Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Hãy xem người nước ngoài nghĩ gì khi du lịch Việt Nam/ Hồ Phất chia sẻ

Fw: : Du khách Mỹ: Những thói xấu của Việt Nam khiến bạn phát điên

Phat Ho chia sẻ

Du khách Mỹ: Những thói xấu của Việt Nam khiến bạn phát điê
Tuy cho rằng việc nói "không bao giờ trở lại Việt Nam là hơi tiêu cực quá" nhưng blog Mỹ nhấn mạnh rằng có nhiều thứ khiến du khách thật sự "bị dị ứng".
 
 
Tuy cho rằng việc nói "không bao giờ trở lại Việt Nam là hơi tiêu cực quá" nhưng blog Mỹ nhấn mạnh rằng có nhiều thứ khiến du khách thật sự "bị dị ứng".
Hanah và Adam là một cặp đôi đam mê du lịch người Mỹ. Ngay từ khi bắt đầu hẹn hò, Hanah và Adam đã cùng nhau đi du lịch và xây dựng trang blog du lịch Gettingstapped.com để chia sẻ về những kinh nghiệm trên chuyến đi của họ.
Trong lần đến Việt Nam hồi đầu năm nay, cặp đôi đã có một bài viết về những "ấn tượng muốn quên" ở Việt Nam cho dù, Hanah thành thật, "điều đó sẽ không ngăn cản tôi có ý định quay trở lại".
Chúng tôi xin lược dịch và gửi tới bạn đọc bài viết này.
Du khách Mỹ: Những thói xấu của Việt Nam khiến bạn phát điên
Cặp đôi Hanah và Adam.
Trước khi các bạn tiếp tục đọc, tôi muốn nói rằng tôi thật sự thích Việt Nam nên đừng “cố tình hiểu sai” những gì tôi sẽ nói.
Việt Nam đã có nhiều “tiếng xấu” trong giới du lịch, nhiều người sau khi rời Việt Nam đã tuyên bố rằng  họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Tôi cho rằng nói vậy hơi cực đoan hoặc cũng có thể chúng tôi đã không phải chịu đựng “những gì tồi tệ nhất” ở nơi này.
Tuy nhiên có nhiều thứ ở Việt Nam khiến tôi dị ứng và đó chính là những gì tôi không bao giờ muốn nhớ đến khi nghĩ về Việt Nam.
1. Không thể nào đi bộ trên vỉa hè
Ở Việt Nam, vỉa hè là để dành cho việc đỗ xe máy, là chỗ ăn uống hay chỗ người ta kinh doanh, để làm này, làm nọ nhưng vỉa hè chắc chắn không phải chỗ để... đi bộ.
Du khách Mỹ: Những thói xấu của Việt Nam khiến
 bạn phát điên
Ở Việt Nam, vỉa hè chắc chắn không phải là chỗ để đi bộ.
Nếu bạn may mắn tìm thấy một centimet trống trên vỉa hè thì ngay lập tức chỉ vài giây sau sẽ có người chiếm lấy nó trước bạn và khiến bạn phải dừng lại.
Tôi đã từng rất nhiều lần phải thốt ra miệng câu “thật là…” khi tôi đi bộ ở Việt Nam. Mọi người chen đẩy bạn khiến bạn phải thốt lên “thật là, anh không thể đợi đến lúc tôi đi qua được à?”…
2. Lừa đảo
Ở Việt Nam, mọi thứ đều có vô vàn giá. Trò lừa đáng nhớ nhất của tôi là trên chuyến xe bus từ Đà Nẵng ra Huế, khi tôi chỉ phải trả 60.000 VND để đi xe bus nhưng khi tôi vừa đặt chiếc túi của mình lên xe, lái xe đòi tôi phải trả 100.000 VND vì tôi mang theo túi.
Tôi đã cười vào mặt anh ta và để chiếc túi của tôi xuống dưới ghế, anh ta thôi không đòi tiền tôi nữa vì nghĩ rằng tôi là một tên ngốc (vì hiểu sai ý anh ta).
3. Chen ngang khi xếp hàng
Tôi cảm thấy rất khó chịu khi mọi người không thể tuân theo một quy tắc làm người đơn giản: Xếp hàng theo thứ tự.
Thứ tự hay hàng lối chẳng có ý nghĩa gì ở Việt Nam cả, mọi người chen lấn và xô đẩy rất mạnh để tiến về phía trước. Đáng ngạc nhiên là ngay cả những người phụ nữ nhỏ bé cũng bị chen đẩy và chẳng ai thèm quan tâm cả.
Du khách Mỹ: Những thói xấu của Việt Nam khiến bạn phát điên
Ở Việt Nam, xếp hàng đôi khi là một cực hình.
Tôi vẫn còn nghĩ về một tai nạn nhỏ trong một cửa hàng tạp hóa ở Việt Nam, các chị em gái đã trưởng thành của cả một gia đình đi mua sắm cùng nhau, tất cả mọi người mua sắm và cử một thành viên ra xếp hàng thanh toán trong khi những người còn lại vẫn đang đi chọn lựa hàng.
Mỗi người trong số họ khi trở lại mang theo một xe đẩy hàng đầy ứ và cố lách vào hàng thanh toán. Hannah đã xếp hàng, và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Và thử đoán xem, họ đã làm gì? Họ tiến đến, ném tất cả hàng hóa vào đã chọn vào giỏ của người chị gái đã xếp phía trên và tiến hành một lúc 5 lượt thanh toán ngay trước mũi chúng tôi !
4. Ngoáy mũi ở nơi công cộng
Tôi có thể xác nhận rằng ở Việt Nam, điều đó là “hoàn toàn chấp nhận được”. Thậm chí, có vẻ như một số người còn nuôi móng tay dài và sơn vẽ thật đẹp để phục vụ cho  “công tác đào xới” của mình (!).
Du khách Mỹ: Những thói xấu của Việt Nam khiến bạn phát điên
Mọi người ngoáy mũi ở khắp nơi.
Tôi đã từng nghĩ đó là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng sau đó, tôi trộm nhớ đến “quý cô nhỏ bé” đã dùng tay trần làm bánh mì kẹp bán cho  mình.
5. Phải mặc cả
Tôi đã từng phải “chiến đấu” ở các cửa hàng đồ lưu niệm trong suốt chuyến đi nhưng tôi thật sự ghét cảm giác phải mặc cả khi mua đồ ăn.
Du khách Mỹ: Những
 thói xấu của
 Việt Nam khiến bạn phát điên
Nếu bạn là khách du lịch, cái gì bạn cũng phải mặc cả.
Tôi buộc phải mặc cả vì giá khởi điểm thật vô lý, theo kinh nghiệm thông thường, bạn chỉ nên trả hơn 1/4 giá người bán hàng đòi ban đầu khi bạn mua hàng ở Việt Nam.
6. Mọi thứ đều mang cỡ cho người Việt Nam
Hầu hết mọi thứ ở Việt Nam đều quá nhỏ bé với chúng tôi. Ở Việt Nam người ta ăn bánh ở những chỗ ngồi chật hẹp, bàn ghế nhỏ, phòng tắm nhỏ và mọi thứ đều quá bé nhỏ.
7. Xe máy
Du khách Mỹ: Những thói xấu của Việt Nam khiến bạn phát điên
Xe máy ở khắp nơi, từ ngõ ngách nhỏ cho đến những đường phố lớn.
Bạn sẽ không thể nào hiểu được hết những phàn nàn về chuyện này cho đến khi bạn đến Việt Nam. Tôi có thể nói với bạn rằng hàng triệu xe máy ở khắp nơi nhưng điều đó vẫn không đủ để diễn tả về những phiền phức của xe máy ở Việt Nam.
8. Không kiếm đâu được một ly café không đường
Tôi đã định chỉ nói có 7 điều nhưng có một điều nữa, dù rất nhỏ thôi nhưng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đó là tôi không có cách nào kiếm được một ly café không đường.
Tôi đã nhắc đi nhắc lại, đến phát điên với người phục vụ nhưng cuối cùng họ vẫn mang cho tôi một ly café quá ngọt và quá… xấu.
Tôi chỉ muốn một điều rất đơn giản, đấy là một ly café đen không đường.
 
Người Việt chưa có chút văn hóa giao thông tối thiểu
Xây Dựng, 31.03.2014
 
Một Việt kiều Canada có tiếng ở Canada đặt câu hỏi, thế giới đã tiến quá xa, sao người Việt vẫn chưa có nổi chút văn hóa giao thông tối thiểu?
Xin giới thiệu bài viết dưới đây của Anthony Chim, một trong những Việt kiều có tiếng ở Canada (phần giới thiệu về tác giả ở cuối bài viết)
Ông bà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đây là khuôn vàng thước ngọc của nền văn hóa Việt Nam mà ta cần gìn giữ, tức là làm bất cứ việc gì, từ việc to lớn như “ăn nói” đến việc cực kỳ đơn giản như “gói mở” thì đều phải có nề nếp, toát ra được nét thanh lịch của một người có “học”, có “văn hóa”.
Tiếc thay, có lẽ giao thông ngày xưa đơn giản lắm hay sao mà ông bà ta quên dạy câu “học đi, học đứng, học lái, học chờ”, để đến ngày hôm nay, văn hóa giao thông Việt Nam đã đến mức báo động đỏ. Là một người Việt xa xứ được chu du nhiều nơi, nhưng mỗi lần đến Việt Nam, tôi luôn cầu nguyện cho mình được “toàn vẹn thân thể” để trở về Canada.
alt
Anthony Chim - tác giả của bài viết này.

Tôi biết viết bài phiếm luận này sẽ có người đồng tình vì đó là nỗi ưu tư chung, nhưng cũng sẽ có vài độc giả cho rằng, gớm, sao “bôi bác Việt Nam” như thế?! Ở Canada thì lo cho Canada đi!.
Thật ra giao thông Canada thuộc loại an toàn bậc nhất thế giới cho nên tôi chẳng có gì phải “lo” cả. Tôi chỉ muốn viết lên “những điểu trong thấy mà đau đớn lòng” của văn hóa giao thông Việt Nam.
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu về nước vào năm 1995, vừa ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất thì trái tim tôi dường như ra khỏi lồng ngực bởi vì có cảm giác các xe sẽ đâm đầu vào nhau. Người chạy xe hai bánh thì chạy tứ tung.
Người chạy xe ba bánh thì làm nghẽn giao thông khi qua đường mà không thèm nhìn ai. Kẻ chạy xe bốn bánh thì lái xe không theo làn quy định. Người bán hàng thì chiếm hết vỉa hè, thỉnh thoảng tạt nước bẩn vào người đi bộ, rồi còn bảo “ngu quá, thấy sao không tránh?”.
Rồi mọi người bóp còi inh ỏi, tạo nên một không gian hỗn loạn về âm thanh cũng như về hình ảnh, cứ như trong một bộ phim chiến tranh vừa mới được xem. Và tôi phải sống trong nỗi sợ hãi này hết hai tháng. Tuy rất vui khi gặp lại người thân, bạn bè, nhưng nỗi sợ hãi về “văn hóa giao thông” này làm tôi không được thoải mái.
Ngày càng tụt lùi
alt
Cảnh giao thông thông thoáng ở Athabasca (Canada)

Tôi đã cầu nguyện cho “văn hóa giao thông” Việt Nam sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Tiếc thay, nhưng lần về kế tiếp (cứ khoảng 2-4 năm một lần), tôi thấy văn hóa giao thông Việt Nam không những không tiến bộ mà còn…bị thụt lùi đến báo động đỏ.
Điều trớ trêu là trong những năm qua, đường sá rộng rãi hơn, các phương tiện giao thông thô sơ dường như được giảm nhiều.
Gần đây, khi đọc và chứng kiến những vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam, tôi thấy rất sợ bởi vì nạn nhân là những người “thụ động” khi tham gia giao thông như: đi xe bus, xe ôm, người qua đường…
Xe bus thì không biết cách dừng trạm an toàn để đụng người chờ xe. Đấy là thiếu văn hóa. Xe máy vẫn chạy toán loạn, có người còn luồn lách nguy hiểm. Đó là thiếu văn hóa! Người đi đường thản nhiên đi mà chẳng màng đến tính mạng. Đó là thiếu văn hóa. Nạn xe ô tô chạy không đúng làn là điểu rất vô lý. Rồi tại các bến phà, điển hình là phà Cát Lái, các loại xe đua nhau đển trước để khỏi “chờ” phà. Đó là thiếu văn hóa.
Rồi đang chạy trên đường với vận tốc khá cao (không nhất thiết là phải trên đường cao tốc hiện đại) tự nhiên có một con trâu hay con bò đi qua cùng với người chăn!!! Đó là thiếu văn hóa, quá nguy hiểm! Biết bao lần tôi và các bạn đồng hành phải lắc đầu vì chuyện này, và suýt bị lật xe mấy lần. Những đoạn đường này tuyệt đối không nên có thú vật qua lại.
Tôi nghĩ mọi người phải cùng nhau nghĩ cách giải quyết chứ, sao cứ đổ lổi cho “cuộc sống cơm áo gạo tiến”? Chính vì sự thiếu văn hóa này mà biết bao người bị chết oan ức! Đặc biệt hơn nữa, tôi cảm thấy rất lo lắng về sự an toàn của người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống hoặc đi du lich, bởi họ khó thích nghi với nó.
Đa số đường sá ở Việt Nam nhỏ, nhưng lượng phương tiện tham gia giao thông quá cao, cộng thêm sự “thiếu văn hóa” giao thông, tạo nên thảm cảnh. Đó cũng là lý do trước khi đến Việt Nam, hầu hết khách du lịch đều được cảnh báo về sự “phức tạp, nguy hiểm” của giao thông tại Việt Nam để biết cách thích nghi và xử lý.
Lượng người đi lại trên đường phố Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn hay Hà Nội quá đông đúc. Vào lúc trời mưa, giao thông lại càng hỗn loạn hơn. Thế nhưng, đáng buồn là mọi người không biết chạy xe chậm lại để khỏi tạt nước vào nhau. Nếu khách du lịch đi bộ đang thích thú chụp ảnh, quay phim trong mưa thì coi chừng bị một “cơn hồng thủy” do các xe tải chạy nhanh tạt vào! Vậy là hết vui! Tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè quốc tế. Hai vấn đề “khó chịu” mà họ đề cập nhiều nhất khi đến Việt Nam đó chính là: “Ý thức bảo vệ môi trường và tham gia giao thông”.
Phải chữa bằng văn hóa!
alt
Cảnh giao thông hỗn loạn ở Việt Nam (Ảnh: Internet)

Ông Chua Chin Khee (Singapore) phát biểu: “Văn hóa giao thông Việt Nam quá tệ. Ở Singapore chúng tôi cũng đông người, nhưng đâu có hỗn loạn như vậy? Xin đừng đổ thừa do đất chật người đông!”. Trong khi đó, anh Thonsing (Lào) nói: “Tại sao từ bốn làn xe mà có đến sáu xe chạy? Ở Lào mà như thế là bị phạt cao lắm!”.
Chị Nancy (Mỹ) nêu quan điểm: “Hình như người Việt Nam không có văn hóa xếp hàng và nhường nhịn. Bữa mình đi thử xe bus xem sao. Ai ngờ bị chen lấn xém nữa là bị xe đụng. Sợ quá!”.
Cùng cảnh ngộ với Nancy, chị Vân (Việt Kiều Canada) tâm sự: “Ba mươi mấy năm mình mới về lại Việt Nam. Phát khiếp vì có khi đang đi bộ trên đường tự nhiên có một người ném con chuột cống đã chết trúng người, và còn bảo “chuột chết thôi mà, bộ chưa bao giờ thấy sao?”.
Rồi ngoài Bắc xe taxi chạy ẩu vô cùng. Đi xe khách thì nhồi nhét quá chừng và các xe cứ đua nhau đón khách, giống như mình đang xem phim “Fast and Furious” vậy”.
Ông Kyo (Mỹ), đang làm việc tại Việt Nam kể: “Tôi đã bị tai nạn khi chạy xe ở Buôn Mê Thuột và có một phụ nữ chở 3 đứa con nhỏ trên một xe gắn máy, không ai đội mũ bảo hiểm. Họ đã chạy băng ngang đường và lao vào xe tôi.
Tôi rất hoảng loạn vì sợ xảy ra chuyện không tốt với những đứa bé, nhưng may mắn là tôi chạy rất chậm nên va chạm nhẹ. Sau đó, người phụ nữ tiếp tục chở 3 con nhỏ đi như không có gì, trong khi tay tôi bị chảy nhiều máu vì bị ngã xuống đường.
Lần thứ hai, khi băng qua đường, tôi thấy đèn báo hiệu ưu tiên cho người đi bộ sáng nên tôi đã đi chậm lại. Bất chợt, từ phía xa có một thành niên vượt lên đụng vào chân tôi. Anh ta còn chửi: “Đi chết đi nhé, thằng Tây…”. Anh ta đang vượt đèn đỏ mà? Tôi may mắn được người dân đưa vào bệnh viện.
Ba tháng trong bệnh viện, tôi phải tự chăm sóc mình vì không có người thân ở đây. Tôi tiếp tục lo sợ! Mất văn hóa đến thế là cùng!!”.
alt
Nhiều khách du lịch nước ngoài phát hoảng khi tham gia giao thông ở Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet)

Viết bài này tôi đau lắm chứ! Bạn thử nghĩ xem, nếu báo chí liên tiếp đưa tin chuyện người nước ngoài bị tai nạn giao thông tại Việt Nam, liệu còn có du khách nào dám đến với đất nước của các bạn, dù có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón.
Anthony Chim là hiệu trưởng gốc Việt đầu tiên tại thành phố Calgary, Canada, nơi diễn ra Thế vận hội mùa Đông năm 1988.

Ông hiện đang cộng tác với Hiệp hội Giáo chức Alberta thuộc Bộ Giáo dục Canada, là diễn giả có tiếng.

Ông là Công dân Ưu tú Canada 1998, Huân chương Thiên niên kỷ Canada 2005, Ngôi sao lãnh đạo tương lai 1994. Anthony đặt chân đến 96 quốc gia và tất cả 7 châu lục (kể cả Nam Cực và Bắc Cực).
Thêm nữa, mỗi lần tận mắt thấy những tai nạn thương tâm ở Việt Nam, tôi càng đau thêm. Tại sao ra nông nỗi? Ở Việt Nam rõ ràng có luật giao thông, nhưng dường như mọi người không muốn chấp hành. Vậy ta phải làm sao đây?
Bệnh nào thì chữa bằng thuốc đó. Bệnh “mất văn hóa” thì phải chữa bằng “văn hóa”, chứ dựa vào “xử phạt phân minh” thì không phải là cách, bởi nhân viên thi hành công vụ đâu có mặt hết khắp nẻo đường đất nước.
Đường sá có rộng thênh thang cấp mấy mà “văn hóa ngõ hẹp” thì cũng buồn lắm! Năm 1969, người Mỹ đã lên được tận cung trăng kia mà. Chẳng lẽ 45 năm sau, người Việt Nam chúng ta không có được một “văn hóa giao thông” tối thiểu hay sao?
Xin chia sẻ đôi dòng: Nếu thương Việt Nam, thì mỗi người dân Việt Nam cần có ý thức an toàn giao thông, tôn trọng mạng sống của nhau, biết tuân theo luật lệ, lái đúng làn xe, tốc độ, biển báo, nhường người đi bộ, giữ gìn vệ sinh, tránh đưa thú vật ra ngoài đường cao tốc...
Theo VTC News
Song Phương chuyển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét