Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Vịnh Thanh Minh/ Hồ Xuân Hương/ Ngân Triều chú giải


Bài số 43-44
Vònh  Thanh  Minh
                    Hồ Xuân Hương
Bài I 

Man mác tàn tro giải mặt đường,(1)

Ngẩn ngơ mấy lũ dạo tà dương.
Chân trời bảng lảng vầng mây bạc, (3)
Mặt đất lơ thơ nấm cỏ vàng.
Cười lạt gió đông đào cũng tẻ, (5)
Khóc om nội vắng ác càng thương.
Bốn bề khí muốn cơn trời lại. (7)
Chân đất thành xây trắng ngỡ sương.

Bài  I I 

Dàu dàu hai nấm lẫn vàng xanh, (1)
Kìa nấm thâm ân, nọ nấm tình.
Mấy giọt sa thầm nơi khoáng dã, (3)
Trăm đường tẻ ngắt kiếp phù sinh.
Dưới cành vô ngại ngờ hồn bướm, (5)
Trên cội tàn hương rúc tiếng sanh.
Ngoảnh lại càng trông càng ngán nỗi, (7)
Sầu tuôn vũ trụ buổi thanh minh.

Văn bản chữ Nôm:

Bài 1:

        (   )

蠻   漠   殘  烣 懈     
慬  𢠐   買 僂
𡗶   榜       暈   𩄎 
𩈘    𡐙   𢣿    疎    埝    𦹵   
   𤁕   𩙍     東   桃    共    𢗽
哭    喑   內    𠼋    𪅴    強    愴
𦊚    𠱀   㦖    奇   𡗶    
蹎    坦  城     𡏦     𤽸 𢣸  

Bài II

        (   )

嘲 嘲 𠄩   埝   悋        𩇛
𣈒  埝     深   慍   怒     埝   情
買    湥    沙       
𤾓    𢗽    𡴯  砝 浮 生
𤲂    梗 無 碍 𢠐   𩲉 
𨕭    𡄍     
𥋓    吏 乾 𥊛     𢞆  
宇 宙 𣇜    
                       Ngân Triều soạn 

Chú giải:
Bài I
Man mác, (ghi theo âm Hán Việt là man mạc  ) nghĩa là rộng rãi, khắp nơi, số lượng rất nhiều.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu? (*)
ĐTTT, Nguyễn Du câu 1047-1050
(*): Hoa trôi, là những bọt nước biển, được tạo thành do sự va đập của ngọn nước với ghềnh đá, giống như những cánh hoa trắng, trôi theo những đợt cuốn hút của sóng biển ào ạt với bãi bờ. Man mác, rất nhiều…xem chú giải man mác.
ngẩn ngơ,  𢠐 , đờ đẫn, lờ đờ, chậm chạp; thơ thẩn, lặng lẽ trong miên man suy nghĩ vẩn vơ.
Thờ ơ gió trúc mưa mai,
Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân.
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 1249-1250
bảng lảng, , lờ mờ, chập chờn, không rõ nét.
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Chiều hôm nhớ nhà, Bà Huyện Thanh Quan
thơ, 𢣿  疎,thưa thớt, không rậm rạp.
Lơ thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa mai.

ĐTTT, Nguyễn Du, câu 269-27
Cười lạt gió Đông đào vẫn tẻ (5): Lấy  ý  2 câu cuối bài thơ  Đưởng:
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong
Đề tích sở kiến xứ, Thôi Hộ
人 面 不 知 何    
           
Cửa xưa nay vắng mặt người
“Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông”.
                                              Trần Trọng San diễn thơ.
Trong câu (5), có thễ hiểu:
Cười nhạt gió Đông, đào vẫn chán,
Người xưa giờ chẳng biết nơi nao.
 Khóc om, 哭   喑 , khóc vang to, khóc rng.
Ác, 𪅴,kim ô, quạ đen hay mặt trời.
Ngày vui ngắn chẳng đầy gang,
Trông ra ác đã ngậm gương non đoài.
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 425-426
Bài II”
dàu dàu, , khô héo, ủ rũ.
Vô ngại, 無 碍,không ngăn trở và không e sợ. Vô ngại,vô úy: không sợ. Đạo Phật còn gọi là đạo vô úy, ngọn phướng nhà Phật như tấm áo cà sa treo cao không còn sợ ma quỷ, tà ma quấy nhiễu.
Cội, , gốc cây lâu năm, cổ thụ.
tàn hương, ,những cây nhang còn sót lại do cháy chưa hết.
Rúc tiếng sanh, 𡄍      , tiếng sênh thổi vang lên, một nhạc khí  làm bằng hai miếng gỗ để gõ nhịp. Trong bài nầy, thời đó, nhà sư thổi vang lên bằng cái vỏ ôc.
***
          Hai bài thơ này có lẽ Xuân Hương làm khoảng năm 1815 trước khi về Yên Quảng, nàng và cô em gái Tử Minh dắt học trò đi thăm mộ Tử Minh, mộ cha mẹ nàng.
         Hai bài thơ Vịnh Thanh minh có lời dẫn như sau:
        "Bây giờ mùa xuân tháng ba, gặp tiết Thanh minh, cũng gọi là hội Đạp thanh. Người người đều tranh lạ, đồ đẹp ồn ào dầy đường, tía tía hồng hồng, chơi xuân ngắm cảnh.
Hai cô dẫn sáu bảy trẻ trai, năm sáu hầu gái, dắt nhau đi chơi phía hữu Tây Giao. Ngày ấy trên đường qua lại, xe ngựa như mây, tiền giấy tro tung,  khói hương mù mịt người người qua lại, kẻ đi sang hữu, người đi sang tả. Tiếng ồn ào, khi cao khi thấp trên bãi cỏ xanh om. Như thế không thể nói hết. Hai cô thấy cảnh như vậy ngâm thơ:
Dẫn hai bài Thanh minh nói đến hai cô: Xuân Hương và em gái Tử Minh, người viết có lẽ bị Truyện Kiều ám ảnh nên tả cảnh giống Thúy Kiều và Thúy Vân đi hội Đạp Thanh. Dịp thanh minh.
                                         Theo Hồ Xuân Hương khó Tử Minh, TS Phạm Trọng Chánh
(1-2): Hình ảnh buổi chiều Thanh Minh:
Thanh Minh, người ta đốt giấy vàng bạc, tàn tro bay khắp mặt đường.
Trong bóng chiều tà, mấy đứa chúng tôi giang tay ra về.
(3-4-5-6): Những chi tiết nổi bật trong buổi Thanh Minh:
Chân trời, mây lê thê, bàng bạc.
Mặt đất là những nấm mộ, cỏ vàng lưa thưa.
Cười nhạt với gió Đông, Gió Xuân, hoa đào cũng buồn. (Vì Mùa đông trước tết, hoa đào đã nở trong lặng lẽ, người người bận lo tảo mộ người thân nên chưa thấy vui.)
Người nhớ thương người quá cố khóc vang nơi đồng nội vắng tanh, trong lúc chiều tà, ánh mặt trời đỏ rực, càng bi thương.
(7-8): Cảm nghĩ của tác giả:
Bốn bề sương đã xuống, không khí thêm nặng nề.
Xa xa, chân thành Thăng Long (mới xây lại năm 1804-1807) , màu trắng bàng bạc, mờ ảo như sương.
***
Bài II
(1-2): Giới thiệu hai ngôi mộ của song thân:
Kìa là hai nấm mộ trên có cỏ vàng, cỏ xanh, khô héo.
Đây là mộ song thân kính yêu.
(Tác giả có nhắc đến hai nấm mộ, kìa nấm thâm ân, nọ nấm tình đó cha và mẹ Xuân Hương. Cụ Hồ Phi Diễn mất năm 1786, mẹ Hồ Xuân Hương mất khoảng năm 1814, vì năm Tốn Phong viết tựa Lưu Hương Ký, bà vẫn còn (mẹ già, nhà túng). Trần Phúc Hiển từ Tri phủ Tam Đái, tháng 12 năm 1813 được thăng lên Tham Hiệp Yên Quảng, phải đợi năm 1816 mới cưới Xuân Hương, thời gian chờ đợi có lẽ cũng là thời gian nàng cư tang mẹ. Mộ Hồ Xuân Hương và cha mẹ có lẽ nằm trong khu nghĩa địa Đồng Táo trước chùa Kim Liên, vì năm 1842, trong bài thơ Long Biên trúc chi từ (Thương Sơn thi tập), Tùng Thiện Vương đến cúng dường chùa Kim Liên có dặn cô hầu hái sen dưới hồ Tây chớ trèo qua mộ Xuân Hương.
Hồ Tây vốn là một khúc sông Hồng, do sông bị đổi dòng lấp lối ra nên tạo thành hồ. Không biết sông đổi dòng từ lúc nào, thời Mã Viện đánh Hai Bà Trưng đã có hồ tên gọi là Hồ Dâm Đàm. Mực nước Hồ Tây thế kỷ 19 thấp hơn ngày nay một thước, do việc lấp sông Tô Lịch và đấp đê Cổ Ngư (đường Thanh niên ngày nay),  chia làm hai hồ, mực nước dâng cao.Năm 2011 tôi (TS Phạm Trọng Chánh), có dịp gặp nhiều cụ già trong làng Nghi Tàm, đều nói đến mộ tổ tiên, bị lấp trong lòng nước Hồ Tây. Khi xây dựng khách sạn Thắng Lợi do Cuba trợ giúp những năm 1970, người ta còn thấy nhiều mồ mả ngổn ngang.
Do đó thời Hồ Xuân Hương, Hồ Tây hẹp hơn ngày nay, trước chùa Kim Liên là khu nghĩa địa Đồng Táo.) 
(3-4-5-6):
Đến thăm mộ song thân, những khóc thầm nơi hoang vắng.
Chạnh thương trăm nẻo đường tê tái của kiếp phù sinh đời nầy.
Dịp Thanh Minh năm nay, trước chùa Kim Liên có treo các ngọn phướng vô ngại,  ngũ sắc, bay phấp phới  trên cành ngỡ như hồn bươm bướm.
Trên một gốc cây cổ thụ, lúc tàn hương, có nhà sư nào thổi sanh, bằng vỏ ốc, tiếng rền vang xa.
 (7-8):
Ra về, ngoảnh lại (nhìn mộ song thân,) lòng càng nghẹn ngào, ngao ngán.
Nghe như nỗi sầu lan tỏa mênh mang, (khắp vũ trụ) trong buổi thanh minh.
 ***
Trong bài hai, đặc biệt hai câu:
 Dưới cành vô ngại ngờ hồn bướm,
Trên cội tàn hương rúc tiếng sanh"
thật là tuyệt bút  về tả hình ảnh và âm thanh ngày thanh minh, trước chùa Kim Liên.

(Theo Hồ Xuân Hương khóc Tử Minh, TS Phạm Trọng Chánh)
*****
Trích Nhớ Bóng Trăng Xưa, Ngân Triều, quyển 5 phát hành cuối năm 2016.
*****
Xin cáo lỗi, không hiểu sao văn bản lại như thế nầy!
Ngân Triều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét