Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Nguyệt dạ ca/ Thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương & Mai Sơn Phủ, Trích Lưu Hương Ký/HXH

Mời quý bạn xem lại hai bài thơ tình đối đáp của MSP-HXH:
***

Bài số 11 
Nguyệt dạ ca
Mai Sơn Phủ và Hồ Xuân Hương

 [I] Sau khi mối tình đầu với Nguyễn Du, trong đợi chờ vô vọng, khoảng năm 1799-1801, Hồ Phi Mai tự Xuân Hương, lúc đó khoảng 27-29 tuổi, đã gặp một chàng trai ở Vịnh Phố, (tức thành phố Vinh, đô thị loại 1, tỉnh Nghệ An ngày nay) ra Thăng Long trọ học là Mai Sơn Phủ. Hai người đã say đắm yêu nhau, tình yêu đã được công khai thề nguyện và có làm thơ(cắt tóc mỗi người một mớ, gọp lại, chia hai, rồi mỗi người giữ một phần, đồng thời cắt tay trích máu cho vào hai chung rượu, gọi là chén tử và chén sinh, uống thề trọn đời yêu nhau; bài thơ chữ Hán, Thệ viết hữu cảm và đã chung sống như vợ chồng).
 Lần nầy, Mai Sơn Phủ về quê, thu xếp xin gia đình chấp thuận cưới nàng. Trên đường đi, chàng đã gửi về  cho Hồ Phi Mai bài thơ Nguyệt Dạ Ca I như sau: (Theo Mối tình của Hồ Xuân Hương và Mai Sơn Phủ qua Lưu Hương ký của TS Phạm Trọng Chánh):
Văn bản chữ Hán:
月 夜 歌  一
露 如 珠 兮 月 如 王差

倏   往 來 兮 照 予 懷

惋  故 人 兮 天 涯

        兮 心 徘 繄

          兮  焉 在 哉
Phiên âm:
Nguyt d ca I
Lộ như châu hề nguyệt như sai, (1)
Thúc vãng lai hề chiếu dư hoài. 
Uyển cố nhân hề thiên nhai !  (3)
Ái bất kiến hề tâm bồi hồi ! 
Đài hoang Thần Nữ miếu,  (5)
Vân tán Sở Vương đài. 
Minh nguyệt quang như thử  (7)
Ngã tư chi nhân hề yên tại tai.
Dịch nghĩa:
Sương móc như những hạt châu chừ ánh trăng lấp lánh (trên lá) như những hạt ngọc trai.
Những tia sáng long lanh đó chừ khiến ta nhớ thương ,
Người tuyệt vời chừ ở phương trời,
Yêu chẳng gặp nhau chừ lòng bồn chồn.
Miếu Thần Nữ rêu phủ,
Đài Sở Vương mây trôi. (Nhớ những giây phút ân ái củaThần Nữ Vu Sơn với Sở Tương Vương; giờ không còn nữa, như rêu phủ, mây trôi)
Ánh trăng thanh sáng như thế, (như những ngày hẹn nhau dưới trăng nơi Hồ Tây, nơi Cổ Nguyệt Đường).
Ta nhớ đến người ấy chừ vô cùng.
Chú giải:

Thần Nữ miếu, 神女廟, Miếu Thần Nữ núi Vu Sơn 
Sở Vương Đài,
楚王臺,Đài Sở Vương,nơi Sở Tương Vương nằm mộng thấy giao hoan cùng thần  nữ  núi Vu Sơn.
Dịch thơ:

(1)Bản dịch của [không rõ]
gửi bởi Vanachi ngày 27/04/2006, 08:12
Sương giọt ngọc nguyệt ánh ngà,
Du du rọi rọi hồn ta gieo sầu.
Người xưa duyên dáng nơi đâu?
Xa xôi cách trở lòng rầu chẳng nguôi.
Miếu Thần Nữ- ngói rêu phơi
Đền đài Vương Sở-nền trời mây tan.
Đêm nay vằng vặc trăng vàng
Hỡi người trong mộng, biết nàng phương nao?
*
(2) Bản dịch của Trần Nhất Lang
gửi bởi Vanachi ngày 18/04/2007, 18:49
Trăng  ngời, sương móc như châu,
Soi lòng cô quạnh thêm sầu lòng ta
Cố nhân ở tận trời xa,
Yêu nhau không gặp thiết tha ngậm ngùi.
Sở Đài mây lạnh lùng trôi
Miếu hoang thần nữ ai người sửa sang
Tứ bề trăng giãi mênh mang,
Nhớ thương nào biết gửi nàng nơi đâu
.*

(3)Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn

Gửi bởiVanachi ngày 22/08/2008, 09:55

 Trăng ngà sương móc châu sa,

Rập rờn qua lại lại qua ngời ngời.

Cố nhân góc bể chân trời,

Yêu nhau chả gặp ngậm ngùi lòng nhau.

Miếu hoang thần nữ rêu rầu,

Đài cao vua Sở một màu mây hoang.

Bốn bề trăng sáng mênh mang,

Người ta mong nhớ giờ đang nơi nào?
Nguồn: Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán-chữ Nôm &giai thoại, Bùi Hạnh Cẩn, Thông Tin,1999

*

(4) Bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn

Gửi bởiVanachi ngày 22/08/2008, 10:02

Móc như hạt châu chừ trăng ngọc ngời
Qua lại chừ lòng ta soi
Nhớ cố nhân chừ chân trời
Yêu không gặp  chừ lòng bùi ngùi
Rêu mờ miếu Thần Nữ,
Mây tản bay Sở đài.
Trăng sáng ngời như thế,
Ở nơi đâu chừ người ta mong nhớ ơi!
Nguồn: Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán-chữ Nôm &giai thoại, Bùi Hạnh Cẩn, Thông Tin,1999
*

(5) Bản dịch của Cao Tư Thanh

Gửi bởi TTH ngày 10/03/2009, 06:44

 Sương như châu chừ trăng như mây,

Cứ qua lại chừ soi lòng nầy.

Hờn người xưa chừ nơi chân trời,

Nhớ không gặp chừ lòng bồi hồi.

Miếu thần nữ rêu phủ,

Đài Sở Vương mây phai.

Trăng trong sáng như thế,

Người nơi đâu chừ người ta thương ơi!

*

(6) Bản dịch của Nhất Uyên
Sương như châu, kìa trăng sáng ngời, 
Sáng lấp lánh kìa chiếu hồn ai,  
Người yêu ơi!  giờ nơi phương trời !  
Yêu chẳng gặp lòng bồi hồi.!  
Miếu Thần Nữ rêu phủ,  
Đài Sở Vương mây trôi.  
Trăng trong sáng như thế !  
Người ta mơ tưởng giờ nơi đâu rồi. 
Thơ Mai Sơn Phủ, trong Lưu Hương Ký, Nhất Uyên dịch thơ.
Ghi chú:
Câu (5-6),  Nhớ những giây phút ân ái củaThần Nữ Vu Sơn với Sở Tương Vương; giờ không còn nữa, như rêu phủ, mây trôi.
(Câu 7), như những ngày hẹn nhau dưới trăng nơi Hồ Tây, nơi Cổ Nguyệt Đường.
*
(7) Bản dịch của Ngân Triều
Sương móc long lanh trăng tỏ rạng,(*)
Chênh vênh tia ngọc đẫm u hoài,
Mỏi mòn mong ngóng người xa thẳm,
Núi khuất trời thương hồn lạc loài!
Rêu phủ vấn vương Thần Nữ Miếu,
Mây bay ngơ ngẩn Sở Vương Đài.
Đêm trăng vằng vặc, lòng tê tái,
Ta nhớ người xa tim buốt thay!
-----
(*)Ánh trăng lấp lánh trên cành lá, long lanh như những viên ngọc trai.

*****

·        [II]Khi nhận được bài thơ trên của Mai Sơn Phủ, Hồ Phi Mai họa ngay:

 Nguyt d ca kỳ 2 

• Bài hát đêm trăng kỳ 2

Văn bản chữ Hán:
Ngân Triều soạn 
ảnh minh họa Google
月 夜 歌 其 
花 其  字  兮  葩  其  詩
霞 為  裳  兮  雲  為  衣
亦 旣  覯 兮   我   心  則  夷
語 曷  旣 兮  栖   遲
愁 泰  湘  水  聽
悶 壓  蜀  山  低
日 月  無  根  兮
情 之  所  鍾
不 知  其  期
Phiên âm:
 Nguyệt dạ ca II
Hoa kỳ tự hề ba kỳ thi, 
Hà vi thường, hề vân vi y, 
Diệc ký câu hề ngã tâm tắc di. 
Ngữ hạt ký hề thê trì. 
Sầu thái Tương thủy thính,  Muộn áp Thục Sơn đê, = ép vào, nén/ giăng trùm lên chân núi Thục.
Nhật nguyệt vô căn hề, 
Tình chi sở chung ? 
Bất tri kỳ kỳ?
Chú giải:
 thườnglà chiếc quần; còn Xiêm, , áo lót che trước ngực của phụ nữ ngày xưa, tức là chiếc yếm; còn có nghĩa là chiếc quần, Ở văn cảnh nầy sử dụng thường, chiếc xiêm hay chiếc quần) 
diệc=cũng) dịch gặp lại nhau.
thính, nghe, theo, đoán, định.
chung, cái chuông, còn có nghĩa thời giờ
Tương thủy湘  水,nước sông Tương.

Tương Giang bắt nguồn từ núi Duyên, huyện Hưng Yên tỉnh Quảng Tây. Trong bài Trường Tương tư của Lương Ý Nương  梁意娘có một đoạn thơ:  

我在湘江頭,
君在湘江尾。
相思不相見,
同飲湘江水
Ngã tại Tương Giang đầu,
Quân tại Tương Giang vĩ.
Tương tư bất tương kiến,
Đồng ẩm Tương giang thủy
*
Đầu sông thiếp vẫn đợi chờ, 
Cuối sông chàng nhớ bơ phờ lòng đau. 
Nhớ nhau chẳng thấy mặt nhau 
Nước sông cùng uống dạ sầu chẳng khuây.
*

Thục Sơn
蜀 山 ,ở phía Đông Nam huyện Tuyên Hưng Tỉnh Giang Tô.Nhưng trong bài này Hồ Xuân Hương nói đến núi Thục trên đường đi qua Ba Thục của Lý Bạch:
(Bài Thục đạo nan, 蜀道難,Lý Bạch, có đoạn:
 
使  
 
Thục đạo chi nan nan ư thướng thanh thiên
Sử nhân thính thử điêu chu nhan
Liên phong khứ thiên bất doanh xích
Khô tùng đảo quái ỷ tuyệt bích
***
 Đường đi Thục khó, khó hơn lên trời xanh 
 Khiến cho ai nghe tới đang mặt mày tươi tắn liền phải khổ sầu 
Mấy dãy núi san sát nhau, cách trời không đầy thước 
Cây tùng khô treo ngược dính vào vách đá cao ngất 
***
Đường Thục khó hơn lên trời xanh
Khiến người nghe nói héo mặt son
Núi liền cách trời chẳng đầy thước
Thông khô vắt vẻo vách cao ngất
.Muộn áp Thục Sơn đê, 悶 壓 蜀 山 低,buồn giăng trùm núi Thục.
Dịch nghĩa:
Bài ca đêm trăng II. 
Hoa là chữ, chừ nhụy là thơ,  
Ráng là chiếc xiêm chừ  mây là y trang 
Khi gặp lại nhau, chừ lòng ta phơi phới. 
Lời thư chừ sao chậm tới, 
 
Nghe sầu trôi miết sông Tương, 
 
Buồn giăng trùm lên núi Thục. 
 
Thời gian chờ đợi khô héo rễ lòng, 
Khi nào gặp lại ? Biết đến bao giờ?
Diễn văn xuôi của Nhất Uyên:
(Tức TS Phạm Trọng Chánh, Paris)
Hoa là chữ, nhụy là thơ.
Ráng hồng hoàng hôn là xiêm, mây là áo.
Nơi nào cùng có hoa có nhụy, có ráng chiều, có mây là nơi ta gặp nhau; khi gặp nhau lòng ta phơi phới.
Nhưng giờ đây thư chàng sao chậm tới?
Lòng thiếp, lòng chàng như kẻ đầu sông Tương, cuối sông Tương, không gặp nhau nhưng cùng một lòng nhớ thương nhau, (cùng uống nước sông Tương).
Nỗi buồn nào chất ngất như Lý Bạch đứng dưới chân núi Thục.
Ngày tháng này tâm hồn thiếp như không còn gốc rễ; lênh đênh như ngọn cỏ bồng.
Mình sẽ gặp lại nhau nơi nào, bao giờ đây ?
Theo TS Phạm Trọng Chánh, Paris.
* 
Dịch thơ:
(1)Bn dch ca Bùi Hnh Cn
Ráng làm xiêm chừ mây làm áo.
Cũng đã gặp nhau chừ lòng ta vui vầy
Lời gửi chừ sao chậm chầy
Sông Tương nghe buồn chảy
Non Thục sầu nén đầy
Trời trăng chừ không gốc
Chung đúc mối tình, biết bao giờ đây?
Nguồn: Hồ Xuân Hương thơ chữ Hán - chữ Nôm & giai thoại,
Bùi Hạnh Cẩn, NXB Văn hoá - Thông tin, 1999
(2)Bản dịch của Ngân Triều:
Bài ca đêm trăng II. 
Tình ta hoa nhụy đẹp văn thi,
Mây ráng là trang phục ngoại y.
Thương nhớ gặp nhau bừng rạng rỡ,
Chờ mong tin nhạn bặt rì rì.
Sông Tương sóng gợn dào thương nhớ,
Núi Thục buồn giăng kín lối đi.
Mòn mỏi miên man chờ ủ rũ!
Mong thay chớ lỡ hẹn sai kỳ.
***
Trích Nhớ Bóng Trăng xưa của Ngân Triều

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Nhãn phóng thanh/ Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương/ Lưu Hương ký

Bài số 12
Nhãn phóng thanh
Hồ Xuân Hương
(Ngân Triều soạn/ Trích chương IV/ Bản thảo sách Nhớ Bóng Trăng Xưa, Tác giả Ngân Triều sẽ xuất bản 2017)
***
Ảnh của Ngan Trieu.
Cứ tưởng màu xanh mắt toả ra. Ảnh minh  họa, Google










Bản chữ Hán
眼放青
微茫螺黛拓滄溟
到此須教眼放青
白水磨成千刃劍
寒潭飛落一天星
怪形未已標三甲
神力奚庸鑿五丁
仿佛雲頹頭暗點
高僧應有坐談經
***
Phiên âm:
Nhãn phóng thanh
Vi mang loa đại tháp thương minh
Đáo thử tu giao nhãn phóng thanh
Bạch thuỷ ma thành thiên nhẫn kiếm
Hàn đàm phi lạc nhất thiên tinh
Quái hình vị dĩ tiêu tam giáp
Thần lực hề dung tạc Ngũ Đinh
Phảng phất vân đồi đầu ám điểm
Cao tăng ưng hữu toạ đàm kinh.
***
Ảnh của Ngan Trieu.

Dịch nghĩa:
Mắt nhìn xanh
Mầu lam nhạt mờ mờ nối trời xa với bể xa.
Đến đây, tưởng như trong mắt toả sắc xanh ra
Nước bạc mài đá thành nghìn mũi gươm nhọn
Giữa đầm vắng, hình như có một sao trời sa xuống.
Vách đá hình kì quái không dễ dùng làm bảng đề danh cho kẻ đỗ đại khoa,
Nếu không sức thần thì sao tạc nổi tượng lực sĩ hùng dũng như vậy.
Phảng phất mây xuống thấp, phía trên đã xẩm tối,
Chắc đã có vị cao tăng ngồi yên lặng tụng kinh.
***
Ảnh của Ngan Trieu.

Diễn thơ:
*Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn
Gửi bởi Vanachi ngày 27/04/2006 09:03
Bể xanh lấp loáng tận trời xa,
Đây ngỡ màu xanh mắt tỏa ra.
Nước bạc mài nên nghìn mũi kiếm,
Đầm im rơi xuống một sao sa.
Quái hình chưa dễ đề khoa bảng,
Thần lực đâu đà tạc tượng ma.
Phảng phất mây rà đầu xẩm tối,
Cao tăng đang tụng chốn chiền già.
***
*Bản dịch của Trương Việt Linh
Gửi bởi vietlinh11 ngày 25/08/2016 15:01
Biển xanh mịt mịt trời xa
Màu xanh từ mắt toả ra khắp vùng?
Nước mài thành vạn mũi gươm
Một ngôi sao rụng giữa đầm nước thanh
Quái hình đâu chỗ đề danh
Tượng kỳ ắt bởi sức thần tạc ra
Đầu non mờ mịt mây sà
Cao tăng ngồi đó đang là tụng kinh
***
*Bản dịch của Ngân Triều
Chân trời với bể nhạt mờ xa, 
Cứ tưởng màu xanh mắt toả ra. 
Nước bạc đá mài nghìn mũi nhọn, 
Giữa đầm như có một sao sa.
Đá hình bảng hổ ai làm được?
Ai dễ  sức phàm kiến tạo ra?
Phảng phất mây chiều trời sụp tối, 
Cao tăng tĩnh tọa tụng Di Đà.
*****
Ảnh minh họa:
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Độ Hoa Phong (Vịnh Hạ Long)/ Lưu Hương Ký/ Hồ Xuân Hương


Bài số 4
Độ Hoa Phong
Hồ Xuân Hương
Trong Lưu Hương Ký.
Trích bản thảo Nhớ Bóng Trăng Xưa, tác giả Ngân Triều sẽ xb.
Ảnh của Ngan Trieu.
Ảnh minh họa
Phiến phàm vô cấp độ Hoa Phong,
Tiểu bích đan nhai xuất thủy trung.
Thủy thế mỗi tùy sơn diện chuyển,
Sơn hình tà kháo thủy môn thông.
Ngư long tạp xử thu yên bạc,
Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng.
Ngọc động vân phòng tam bách lục,
Bất tri thùy thị Thủy tinh cung.
*
Bảng chữ Hán, Ngân Triều soạn.
渡華封
片帆無急渡華封
峭壁丹崖出水中
水勢每隨山面轉
山形斜靠水門通
魚龍雜處秋煙薄
鷗鷺齊飛日照紅
玉洞雲房三百六
不知誰是水晶宮
Phiên âm:
Độ Hoa Phong
Phiến phàm vô cấp độ Hoa Phong,
Tiễu bích đan nhai xuất thuỷ trung.
Thuỷ thế mỗi tuỳ sơn diện chuyển,
Sơn hình tà kháo thuỷ môn thông.
Ngư long tạp xử thu yên bạc,
Âu lộ tề phi nhật chiếu hồng.
Ngọc động vân phòng tam bách lục
Bất tri thuỳ thị Thuỷ Tinh cung.
Chú giải:
Trong sách Phượng Sơn Từ chí lược cũng như Đại Nam dư địa chí ước biên, chép 5 bài thơ, không có tiêu đề riêng cho từng bài, chỉ đề Chu thử hoa phong tức Cảnh bát thủ.
Tháng 2 năm 1962, Ông Trần Văn Giáp đã giới thiệu 5 bài trên báo Văn Nghệ.
Năm 1983, Gs Hoàng Xuân Hãn đã đặt tên cho từng bài thơ có phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ…và được ông công bố trong Hồ Xuân Hương với Vịnh Hạ Long, tập san KHXH Paris, 1984, như sau:
Độ Hoa phong
Trạo thanh ca
Nhãn phóng thanh
Thủy Vân Hương
Hãi ốc trù
(Do sắp xếp tiêu đề thơ theo ABC, nên có thể các bài trên không liên tiếp nhau.
Xin thành thật cáo lỡi cùng quý vị độc giả, Ngân Triều).
Vũng Hoa Phong, tức Vịnh Hạ Long, lấy tên từ địa danh huyện xưa, sau đổi thành Nghiêu Phong, vì huyện nầy có nhiều đảo nhỏ.
Cá rồng, chỉ tên l loài thủy tộc. Riêng ở đây, theo huyền thoại, xưa có rồng giáng xuống cho nên được gọi là Hạ Long.
Trong thời cận đại,các thủy thủ, kể cả hải quân Pháp, đã từng thấy hình dạng của rồng uốn khúc, nổi trên mặt biển, dài khoảng 30 mét, được gọi là “rắn biển”.
Ảnh minh họa rắn biển khổng lồ, Google.
Ảnh rắn biển khổng lồ tấn công tàu biển,
bản đồ của Chef Van Duzer, 1539, Google.
Âu, là giống chim biển, đầu giống chim bồ câu, chân giống chân vịt, còn được gọi là chim hải âu.
Ảnh chim mòng biển (trên) cướp mồi
của chim hải âu (dưới), Google.
Câu 7,Người xưa tin rằng, conngười có thể tu luyện ở những nơi thanh tịnh, trong các hang động, thường có mây phủ, theo Tiên pháp để trở thành bất tử. HXH ghi là có 306 động Tiên, có thể Bà muốn chỉ số lượng rất nhiều của tiên giới nhưng trong các văn thơ khác, thường chỉ nói có 36 động tiên.

Thủy Tinh cung, chỉ cung điện, nơi cư trú của tiên, ngoài biển.
Dịch nghĩa:
Qua Vũng Hoa Phong, (Vịnh Hạ Long).
Lá buồm không vội vượt qua Vũng Hoa Phong,
Vách đá đứng, sườn núi đỏ, giữa nước chói dựng lên.
Thế nước tùy chỗtheo mặt núi mà biến chuyển.
Bình núi nghiêng mình, nép tựa cửa lạch để nước thông qua.
Cá rồng lẫn lộn, tăm khuất dưới từng hơi nước mỏng mùa thu.
Âu cò cùng bay trong ráng đỏ trời chiều.
Cõi Tiên có ba trăm sáu động ngọc và phòng mây
Đây không biết chốn nào là cung Thủy Tinh
Ảnh của Ngan Trieu.
Dịch thơ:
(1)*Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn
Gửi bởi Vanachi ngày 28/04/2006 07:30
Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong.
Đá dựng bờ son mọc giữa dòng.
Dòng nước lần theo chân núi chuyển,
Mình lèn nghiêng để lối duyềnh thông.
Cá rồng lẩn nấp hơi thu nhạt,
Âu lộ cùng bay bóng xế hồng.
Băm sáu phòng mây cùng động ngọc,
Đâu nào là cái Thuỷ Tinh cung?
*
(2)*Bản dịch của Trương Việt Linh
Gửi bởi vietlinh11 ngày 26/07/2016 11:12
Mảnh buồm thong thả vượt Hoa Phong
Vách đứng bờ son dựng giữa dòng
Thế nước đổi thay tuỳ núi chuyển
Hình non nghiêng lại để dòng thông
Trời chiều bóng nhạt soi le nhạn
Khói toả hơi thu khuất cá rồng
Động ngọc phòng mây ba sáu chỗ
Biết đâu là chốn Thuỷ Tinh cung
*
*Bản dịch của Ngân Triều
Buồm thơ thong thả lượn Hoa Phong.
Đá đứng, sườn son, nổi giữa dòng.
Thế nước tùy theo nơi, biến chuyển.
Nghiêng mình bình núi, nước xuyên thông.
Cá rồng lẩn khuất dòng thu nhạt,
Âu diệc cùng bay với ráng hồng.(*)
Nghe nói Cõi Tiên băm sáu động,
Thủy Tinh có phải chốn nầy không?
==========
Ảnh Vịnh Hạ Long, minh họa
***
Ghi chú bổ sung sau khi đọc những lời bình của quý bạn:
Tôi diễn thơ, cân nhắc từ ngữ và đắn đo nhiều trước khi hạ bút! Chẳng hạn như chọn dịch câu sáu "Âu diệc cùng bay với ráng hồng.". Tôi đã tâm đắc câu nầy vì đã thổi được cái tứ thơ tuyệt vời của HXH. Bà muốn cô đọng hai câu thơ chữ Hán tuyệt vời cũa Vương Bột,(Vương Bột (王勃) (650–676), tự Tử An, người Long Môn, Giáng Châu (ngày nay là Hà Tân, Sơn Tây) thời nhà Đường. Vương Bột được xem là một trong "Sơ Đường tứ kiệt" (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ còn lại là: Dương Quýnh (杨炯), Lư Chiếu Lân (卢照邻) và Lạc Tân Vương (骆宾王):
Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
落霞與孤鶩齊飛,
秋水共長天一色
(Ráng chiều VỚI cánh cò đơn chiếc cùng bay,
Nước mùa thu với nền trời dài một sắc).
Đằng Vương Các Tự, Vương Bột.
Quý bạn thấy OK là lòng tôi rất vui.
Xin có mấy lời tâm tình và cảm ơn với hậu ý!
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận