Mời quý bạn xem mối tình HXH và Nguyễn Du phần cuối.
Trích Nhớ bóng Trăng xưa, chương V, quyển [5] của Ngân Triều sắp xuất bản.
Chương nầy, tham khảo TL"Đi tìm Cổ nguyệt đường và mối tình của HXH và ND", bài nghiên cứu của TS Phạm Trọng Chánh, Paris.
NT có hiệu đính thơ chữ Hán, chữ Nôm, chú giải và diễn thơ...
**********
IV . Hồ Xuân Hương gặp Nguyễn Du trên đường đi sứ năm 1813..
IV.1
Tháng 2 năm Quí Dậu 1813 Nguyễn Du được thăng Cần Chánh Học Sĩ tước Du Đức Hầu, được chọn làm Chánh Sứ đi tuế cống triều nhà Thanh.Thiêm sự Bộ Lại Trần Văn Đại, Thiêm sự Bộ Lễ Nguyễn Văn Phong làm Phó Sứ. Cống phẩm gồm: 200 lạng vàng, 1000 lạng bạc, lụa và cấp mỗi thứ 100 cây, hai bộ sừng tê giác, 100 cân ngà voi, 100 cân quế; Sứ đoàn gồm 27 người, đi đến mỗi địa phương đều có bàn hương án và quan quân hộ tống. Đoàn đi từ Phú Xuân đến Vị Hoàng bằng thuyền và từ đó đi đường bộ. Theo gia phả con đầu là Nguyễn Tứ, 12 tuổi, có theo cha đi sứ.
Tin này ra đến Thăng Long, Hồ Xuân Hương đã gửi đến Nguyễn Du bài thơ: Cảm cưụ kiêm trình Cần Chánh Học sĩ Nguyễn Hầu (Hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân). Bài thơ này là một chứng cớ rõ ràng, không thể chối cải, nhưng thoạt đầu chẳng mấy ai tin. Ngay cả Xuân Diệu đọc bao nhiêu lần cứ viết: Xuân Hương phục người có tài hơn mình. Chẳng ai tin việc này, vì là thật nó kéo theo sự sụp đổ của một Hồ Xuân Hương dâm tục cả thế kỷ đã bàn tán và viết về nàng. Toàn bộ sách giáo khoa viết về Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du phải viết lại.
Chàng đi sứ hoàng hoa, xa quê hương, nơi đất khách ngàn dậm lòng em muôn nghìn nỗi nhớ nhung. Mượn ai tới đó để gửi thơ cho chàng, nói rõ tấm lòng em. Chữ tình đôi ta ba năm trọn vẹn (1790-1793), nhưng rồi tình như mộng như bài thơ Ký Mộng chàng đã gửi cho em, tan mộng rồi chẳng còn thấy nhau. Em trộm mừng cho chàng từ ngày ra làm quan, xe ngựa đưa đón, có nhiều thê thiếp, nhiều mối duyên tình. Riêng phận em làm gái, phấn son càng tủi cho mình phận long đong. Biết chàng có bịn rịn vấn vương đến mối tình em, nơi Cổ Nguyệt đường năm canh em vẫn một mình phòng không thao thức.
Cảm cựu kiêm trình
Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu
(Hầu Nghi Xuân, Tiên Điền nhân)
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương ký.
Chú thích:
Sương siu theo GS Hoàng Xuân Hãn có nghĩa là bịn rịn. Sách Thiên Nam ngữ lục: Quốc Tuấn nhớ lời cha truyền, gặp cơn khổng tổng lòng bèn sương siu. Tuồng Thù Thế Tân Thanh: Sương siu vì một chữ tình.. Ông Trần Thanh Mại âm là : Sương đeo mái, Hồ Tuấn Niêm chữa đeo ra treo hai cách đều vô nghĩa.
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn
𢘾 𠊚 𡳰
𨤵 揢 閍 𠦳 浽 𢘾 絨
摱 埃 細 蒂 𠳚 㧣 穷
𡨸 情 祝 㐌 𠀧 𢆥 院
𠺵 夢 𠱤 𦋦 姅 克 空
𦀺 馭 濫 𢜠 沿 笠 𨃺
坋 崙 乾 𢣃 分 滝 𢫝
别 群 氽 㤕 霜 超 氽
樓 月 南 更 隻 䏾 炵
* Chú giải:
(1) Nhớ người cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu. Sau đầu đề trên, tác giả có chú: "Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân" - "Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân" - Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh - Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.
(2) Sương siu mấy: 霜 超 氽 Từ xưa phiên âm là sương đeo mái. Nay phiên âm theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn như trên.
sương siu = 霜 超: vấn vương
Tấp nập: 笠𨃺: rộn rịp, đông đảo.
long đong: 滝 𢫝:vất vả khó nhọc vì gặp phải nhiều điều không may.
( Không biết có phải là Sương cư: 孀 居: ở góa hay không.Theo Việt Nam Tự Điển, Hội Khai Trí Tiến Đức, xb năm 1931, trang 501: sương: 孀: góa bụa; sương cư: 孀 居: Ở góa). Bấy giờ Hồ Xuân Hương đang tình cảnh góa bụa)
Chong: 炵: để cháy sáng trong một thời gian rất lâu. Ở đây là ngồi rất lâu trước đèn, một mình, một bóng.
*
Ngân Triều diễn thơ
Cách nghìn dặm, bao nhớ nhung,
Mượn ai tới đó ngỏ lòng xa xăm.
Tình sâu chốc đã ba năm, (1790-1793),
Mộng tan nào dễ mong tầm thấy đâu.
Mừng trông xa mã công hầu,
Dở dang tủi phận má đào lênh đênh.
Sương siu còn chút nhớ quên?
Năm canh lầu Nguyệt chênh vênh (1)“trăng già”!(2)
Ngân Triều
============
(1 chênh vênh, tư thế không có chỗ dựa chắc chắn, gây cảm giác trơ trọi, lẻ loi.
(2) trăng già, do điển tích ông già dưới trăng, xe duyên cho trai gái lấy nhau.
Trăng non, ngày càng đầy ra; trăng già ngày càng teo lại. Có thể hiểu lả tuổi ngày càng cao.
Còn có thể hiểu “trăng” tức là “nguyệt,月”; “già” là xưa cũ, là “cổ, 古”. Ráp lại, cổ 古+nguyệt月, là chữ Hồ, 胡 là Hồ Xuân Hương.
*Hai câu cuối:
Có còn chút gì bịn rịn,vương vấn để nhớ , để cố mà quên đi,
Suốt năm canh, nơi Cổ nguyệt đường, lẻ loi, ngằm bóng trăng tàn.
Trích Nhớ bóng Trăng xưa, chương V, quyển [5] của Ngân Triều sắp xuất bản.
Chương nầy, tham khảo TL"Đi tìm Cổ nguyệt đường và mối tình của HXH và ND", bài nghiên cứu của TS Phạm Trọng Chánh, Paris.
NT có hiệu đính thơ chữ Hán, chữ Nôm, chú giải và diễn thơ...
**********
IV . Hồ Xuân Hương gặp Nguyễn Du trên đường đi sứ năm 1813..
IV.1
Tháng 2 năm Quí Dậu 1813 Nguyễn Du được thăng Cần Chánh Học Sĩ tước Du Đức Hầu, được chọn làm Chánh Sứ đi tuế cống triều nhà Thanh.Thiêm sự Bộ Lại Trần Văn Đại, Thiêm sự Bộ Lễ Nguyễn Văn Phong làm Phó Sứ. Cống phẩm gồm: 200 lạng vàng, 1000 lạng bạc, lụa và cấp mỗi thứ 100 cây, hai bộ sừng tê giác, 100 cân ngà voi, 100 cân quế; Sứ đoàn gồm 27 người, đi đến mỗi địa phương đều có bàn hương án và quan quân hộ tống. Đoàn đi từ Phú Xuân đến Vị Hoàng bằng thuyền và từ đó đi đường bộ. Theo gia phả con đầu là Nguyễn Tứ, 12 tuổi, có theo cha đi sứ.
Tin này ra đến Thăng Long, Hồ Xuân Hương đã gửi đến Nguyễn Du bài thơ: Cảm cưụ kiêm trình Cần Chánh Học sĩ Nguyễn Hầu (Hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân). Bài thơ này là một chứng cớ rõ ràng, không thể chối cải, nhưng thoạt đầu chẳng mấy ai tin. Ngay cả Xuân Diệu đọc bao nhiêu lần cứ viết: Xuân Hương phục người có tài hơn mình. Chẳng ai tin việc này, vì là thật nó kéo theo sự sụp đổ của một Hồ Xuân Hương dâm tục cả thế kỷ đã bàn tán và viết về nàng. Toàn bộ sách giáo khoa viết về Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du phải viết lại.
Chàng đi sứ hoàng hoa, xa quê hương, nơi đất khách ngàn dậm lòng em muôn nghìn nỗi nhớ nhung. Mượn ai tới đó để gửi thơ cho chàng, nói rõ tấm lòng em. Chữ tình đôi ta ba năm trọn vẹn (1790-1793), nhưng rồi tình như mộng như bài thơ Ký Mộng chàng đã gửi cho em, tan mộng rồi chẳng còn thấy nhau. Em trộm mừng cho chàng từ ngày ra làm quan, xe ngựa đưa đón, có nhiều thê thiếp, nhiều mối duyên tình. Riêng phận em làm gái, phấn son càng tủi cho mình phận long đong. Biết chàng có bịn rịn vấn vương đến mối tình em, nơi Cổ Nguyệt đường năm canh em vẫn một mình phòng không thao thức.
Cảm cựu kiêm trình
Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu
(Hầu Nghi Xuân, Tiên Điền nhân)
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương ký.
Chú thích:
Sương siu theo GS Hoàng Xuân Hãn có nghĩa là bịn rịn. Sách Thiên Nam ngữ lục: Quốc Tuấn nhớ lời cha truyền, gặp cơn khổng tổng lòng bèn sương siu. Tuồng Thù Thế Tân Thanh: Sương siu vì một chữ tình.. Ông Trần Thanh Mại âm là : Sương đeo mái, Hồ Tuấn Niêm chữa đeo ra treo hai cách đều vô nghĩa.
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn
𢘾 𠊚 𡳰
𨤵 揢 閍 𠦳 浽 𢘾 絨
摱 埃 細 蒂 𠳚 㧣 穷
𡨸 情 祝 㐌 𠀧 𢆥 院
𠺵 夢 𠱤 𦋦 姅 克 空
𦀺 馭 濫 𢜠 沿 笠 𨃺
坋 崙 乾 𢣃 分 滝 𢫝
别 群 氽 㤕 霜 超 氽
樓 月 南 更 隻 䏾 炵
* Chú giải:
(1) Nhớ người cũ viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu. Sau đầu đề trên, tác giả có chú: "Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân" - "Hầu người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân" - Như vậy, ở đây Nguyễn Hầu đúng là Nguyễn Du tiên sinh - Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền ghi rõ mùa hè năm Kỉ Tỵ (1809), Nguyễn Du được bổ làm cai bạ Quảng Bình. Tháng 2 năm Quý Dậu (1813) ông được phong Cần chánh điện học sĩ, rồi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.
(2) Sương siu mấy: 霜 超 氽 Từ xưa phiên âm là sương đeo mái. Nay phiên âm theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn như trên.
sương siu = 霜 超: vấn vương
Tấp nập: 笠𨃺: rộn rịp, đông đảo.
long đong: 滝 𢫝:vất vả khó nhọc vì gặp phải nhiều điều không may.
( Không biết có phải là Sương cư: 孀 居: ở góa hay không.Theo Việt Nam Tự Điển, Hội Khai Trí Tiến Đức, xb năm 1931, trang 501: sương: 孀: góa bụa; sương cư: 孀 居: Ở góa). Bấy giờ Hồ Xuân Hương đang tình cảnh góa bụa)
Chong: 炵: để cháy sáng trong một thời gian rất lâu. Ở đây là ngồi rất lâu trước đèn, một mình, một bóng.
*
Ngân Triều diễn thơ
Cách nghìn dặm, bao nhớ nhung,
Mượn ai tới đó ngỏ lòng xa xăm.
Tình sâu chốc đã ba năm, (1790-1793),
Mộng tan nào dễ mong tầm thấy đâu.
Mừng trông xa mã công hầu,
Dở dang tủi phận má đào lênh đênh.
Sương siu còn chút nhớ quên?
Năm canh lầu Nguyệt chênh vênh (1)“trăng già”!(2)
Ngân Triều
============
(1 chênh vênh, tư thế không có chỗ dựa chắc chắn, gây cảm giác trơ trọi, lẻ loi.
(2) trăng già, do điển tích ông già dưới trăng, xe duyên cho trai gái lấy nhau.
Trăng non, ngày càng đầy ra; trăng già ngày càng teo lại. Có thể hiểu lả tuổi ngày càng cao.
Còn có thể hiểu “trăng” tức là “nguyệt,月”; “già” là xưa cũ, là “cổ, 古”. Ráp lại, cổ 古+nguyệt月, là chữ Hồ, 胡 là Hồ Xuân Hương.
*Hai câu cuối:
Có còn chút gì bịn rịn,vương vấn để nhớ , để cố mà quên đi,
Suốt năm canh, nơi Cổ nguyệt đường, lẻ loi, ngằm bóng trăng tàn.
IV.2
Sứ đoàn từ Phú Xuân đến Thạch Đình sông Hoàng Giang, một cuộc tiếp rước long trọng của quan Tổng Trấn Bắc Thành bấy giờ là Nguyễn Huỳnh Đức và quan Tổng Hiệp Trấn (Phó) Lê Chất. Xe ngựa, lính hầu đi chật đường đưa từ Thạch Đình về dinh Tuyên Vũ. Qua mỗi địa phương đều có bàn hương án quan huyện, trấn tiếp rước.. Thời gian Nguyễn Du đi sứ là 12 tháng rưỡi.. Từ Lạng Sơn đến Bắc Kinh, các quan địa phương Trung Quốc chu cấp nơi ăn ở, tiếp rước. Qua cửa Nam Quang đi Quế Lâm đến Võ Xương rồi đến Bắc Kinh. Tôi đã đi lại cuộc hành trình này năm 2009 để dịch toàn bộ các thơ Nguyễn Du trên đường đi sứ, so sánh thời nay và những điều Nguyễn Du mô tả;
Hồ Xuân Hương đã đến sông Hoàng Giang chờ đợi từ nhiều ngày đầu tháng 4 năm Quý Dậu, gặp lại Nguyễn Du sau hai mươi năm từ biệt cũng bến sông này, nơi Thạch Đình từ biệt năm xưa.. Nhưng than ôi, Hồ Xuân Hương chỉ trông thấy Nguyễn Du từ xa, nào dám lại cầm tay tâm tình, vì chàng đường đường là một vị Chánh Sứ, quan trên trông xuống, người ta dòm vào, muôn cặp mắt phủ, huyện, lính lệ. Hồ Xuân Hương về nhà viết bài Hoàng giang ngộ hữu hỉ phú; Mừng gặp bạn trên sông Hoàng Giang: Từ độ em biết yêu lần đầu, như người con gái tuổi xuân vừa biết mùa xuân đầu tiên, mỗi khắc thời gian như vàng em lấy làm quí trọng. Đã hò hẹn nhau, lòng em nhớ cả kiếp sống mình. Tình đôi ta rất nặng em không quên dù hóa kiếp cả trăm thân. Dòng Tô Lịch chưa cạn, đôi ta vẫn còn duyên nợ.Sông Vị Hoàng còn đầy những giọt nước mắt ái ân em tiễn đưa chàng ngày nào, nhưng hôm nay chàng là quan Chánh Sứ, bao cặp mắt từ quan đến dân trông vào, em dù nồng ấm hay phai nhạt nào có dám thổ lộ. Nhưng lòng son em vẫn thương chàng, mười phân vẹn mười.
Mừng gặp bạn ở sông Hoàng.
Nhà xuân từ được bén hơi xuân,
Nửa khắc vàng xem trọng mấy cân.
Trót hẹn nhớ cho đành một kiếp,
Nặng nề quên cả đến trăm thân.
Cạn dòng Tô Thủy còn duyên nợ,
Đầy giọt Hoàng giang những ái ân.
Nồng nhạt mặc dù đâu nhẽ dám,
Tấc son này vẫn thắm mười phân.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký.
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn
𢜠﨤伴𣄒瀧皇
春 自 待 𤓩 𣱬 春
姅 尅 鐄 䀡 重 買 釿
㤕 𠻷 𢖵 㧣 𢝜 𠬛 砝
𥘀 尼 𠅳 奇 𦥃 𤾓 身
𣴓 𣳔 𥗹 水 群 縁𧴱
𣹓𣹓淬 皇 江 忍爱恩
醲 𤁕 嚜 𠶢 兠 洱 㦑
𡬷 崙 尼 吻 𧺀 辻 分
*
Ngân Triều diễn thơ
Xuân xanh đã bén xuân đầu tiên,
Mỗi khắc giờ vàng trải mấy niên.
Duyên đã trót trao, trao cả kiếp
Trăm thân hóa kiếp, kiếp nào quên.
Dòng Tô còn nước, còn duyên nợ.
Sông Vị lệ đầy, lệ tiễn tuôn.
Nồng thắm nhạt phai nào dám tỏ,
Lòng son riêng vẫn trọn mười nguyên
Ngân Triều
***𤁕
IV.3
Các bài thơ này cất kỷ trong Lưu Hương Ký, Nguyễn Du nào đọc được.. Năm đó nàng 41 tuổi, đã trải qua những mối tình:sau mối tình với Nguyễn Du, Thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, Mai Sơn Phủ rồi Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà, Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh, quan Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, và giờ đây người cuối cùng Tri phủ Tam Đái Vĩnh Tường Trần Phúc Hiển sẽ được thăng lên chức Tham Hiệp Trấn Yên Quảng.. Các mối tình này được người bạn Phạm Đình Hổ chứng kiến, và Tốn Phong Nham Giác Phu họ Phan Huy. viết tựa cho Lưu Hưong ký.Bài Hoài cựu là bài thơ tự than trách phận mình: Chữ tình ngang ngữa biết bao nhiêu, tình em đã trái ngang cùng chàng.Một chút duyên xưa lắm điều dang dỡ. Phận mình như bèo lạc hoa trôi, không trẻ lại như ngày xưa. Mối tình trăng hoa thêm tủi cái già đã đến. Vì ta tài tình mà mang nợ nên phải trả.. Nhìn phong cảnh nào vui đâu lòng đã gửi nhiều thơ vịnh Đưa đón gặp nhau mới biết tỏ tường bàn tay đấng tạo hóa. Đời mình như cánh hoa trôi trên dòng, mới thắm thía khi tin nước thủy triều đưa đẩy ngược dòng.
Hoài cựu
Nhớ bạn cũ
Chữ tình ngang ngửa biết bao nhiêu,
Một chút duyên xưa dỡ lắm điều.
Bèo lạc không kinh còn trẻ lại.
Trăm hoa thêm tủi cái gì theo.
Tài tình nợ ấy vay nên trả,
Phong cảnh vui đâu đã gửi nhiều.
Đưa đón biết tường tay đại tạo,
Cánh hoa trên nước thắm tin triều.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương, Lưu Hương ký.
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn
懷 舊
𡦂 情 昂 𠑕 別 包 蕘
𠬛 𡭱 緣 𠸗 𡁎 夦 条
薸𥯛 空 驚 群 𥘷 吏
𤾓 花 潘 悴 丐 之 遶
才 情 𧴱 意 𧹋 𢧚 捛
風 景 𢝙 兠 㐌 㨳 𡗉
拸 迍 別 詳 拪 大皂
更 花 𨑗 渃 𧹱 信 潮
*
Ngân Triều diễn thơ
Chữ tình ngang ngữa ngỡ ngàng
Duyên xưa còn mãi dở dang chưa vừa!
Hồng nhan, nào trẻ như xưa,
Bướm hoa phút chốc, đời đưa tuổi già.
Tài tình oan trái thế mà…
Nhạn ơi nào hiểu tình xa đã nhiều.
Ông Xanh nghiệt ngã lắm điều,.
Hoa trôi man mác, thủy triều lênh đênh.
Ngân Triều
*
Sứ đoàn từ Phú Xuân đến Thạch Đình sông Hoàng Giang, một cuộc tiếp rước long trọng của quan Tổng Trấn Bắc Thành bấy giờ là Nguyễn Huỳnh Đức và quan Tổng Hiệp Trấn (Phó) Lê Chất. Xe ngựa, lính hầu đi chật đường đưa từ Thạch Đình về dinh Tuyên Vũ. Qua mỗi địa phương đều có bàn hương án quan huyện, trấn tiếp rước.. Thời gian Nguyễn Du đi sứ là 12 tháng rưỡi.. Từ Lạng Sơn đến Bắc Kinh, các quan địa phương Trung Quốc chu cấp nơi ăn ở, tiếp rước. Qua cửa Nam Quang đi Quế Lâm đến Võ Xương rồi đến Bắc Kinh. Tôi đã đi lại cuộc hành trình này năm 2009 để dịch toàn bộ các thơ Nguyễn Du trên đường đi sứ, so sánh thời nay và những điều Nguyễn Du mô tả;
Hồ Xuân Hương đã đến sông Hoàng Giang chờ đợi từ nhiều ngày đầu tháng 4 năm Quý Dậu, gặp lại Nguyễn Du sau hai mươi năm từ biệt cũng bến sông này, nơi Thạch Đình từ biệt năm xưa.. Nhưng than ôi, Hồ Xuân Hương chỉ trông thấy Nguyễn Du từ xa, nào dám lại cầm tay tâm tình, vì chàng đường đường là một vị Chánh Sứ, quan trên trông xuống, người ta dòm vào, muôn cặp mắt phủ, huyện, lính lệ. Hồ Xuân Hương về nhà viết bài Hoàng giang ngộ hữu hỉ phú; Mừng gặp bạn trên sông Hoàng Giang: Từ độ em biết yêu lần đầu, như người con gái tuổi xuân vừa biết mùa xuân đầu tiên, mỗi khắc thời gian như vàng em lấy làm quí trọng. Đã hò hẹn nhau, lòng em nhớ cả kiếp sống mình. Tình đôi ta rất nặng em không quên dù hóa kiếp cả trăm thân. Dòng Tô Lịch chưa cạn, đôi ta vẫn còn duyên nợ.Sông Vị Hoàng còn đầy những giọt nước mắt ái ân em tiễn đưa chàng ngày nào, nhưng hôm nay chàng là quan Chánh Sứ, bao cặp mắt từ quan đến dân trông vào, em dù nồng ấm hay phai nhạt nào có dám thổ lộ. Nhưng lòng son em vẫn thương chàng, mười phân vẹn mười.
Mừng gặp bạn ở sông Hoàng.
Nhà xuân từ được bén hơi xuân,
Nửa khắc vàng xem trọng mấy cân.
Trót hẹn nhớ cho đành một kiếp,
Nặng nề quên cả đến trăm thân.
Cạn dòng Tô Thủy còn duyên nợ,
Đầy giọt Hoàng giang những ái ân.
Nồng nhạt mặc dù đâu nhẽ dám,
Tấc son này vẫn thắm mười phân.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký.
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn
𢜠﨤伴𣄒瀧皇
春 自 待 𤓩 𣱬 春
姅 尅 鐄 䀡 重 買 釿
㤕 𠻷 𢖵 㧣 𢝜 𠬛 砝
𥘀 尼 𠅳 奇 𦥃 𤾓 身
𣴓 𣳔 𥗹 水 群 縁𧴱
𣹓𣹓淬 皇 江 忍爱恩
醲 𤁕 嚜 𠶢 兠 洱 㦑
𡬷 崙 尼 吻 𧺀 辻 分
*
Ngân Triều diễn thơ
Xuân xanh đã bén xuân đầu tiên,
Mỗi khắc giờ vàng trải mấy niên.
Duyên đã trót trao, trao cả kiếp
Trăm thân hóa kiếp, kiếp nào quên.
Dòng Tô còn nước, còn duyên nợ.
Sông Vị lệ đầy, lệ tiễn tuôn.
Nồng thắm nhạt phai nào dám tỏ,
Lòng son riêng vẫn trọn mười nguyên
Ngân Triều
***𤁕
IV.3
Các bài thơ này cất kỷ trong Lưu Hương Ký, Nguyễn Du nào đọc được.. Năm đó nàng 41 tuổi, đã trải qua những mối tình:sau mối tình với Nguyễn Du, Thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, Mai Sơn Phủ rồi Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà, Quan Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ Trần Quang Tĩnh, quan Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, và giờ đây người cuối cùng Tri phủ Tam Đái Vĩnh Tường Trần Phúc Hiển sẽ được thăng lên chức Tham Hiệp Trấn Yên Quảng.. Các mối tình này được người bạn Phạm Đình Hổ chứng kiến, và Tốn Phong Nham Giác Phu họ Phan Huy. viết tựa cho Lưu Hưong ký.Bài Hoài cựu là bài thơ tự than trách phận mình: Chữ tình ngang ngữa biết bao nhiêu, tình em đã trái ngang cùng chàng.Một chút duyên xưa lắm điều dang dỡ. Phận mình như bèo lạc hoa trôi, không trẻ lại như ngày xưa. Mối tình trăng hoa thêm tủi cái già đã đến. Vì ta tài tình mà mang nợ nên phải trả.. Nhìn phong cảnh nào vui đâu lòng đã gửi nhiều thơ vịnh Đưa đón gặp nhau mới biết tỏ tường bàn tay đấng tạo hóa. Đời mình như cánh hoa trôi trên dòng, mới thắm thía khi tin nước thủy triều đưa đẩy ngược dòng.
Hoài cựu
Nhớ bạn cũ
Chữ tình ngang ngửa biết bao nhiêu,
Một chút duyên xưa dỡ lắm điều.
Bèo lạc không kinh còn trẻ lại.
Trăm hoa thêm tủi cái gì theo.
Tài tình nợ ấy vay nên trả,
Phong cảnh vui đâu đã gửi nhiều.
Đưa đón biết tường tay đại tạo,
Cánh hoa trên nước thắm tin triều.
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương, Lưu Hương ký.
Bản chữ Nôm Ngân Triều soạn
懷 舊
𡦂 情 昂 𠑕 別 包 蕘
𠬛 𡭱 緣 𠸗 𡁎 夦 条
薸𥯛 空 驚 群 𥘷 吏
𤾓 花 潘 悴 丐 之 遶
才 情 𧴱 意 𧹋 𢧚 捛
風 景 𢝙 兠 㐌 㨳 𡗉
拸 迍 別 詳 拪 大皂
更 花 𨑗 渃 𧹱 信 潮
*
Ngân Triều diễn thơ
Chữ tình ngang ngữa ngỡ ngàng
Duyên xưa còn mãi dở dang chưa vừa!
Hồng nhan, nào trẻ như xưa,
Bướm hoa phút chốc, đời đưa tuổi già.
Tài tình oan trái thế mà…
Nhạn ơi nào hiểu tình xa đã nhiều.
Ông Xanh nghiệt ngã lắm điều,.
Hoa trôi man mác, thủy triều lênh đênh.
Ngân Triều
*
𧹱
Biết rằng mối tình ngang trái, không còn gì nữa. Hồ Xuân Hương dứt khoát để yêu Tri phủ Tam Đái Vĩnh Tường Trần Phúc Hiển sau được thăng làm Tham Hiệp Trấn Yên Quảng. Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi; Xuân Hương góp thơ thành tập cuối cùng Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập.. Tập này bị phân tán thành nhiều mãnh. Tôi sẽ sắp xếp lại toàn bộ tập thơ vịnh cảnh này..
Một biến cố làm chấn động Tao đàn thời bấy giờ. Vì một bài thơ Nguyễn Văn Thuyên bị khép tội mưu phản, án chém. Cha nguyên Tổng Trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành, người nổi tiếng với bài Văn Tế Trận Vong Chiến Sĩ, phải tự tử năm 1816. Binh bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường, một tay cự phách trong làng văn thơ, người từng đánh chết Ngô Thời Nhiệm, đánh Phan Huy Ích trước Văn Miếu, bị bắt tội ẩn lậu ao đầm tội phải thắt cổ. Tiến Sĩ Vũ Trinh, anh rễ Nguyễn Du thầy dạy Nguyễn Văn Thuyên bị đày vào Quảng Nam 12 năm. Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, bạn thi ca của Hồ Xuân Hương, thi tướng tao đàn Cổ Nguyễ đường và cũng là bạn của Thuyên chết bất ngờ năm 1818, có lẽ tự tử.Tham Hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển, chồng Hồ Xuân Hương, con người bạn Nguyễn Văn Thành đã chết trận, được ông xem như con nuôi che chỡ, bị bắt tội tham nhũng 700 quan tiền hối lộ, vì bắt buộc dân không được bỏ nghề đồng ruộng. Các vụ án xảy ra trên cùng một địa bàn cùng thời điểm có quan hệ chồng chéo với nhau, khiến cho mọi người sợ hải, cất dấu thơ văn. Đó là lý do thơ Hồ Xuân Hương bị cất giấu, gần như biến mất, nhưng danh tiếng nàng, một nhà thơ trữ tình, lãng mạn đã làm các bậc mày râu làm thơ gán ghép để thỏa lòng dâm dục.
Tam Nguyên Vị Xuyên, Trần Bích San bốn mươi hai năm sau, trong Xuân Đường đàm thoại, làm hai bài phú viếng Hồ Xuân Hương thay cho Nguyễn Du và Phạm Quý Thích, đã tiết lộ tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du có thể viết nên thiên tình sử.
Sau khi chồng bị tử hình, nàng có mặt trong buổi hành hình khóc cười điên dại.: Giọt sương dưới chiếu chau mày khóc, Giọt máu trên tay mỉm miệng cười.. Hồ Xuân Hương đi tu núi Yên Tử, rồi trở về Cổ Nguyệt đường vài năm sau cũng mất, bên cạnh nàng có gia đình Tử Minh: không ruột nhưng mà thương quá ruột, có hai người con trai, và học trò nàng có cô Nguyễn Thị Hinh sau trở thành Bà huyện Thanh Quan. Mộ Hồ Xuân Hương nằm bên hồ sen trước chùa Kim Liên, Năm 1842 Tùng Thiện Vương theo anh là Vua Thiệu Trị ra Bắc, đến cúng dường chùa Kim Liên, dặn cô hầu gái đi hái sen Chớ trèo qua mộ Xuân Hương, Suối vàng còn hận tơ duyên lỡ làng.. Mực nước Hồ Tây đầu thế kỷ 20 vì đắp đê nên đã dâng cao một thước, ngôi mộ nàng nằm trong lòng nước.
Tôi đến đến đây, trước chùa Kim Liên, ngồi trong mưa, nghe tiếng sóng Hồ Tây thét gọi: những người yêu văn chương Việt nam ở đâu, mà để nàng còn nằm trong lòng nước lạnh. Tôi mơ ước một ngày nào đó ngôi Cổ Nguyệt đường sẽ được dựng lại bên cạnh chùa Kim Liên, cho khách du lịch văn hóa đến thăm.
Còn Nguyễn Du, tình yêu với nàng như tơ trong cuống sen vấn vương hoài không đứt. Trước khi nhắm mắt năm 1820 vì trận dịch (cả nước hàng trăm ngàn người chết) nếu Nguyễn Du có ngâm câu: Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp tố như. Không phải Nguyễn Du muốn ai khóc mình đâu, mà Nguyễn Du tiếc thương người con gái tên Hồ Phi Mai, hồng nhan như bạc mệnh, mong manh như một cành mai trước gió xuân.
Nguồn: bài nghiên cứu của TS Phạm Trọng Chánh, Paris như đã giới thiệu như trên
*****
Ảnh nghệ sĩ đóng vai HXH và ND
Biết rằng mối tình ngang trái, không còn gì nữa. Hồ Xuân Hương dứt khoát để yêu Tri phủ Tam Đái Vĩnh Tường Trần Phúc Hiển sau được thăng làm Tham Hiệp Trấn Yên Quảng. Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi; Xuân Hương góp thơ thành tập cuối cùng Hương Đình Cổ Nguyệt thi tập.. Tập này bị phân tán thành nhiều mãnh. Tôi sẽ sắp xếp lại toàn bộ tập thơ vịnh cảnh này..
Một biến cố làm chấn động Tao đàn thời bấy giờ. Vì một bài thơ Nguyễn Văn Thuyên bị khép tội mưu phản, án chém. Cha nguyên Tổng Trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành, người nổi tiếng với bài Văn Tế Trận Vong Chiến Sĩ, phải tự tử năm 1816. Binh bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường, một tay cự phách trong làng văn thơ, người từng đánh chết Ngô Thời Nhiệm, đánh Phan Huy Ích trước Văn Miếu, bị bắt tội ẩn lậu ao đầm tội phải thắt cổ. Tiến Sĩ Vũ Trinh, anh rễ Nguyễn Du thầy dạy Nguyễn Văn Thuyên bị đày vào Quảng Nam 12 năm. Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán, bạn thi ca của Hồ Xuân Hương, thi tướng tao đàn Cổ Nguyễ đường và cũng là bạn của Thuyên chết bất ngờ năm 1818, có lẽ tự tử.Tham Hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển, chồng Hồ Xuân Hương, con người bạn Nguyễn Văn Thành đã chết trận, được ông xem như con nuôi che chỡ, bị bắt tội tham nhũng 700 quan tiền hối lộ, vì bắt buộc dân không được bỏ nghề đồng ruộng. Các vụ án xảy ra trên cùng một địa bàn cùng thời điểm có quan hệ chồng chéo với nhau, khiến cho mọi người sợ hải, cất dấu thơ văn. Đó là lý do thơ Hồ Xuân Hương bị cất giấu, gần như biến mất, nhưng danh tiếng nàng, một nhà thơ trữ tình, lãng mạn đã làm các bậc mày râu làm thơ gán ghép để thỏa lòng dâm dục.
Tam Nguyên Vị Xuyên, Trần Bích San bốn mươi hai năm sau, trong Xuân Đường đàm thoại, làm hai bài phú viếng Hồ Xuân Hương thay cho Nguyễn Du và Phạm Quý Thích, đã tiết lộ tình Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du có thể viết nên thiên tình sử.
Sau khi chồng bị tử hình, nàng có mặt trong buổi hành hình khóc cười điên dại.: Giọt sương dưới chiếu chau mày khóc, Giọt máu trên tay mỉm miệng cười.. Hồ Xuân Hương đi tu núi Yên Tử, rồi trở về Cổ Nguyệt đường vài năm sau cũng mất, bên cạnh nàng có gia đình Tử Minh: không ruột nhưng mà thương quá ruột, có hai người con trai, và học trò nàng có cô Nguyễn Thị Hinh sau trở thành Bà huyện Thanh Quan. Mộ Hồ Xuân Hương nằm bên hồ sen trước chùa Kim Liên, Năm 1842 Tùng Thiện Vương theo anh là Vua Thiệu Trị ra Bắc, đến cúng dường chùa Kim Liên, dặn cô hầu gái đi hái sen Chớ trèo qua mộ Xuân Hương, Suối vàng còn hận tơ duyên lỡ làng.. Mực nước Hồ Tây đầu thế kỷ 20 vì đắp đê nên đã dâng cao một thước, ngôi mộ nàng nằm trong lòng nước.
Tôi đến đến đây, trước chùa Kim Liên, ngồi trong mưa, nghe tiếng sóng Hồ Tây thét gọi: những người yêu văn chương Việt nam ở đâu, mà để nàng còn nằm trong lòng nước lạnh. Tôi mơ ước một ngày nào đó ngôi Cổ Nguyệt đường sẽ được dựng lại bên cạnh chùa Kim Liên, cho khách du lịch văn hóa đến thăm.
Còn Nguyễn Du, tình yêu với nàng như tơ trong cuống sen vấn vương hoài không đứt. Trước khi nhắm mắt năm 1820 vì trận dịch (cả nước hàng trăm ngàn người chết) nếu Nguyễn Du có ngâm câu: Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp tố như. Không phải Nguyễn Du muốn ai khóc mình đâu, mà Nguyễn Du tiếc thương người con gái tên Hồ Phi Mai, hồng nhan như bạc mệnh, mong manh như một cành mai trước gió xuân.
Nguồn: bài nghiên cứu của TS Phạm Trọng Chánh, Paris như đã giới thiệu như trên
*****
Ảnh nghệ sĩ đóng vai HXH và ND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét