Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Giếng thơi/ Thơ Hồ Xuân Hương/ Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương/ Ngân Triều chú giat2

                         Gieáng  thôi
                                    Hồ Xuân Hương


                                            Giếng ấy thanh tân ai đã biết?
                                                                                     Đố ai dám thả nạ ròng ròng.


                                    Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông, (1)
                                    Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng. (2)
                                    Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, (3)
                                    Nước trong leo lẻo một dòng thông! (4)
                                    Cỏ gà lún phún leo quanh mép, (5)
                                    Cá giếc le te lách giữa dòng. (6)
                                    Giếng ấy thanh tân ai đã biết? (7)
                                    Đố ai dám thả nạ ròng ròng. (8)

*Văn bản chữ Nôm:
𨳱𨳱        
*   * 𨔍 𨓡
 𤽸      
 𤄯 𠖭 𠖭   𣳔 
𦹯 𪃿     𨒺 𠰏
𩵜       𡧲 𣳔
*      
   妬     * *
* Chú giải:
Giếng thơi: giếng đào sâu, miệng  giếng có xây bờ.
·                     “…Đem người đẩy xuống giếng thơi,
Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!
Còn tiên tích việt ở tay!
Rõ ràng mặt ấy, mặt nầy chớ ai?”
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 1181- 1184
                                                       Đàn ông nông nổi giếng thơi,
                                                                                      Đàn bà nông nổi như cơi đựng trầu
                                                                                                                                     Ca dao
Nhận xét tình cảm về giới: người đàn ông dẫu nông cạn, hời hợt, thiếu cân nhắc, thiếu suy nghĩ trước khi hành động thì tình cảm còn tồn tại rất sâu sắc trong lòng, khó có thể nào phai nhạt.  Ngược lại , đối với đàn bà, với sự việc tương tự như thế thì tình cảm của họ nông cạn, như một cái cơi đựng trầu, tức là như một dụng cụ đựng trầu cau, có nắp nhưng có đáy cạn. Tuy nhiên, câu ca dao trên có thể đúng phần nào vì tình cảm của giới còn tùy vào nhân cách, văn hóa  và phẩm hạnh của từng người. Hình ảnh cái giếng sâu (giếngthơi) và ngược lại là cái giếng cạn (giếng lạn) còn được dùng để chỉ mức độ tính  cách hậu bạc của con người:
Tưởng cái giếng sâu, anh nối sợi dây dài,
Ai dè cái giếng lạn, anh tiếc hoài sợi dây.
Thanh thơi: 清台:Trong và sâu.
Thăm thẳm, 深深: hay thẳm thẳm, là sâu và xa.
Ngõ, 𨳱 : Lối đi vào trong khu nhà ở.
Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 3121-3122.𨳱
Lún phún: : trạng thái của râu, cỏ mọc thưa, ngắn và không đều.
Le te:  離啤: nhanh nhảu, lẹ làng.
Thanh tân: : trong và mới, tươi trẻ và trinh trắng.
Nạ: : người mẹ. Chờ được nạ, má đã sưng, tục ngữ. Nạ dòng: Người mẹ đã sinh nhiều con.
Ròng ròng: : Cá lóc con mới nở (còn ở thời kỳ trứng nước= nhỏ dại), có cha mẹ cá bảo vệ cách nghiêm túc.  
Thả nạ ròng ròng: Tục ngữ có câu: "Ròng ròng theo nạ", nạ nghĩa là mẹ. Con còn trứng nước phải theo mẹ để được nuôi nấng, chăm sóc, âu yếm, bảo vệ.
Lời bình: Ngân Triều:
     (1-2) Giới thiệu nơi tọa lạc của giếng thơi.  Một cái giếng  có một đường đi rất dài và xa, xuyên qua một hàng cây rợp bóng, ngõ sâu thăm thẳm. Đó là một cái giếng không những có nước trong và sâu, thanh thơi, mà hình dáng của nó còn rất khác thường, lạ lùng.

(3-4) (5-6) Hình ảnh cận cảnh, chi tiết của giếng thơi: Cái  cầu bắc ngang miệng giếng được làm bằng đôi ván ghép trắng trong, trắng phau . Khi lấy nước từ giếng lên, nhìn dòng nước đổ vào thùng, dòng thông, dòng nước ấy rất trong  suốt đến mức nhìn xuyên suốt qua được, khôn mảy may vẩn đục, nước trong leo lẻo.  Ở miệng giếng có cỏ gà lưa thưa leo quanh. Nhìn xuống dưới giếng, có con cá giếc nào nhanh nhẹn, le te, chen qua chỗ hẹp, lách, vào giữa dòng nước.
(7-8) Cảm nghĩ của tác giả.
Nào ai biết được đó là một cái giếng nước trong và mới như một cô nàng tươi mát, trinh nguyên. Người con gái nhan sắc, được ẩn dụ như thế, cái giếng thanh thơi , chỉ nên để nhìn ngắm, chiêm ngưỡng, nào ai nỡ để cho nàng làm mẹ một bầy con còn trứng nước, nhỏ dại, trong một gta đình túng quẩn, nghèo khổ cho được.
                                         Đố ai dám thả nạ ròng ròng. (8).
Mặt khác, hình ảnh cái giếng thơi mặc dù được khắc họa theo lối tả chân  nhưng qua đó, nó còn gợi cho người đọc liên tưởng đến một "cái giếng" khác, không  tục tĩu, thô kệch; mà vừa tinh tế, cụ thể-khái quát , vừa gợi tả cực kỳ.

*****
Phụ lục:

Em thôi gánh nước giếng làng
Tôi không còn gặp trăng vàng đong đưa
         Giọng cười mát cả ban trưa
Sâu nơi đáy giếng ai vừa múc lên.
Bốn câu thơ tự sự nkông những là một kỷ niệm, mà còn là một nỗi nhớ về một người con gái xinh đẹp mà chàng trai nào đó phải lòng. "Thôi" là ngưng lại, tôi  không còn thấy nàng đến giếng làng gánh nước nữa. Ôi! Khuôn mặt nàng tươi tắn, rạng rỡ như khuôn trăng tròn tuyệt vời, mỗi khi nàng gánh nước đong đưa. Tiếng cười nàng nghe mát dạ mát lòng như mát cả không gian và thời gian muôn thuở, tưởng chừng như phát ra từ cái bóng của người đẹp, lồng bóng ở đáy giếng sâu, rồi chính người đó múc lên...
Trời sinh ra con người, mỗi người con gái đều có cái duyên dáng riêng. Ở đây, chàng trai tiếc nuối cái khuôn trăng đầy đặn quyến rũ và tiếng cười mê hồn, ngây ngất, đắm đuối, si mê.của người con gái khả ái thường thấy đi gánh nước ở cái giếng làng... (Phải chăng, ta đã lỡ một chuyến đò! Chắc là nàng đã theo chồng, xa xứ phương nao?). Ngân Triều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét