Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

" Chân dung HXH qua 31 bài thơ tình của Tốn Phong"


Mời quý bạn xem " Chân dung HXH qua 31 bài thơ tình của Tốn Phong"/Trích chương VI, sách Nhớ Bóng Trăng Xưa, quyển 5 của Ngân Triều, sắp xuất bản.
====================================================
Tham khảo TL của TS PHẠM TRỌNG CHÁNH – Chân dung Hồ Xuân Hương qua 31 bài thơ tình của Tốn Phong.
Tiếc rằng cách đây hai trăm năm, Hồ Xuân Hương không như nàng Tiểu Thanh nhờ một họa sĩ truyền thần vẽ lại chân dung nàng truyền lại cho đời sau. Tiếc rằng không có một nhạc sĩ yêu nàng như Fédéric Chopin mười năm yêu George Sand truyền lại cho đời những Dạ khúc, những Sonate, Préludes bất tử. Tiếc rằng phải trăm năm sau Léon Busy (Fondation Albert Kahn) năm 1915, mới mang chiếc máy ảnh chụp kính màu thô sơ, chụp giai nhân, tài tử, thắng cảnh, đời sống Hà Nội. May mắn thay có Tốn Phong đã mê Hồ Xuân Hương viết 31 bài thơ tình. Một tập thơ viết về một người đã hiếm có ngày xưa, mà lại là một người đẹp « thơ thần », « thơ quỷ, « tài cao nhả phượng thế gian kinh », « bà Chúa thơ Nôm », cả dân tộc Việt Nam khao khát tìm kiếm nàng, truyền tụng về nàng, những bậc thi hào như Nguyễn Du, danh sĩ Phạm Đình Hổ, Trần Ngọc Quán, Trần Quang Tĩnh, Trần Phúc Hiển.. từng đảo điên vì nàng. Hai trăm năm qua bao bút mực, bao nhiêu tranh cải, tìm kiếm, chờ đợi, thật là một tập thơ quý giá. Thơ Tốn Phong có thể sánh với những bài thơ Đêm, Alfred de Musset đã viết cho George Sand. Một mối tình đau khổ tuyệt vọng mỗi lời thơ như một lưỡi kiếm vạch trên không trung, còn rực sáng những giọt máu long lanh. Mỗi lời thơ như con chim bồ nông rút ruột, rút máu cho con ăn, như người thi sĩ rút tinh huyết, khổ đau mình để dọn cho người đời bữa tiệc trần thế.
Từ nay lòng khổ vì thương nhớ,
Gối lạnh phòng không nỗi đoạn trường.
(Bài 19)
Gặp lại Phi Mai còn nhớ nhỉ ?
Phong trần đày đọa một tình đau.
(Bài 31)
Tập thơ Tốn Phong và bài tựa Lưu Hương Ký chép tay do học giả Trần Thanh Mại phát hiện năm 1963 tại Thư Viện Khoa Học Trung Ương Hà Nội, đóng lẫn với bài Du Hương Tích động ký của Chu Mạnh Trinh. Năm 1995 ông Bùi Hạnh Cẩn mới in lại phần chữ Hán toàn bộ thơ Tốn Phong trong tập Hồ Xuân Hương. Thơ chữ Hán chữ Nôm và giai thoại, nxb VHTT. Hà Nội 1995. Công trình ông Bùi Hạnh Cẩn thật đáng hoan nghênh, công bố không dấu diếm những gì mình có, để mọi người từ bốn phương trời có thể cùng nhau nghiên cứu, bàn bạc, không ngại ngùng bản dịch của mình có nhiều điểm còn sai. Điều này khác biệt với thái độ ông Đào Thái Tôn đã dành độc quyền bản chính Lưu Hương Ký suốt 40 năm, và còn 5 bản khác do học giả Trần Thanh Mại mướn người sao chép trước khi mất năm 1964, cũng không biết ai cất dấu nơi đâu ? May thay ông Đào Thái Tôn đã trả lại cho Viện Văn Học trước khi mất năm 2011. Nếu không thì tất cả các công trình nghiên cứu Hồ Xuân Hương qua Lưu Hương Ký cũng mơ hồ như thơ Hồ Xuân Hương truyền khẩu. Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương đã thoát khỏi số phận Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh, người ‘mượn’ nó không biết là ai có thể đã mất và con cháu đã vất đi cái di sản quốc gia quý báu. Có khi vì công bố quá chậm, việc đọc văn bản trở nên khó khăn hơn. Trường hợp Hồng Hà phu nhân di văn của Đoàn Thị Đỉêm, bà Nguyễn Kim Hưng (phu nhân Gs Nguyễn Huệ Chi) tìm ra đã hơn 40 năm qua, vì không công bố sớm, mấy chục bài thơ trào phúng chữ Nôm cổ giờ đây, không ai đọc được, vì người đọc được là GS Hoàng Xuân Hãn tại Pháp đã qua đời năm 1996.Từ Đoàn Thị Điểm đến Phan Huy Ích khoảng cách 60 năm, là một cuộc thống nhất đất nước sau 250 phát triển hai miền đàng trong, đàng ngoài riêng biệt. Chữ Nôm từ kinh đô Phú Xuân của Vua Gia Long, đã trở thành mẫu mực cả nước, những cách viết, cách đọc chữ Nôm đời Lê Trịnh bị chìm vào quên lãng.
A. 31 bài thơ tình Tốn Phong
Thơ Tốn Phong gồm 31 bài thơ chữ Hán: 11 bài viết năm 1807 sau khi hỏng thi Hương trường Nghệ lần thứ nhất và 20 bài viết năm 1814 sau khi hỏng thi Hương trường Nghệ lần hai. Thơ Tốn Phong óng ả, bóng bảy trử tình, thơ cho giai nhân thì treo giải nhất chẳng nhường cho ai, nhưng chốn trường quy, thơ để thử ý chí tài năng trị nước bình thiên hạ, thì ta hiểu vì sau chàng lận đận thi cử hai phen không đỗ. Tôi dịch thơ 31 bài này, và sau đó sắp xếp từng câu thơ theo đề mục, để tìm ra cuộc đời Hồ Xuân Hương, quang cảnh, sức khỏe, sinh hoạt cuộc sống.. Từ thi ca đến thực tế cuộc đời, những câu thơ làm đẹp cuộc sống, nhưng dù sao nó cũng phản ảnh cái nhìn của người đương thời với Hồ Xuân Hương..
Bài I: Tốn Phong viết: Từ Hồ Kim Âu trước cửa Quốc Tử Giám, tôi không phải là anh thuyền chài ở Vũ Lăng, mà cũng gặp được nàng tiên cõi Đào Nguyên. Nhà nàng nằm hướng Đông đối diện với trời xanh Hồ Tây, mưa móc điều hòa. Nàng viết những bài thơ tuyệt vời như mây khói lên, như khúc hát Bạch Tuyết của Sư Khoáng đời Chiến Quốc khó ai họa được. Tư cách nàng xuất chúng, thanh nhã không ai ví bằng. Tài văn chương nàng làm thế gian kinh ngạc, nàng là tiên nữ Ngọc Nữ được trời sai xuống trần. Tỏa ngát hương mai khi cùng nàng nâng chén rượu mừng gặp gỡ. Tôi ngờ gặp nàng vốn sẵn nhân duyên tiền định tự kiếp nào.
Trước nhà cửa Giám, hồ Âu Vàng,
Tìm đến Đào Nguyên, chẳng Vũ Lăng.
Đối mặt trời xanh mưa móc thuận,
Ngâm thơ tuyết trắng khói mây dâng.
Hơn đời phong cách ta sao ví,
Nổi tiếng văn chương tiên xuống trần.
Tỏa ngát hương mai nâng chén rượu,
Gặp nàng ngờ trước sẵn nhân duyên.
Thơ chữ Hán Tốn Phong tặng Hồ Xuân Hương,
Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt
Kim Âu hồ thượng Giám môn tiền,
Phi Vũ Lăng nhân tự đắc nguyên.
Tọa đối thanh dương điều vũ lộ,
Ngâm thành bạch tuyết khởi vân yên.
Xuất quần phong cốt thanh ư ngã,
Kinh thế văn chương giáng tự thiên.
Phao khước mai hương tần cử tửu,
Đối quân nghi thị cựu hà duyên.
Chú thích:
Kim Âu, tên hồ ở phường Bích Câu nay đã lấp, khoảng đường Cát Linh gần Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Vũ Lăng: Trong Đào Nguyên Ký của Đào Tiềm, ông chài ở Vũ Lăng tìm ra lối vào Đào Nguyên.
Bạch Tuyết: và Dương Xuân hai khúc hát do Sư Khoáng làm ra, theo Tống Ngọc cả nước chỉ 2, 3 người họa được
Bản chữ Hán, Ngân Triều soạn.
金 甌 湖 上 監 門 前
非 武 陵 人 自 得 源
坐 對 青 陽 調 雨 露
吟 成 白 雪 起 雲 煙
出 群 風 骨 青 於 我
經 世 文 章 降 自 天
拋 却 梅 香 頻 擧 酒
對 君 宜 是 舅 何 縁
*
Ngân Triều diễn thơ
Trên khoảng Kim Âu, trước Giám viên,
.Vô duyên sao lại gặp nàng tiên?
Cửa Đông, cho gió điều mưa thuận,
Thơ vọng cực kỳ mây khói lên.
Cốt cách tuyệt trần, trang tuyệt sắc,
Văn chương lưu loát nhất thi tiên.
Hương Mai (*) tỏa ngát khi mời rượu,
Có phải ngàn xưa đã kết duyên?
Ngân Triều
=========
(*) Hương Mai: Hương của hoa Mai, nhà HXH có trồng một vườn Mai trắng, còn gọi là Mai chiếu thủy, khi trổ hoa nghe mùi thơm phảng phất dịu dàng. Theo cấu trúc chữ Hán ghi là Mai hương, 梅 香 .
Tốn Phong còn có ý chơi chữ,ngầm gọi tên chủ nhân, Hồ Phi Mai, tự Xuân Hương.
Nguồn: Tham khảo TL của TS Phạm Trọng Chánh, Paris, như tiêu đề
*
Ảnh minh họa
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
4 bình luận
Bình luận
Tran Xuan Le · Bạn bè với Oanh Huynh và 3 người khác
Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương là hai tác giả lớn của văn học trung đại Việt Nam. . Chương I: So sánh yếu tố dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương qua đề tài I. Giới thuyết một số khái niệm 1. Yếu tố dân gian- văn hoá dân. bền vượt thời gian. 3.
TEXT.123DOC.ORG
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lờiXóa xem trước
1
27 Tháng 11 lúc 23:31
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
28 Tháng 11 lúc 6:35
Tran Xuan Le · Bạn bè với Oanh Huynh và 3 người khác
Trong những năm từ thế kỉ mười bảy đến cuối thế kỉ mười chín, dưới sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ bị gần như bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến “trọng nam khinh nữ” hà khắc.

Họ phải chịu chói buộc...Xem thêm
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
28 Tháng 11 lúc 11:28
Dung Nguyen · 5 bạn chung
Ah.on co tri tan.Mot duyen hai no au danh phan.Nam nang muoi mua dam quan cong'TX' Than em vua trang lai vua tron.Ba chim bay noi voi nước non......!'H X H'!
Yêu thíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời
1
28 Tháng 11 lúc 17:32
Ngan Trieu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét