguyễn Nghi, Nguyễn Trứ
đại diện binh quyền cho Nguyễn Khản từ Hưng Yên về ở Chu Kiều, Bắc Ninh làm
nghề thuốc. Nguyễn Nghi viết truyện
thơ Quân Trung Đối dài 1116 câu, và có con là Nguyễn Toản đỗ Tiến Sĩ đời Minh Mạng làm quan đến chức Viên Ngoại
Lang. Nguyễn Trứ làm nghề thuốc,
đậu Tam Trường năm 1779 đời Gia Long có ra làm quan Tri phủ Nam Sách, có con
là Nguyễn Thích tri phủ Nghĩa Hưng, Nam Định, Nguyễn Trù tri phủ Vĩnh Tường, và Nguyễn Thị Uyên làm thuốc giỏi được mời vào cung chữa bệnh cho
các cung nữ đời Gia Long .Trong anh em Nguyễn Du có lẽ chỉ có Nguyễn Nhưng là ở Hà Tỉnh.
Theo Gs Hoàng Xuân Hãn, trong danh sách những người ra
cộng tác với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ở Sùng Chính Viện đời Tây Sơn, có Nguyễn Công con Nguyễn Khản, và Nguyễn
Thiện con Nguyễn Điều.
Nguyễn
Hành con thứ hai Nguyễn Điều, nhà thơ
tài hoa trong năm nhà thơ nhất nước đương thời, lúc này cũng đang ở Hồng
Lĩnh, nên có nhiều kỷ niệm về các cuộc đi săn của Hồng Sơn Liệp Hộ Nguyễn Du.
Về
Tiên Điền, hai anh em Nguyễn Du, ở trong một căn nhà nhỏ trên bến Quế Giang,
đầu sông Long Vĩ, cạnh Giang Đình, để tiện việc chở gạch, ngói, gỗ, đá về xây
cất bằng thuyền. Nguyễn Du có lẽ nằm nhà trông coi việc trả lương thợ và tiếp
nhận vật liệu. Công việc xây dựng lại làng Tiên Điền khá quy mô. Có đến bốn
đền thờ họ Nguyễn Tiên Điền:
Đền
thờ ông Nguyễn Lĩnh Nam tức cụ Nguyễn Quỳnh, ông nội Nguyễn Du.
Đền
thờ ông Nguyễn Tiên Lĩnh Hầu tức Nguyễn Huệ (1705-1733) chú Nguyễn Du, Đền
thờ Xuân Quận Công tức Nguyễn Nghiễm(1708-1776) cha Nguyễn Du,
Đền
thờ Nguyễn Lam Khê tức Nguyễn Khản (1734-1786).
Đền thờ Điền Nhạc Hầu tức Nguyễn
Điều (1745-1786).ngoài ra còn có chùa Trường Ninh và Cầu Tiên.
Mọi chi phí đều do Nguyễn Nể cung
ứng, cuối năm 1794, Nguyễn Du có vào Phú Xuân nhận món tiền thứ hai.
Về Tiên Điền, Nguyễn Du chỉ còn người bạn
hiệu là Thực Đình (ăn ở đình làng) tặng cho chiếc áo vải, người
bạn dạy học lây lất không đủ sống. Sách vở họ Nguyễn Tiên Điền, không kém gì
Phúc Giang thư viện họ Nguyễn Trường Lưu hàng vạn quyển sách, được triều đình
sắc phong, bị cháy mười phần còn một hai, chất quanh vách nhà, ngoài cửa một
khóm cúc vàng, bếp vắng lặng vì thiếu người đàn bà bếp núc. Nguyễn Du hớp
rượu cho hồng sắc diện. Về đây sau cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh, Nguyễn Du
phải Khóc cười thời loạn theo trần thế, bệnh yếu lặng câm mà giữ
thân.
Về Tiên Điền bệnh cũ mười năm trước ở Vân Nam tái
phát, NguyễnDu: Nằm bệnh mười tuần bến Quế Giang.Ngày xưa tuần là
tuần trăng, nửa tháng, từ trăng tròn đến trăng khuyết. và từ không trăng
đến tròn trăng.
|
II .2
Nhân có một người quen về Hồng Lĩnh, Hồ Xuân Hương gửi Nguyễn Du bài Nhân tặng, bài này chép trong Lưu Hương ký.: Chàng đã về quê quán, nơi từ đường của danh gia vọng tộc, cách xa bao non núi. Xuân Hương chẳng có dịp may nào để xông pha về thăm chàng. Mấy hàng chữ viết thăm chàng, nước mắt rơi lai láng, một bài thơ, một mảnh giấy lòng em đợi tin chàng. Muốn thả lá đề thơ nhưng e ngại ngọn nước triều không đưa đến, muốn gửi quà nhiều hơn nhưng e ngại mỏi cánh chim hồng. Ước gì có người tiên hiện xuống nơi trần thế giúp tình ta, có vầng trăng soi tỏ tấm lòng.
*
Nhân tặng
Nghiêm thẳm hầu môn biết mấy
trùng,
May chăng khôn lẽ dám pha xông. Mấy hàng chữ mực châu lai láng, Một mảnh tờ mây ý mộng mong. Buông thả luống e khơi ngọn nước. Gửi trao còn ngại mỏi vai hồng. Người tiên ví chẳng soi trần thế, Cậy có vầng xanh tỏ tấm lòng.
*
Theo TS. Phạm Trọng Chánh, bài thơ này được Hồ Xuân Hương viết khoảng năm 1795 lúc Nguyễn Du đã về Hồng Lĩnh, và Nguyễn Du đã đáp lại bài thơ này bằng bài "Ký hữu" trong "Thanh Hiên thi tập". * Nguồn: 1. Đi tìm Cổ Nguyệt đường và mối tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du, TS. Phạm Trọng Chánh, 2012 2. Bản sao từ bản chép tay của Nguyễn Văn Hoàn, do TS. Nguyễn Xuân Diện cung cấp |
*
Bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn
Bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn
因
嚴審候門别買重
𠲕坤㦑波𨃸
洚𡨸墨珠吏浪
殳𤗖詞𩄎意夢懞
捹抯𢤱𠲖𢵱𦰟渃
掎𢭂群碍悔𦠽紅
𠊚仙𠸠拯擂塵世
𣎏暈𩇛𤍄𢙱
*
Ngân Triều diễn
thơ:
Từ đường vọng tộc, bao non núi!
Có dịp may nào để thẳng dong?
Chữ viết mấy hàng rơi nước mắt,
Thơ đề mảnh giấy, gởi hoài mong.
Mênh mông thả lá triều đâu đến,
Tin nhạn còn e mỏi cánh hồng.
Những ước người tiên, bay xuống giúp,
Trăng thề soi sáng, sáng soi lòng.
*****
[Bài
10]
II .3
Nguyễn Du đã trả lời bài Nhân tặng của Xuân Hương bằng bài Ký hữu, Gửi bạn bài số 33 trong Thanh Hiên thi tập. Xuân Hương viết: Cậy có vầng xanh tỏ tấm lòng, Nguyễn Du đáp lại:Một vầng trăng sáng tình ta đó.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét