MỘT
MÌNH
Thơ
Hiền Hòa/ Lời bình Trần Lâm Phát
Một mình
Một mình ta rót cho ta,
Bạn gần đi vắng bạn xa chưa về
Bạn đi xuôi ngược trăm bề
Một mình ta rót đề huề cùng ai!
HiềnHòa[1]
Một mình ta rót cho ta,
Bạn gần đi vắng bạn xa chưa về
Bạn đi xuôi ngược trăm bề
Một mình ta rót đề huề cùng ai!
HiềnHòa[1]
Hiền
Hòa diển
tả tâm trạng cô đơn
của 1 người
bạn chân tình khi bạn bè đã
đôi ngã đôi bờ,
bận rộn với
cuộc sống và quên đi
người bạn cũ:
Một mình ta rót cho ta,
Bạn gần đi vắng bạn xa chưa về
Bạn gần đi vắng bạn xa chưa về
Đọc hai câu thơ
này, ai ai cũng
thấy 1 nổi buồn
bang khuâng khó tả,
nó mang đến
cho người đọc mơ tdĩ dĩ vãng
xa xôi mà nhà thơ
sông Đà núi Tản đã 1 lần làm chấn
động nền văn
học:
Kiếp
sau xin chớ làm người
Làm
đôi chim nhạn tung trời
mà bay
Tuỳ theo
cách ngắt
câu, người
đọc có hai tâm trạng khác nhau:
“Một
mình ta, rót cho ta” cho thấy
sự chán chường ngạo
mạn trong cô đơn
Nhưng
nếu ngắt câu “Một
mình, ta rót cho ta” người
đọc cảm thong sự cô đơn
buồn bã của tác giả.
Điệp ngữ “ta” nhấn
mạnh bản ngã cô đơn;
nó khác hẵn điệp
ngữ, đồng âm dị nghĩa
mà văn
học bình dân hay dùng:
Trúc
với mai, mai về trúc nhớ
Mai
trúc về, trúc nhớ mai
không
Tại
sao “Bạn
gần đi vắng”?
Cuộc
sống khó khăn trong xã hội“ con vua thì được
làm vua, con sãi ở chùa phải quét lá đa”. Ai ai cũng
đầu tắt mặt
tối , chạy đôn chạy
đáo, lo miếng ăn
hang ngày, đâu còn thời
gian cho bạn. Xã hội đó
đã giết đi
tình bằng hữu
mà ta từng nghe trong những
ngày đủng
đỉnh trên ghế
nhà trường
khi học về
Luận ngữ
của Khổng Tử:
Hữu
bằng tự
viễn
phương lai, bất diệc
lạc hồ? (有朋自遠方來,不亦樂乎?)
Còn “bạn xa chưa về”
Xa là
đâu? Cùng lắm là “anh đi ba bữa anh về” nhưng sao tác giả kêu lên nỗi bi thương, nhớ nhung người bạn cũ.
Biến cố lịch sử gây ra biết bao cảnh con mất cha, vợ xa chồng, thầy xa trò, bạn bè ly tán. Tác giả đơn độc bên chén trà, bên ly rượu đắng, giọt mắt khô khan, tiếng không ra lời. Bạn bè giờ đây trăm phương ngàn hướng, xa nhau cả ½ vòng trái đất, biết bao giờ có dịp “chén tạc chén thù” . Nỗi nhớ thương bạn cũ qua lời than “bạn xa chưa về” không tránh sự lệ rơi của độc giả.
Tác giả thương cho cuộc sống tha phương cầu thực của bạn mình, mặc dù tác giả cũng sống trong cảnh khố rách áo ôm.
Bạn đi xuôi ngược
trăm bề
Từ “xuôi ngược” cho ta thấy
trăm ngàn khó khăn của
người “lội dòng nước
ngược”. Tuy nhiên, kẻ
tha hương
còn có dòng nước
ngược để
lội,
cuộc đời còn có cơ hội
vươn lên không như
tác giả,
bị gió cuốn theo dòng và chịu
cảnh bi quan.
Ngày xưa Nguyễn Khuyến nói lên tấm chân tình của bè bạn:
Ngày xưa Nguyễn Khuyến nói lên tấm chân tình của bè bạn:
Rượu
ngon không có bạn
hiền
Không
mua không phải không tiền không mua
Và
Tản Đà cũng
đã từng lên tiếng
“Đồ ăn
ngon, chỗ ngồi ăn
ngon nhưng không có người cùng ăn
cho ngon, không ngon!”
Thì ngày hôm nay Hiền Hòa cũng không thoát khỏi hoàn cảnh chung của người dân Việt:
Thì ngày hôm nay Hiền Hòa cũng không thoát khỏi hoàn cảnh chung của người dân Việt:
Một mình ta rót đề
huề cùng ai!
Hiền
Hòa ơi!
Nơi
bên ấy
bạn gần thì có
Ở bên này bạn lại khó tìm
Mặc dù trong túi có tiền
Nhưng bầu rượu thắm đợi thuyền bạn sang
Ở bên này bạn lại khó tìm
Mặc dù trong túi có tiền
Nhưng bầu rượu thắm đợi thuyền bạn sang
Virginia ngày 6 tháng 8 năm
2010
Trần-LâmPhát
[1]HiềnHòalà
á khoalớp 69-72,khóa 11 ban ViệtHánĐHSP
Sàigòn, cựugs TốngPhướcHiệp,
Vĩnh Long; Nguyễn
ThượngHiền
và Gia Long, Sàigòn
HiềnHòa là cựu nữ sinh viên thi ra trường đỗ á khoa (Hạng nhì) lớp 69-72, khóa 11 ban ViệtHán ĐHSP Sàigòn, cựu gs Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long; Nguyễn ThượngHiền và Gia Long, Sàigòn; là bạn cùng khóa với Trần Lâm Phát.
Trả lờiXóa"Một mình" là tâm trạng hụt hẫng, chơi vơi, cô đơn trong nỗi niềm vắng bạn. Có thể, tác giả thác lời cho tha nhân,mà cũng có thể đó là nỗi lòng mình.
Câu 1: Không còn ai cả. Uống rượu tiêu sầu, thường là đối ẩm cùng bạn, mà bây giờ chỉ còn có ta rót rượu. Chỉ một mình ta, ta rót cho ta! Một mình, đã buồn. Ta rót cho ta thì lòng càng ngậm ngùi, buồn hơn. Khách đến chơi đây "ta với ta" (NK), thì cũng có bạn tâm giao. Một mảnh tình riêng "ta với ta" (BHTQ) ,cũng như "ta rót cho ta" là nỗi lòng và tâm tình riêng một mình thôi. Nhưng vì sao như thế?
Câu 2: Lý do không có bạn. Ít nhất, tác giả cũng có nhiều bạn tri âm: bạn gần, bạn xa. Thời điểm bấy giờ thì không ai cả. Bạn gần thì không hiện diện ở nhà (đi vắng). Bạn xa thì khó lòng gặp mặt vì bạn chưa về quê hương(?!). Rõ ràng đó là một lý do bất khả thi . Không có ai rót cho mình cả vì có còn người bạn nào đâu! Bạn xa thì không thể hình dung nổi những mưu sinh.
Câu 3: Hoàn cảnh của các bạn hiện thời. "Xuôi ngược" thường dùng chung với nhóm từ "vất vả" đã lược bớt trong thành ngữ "vất vả ngược xuôi" ý nói bạn đang gặp rất nhiều khó khăn, đang mất nhiều công sức, tâm trí và thời gian để giải quyết sinh kế gia đình. "Trăm bề" là rất nhiều bề, nhiều cách, lao lực đa dạng khó mà kể hết.
Câu 4; Cảm nghĩ của tác giả. "Đề huề" là cùng vui, cùng một tấm lòng. Do đó, "một mình" ta rót (chỉ mới rót thôi theo thói quen thường lệ), biết uống vui cùng ai (tức là cuối cùng không thể nào uống được). Dấu cảm cuối câu như một tiếng thở dài não nuột, tỏ rõ một nỗi đau về thân thế, về bạn bè, về cuộc đời dâu bể đa đoan.
Bài thơ chỉ có 2 cặp lục bát, lời thơ giản dị, mượt mà, hai câu giữa nói về bạn, câu đầu và cuối nói về ta (nhân vật trữ tinh), mà nghe như có nhiều cay đắng, nghẹn ngào!
Những cay đắng, nghẹn ngàođó không phải chỉ "một mình" riêng của nhân vật trữ tình (ta),của tha nhân (bạn), của tôi...mà còn là "một mình" chung cho một thế hệ... một thế hệ ai hoài," khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ" (NK)...đến ngẩn ngơ... xa vời. Thân ái, Ngân Triều
Do nhầm lẫn thông tin, trong phần nhận xét trên, Ngân Triều đã ghi ở câu đầu:
Trả lờiXóa"Hiền Hòa là cựu nữ sinh viên thi ra trường đỗ á khoa (Hạng nhì)"
Nay xin đính chính lại như sau:
"Hiền Hòa là Nguyễn Thị Hòa, cựu nữ sinh viên thi ra trường đỗ tốt nghiệp trong "top" ba, (Hạng ba), lớp 69-72, khóa 11 ban Việt Hán ĐHSP Sàigòn, cựu gs Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long; Nguyễn Thượng Hiền và Gia Long, Sàigòn; là bạn cùng khóa với Trần Lâm Phát".
Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và bạn Trần Lâm Phát. Thân ái, Ngân Triều