Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Cỏ may còn tím, cảm đề Hồi ký Bông Cỏ May, Thơ Mặc Hiền Phạm Văn Rã/ Lời bình Ngân Triều

Coû may coøn tím
*Thơ Mặc Hiền-Phạm Văn Rã
*Lời bình Ngân Triều

***

           …Cỏ May còn tím đường đi học,/Tím cả gò hoang, tím cả trời.(Mặc Hiền)


(Cm tác khi đc Bông C May, Hi ký Võ Kim Ngân; Tng hp Ngân Triu )


Lục Viên ơi! Lục Viên ơi!                  (câu 1)
Đường về quê Ngoại của tôi ơi!
Cỏ May còn tím đường đi học,
Tím cả gò hoang, tím cả trời.

Tôi đứng ngoái nhìn, xa tít xa,           (câu 5)
Cuối trời mây trắng, bến bờ qua.
Mây ơi! Xin nhắn lời ta gởi,
Không nhớ nào hơn, nỗi nhớ nhà.

Rồi bỗng mơ về thấy mẹ tôi:              (câu 9)
Cỏ may giăng tím, chạy quanh đồi,
Run run Mẹ lặt từng hoa cỏ,
Lòng đắng, chia lìa, giọt lệ rơi!

Sao đã lạc loài giữa biển khơi,          (câu 13)
Còn năm hoa cỏ, vướng chân tôi?
“Phiêu linh dù đã xa muôn dặm,
Man mác, bâng khuâng một hướng  trời” (*)

Mặc Hiền, Phạm Văn Rã

Ghi chú(*) nguyên văn thơ của Võ Kim Ngân:
Bông Cỏ May! Bông Cỏ May ơi!
Hồn quê thắt chặt bước chân tôi.
Phiêu linh dù đã xa muôn dặm,
Man mác, bâng khuâng một hướng trời.

***

Lời bình, Ngân Triều

Mặc Hiền Phạm Văn Rã, Võ Kim Ngân và Ngân Triều là ba người bạn đã quen biết nhau hồi còn học chung Trường Tiểu Học Bào Trai, Hậu Nghĩa, năm học 1954-1956. Sau đó, con đường cầu học, sự nghiệp và hoàn cảnh riêng tư, đã dẫn đưa mỗi người, mỗi hướng đa đoan, mây trôi bèo dạt. Trải qua một thời dâu bể, ba tia sáng đơn sắc phân kỳ ngày xưa đó, bỗng nhiên hội tụ trong một lăng kính nhớ thương:  Hồi ký Bông Cỏ May” của Võ Kim Ngân ( VKN ); cảm tác “Cỏ May còn tím” thơ của Mặc Hiền ( MH ) và tổng hợp,  lời bình của Ngân Triều ( NT ). Những ký ức của một thời Tiểu học, đầy ắp trong hành trang kỷ niệm của tuổi học trò trong sáng vô tư,  như những con sóng nhỏ trên mặt Sông Vàm Cỏ Đông hiền hòa, long lanh, lấp lánh, phản chiếu ánh trời chiều, rực rỡ, ngỡ ngàng, để lặng lờ xuôi dòng trôi về Biển Đông mênh mông. Dòng sông đó, bây giờ, chắc đang ở tận cuối Trời Quên, nói theo một câu tục ngữ Pháp: “On ne se baigne jamais deux fois, dans le même fleuve”. Ta không bao giờ tắm hai lần trong một dòng sông. Một thời đi học trường làng… chắc là cũng vậy. Nhưng khi hoài niệm về dĩ vãng, ai mà chẳng nghe lòng ấm áp, xôn xao.
I-Khổ thơ đầu: (Câu 1-4):
Lục Viên ơi! Lục Viên ơi!                (câu 1)
Đường về quê Ngoại của tôi ơi!
Cỏ May còn tím đường đi học,
Tím cả gò hoang, tím cả trời.            (câu 8)
“Cảm tác” là nhân được đọc hồi ký của Võ Kim Ngân, tác giả đã xúc cảm mà sáng tác bài thơ “Cỏ may còn tím”nầy. Qua khổ thơ mở đâu bên trên, Mặc Hiền (MH) như đã hòa nhập ngay vào vai của nhân vật trữ tình VKN  bằng một nỗi nhớ tha thiết, mênh mông:
Trước hết, người đọc như trải lòng trong những tiếng réo gọi, kêu vang. Sau đó là những nỗi nhớ thương như giăng khắp cả bầu trời, thể hiện một tâm trạng u ẩn dồn nén lâu rồi, bây giờ mới có cơ hội bộc phát, tuôn chảy dạt dào. Những tiếng lòng ấy không phải chỉ cất cao một cách đơn điệu mà nó còn như lặp đi lặp lại, réo rắt, tăng tiến, ngân nga, biểu cảm, sâu lắng, qua nghệ thuật khéo dùng những điệp từ: 3 từ hô ngữ ơi, 3 từ tímhai lần nhấn gọi tên Lục Viên quê ngoại (Ấp Lục Viên, xưa chỉ có 6 khu vườn nhà, nay là ấp Đức Hạnh 2, xã Đức Lập Hạ, giáp ranh với Thị Trấn Hậu Nghĩa, Huyện Đức Hòa, Long An); bồi hồi trong cõi nhớ là hình ảnh như in của con đường về quê ngoại của VKN.
Hai câu tiếp theo lại dồn dập thêm, nhấn mạnh hơn bằng 3 điệp từ tím. Màu tím là màu kết hợp cùng khối lượng của màu xanh và đỏ. Màu tím thường tượng trưng cho sự nhung nhớ, tiếc thương: tâm trạng của tác giả thể hiện ở đây là nỗi lòng ngùi nhớ một con đường đi học, đầy những bông cỏ may tím ngát; thương biết bao phần mộ tổ tiên, quê nhà, tím cả gò hoang; trong nỗi niềm xa xứ, khi hồi tưởng, trong tâm khảm chỉ còn những nỗi buồn thương giăng chất ngất, ngập lòng.
Quả đúng với câu nói của Hàn Dũ 韓 愈(768-824),  một tác gia  thời Trung Đường, đã nhận xét: “Vật bất đắc kỳ bình, tắc minh”          .Vật không thể quân bình thì kêu lên. Hay suy rộng ra, “người có điều quặng thắt tâm can, khắc phải bày tỏ lòng mình”…cho vơi đi những niềm thương nỗi nhớ đang vò nát con tim, cho phôi pha một thành sầu u uất:
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại, một ngày dài ghê!
(Đoạn Trường tân thanh, Nguyễn Du, câu 249-250)
II-  Khổ thơ thứ hai,(Câu 5-8):
Trung thực, tỏ lòng.
Tôi đứng ngoái nhìn, xa tít xa,           (câu 5)
Cuối trời mây trắng, bến bờ qua.
Mây ơi! Xin nhắn lời ta gởi,
Không nhớ nào hơn, nỗi nhớ nhà.
Hai câu (5-6) lấy ý từ một tấm ảnh cũ, đã đăng trên Giai Phẩm Xuân Hậu Nghĩa số 2: Hình một con tàu chạy ra khơi, VKN đang nhìn ngoái lại (MH giải thích). “Ngoái nhìn” đồng nghĩa với “ngoảnh lại”là trông lại phía sau lưng mình, nhìn lại con đường dài đã đi qua mà cảm xúc.
Dừng chân ngoảnh lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan
Xa tít xa là khoảng cách xa xôi diệu vợi, muôn trùng sông núi. Quê nhà nhìn từ xứ người, chẳng còn trong tầm mắt, mà chỉ còn thấy một khoảng không, ngàn dặm, xa lắc, mịt mù   “Tôi” chỉ còn thấy những tầng mây trắng lơ lửng bay bay tận cuối chân trời. 
Mây trắng hay mây bạc còn bao gồm một nghĩa hàm ần, là tấm lòng nhung nhớ cha mẹ, quê hương vời vợi, xa xôi.
[Theo điển cố “Bạch vân tư thân”, 白 雲 思 親  mây trắng nhớ cha mẹ :
Địch Nhân kiệt đời Đường, làm Tham Quân ở Tinh Châu. Vì việc quan cấp tập, nhiều năm trời không được về thăm song thân. Một hôm, nhân lên núi Thái Hàng, nhìn thấy một đám mây trắng phía Hà Dương, mới chỉ đám mây trắng ấy, đanh tròng mắt lệ, nghẹn ngào, nói cùng tả hữu:
“Kìa! Dưới đám mây trắng xa xa, chắc là nhà của song thân ta”:
Bốn phương mây trắng một màu,
Trông vời cố quốc, biết đâu là nhà.
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 1787-1788
Hoặc:
-Cách năm mây bạc xa xa,
Lâm Tri, chàng phải liệu mà thần hôn.
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 1599-1600].
Hai câu 7-8, có thể là bộc trực lòng mình một cách trữ tình:
Mây ơi! Xin nhắn lời ta gởi,
Không nhớ nào hơn, nỗi nhớ nhà.
Ai đã từng lữ thứ, tha hương mới thấm thía nỗi nhớ nhà, vô kể :
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
           
        使   
      ,   
Hoàng Hạc Lâu, Thôi Hiệu ( ? – 754)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!
Tản Đà dịch
Hoặc:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Tràng giang, Huy cận

III-Khổ thơ thứ ba: câu (9-12)
Nhớ hình ảnh mẹ hiền, trong giây phút chia phôi.
Rồi bỗng mơ về thấy mẹ tôi:              (câu 9)
Cỏ may giăng tím, chạy quanh đồi,
Run run Mẹ lặt từng hoa cỏ,
Lòng đắng  chia lìa, giọt lệ rơi!
Trong giây phút ơ thờ đó, tôi bỗng mơ về thấy mẹ tôi. Hình ảnh người Mẹ hiền suốt đời tần tão, lúc nào Mẹ cũng chăm lo, vun vén hạnh phúc cho từng  đứa con. Hạnh phúc hay sự nghiệp của con chính là niềm vui của Mẹ.
Giăng tím là nỗi nhớ khôn nguôi trong tâm khảm. Cỏ may…chạy quanh đồi chính là phần mộ của họ hàng quá vãng. Đây chính là hình ảnh thiêng liêng gắn liền với truyền thống gia phong của tổ tiên mà lớp hậu duệ cháu con, dù sống ở nơi đâu, cũng phải ghi nhớ và bắt buộc phải trân trọng tuân thủ nếp nhà để khỏi phải làm ô danh gia tộc.
Nhất là một chi tiết mà mỗi lần nhớ lại, tôi không thể không mềm lòng:
“Trước khi từ giã Mẹ và người thân, đón xe về Saigon để rồi đánh liều, dấn bước phiêu linh trong một hành trình vô định; có thể chuyến đi đó là một chuyến đi, tôi đã giao nộp sinh mệnh cả gia đình tôi cho tử thần, cho dẫu lúc đó tôi đang ở tuổi yêu đời phơi phới, tuổi 38; lúc đó, Mẹ tôi và tôi đối diện nhau, cùng lặt những bông cỏ may ở phần mộ tổ tiên, đã lặng lẽ kết thành những hoa văn ngẫu nhiên, ngộ nghĩnh trên hai ống quần dài đen cũ kỹ của tôi. Tôi rưng rưng nhìn bàn tay Mẹ run run. Mỗi bông cỏ may, Mẹ lặt đến hàng mấy lần mới được một, rồi “mắt lệ đắm trong miền cách biệt (Thế Lữ)”, trong thổn thức quặn lòng. Hai mẹ con, nhìn nhau, thật lâu, lau nhanh những giọt lệ rơi rơi. Khi ấy, lòng tôi bỗng xót xa, cay đắng cho giây phút “sinh ly tử biệt” của bản thân biết là ngần nào! (VKN)”.
Chỉ 4 dòng thơ tự nhiên, hàm súc, gợi tả, MH đã nhập vai nhân vật trữ tình trong một tâm trạng, một hoàn cảnh như thế, quả thật rất tuyệt vời. Cho hay,cảnh biệtly nào, cũng đắng lòng, cũng bồi hồi rơi lệ. Ôi! Cảnh biệt ly, sao mà buồn vậy!(Quốc Văn giáo khoa thư).   cũng như:
Nhưng trong khoảnh khắc ơ thờ ấy,
Thấy cả muôn đời hận biệt ly.
Giây phút chạnh lòng, Thế Lữ
III- Khổ thơ cuối(câu 13-16): Tự hỏi và nỗi lòng.
Sao đã lạc loài giữa biển khơi,          (câu 13)
Còn năm hoa cỏ, vướng chân tôi?
“Phiêu linh dù đã xa muôn dặm,
Man mác, bâng khuâng một hướng  trời” (*)
Hai câu 13-14, tác giả MH muốn nói thay lời cho nhân vật trữ tình, trong hồi ký Bông Cỏ May của VKN.
“Quả là một sự ngạc nhiên, thú vị đến ngẩn ngơ! Tôi đã lìa xa quê hương, xứ sở, đã đành phận mình. Điều đó, hiểu theo một góc độ nào đó, một cách chủ quan về hoàn cảnh là “tôi đã từ bỏ quê hương, sống lạc loài như một người vong quốc, vong bản, lưu đày”…nhưng “hồn quê thắt chặt bước chân tôi” như  những “Bông Cỏ May” vẫn “quyến luyến, dìu dặt bước chân tôi” như duyên số, như  một khẳng định hùng hồn trong lòng của triệu triệu người Việt Nam đồng hội đồng thuyền: “Việt Nam ! Việt Nam ! Nghe từ vào đời, Việt Nam hai câu nói trên vành nôi...Việt Nam! Việt Nam! Tên gọi là Người, Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời! (Ca từ Việt Nam! Việt Nam của Phạm Duy)”.
Đến đây là lời bình hai câu cuối, thơ VKN mà MH đã sử dụng như 2 câu kết trong bài thơ cảm đề của mình:
 “Phiêu linh dù đã xa muôn dặm,
Man mác, bâng khuâng một hướng  trời” (*)
Phiêu linh là trôi nổi lênh đênh như những chiếc lá bị sóng dập gió dồi, nổi trôi vô định trên dòng nước cuốn. Man mác là tâm trạng  đượm buồn miên man. Bâng khuâng là cảm xúc luyến tiếc và nhớ thương đan xen lẫn nhau. Một hướng trời
thiên nhất phương, chỉ quê hương Việt Nam yêu dấu, trăm mến ngàn thương (Xin xem thêm chú giải của NT ở phần cuối Hồi Ký BCM của VKN)
Đó là nỗi lòng và là những tình cảm tha thiết đầy tự hào về cội nguồn, về quê hương xứ sở, về CON NGƯỜI VIỆT NAM vẫn canh cánh bên lòng.
Tóm lại, Bông Cỏ May của VKN là một hồi ký sắc sảo, về ký ức tuổi thơ và câu chuyện chủ quan, riêng tư. Cỏ May còn tím của Mặc Hiền Phạm Văn Rã, là bài thơ cảm tác mượt mà, đồng cảm, thác lời tác giả BCM để góp phần cất cao tiếng lòng đồng điệu để khái quát hóa và góp phần nâng cao nội dung tác phẩm.
Riêng Ngân Triều chỉ là một người góp nhặt, tổng hợp, trưng bày trong tuyển tập nầy… như một gã lãng tử, lang thang trên một bãi biển hoang vắng, nhặt những vỏ sò lấp lánh nhiều màu sắc đẹp, có nhiều hình thù lạ mắt…của sóng biển đánh giạt vào bờ …cắp nắp đem về tặng những người bạn mà NT quý mến.
Những người bạn quý mến ơi! Xin cảm ơn đã đọc tuyển tập nầy nhé! Và khi đọc xong, có thể xem như  quý bạn đã nhận được một quà tặng đơn sơ của chúng tôi, những chiếc vỏ sò khả ái, bắt được một cách ngẫu nhiên; những nét đẹp chủ quan, giai điệu của tiếng lòng ngân nga…
Hậu Nghĩa ngày 08/08/2014,
Thân ái,
Ngân Triều
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét