GIỜ CỦA BỆNH TẬTThỉnh thoảng mình cảm thấy cơ thể suy nhược và rất yếu...Có thể đó là thời khắc
mà bệnh tật để phát sinh....Do tạo hóa, thời tiết và những ngày trong năm...Vào một số khoảng thời gian, thể trạng con người đặc biệt yếu, dễ bị “đánh gục” bởi mầm bệnh hoặc bệnh tái phát. Chuyên gia giải thích mối liên quan giữa quy luật thời gian và biến hóa của sức khỏe.*Một ngàyMột ngày có hai giờ “ma quỷ”. Từ 6-9h sáng, các bệnh về tim mạch và não như thiếu máu cơ tim, co thắt ngực, loạn nhịp tim, tai biến... thường phát sinh. Tổ chức Y tế thế giới điều tra 4.769 người bệnh tử vong vì nhồi máu cơ tim, trong đó 28% phát bệnh từ 6-10h sáng. Người già và người mắc bệnh tim mạch sau khi dậy sớm nên tránh đột ngột ra khỏi nhà hoặc mở cửa sổ ngay, có thể vận động nhẹ nhàng trong phòng để lưu thông máu, để cơ thể quen với thời tiết giữa bên ngoài và trong phòng. Thời gian nguy hiểm cho sức khỏe tiếp theo là, sau chập tối, lúc này tỷ lệ phát tác của bệnh tim lại tăng lên. Nếu uống rượu khoảng 7h tối, thì sẽ cần nhiều thời gian để gan bài tiết rượu, so với các thời điểm khác trong ngày. Do đó, khoảng 7h tối uống rượu sẽ khiến gan dễ bị tổn hại, và người uống dễ bị say hơn. Sức sống của con người về đêm là rất thấp, huyết áp, thân nhiệt, hô hấp, nhịp mạch đều chậm dần, tuần hoàn máu cũng chậm theo, nồng độ hormone xuống thấp, cơ bắp giãn, phản ứng chậm chạp. Vì thế, cần hạn chế làm việc thâu đêm và thời điểm cuối ngày cần để cơ thể nghỉ ngơi, tránh căng thẳng...*Một tuầnCác nhà khoa học Đức và Phần Lan phát hiện, vào thứ hai, số người bị đột quỵ cao nhất trong tuần và nguy cơ tử vong cũng cao hơn ngày thường 40%. Do đó, các chuyên gia sức khỏe Đức đã gọi thứ hai là ngày thứ hai đen. Điều này liên quan tới đồng hồ sinh học trong một tuần của cơ thể. Thứ hai thường được coi là ngày khởi đầu một tuần làm việc, học tập, nên khá nhiều người thấy căng thẳng khi đến ngày này, đặc biệt lại sau hai ngày cuối tuần được thư giãn. Đây cũng là ngày các căn bệnh dễ phát sinh và trầm trọng.*Một thángSau và trước ngày trăng tròn trong một tháng là thời điểm thể trạng con người dễ yếu, điều này liên quan đến khí tượng thiên văn. Sự lên xuống của thuỷ triều liên quan đến sức hút Mặt trăng, lực hút này cũng tác động đến lượng máu trong cơ thể của con người, khiến áp lực của dòng máu trong mạch giảm xuống, dẫn đến áp lực trong và ngoài thành mạch chênh lệch, khi sự chênh lệch này lớn sẽ dễ dẫn đến các bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não.*Một nămMỗi năm có hai thời điểm dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đó là tháng cực lạnh hay cực nóng. Những năm có mùa đông với nhiều đợt lạnh kéo dài, số bệnh nhân nội trú tại viện tăng cao, tỷ lệ tử vong cũng tăng. Thời tiết lạnh sâu thường khiến sức đề kháng giảm, tinh thần dễ trầm cảm, trao đổi chất chậm. Thời tiết nắng nóng kéo dài lại dễ gây các bệnh lý tiêu hóa, tim mạch (trời nóng dễ mất nước, không bù đủ nước, máu có thể bị cô đặc lại tăng gánh nặng cho tim và dòng máu khó lưu thông).Bí quyết Sống Vui Hạnh Phúc.Nhiều tiền ít tiền , không phung phí là đượcAi phải , ai sai , mình không sai là đượcBiết ít biết nhiều , làm xong việc là đượcNgười già người trẻ , mạnh khỏe là đượcNgười giàu người nghèo , hoà Thuận là đượcÔng xã về sớm về trễ, miễn về là được ,Bà xã cho ăn cơm , cơm nóng cơm nguội có ăn là đượcNgười xấu người đẹp , có duyên là đượcNhà lớn nhà nhỏ , ấm no là đượcSung túc hay nghèo nàn , bình an là đượcXe mới xe cũ , chạy là đượcVà......phải nhớ rằng ...Vui cười không mệt , buồn phiền mới mệtYêu thương không mệt , ghen ghét mới mệtChân thật không mệt , gian dối mới mệtTương ái không mệt , tương tàn mới mệtRộng rãi không mệt , ích kỷ mới mệtKhoan dung không mệt , khó khăn mới mệtKhiêm nhường không mệt, khoe khoang mới mệtMỉm cười không mệt, tức giận mới mệt,Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệtTương tư không mệt, đơn phương mới mệtChung tình không mệt, Đa tình mới mệtTình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệtChân thành không mệt,giả dối mới mệtĐược mất không mệt, tính toán mới mệtThể chất mệt không phải mệt,tâm can mệt mới mệtĐọc những điều này không mệt , thực hành mới mệt
Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014
Giờ của bệnh tật/ Cảnh Tú chia sẻ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét