Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Già kén kẹn hom/ Thơ Hồ Xuân Hương/ Ngân Triều chú giải

Bài số 36
Giaø  keùn  keïn  hom
Tác gi: H Xuân Hương
 
Kén tằm, ảnh minh họa, Google












Bụng làm dạ chịu trách chi ai,               (1)
Già kén kẹn hom ví chẳng sai.                (2)
Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc,         (3)
Thừa mâm bánh ngọt để ngao vầy.        (4)
Miệng khôn trôn dại đừng than phận     (5),
Bụng ỏng lưng eo chớ trách trời!            (6)
Đừng đứng núi này trông núi nọ,           (7)
Đói lòng nên mới phải ăn khoai.           (8)



*Văn bản chữ Nôm:
           
䏾    腋   召  嘖  之  埃
                      
              㧣    鼠  
                       
                     
䏾  䐥                  
        山內           山內   
  弄                

     Chú giải:
     hồng ngâm: : một loai quả hồng phải ngâm trong nước mới có thể ăn được.
     ngao: : một loại chó.
     Vầy: 圍 : quấy, vọc.
     Miệng khôn trôn dại: : biếm người, miệng thì ra vẻ khôn ngoan nhưng khi vào cuộc, thì bản thân không thoát nổi bẫy  tình, trôn dại.  
     Bụng ỏng: : bụng to, phình ra, chỉ người phụ nữ có em bé trong bụng.
     lưng eo: : lưng thắt lại ở giữa.
     đứng núi nầy trông núi nọ: 山內   山內  :thái độ không an phận trong hoàn cảnh, địa vị hiện có của bản thân mà mong ước, ham muốn hoàn cảnh, địa vị  của người khác, dẫu rằng hoàn cảnh đó chắc gì tốt hơn mình, mà vẫn cứ mong được như người ta.
          Khoai (lang): ():chơi chữ, lang là chồng. Ý nói bất đắc dĩ mới chịu lấy chồng.
          (1-4): Tự trách mình. Mình làm, mình đành chịu hậu quả, không thể trách cứ vào ai khác. Mình kén chọn chi cho lắm, tuổi xuân phôi pha…nên sự việc dở dang. Câu tục ngữ “già kén kẹn hom”, thật chí lý. Nguyên nhân và hậu quả như thế, bởi tại mình duyên số không may.
          Tiếc thay thân ta như một phẩm vật mỹ vị ngọt ngon, chẳng  được  đãi người tri kỷ mà để cho chuột vọc, ngao vầy. Thật là duyên kiếp bẽ bàng, bạc bẽo như vôi! Có ai hiểu được lòng ta:
                                   Con gái khôn mà lấy thằng chồng dại,
                                   Như bông hoa lài cặm bải cứt trâu.
                                                                                     Ca dao
          (5-8): Hãy tỏ thái độ cam phận, chẳng than phận bạc, chớ oán trách trời; dẫu khôn thế mấy, sập bẫy tình rồi, lưng eo con gái giờ thành thai phụ bụng ỏng; đành phải liều  thôi:
                                             Cũng liều nhắm mắt, đưa chân
                                   Mà xem con tạo xoay vần đến đâu.  
                                                       ĐTTT, Nguyễn Du, câu 1115-1116
          Phê phán thái độ không an phận của mình là cứ ao ước hoàn cảnh người khác, đứng núi nầy trông núi nọ và nhưng vì hoàn cảnh quá lứa, lỡ thì, đói lòng, nên phải chấp nhận lấy chồng, cho có tấm chồng, phải ăn khoai lang thôi, lang là chồng, ẩn dụ.

***
Phụ lục:
Già kén kẹn hom” nghĩa là gì?

Theo “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên), “Già kén kẹn hom” là câu tục ngữ “nói trường hợp kén chọn kỹ quá để đến nỗi tình duyên lỡ làng, cuối cùng có thể gặp cảnh không như ý”.

      Nhưng theo học giới, lời giảng trên lại cho thấy các soạn giả đã đi chệch quá xa nội dung đích thực của câu do chẳng hề căn cứ gì vào nghĩa đen của các hợp phần tạo nên câu, nhất là mấy chữ “kẹn” và “hom”.
      Trước khi trả lời câu hỏi được nêu ở nhan đề, chắc hẳn ta nên tìm hiểu thử xem điều gì đã khiến GS. Hoàng Phê, một chuyên gia nghĩa học hàng đầu, đành bằng lòng với một lời cắt nghĩa khá tuỳ tiện đến thế trong một công trình lớn mà ông đã dốc bao tâm sức vào những năm cuối đời.
      Theo thiển ý, sở dĩ GS. Hoàng Phê cùng các cộng sự đành chấp nhận chuyện ấy chung quy chỉ vì trong khối ngữ liệu gồm hơn hai triệu phiếu được ông dày công gây dựng và luôn lấy làm tâm đắc vẫn chưa có hoặc có quá ít những phiếu đả động tới nghề tằm tang. Bởi lẽ nếu có, chắc ông cùng các cộng sự sẽ nhận ra ngay ba điểm đáng ngờ sau: (a) Từ “kén” dùng ở đây đâu phải là động từ, mà là danh từ để chỉ cái tổ bằng tơ do tằm kết nên để làm nơi hoá thân trong tiến trình biến thái; và (b) “kẹn” là một từ cổ chỉ trạng thái bị dính chặt vào một cái gì đó; còn (c) “hom” là những thanh tre mảnh để đan nên các tấm “né”, thứ đồ dùng được dân chăn tằm dùng để làm chỗ cho giống sâu hữu ích kia kết kén.
      Từ những gì vừa trình bày, chúng ta có thể rút ra nhận định: Nội dung đích thực của “già kén kẹn hom” là “Kén mà để quá già (= lâu) trên né thường dễ bị dính chặt vào hom (khiến khi cần rất khó gỡ ra)”.
      Đối sánh hai lời cắt nghĩa vừa nêu chắc ai cũng có thể đi đến kết luận: Thiếu các ngữ liệu cần thiết thường dẫn tới những hậu quả ngoài mong đợi khi soạn thảo các loại từ điển. Xem vậy đủ thấy lời căn dặn của người xưa quả chí lý:
      Thiếu bột thì dẫu dày công đến mấy e cũng khó lòng mà gột nên hồ được!

Tham khảo:

Già kén không kẹn xương hom

Lao Động - 09/05/2010 07:25

Lao Động cuối tuần số ra ngày 25.4 có bài “Băn khoăn về hai câu thành ngữ” phản ảnh về nội dung giải thích một số thành ngữ trong cuốn “Tiếng Việt tinh nghĩa” do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2009.


Tác giả không khẳng định cách lý giải nào là sai, là đúng, chỉ xin góp thêm một ý để xác định chân giá trị, hầu mong tìm một chuẩn mực để truyền đạt kiến thức đúng cho học sinh.
Trong câu “Già kén, kẹn hom” tác giả cuốn sách trên cho biết: Nguyên gốc của thành ngữ là “Già kén chẹn hom” và chỉ thấy trong từ điển của Génibrel (1893) ghi là chẹn và dịch tiếng Pháp là serrer (tức là xương hom bị chẹn lại). Từ đó suy đoán rằng kén chọn, lấy chồng muộn thì dễ mắc bệnh chẹn hom - là bệnh mà xương hom không giãn rộng, dễ chết cả mẹ lẫn con.
Thực tế, y văn của y học hiện đại cũng như cổ truyền, cho đến nay chưa thấy ghi nhận hoặc khẳng định trường hợp nào, người phụ nữ kén chọn, lấy chồng muộn thì xương hom không giãn nở, khó sinh dẫn đến dễ chết cả mẹ lẫn con. Tìm trong “Y lược lục thư” của y học cổ truyền, mục từ sinh khó (nan sản), thông thường chẩn đoán có ba nguyên nhân, trong đó có lý do thứ nhất là là do khung xương chậu nhỏ...
Như vậy xương chậu ở đây có phải là xương hom như “Tiếng Việt tinh nghĩa” đề cập hay không? Trong Annamite - Francais Dictionaire của Génibrel - 1898, từ chẹn: serrer fortement nghĩa tiếng Việt phổ thông là siết mạnh, chứ không liên quan gì đến xương ở đây. Và Tự điển Việt - Pháp giải nghĩa: xương hom: arêtes (des poissons). Arête, danh từ giống cái là xương cá; poisson, danh từ giống đực là cá.
Trong “Từ điển tiếng Việt” của Trung tâm Từ điển học và “Tự điển Việt Nam” của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng giải thích hom là xương cá, xương dăm. Như vậy cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt cũng đều dịch nghĩa hom là loại xương nhỏ chứ không thể là xương chậu, để gán vào trường hợp “chẹn hom” của câu thành ngữ.
Trong bài báo “Tại sao một số thành ngữ, tục ngữ lại khó hiểu” đăng trên Tạp chí thông tin khoa học-công nghệ Thừa Thiên-Huế năm 1996, học giả An Chi có giải thích thành ngữ “Già kén, kẹn hom” là một lối nói của nghề nuôi tằm.
Theo ông: “Đây là đúc kết kinh nghiệm mà mục đích là nhắc nhở người nuôi tằm chớ để kén quá già, vì như vậy thì sẽ bị kẹn, nghĩa là không róc ra khỏi hom, tức là những thanh tre ngang dọc đan ken vào nhau để làm thành cái né tằm”.
Mới đây tôi có dịp về làng Mã Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - một vùng đất trồng dâu, chăn tằm cách đây vài trăm năm và hiện nay cũng vẫn còn phát triển tốt. Người dân ở đây khẳng định thành ngữ “Già kén, kẹn hom” là có xuất xứ từ nghề chăn tằm.
Trong nghề tằm tơ có công đoạn cho tằm lên né. Người ta đan những thanh tre, nứa thành phên có chân đứng tựa như tấm liếp, tạo ra những ô trống hình vuông để cài rơm vào cho tằm làm kén, gọi là cái né. Những thanh tre, thanh nứa dùng để đan né được gọi là hom. Tằm chín được thả trên né để tùy ý chọn nơi nhả tơ kết kén. Nếu kén trên né to, mật độ lại dày (già kén) thì sẽ kẹt vào hom, khó gỡ (kẹn hom).
Già kén, kẹn hom vốn nghĩa cũng như lứa tằm lên nong bị già kẹn vào các thanh tre; với thanh niên nam, nữ, nếu ai đó kén chọn quá để “quá lứa” rối rắm giữa các thang giá trị thì không tránh khỏi cảnh lỡ làng, ế ẩm. Như vậy từ câu chuyện con tằm kén tơ mà ông bà ta đã liên hệ đến chuyện tình duyên trai, gái như cách giải thích của GS Nguyễn Lân, học giả An Chi... là có cơ sở và đáng tin cậy hơn cả.
***
XVII.   NGHỀ NUÔI TẰM
Tằm làm kén trên hom, ảnh minh họa, Google

Nuôi tằm là một nghề căn bản của nước ta và là nghề của đàn bà. Các nơi có bãi trồng dâu, nuôi tằm nhiều hơn các nơi khác.
Cách nuôi tằm, trước hết mua trứng ngài treo để chỗ mát cho nó nở ra các con sâu nho nhỏ rồi bỏ vào nong, lấy lá dâu thái thật nhỏ như sợi thuốc lào rắc vào nong cho nó ăn. Mỗi ngày phải cho ăn độ ba mươi sáu hoặc bốn mươi tám lần, ít nhất cũng phải hai mươi sáu lần. Cho ăn như thê độ một tuần lễ, rồi thái to hoặc đế cả lá mà cho ăn mỗi ngày độ năm sáu lần. Nuôi cho đến khi thấy con tằm vàng ánh bụng ra thì bắt nó lên né cho nó kéo tơ làm tổ, gọi là quả kéo.
Cứ hai mươi bốn ngày hoặc một tháng thì được một lứa tằm. Nhà thường thường mỗi lứa nuôi vài chục nong, nhà giầu nuôi đến hằng trăm nong.
Nuôi tằm phải làm một phòng riêng hoặc phải làm riêng một cái nhà. Nền nhà phải cao cho khỏi ẩm thấp. Nhà phải kín và bốn mặt đều phải có cửa, thường thường phải mở cửa cho thông khí. Trời nóng phải mở cho mát, trời rét phải đóng cho ấm.'
Phải giữ gìn đừng cho ruồi nhặng đậu vào con tằm. Nếu để ruồi nhặng đậu vào thì sinh ra bọ mà hại kén về sau. Lại phải giữ chuột vì chuột hay ăn tằm lắm.
Nuôi tằm kiêng nhất là hơi người chết. Nếu phạm phải hơi ấy thì tằm giã nước mồm ra, ăn kém không kéo được tơ mà làm thành kén nữa.
Lại kỵ nhất là gió tây. Hễ mùa bức động có gió tây thì tằm chết nhiều, nên phải che kín chiều gió ấy mà mở cửa khác cho mát.
Lại thường phải xem xét tằm tốt hay xấu, nêu con nào xấu thì nhặt bỏ đi, hoặc xấu cả nong thì đổ cả đi, kẻo nuôi tằm xấu hại lá dâu mà không ích gì, lại uổng công nữa.
Khi tằm chín bắt lên né phải đem phơi qua nắng để nó làm tổ cho chóng.
Thành kén rồi, trong ba ngày phải ươm ngay. Nếu muốn để lâu thì phải sấy kén cho con nhộng ở trong quả kén chết đi, kẻo để nó thành ngài cắn quả kén thì hỏng cả tơ.
Nhà nuôi tằm thường người già trẻ đều vất vả. Nào người hái dâu nào người thái lá, nào người săn sóc chăn nuôi. Nhất là khi tằm ăn rỗi lại càng phải chăm chỉ lắm.
Nuôi tằm cũng nhiều lợi lắm. Ai được luôn dăm lứa tằm có thể làm giàu ngay được. Nhưng, không khéo mà để hỏng vài lứa thì cũng thiệt hại nhiều.
Còn như cách ươm tơ của ta khi trước thì cũng còn vụng nhiều, làm cho tơ nhiều đầu mối mà không được thành sợi. Từ khi có trường canh nông dạy ươm theo cách cẩn thận thì tơ đã tốt hơn khi trước.
Cách ươm:   ,
Người đàn bà ươm tơ phải xem nước trong nồi ươm nóng vừa độ, đê cho sợi tơ kéo khỏi đứt.
Bỏ kén vào nồi ươm phải bỏ từng ít một, lấy đũa nhào đi nhào lại đê lấy sợi gốc ra cho được thanh và đều nhau thì bán càng được nhiều tiền.
Khi lấy gần hết gốc thì bỏ đũa ra mà kéo bằng tay cho đến khi ra hẳn sợi tơ. Đừng kéo lấy gốc nhiều quá mà hao tơ.
Kén phải bỏ vào nồi cho đều, đừng có khi nhiều khi ít. Mỗi bàn ươm thì ươm hai mối. Muốn cho tơ dễ kéo và dễ bán thì cho bảy con kén làm một sợi.
Những người ươm tơ phải có ý tứ giữ mực, lúc nào cũng bảy con kén, ngộ có sợi nào đứt thì phải nối ngay, mà khi có nhiều con kén hết một lúc cho kén mới vào thay thì để tám con mà thôi chớ nên cho nhiều quá.
Cái cần để bắt chéo mối tơ lại thì phải cho dài thì tơ mới tròn mà săn sợi, tơ có chỗ đầu mấu nào thì khi đi qua chỗ bắt chéo ấy phải đứt ngay, mà mình dễ trông thấy để nhặt nó đi:
Còn người quay tơ thì thường thường dùng trẻ con quay cũng được, quí hồ quay cho đều, mà quay mau hay chậm thì tùy người ươm bảo. Lúc nào sợi tơ đứt ra thì người quay tơ phải tìm mốii đứt ở các gàng để cho người ươm quấn mối ấy lên cần mà nối lại cho liền, đừng để thừa mối ra.
Mỗi lúc bỏ kén vào quay để lấy gốc ra thì phải dùng lò ươm cho đều lửa.
Khi nào con tơ đã to độ 40, 50 grammes thì đầu mối phải quấn vào, buộc lại cho dễ tìm rồi đem nguyên cái gàng phơi ra chỗ có gió mà không có bụi cho được chóng khô và sạch sẽ. Khô rồi tháo ra mà để vào chỗ kín đừng để cho ẩm ướt.
Nghề nuôi tằm và nghề làm ruộng đều là nghề nghiệp căn bản rất hệ trọng cho việc sinh nhai và lại rất khó nhọc hơn cả mọi nghề, nước nào thì cũng phải trọng hai nghề ấy làm cốt. Nước Tàu và nước ta, nhà vua cũng phải có ruộng tịch điền, có nhà tầm thất, vua thì phải thân canh, bà hoàng hậu thì phải chăn tằm đê làm gương cho thiên hạ, cũng là ý trọng nghề căn bản đấy thôi.
Tiếc cho nước ta, nghề nào cũng cứ theo một lối cổ, không ai nghĩ được cách biến hóa nào cho mỗi ngày một tấn tới thịnh vượng. Cho nên đồ hàng tằm của ta, tuy cũng dệt được các thứ tơ lụa mà không bao giờ tôt đẹp bằng hàng vóc hàng nhiễu của các nước.
Ít nay nhờ có xem xét hết các cách ích lợi trong việc canh tang thì cũng đã nhiều khi dạy cho ta lấy phép tiện diệu hơn trước. Các nhà canh nông ta, tưởng nên lưu ý mà học lấy các cách khôn ngoan hơn ấy, thì mới có thể thịnh vượng được. Còn như cách dệt hàng, cũng nên bỏ lối cũ của ta mà học theo lối mới hoặc là nhân lối cũ mà cải lương cho thêm tốt đẹp, thì mới có thể đem ra ngoại quốc mà tranh lấy mối lợi với hoàn cầu.
VIỆT NAM PHONG TỤC - Phan kế Bính (1915)
Thân mến, Ngân Triều

*****
          Bài số 37
Gieáng  thôi
Hồ Xuân Hương

                                                  Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông, (1)
                                            Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng. (2)
                                            Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, (3)
                                            Nước trong leo lẻo một dòng thông! (4)
                                            Cỏ gà lún phún leo quanh mép, (5)
                                            Cá giếc le te lách giữa dòng. (6)
                                            Giếng ấy thanh tân ai đã biết? (7)
                                                 Đố ai dám thả nạ ròng ròng. (8)

*Văn bản chữ Nôm:
              
*           * 𨔍  𨓡
   𤽸            
   𤄯   𠖭  𠖭     𣳔  
𦹯   𪃿          𨒺   𠰏
𩵜              𡧲   𣳔  
             
             *  *

* Chú giải:
Giếng tốt: 漊深 : Giếng sâu.
 Thanh thơi: 清台:Trong và sâu.




lún phún: :trạng thái của râu, cỏ mọc thưa, ngắn và không đều.
le te:  離啤: nhanh nhảu, lẹ làng.
Thanh tân: : trong và mới, tươi trẻ và trinh trắng.
Nạ: : người mẹ. Chờ được nạ, má đã sưng, tục ngữ.
Ròng ròng: : Cá lóc con mới nở (còn ở thời kỳ trứng nước= nhỏ dại), có cha mẹ cá bảo vệ cách nghiêm túc.  
Thả nạ dòng dòng: Tục ngữ có câu: "Dòng dòng theo nạ", nạ nghĩa là mẹ. Cái giếng trong và sâu kia, ai dám thả vào đấy một đàn "dòng dòng theo nạ"? Ví như người con gái thanh tân tươi tốt.
 (1) (2) Giới thiệu nơi tọa lạc của giếng thơi.
(3-4) (5-6) Hình ảnh cận cảnh, chi tiết của giếng thơi: Cầu rất trắng bằng đôi ván ghép lại, nước rất trong, cỏ gà leo quanh, cá giếc giữa dòng.
(7-8) Giếng tốt-Ai dám  thả cá lóc mẹ để nó làm mẹ những cá lóc con (ròng ròng); nạ: từ cổ là mẹ. Hình ảnh giếng thơi, tu từ hoán dụ về người con gái thanh tân trinh trắng, song đố ai dám cầu hôn cô (vì cô rất xinh đẹp).
     Đàn ông nông nổi giếng thơi,
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu
                                           Ca dao
*Note: Trước hết xin được làm rõ từ GIẾNG THƠI. Nhiều người hay nói là GIẾNG KHƠI, nhưng thực ra cái giếng ngày xưa có đường kính khoảng 1 mét được các cụ gọi là giếng thơi.
Câu này ám chỉ người phụ nữ thua kém rất nhiều so với nam giới. Do tư tưởng trọng nam khinh nữ nên phụ nữ ngày xưa không được đi học và bị đối xử bất bình đẳng. Đàn ông có nông cạn thì cũng sâu bằng cái giếng thơi (trung bình khoảng 8m).  Đàn bà có sâu sắc thì cũng chỉ sâu bằng cái ống đựng trầu (5cm). 
Ấy vậy mà bà Đoàn Thị Điểm khi Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung đã ra một vế đối làm cho Trạng phải bó chiếu (Da trắng vỗ bì bạch).
Còn nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi bị một viên quan võ cứ nhăn nhở đòi bà phải làm một bài thơ ca ngợi hắn thì bà đã tặng hắn bài thơ sau: 
Bác mẹ sinh ra vốn chẳng hèn
Đêm không có mắt sáng hơn đèn 
Đầu đội mũ da loe chóp đỏ
Lưng đeo bị đạn rủ thao đen.
Ngày nay khác lắm rồi. Nhiều chị em là những nhà khoa học giỏi, là chủ doanh nghiệp, bác sĩ, kĩ sư, cô giáo... Những chị em là công nhân, tiểu thương... cũng đảm đang, tài giỏi không thua gì các đấng mày râu. 
Còn về sự sâu sắc ư ? Nhiều ông tan sở, tan trường, tạt ngang, tạt ngửa, xơi phở, ăn nem... xong rùi cẩn thận xóa hết dấu vết. Vậy mừ khi về tới nhà, chị xã chỉ cần đưa mắt quét một lượt là chú mày thòi lòi ra cái đuôi ăn vụng, thế mới xuya, hihihi...
Vậy thì câu
ĐÀN ÔNG NÔNG NỔI GIẾNG THƠI,
 ĐÀN BÀ SÂU SẮC NHƯ CƠI ĐỰNG TRẦU
có còn thực tế nữa hay không? Rất mong được sự góp ý của các bạn. 
Xin trân trọng cảm ơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét