Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh.
Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp. Những đồng ngũ hy sinh trên tay tôi nhiều lắm, thương đau cũng nhiều, nước mắt cũng lắm. Nhưng không hãi hùng và đau đớn bằng cảnh hàng trăm người nông dân, rất nhiều thiếu nữ và trẻ em đã chết không toàn thây khi bom Mỹ ném vào một làng ở Văn Giang năm 1967. Khắp làng nghi ngút hương khói, y như một nghĩa trang khổng lồ, ba bốn đêm liền vẳng ra trận địa tiếng la khóc ai oán rùng rợn. Cũng những tiếng khóc y hệt thế, tôi lại nghe vào một đêm ở căn cứ Đồng Dù, khi người dân Sài Gòn ra bới xác tìm con cái họ sau trận chiến thảm khốc...
Năm đánh từ Tây Nguyên xuống Cheo Reo, đạn pháo hai bên chả kiêng ai, hàng trăm người dân và binh sĩ hai bên chết la liệt đầy trên mặt đường. Tiếng dạ dầy nổ bôm bốp dưới gầm xe pháo, nhiều bánh xe dính đầy máu. Khi đi qua một khúc cua, tôi thấy rõ xác một phụ nữ rất trẻ, thanh tú, hai tay ôm chặt đứa con đã chết, cổ chị ta còn đeo lủng lặng một dây chuyền và mớ tóc dài đen mượt xòa đổ ra trên mặt đất, hai hốc mắt đen ngòm đầy ruồi bọ... Và những hình ảnh tương tự như thế cứ ám ảnh tôi suốt hơn hai mươi năm, để ra tận xứ người, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và viết thiên truyện ngắnTiếng Khóc.
Tôi thường nhớ tới những cơn ác mộng trong chiến tranh nhiều hơn là sự vinh quang của kẻ thắng trận và đủ kinh nghiệm để hiểu ra rằng: Ở góc độ Con Người, chiến tranh là điều khủng khiếp và tàn nhẫn. Khi ra thế giới, tôi lại nhận thêm ra rằng, người ta sinh ra để mưu cầu hạnh phúc cá nhân hay cộng đồng, chứ không phải cầm súng và làm một cuộc chiến nhiều máu, các dân tộc cần được sống để thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ tháng 5, nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nghiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Những hành vi ngang ngược muốn biến biển của chúng ta như ao nhà của họ làm ai ai là con dân nước Nam trong cũng như ngoài nước đều căm giận; kể cả nhiều người dân tộc khác trên thế giới khi nhận ra thực chất đó không phải là sự tranh chấp, mà hành vi xâm lược phi nghĩa của nhà nước Trung Quốc.
Tôi thường nhớ tới những cơn ác mộng trong chiến tranh nhiều hơn là sự vinh quang của kẻ thắng trận và đủ kinh nghiệm để hiểu ra rằng: Ở góc độ Con Người, chiến tranh là điều khủng khiếp và tàn nhẫn. Khi ra thế giới, tôi lại nhận thêm ra rằng, người ta sinh ra để mưu cầu hạnh phúc cá nhân hay cộng đồng, chứ không phải cầm súng và làm một cuộc chiến nhiều máu, các dân tộc cần được sống để thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ tháng 5, nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nghiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Những hành vi ngang ngược muốn biến biển của chúng ta như ao nhà của họ làm ai ai là con dân nước Nam trong cũng như ngoài nước đều căm giận; kể cả nhiều người dân tộc khác trên thế giới khi nhận ra thực chất đó không phải là sự tranh chấp, mà hành vi xâm lược phi nghĩa của nhà nước Trung Quốc.
Làm sao cho đất nước yên ổn hòa bình lâu dài mà lại dứt khoát “không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì” thực là một vấn đề lớn, rất khó khăn đòi hỏi ở Chính phủ và toàn dân ta nhiều nỗ lực lớn lao, đầy thử thách, buộc phải tỉnh táo thông minh để vượt qua.
Chiến tranh không phải là sự giải tỏa bức xúc vội vã, thiếu sự sâu sắc chín chắn để hành động, chưa làm hết sức, hết cách để tránh đi cái đau thương mất mát của hàng triệu sinh mạng. Thế giới hôm nay khác xưa nhiều. Chiến tranh không phải muốn là được, dù Trung Quốc đang khiêu khích và chăng bẫy hàng ngày, bởi vẫn có một thế giới của những người yêu chuộng hòa bình, nhân nghĩa. Chính vì thế tôi tán thành chủ trương của Chính phủ ta, kiên trì tố cáo hành vi ngang ngược của nhà nước Trung Quốc trên trường quốc tế để tranh thủ dư luận tiến bộ trên toàn thế. Cũng như thế, chúng ta kiên trì hòa bình dùng ngoại giao để các nước có chung quyền lợi trên biển Đông hợp sức với chúng ta ngăn chặn hành vi ngang ngược của Trung Quốc độc chiếm biển Đông, thậm chí phải đưa ra tòa án quốc tế.
Nhà nước và đại bộ phận con dân Việt Nam đang kiên trì điều đó. Đặc biệt các chiến sĩ của ta trên biển vô cùng kỷ luật đã kiên nhẫn từng giây phút không mắc mưu kẻ thù dầu rằng việc bảo vệ ôn hòa trên biển có thể trả giá bằng sinh mạng của họ.
Trong những ngày căng thẳng ở biển Đông, tôi trầm lặng quan sát, ngắm bất kỳ đâu, bất cứ ai, từ những đứa trẻ ngày ngày cắp sách tới trường tới phiên chợ cóc sớm sớm tinh mơ; từ cảnh các em sinh viên trên giảng trường hay dòng người kẻ chợ đang sinh hoạt bình thường ở Hà Nội để lòng luôn tự hỏi, quang cảnh yên bình kia nếu có chiến tranh mọi người sẽ sống ra sao? Con tôi sẽ ra sao, cháu tôi sẽ ra sao, hàng triệu người lam lũ sẽ ra sao? Chứ không nghĩ giản đơn: Ức quá, choảng thôi... Đấy là cái tức của người âu bồng bột, chưa hiểu biết thật sâu sắc nỗi buồn chiến tranh và hai từ thiêng liêng "dân tộc" và đất nước.
Tôi cũng từng gặp gỡ và tâm sự với nhiều cựu chiến binh, họ cũng như tôi, không kể những người già quá ốm đâu, chúng tôi chung ý nghĩ, chúng ta kiên trì hòa bình nhưng nếu Trung Quốc tấn công vào đất nước, chúng tôi sẽ lên đường. Riêng tôi sẽ rời bỏ châu Âu trở về, mang sức tàn này góp thêm một hạt bụi trong cơn bão cuồng bộ của nhân dân để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng chúng tôi đều cầu nguyện đất nước Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó khăn này, hòa bình cho dân tộc, cho con cháu. Vì hơn ai hết chúng tôi, những người lính nơi mặt trận đều hiểu rằng, chiến tranh không phải trò đùa và máu của con người không phải nước lã.
Trong những ngày căng thẳng ở biển Đông, tôi trầm lặng quan sát, ngắm bất kỳ đâu, bất cứ ai, từ những đứa trẻ ngày ngày cắp sách tới trường tới phiên chợ cóc sớm sớm tinh mơ; từ cảnh các em sinh viên trên giảng trường hay dòng người kẻ chợ đang sinh hoạt bình thường ở Hà Nội để lòng luôn tự hỏi, quang cảnh yên bình kia nếu có chiến tranh mọi người sẽ sống ra sao? Con tôi sẽ ra sao, cháu tôi sẽ ra sao, hàng triệu người lam lũ sẽ ra sao? Chứ không nghĩ giản đơn: Ức quá, choảng thôi... Đấy là cái tức của người âu bồng bột, chưa hiểu biết thật sâu sắc nỗi buồn chiến tranh và hai từ thiêng liêng "dân tộc" và đất nước.
Tôi cũng từng gặp gỡ và tâm sự với nhiều cựu chiến binh, họ cũng như tôi, không kể những người già quá ốm đâu, chúng tôi chung ý nghĩ, chúng ta kiên trì hòa bình nhưng nếu Trung Quốc tấn công vào đất nước, chúng tôi sẽ lên đường. Riêng tôi sẽ rời bỏ châu Âu trở về, mang sức tàn này góp thêm một hạt bụi trong cơn bão cuồng bộ của nhân dân để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng chúng tôi đều cầu nguyện đất nước Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó khăn này, hòa bình cho dân tộc, cho con cháu. Vì hơn ai hết chúng tôi, những người lính nơi mặt trận đều hiểu rằng, chiến tranh không phải trò đùa và máu của con người không phải nước lã.
Nguyễn Văn Thọ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét