海屋籌
Lan nhiêu tùy ý dạng trung lưu
Cảnh tỉ sơn dương cảnh giác u
Sinh diện độc khai vân lô cốt
Đoạn ngao tranh kị
khách hồi đầu
Bằng Di diệp tác kình thiên trụ
Long Nữ thiêm vi hải ốc trù
Đại Đế Thủy Hoàng tiên vị cập
Cố lưu Nam điện củng kim âu
Chú giải:
Lan nhiêu, chèo lan, chèo
nhẹ.
Đoạn ngao, chặt con rùa lớn
để lấy chân làm cột chống trời. Theo thần
thoại, khivòm trời sụp xuống, Bà Nữ Oa chặt chân con rùa khổng lồ, để làm cột chống trời. Ờ văn cảnh nầy,
tác giả minh họa các hòn đảo tròn và cao như cột đá, chẳng hạn Hòn Chiếc Đũa.
Bằng Di, tên một Thủy thần,
trong Nam Hoa kinh, trong thơ Tào Thực, được đặt ngang với Nữ Oa.
Long Nữ, tên Nữ thần sống
ở đáy bể, cai quản các loài thủy tộc ở các vực sâu, ở biển.
Thủy Hoàng, Vua Tần, sau
khi đánh chiếm lục quốc, đã đi kinh lý nhiều nơi. Về phương Nam, vừa mới đi đến
vùng Cối Kê (Chiết Giang ngày nay) thì mất.
Câu 8, Câu thơ nầy tương tự với câu kết của Núi Chiếc Đũa ngoài cửa Thần Phù của Vua Lê Thánh Tông:
Câu 8, Câu thơ nầy tương tự với câu kết của Núi Chiếc Đũa ngoài cửa Thần Phù của Vua Lê Thánh Tông:
VỊNH NÚI CHIẾC ĐŨA NGOÀI CỬA THẦN PHÙ
Cắm cõi Nam Minh nẻo thủa xưa
Đời Nghiêu nước cả ngập hay chưa
Nguồn tuôn xuống tanh tao sạch
Triều dẫy lên mặn ngọt ưa
Xóc xương kình tăm chẳng động,
Dò rốn bể sóng khôn lừa.
Trời dành còn để An Nam mượn.
Vạch chước bình Ngô mãi mới vừa.
( Bài thơ này văn thể theo Đường luật, nhưng lại có chen vào những câu lục, đặc điểm của thơ Đường luật vào thời Trần, Lê ).
Cắm cõi Nam Minh nẻo thủa xưa
Đời Nghiêu nước cả ngập hay chưa
Nguồn tuôn xuống tanh tao sạch
Triều dẫy lên mặn ngọt ưa
Xóc xương kình tăm chẳng động,
Dò rốn bể sóng khôn lừa.
Trời dành còn để An Nam mượn.
Vạch chước bình Ngô mãi mới vừa.
( Bài thơ này văn thể theo Đường luật, nhưng lại có chen vào những câu lục, đặc điểm của thơ Đường luật vào thời Trần, Lê ).
Dịch nghĩa bài thơ Hải
Ốc trù:
Phe phẩy mái chèo,
tùy thích cỡi thuyền rong chơi giữa duềnh.
Qua gần chân núi lại
thấy cảnh càng vắng vẻ.
Mây thoáng qua, núi lộ
mặt, thấy đá chơ vơ,
Những khối đá lèn dựng
cao vút, khi đi ngang phía dưới,khách phải ngẩng (nghếch) trông.
Hoặc là Hải thần Bằng
Di đã dựng cột để chống trời nghiêng,
Hoặc là hải thần Long Nữ đã nối thêm cây nêu chỉ
cung điện dưới bể của mình.
Ý chừng vua Tần Thủy Hoàng chưa từng đặt chân đến
nơi nầy,
Vì Trời vốn dành nơi nầy cho nước Nam ta, vĩnh cửu cơ
đồ.
*
Dịch thơ:1
Ngóng đỉnh Toan Ngoan
Giữ duềnh thủng
thẳng phẩy chèo lan,
Sát núi càng hay
cảnh lặng nhàn.
Mây cuốn bày ra
lèn cứng cỏi,
Núi cao những
ngóng đỉnh Toan Ngoan.
Bằng Di chống cột
e trời đổ,
Long Nữ thêm nêu
sợ bể tràn.
Dấu ngựa Thủy
Hoàng chưa đến đó ?
Trời dành để giữ
đất người Nam.
Hoàng Xuân Hãn dịch
Dịch thơ 2:
Chơi Núi Chiếc Đũa
Giữa duềnh ngắm cảnh lượn tay chèo
Chân núi trông gần cảnh vắng teo.
Mặt núi quang mây lèn những đá,
Vút cao đá dựng ngẩng đầu theo.
Chống trời có phải Bằng Di cột?
Chỉ điện của
mình, Long Nữ nêu?
Đột tử, Thủy
Hoàng đi chẳng đến!
Cơ đồ Trời tặng nước
Nam yêu
Ngân Triều dịch.
Trích Nhớ Bóng Trăng Xưa, Ngân Trièu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét