Nước Mỹ “quên” khóa cửa
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều |
Còn vài tuần nữa vợ chồng tôi sẽ về thăm lại quê hương.
Tìm Internet những bài viết về thành phố Saigòn ngày nay, văn hóa, con người, những địa điểm ăn uống v.v., tôi tình cờ đọc
được bài này đáng chú ý. Bài này nói về người Việt Nam trên đất Mỹ nơi tôi đang sống. Xin chép lại để mai mốt đọc lại kỹ hơn.
” Đấy là câu nói như thốt lên của những người đã đến Mỹ. Chuyện người Mỹ không khóa cửa là
chuyện xưa lắm rồi. Nhưng tôi vẫn muốn nói lại. Bởi câu
chuyện người Mỹ không khóa cửa chứa đựng bao điều suy ngẫm khi tôi phải chứng kiến những gì ngược lại ở Việt Nam.
Ngày
đầu tiên đến Mỹ, chúng tôi ở tạm trong ngôi nhà của một gia đình Mỹ
đang đi nghỉ cuối tuần. Một người bạn của tôi lần đâu đến Mỹ đã không
thể hiểu vì sao một ngôi nhà đẹp như thế, nhiều đồ đạc như thế mà không
khóa cửa. Tôi đã giải thích nhưng người bạn ấy vẫn băn khoăn mãi đến gần
hết chuyến đi. Trong cái đêm đầu tiên ấy, khi người bạn đi ngủ bèn mang
theo cả chiếc túi sách đựng hộ chiếu và một ít tiền lên giường vì sợ
đang đêm kẻ trộm mò vào nhà ăn cắp. Tôi hiểu tâm trạng ấy. Nỗi ám ảnh về
những chuyện mất mát ở khách sạn hay trong chính nhà mình đã theo đuổi
bạn tôi không rời.
Trong
những ngày cuối cùng ở Mỹ, một người bạn nhờ con trai tôi mua giúp một
cái ipad2 qua mạng. Một chiều đi chơi về, tôi thấy chiếc ipad2 được đóng
gói cẩn thận để trên bậc cầu thang trước cửa nhà sát ngay vỉa hè khu
phố. Cho dù đã bắt đầu hiểu một phần nào đó nước Mỹ nhưng bạn tôi vẫn
rất bị “sốc”. Chiếc Ipad2 được đóng gói
để một nơi rất dễ nhìn
thấy và chỉ cách lối đi bộ một hai bước chân mà thôi. Đấy là một khu
phố vắng vẻ gần như nhà nào biết nhà ấy. Nếu ai đó muốn lấy cái ipad2
kia thì chẳng khó khăn gì, chỉ cần bước ba bước và nhặt lên. Tất cả quá
dễ dàng và an toàn. Nhưng không ai lấy chiếc ipad2 đó. Không ai lấy bất
kỳ những gì mà những người vận chuyển hàng hóa để trước cửa nhà của
khách hàng. Người già đi qua không lấy. Người trẻ đi qua không lấy.
Những người làm công việc vệ sinh môi trường đi qua cũng không lấy. Và
có lẽ những người vô gia cư đi qua cũng không lấy.
Lối
sống ấy không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh sống nghèo khó hay thiếu
thốn…Đó là lối sống của văn hóa, luật pháp và lòng tự trọng. Đương nhiên
không phải tất
cả
những người Mỹ sống như vậy. Nhưng cách sống ấy là cách sống của đại đa
số người Mỹ. Xin đừng nghĩ là nước Mỹ giàu có nên chẳng ai muốn ăn cắp.
Người Mỹ là người tiêu tiền một cách kỹ lưỡng và có kế hoạch nhất. Thực
tế, người Mỹ vào siêu thị sẽ đứng khá lâu trước một mặt hàng giá 2 đô
99 xu và một mặt hàng giá 3 đô 10 xu. Khi đi ăn với bạn, họ trả không
thừa một xu với số tiền họ phải trả. Mà khi đó, một cái ipad2 giá ở Mỹ
khoảng 800 đô la.
Chúng
ta từng đọc trên báo Việt Nam viết về những làn sóng khổng lồ người Mỹ
ùa đến các siêu thị trong những ngày giảm giá và tai nạn chết người đã
xẩy ra khi những khách hàng chen nhau vào siêu thị để mua hàng giảm giá.
Một đô la có giá trị rất
nhỏ
với mức lương tháng trung bình của người Mỹ là hàng ngàn đô la. Nhưng
tôi đã quan sát trong nhiều năm khi ở Mỹ cách tiêu một đô la của người
Mỹ. Nhiều lúc, tôi có cảm giác họ đang tiêu những đồng một đô la như
tiêu những đồng tiền cuối cùng của đời họ. Nói vậy để thấy họ quý từng
đồng đô la như thế nào.
Ông
cha ta có câu "đói cho sạch, rách cho thơm". Những
tưởng đó là lối sống của
người Việt Nam ngày nay. Nhưng câu nói của ông cha chúng ta đang bị vấy
bẩn và làm lu mờ. Trong chuyến đi này, khi quá cảnh ở sân bay Narita,
Tokyo, tôi đã phải mở cái thùng giấy của mình cho an ninh cửa khẩu Nhật
khi họ soi thấy có một số bật lửa ga trong đó. Sau khi kiểm tra xong, họ
đã tự tay dán băng dinh chiếc thùng giấy của tôi một cách cẩn thận như
chính họ đang dán chiếc thùng của họ vậy.
Thế
nhưng, khi về đến Hà Nội, chiếc thùng giấy của tôi đã bị rạch và một số
thứ trong thùng giấy đã biến mất. Cái vali có khóa ngầm cũng bị đập vỡ.
Chiếc khóa kiểu như vậy không thể bị vỡ một cách vô tình như thế. Tôi
không có chứng cứ để nói rằng những ai đó ở sân bay Nội Bài đã rạch
thùng, đập khóa vali và ăn
cắp
đồ của tôi. Nhưng tôi tin thùng hàng của tôi đã bị rạch và khóa vali
của tôi bị đập ở đó. Tôi không bao giờ tin những nhân viên làm việc ở
sân bay Narita, Tokyo đã làm cái việc xấu xa đó.
Bởi
ngay ở sân bay Narita, tôi đã chứng kiến nhân cách của người Nhật ngay
trong chính thời gian mà người Nhật vừa trải qua đại thảm họa sóng thần.
Tôi đã viết câu chuyện về nhân cách Nhật thông qua một người hầu bàn ở
câu chuyện trước. Những thứ tôi mất tính ra không phải là một món tiền
lớn. Nhưng hành động ăn cắp đã làm tôi nổi giận nhiều ngày. Mà không chỉ
là tôi, không ít hàng khách Việt Nam và báo chí đã lên tiếng về những
điều xấu xa tương tự mà họ là nạn nhân.
Đời
sống của con người
Việt
Nam đã khác trước rất nhiều so với 10 năm trước và quá nhiều so với
những năm tháng ngèo đói trước kia. Nhưng những hành động tham nhũng,
tham ô, ăn cắp, lừa dối… của người Việt Nam hình như mỗi ngày một gia
tăng. Mấy ngày trước, chúng tôi đi du lịch ở Nha Trang. Người hướng dẫn
viên mỗi khi lên xe lại nhắc chúng tôi hãy cảnh giác cao độ nếu không
muốn bị móc túi, nếu không muốn mua phải hàng giả. Anh cảnh báo chúng
tôi rằng ngay cả mặt hàng yến sào đắt như vàng cũng dễ dàng bị làm giả.
Đời
sống kinh tế của đất nước được cải thiện rất nhiều và với một tốc độ
khá nhanh. Nhưng lòng tự trọng và lối sống văn hóa thì những người có
quan tâm đều nhận thấy nó bị đánh mất đi nhanh hơn và lan truyền rộng
hơn sự phát triển kinh tế nhiều lần. Nếu cứ đà này thì chỉ mươi năm
nữa, những người yếu bóng vía ra đường sẽ chỉ thấy nhan nhản những kẻ ăn
cắp và bọn lừa đảo.
Tại
sao những năm tháng chiến tranh đầy thiếu thốn và hy sinh con người
Việt Nam lại sống với lòng tự trọng cao như vậy mà bây giờ giàu có hơn
thì lòng tự trọng ấy lại bị hoen ố quá nhiều? Tôi biết rằng câu hỏi của
tôi quá ngây thơ nhưng tôi cứ phải hỏi. Mà đúng hơn đó không phải là
một câu hỏi mà là một tiếng kêu đau đớn và lo sợ. Và những điều làm cho
chúng ta đau đớn và lo sợ sinh ra từ nền giáo dục của chúng ta. Nền giáo
dục ở đây xin đừng hiểu chỉ là nhà trường mà là cách quản lý và điều
hành xã hội. Không có sự thật nào
ngoài sự thật này.
Lần
đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi
nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ
đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều
lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự
trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội. Còn ở
đất nước chúng ta, nhiều ngôi nhà khóa ba tầng bảy lớp vần bị phá tan
tành.
Khóa
cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút.
Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam có ý
thức về việc đó cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được.
Khi tôi
nói vậy, nhiều người thấy mệt mỏi rã rời vì nghĩ đến chặng đường dài
đến tận…100 năm. Nhưng cho dù có phải đi đến 1000 năm thì chúng ta cũng
phải đi chứ không còn cách nào khác.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
============
Ghi chú:
Nguyễn Quang Thiều
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.[1]Tiểu sử
Ông tên thật là Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957 tại Thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), Xã Sơn Công, Huyên Ứng Hòa, Tỉnh Hà Tây. Ông vào làm việc tại báo Văn nghệ từ năm 1992 và rời khỏi đây năm 2007[2]Tác phẩm chính
Thơ
- Ngôi nhà tuổi 17 (1990)
- Sự mất ngủ của lửa, 1992
- Những người đàn bà gánh nước sông, 1995
- Những người lính của làng, 1996
- Thơ Nguyễn Quang Thiều, 1996
- Nhịp điệu châu thổ mới, 1997
- Bài ca những con chim đêm, 1999
- Thơ tuyển cho thiếu nhi, 2004
- Cây ánh sáng, 2009
- Châu thổ, 2010
Văn xuôi (Tiểu thuyết, truyện ngắn)
- Mùa hoa cải bên sông, 1989
- Kẻ ám sát cánh đồng, 1995
- Cái chết của bầy mối, 1991
- Người đàn bà tóc trắng, 1993
- Đứa con của hai dòng họ, 1996
- Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991
- Vòng nguyệt quế cô đơn, 1991
- Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992
- Tiếng gọi tình yêu, 1993
- Kẻ ám sát cánh đồng, 1995
- Người đàn bà tóc trắng, truyện ngắn, 1996
- Đứa con của hai dòng họ, truyện ngắn, 1997
- Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, 1998
- Người cha, truyện thiếu nhi, 1998
- Bí mật hồ cá thần, truyện thiếu nhi, 1998
- Con quỷ gỗ, truyện thiếu nhi, 2000
- Ngọn núi bà già mù, truyện thiếu nhi, 2001
- Người nhìn thấy trăng thật, truyện ngắn, 2003
- Người, chân dung văn học, 2008
- Ba người, chân dung văn học (in chung), 2009
- "Có một kẻ rời bỏ thành phố", tiểu luận, 2010
Tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ phim Chuyện làng Nhô phát sóng phổ biến trên VTV trong những năm 1998
Sách dịch
- Khoảng thời gian không ngủ, thơ Mỹ, 1997
- Chó hoàng Đingô, truyện ngắn Úc, 1995
- Năm nhà thơ hiện đại Hàn Quốc, 2002
Làm báo
Ông được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế Giới cuối tháng và Cảnh Sát Toàn Cầu[3]. Bên cạnh đó, ông còn là chủ biên của nhiều tờ báo khác có tiếng tăm trong làng truyền thông đại chúng ở Việt Nam.[cần dẫn nguồn]Giải thưởng
Ngoài giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1993, giải A cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa, Nguyễn Quang Thiều còn nhận được hơn 20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước[4]Đánh giá
Từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt[3]Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong anh không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén[5]
- Nhà thơ Nguyễn Duy: Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo Văn Nghệ, thuở đó tôi còn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương đại Việt Nam[5]
- Nhà thơ Inrasara: Nhà thơ vừa xuất hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm. Hiếm hơn nữa, khi giọng thơ đó có sức lan toả khá rộng. Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn Quang Thiều làm nên sự thể ấy[5]
Ghi chú
- ^ Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Văn học Á - Phi sẽ được biết đến nhiều hơn, 6 tháng 9 năm 2013, Báo Công An Nhân Dân
- ^ http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguyen-Quang-Thieu-roi-bao-Van-Nghe-Noi-buon-cua-anh-kep-roi-san-khau/65105485/181/
- ^ a ă â http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200942/20091014160415.aspx
- ^ http://www.nxbkimdong.com.vn/?page=newsview&id=15577&cid=8
- ^ a ă â http://www.sgtt.com.vn/detail99.aspx?newsid=62858&fld=HTMG/2010/0204/62858
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét