PHI HÀNH GIA MỸ GỐC VIỆT TRỊNH HỮU CHÂU(EUGENE TRỊNH)

Tài liệu

reading-newspaper

Người Việt thứ hai* bay vào vũ trụ

Audio Player

Trịnh Hữu Châu đã là niềm tự hào vĩ đại của người Việt khi anh hoàn tất hành trình bay vào vũ trụ cùng tàu con thoi Columbia lừng danh.
TIN LIÊN QUAN
Bạn có thể không biết được điều này, thế nhưng cả nước Mỹ biết điều này, hơn một nửa thế giới biết điều này. Trên trang bìa của nhiều tạp chí nước Mỹ đã xuất hiện gương mặt Trịnh Hữu Châu như là một kỳ tích châu Á tại NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ).
Eugene Trịnh (tên khai sinh là Trịnh Hữu Châu) sinh ngày 24/09/1950 tại Sài Gòn. Ông là con trai út của kỹ sư công chánh Trịnh Ngọc Sang. Năm 1953, ông cùng với gia đình sang định cư ở Pháp, nơi đây chính là tiền đề phát triển sự nghiệp của chàng kỹ sư tài năng này.
Trịnh Hữu Châu đang được rất nhiều trường đại học danh tiếng ở nước Mỹ mời nói chuyện và giảng dạy.
Trịnh Hữu Châu học trung học tại Trường Michelet (Paris) và lấy bằng năm 1968. Sau đó, ông sang Mỹ học ngành chế tạo máy và vật lý ứng dụng tại Đại học Columbia, tốt nghiệp năm 1972. Trong hai năm liên tiếp 1974 và 1975, chàng trai Sài Gòn này nhận học bổng và bảo vệ thành công các luận án thạc sĩ khoa học và triết học. Châu tiếp tục học lên tiến sĩ và năm 1977 lấy được bằng vật lý ứng dụng của Đại học Yale lừng danh.
Năm 1979, NASA ngắm Eugene như là một tài năng hiếm thấy và ngay lập tức ông được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA. Trong thời gian này, ông kết thúc khóa học sau tiến sĩ và tham gia các hoạt động nghiên cứu của Viện Kỹ thuật California dưới sự hỗ trợ của NASA.
Trịnh Hữu Châu thứ 2 từ trái sang cùng phi hành đoàn tàu Columbia STS – 50
Năm 1983, NASA chọn ông để huấn luyện thành chuyên viên sức đẩy làm việc cho phòng thí nghiệm không gian 3 (Spacelab 3) của mình. Ông trở thành người dự khuyết cho chuyên viên sức đẩy nổi tiếng Taylor Wang.
Tháng 8/1990, NASA cái tên Eugene Trịnh được điền vào danh sách thành viên nghiên cứu sức đẩy tại phòng thí nghiệm vi trọng lực của tàu con thoi. Ngày 25/06/1992, sau khi hoàn thành hai năm huấn luyện, ông có mặt trong chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS – 50 bay lên không gian. Như vậy, Trịnh Hữu Châu đã trở thành người Việt thứ hai bay vào vũ trụ sau khi Phạm Tuân làm được điều kỳ diệu tương tự trước đó 12 năm (1980).
Trang web của NASA cho biết chuyến bay STS – 50 của Eugene Trịnh kéo dài đúng 13 ngày, 19 giờ, 30 phút và 4 giây. Trong chuyến bay này, tại khoang vật lý DPM, ông đã thực hiện và theo dõi cùng lúc ba thí nghiệm về sức đẩy, sự rơi của chất lỏng và kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa do ông nghĩ ra.
Eugene Trịnh và một vài thành viên của phi hành đoàn Columbia lịch sử năm 1992
Đến nay, hơn 40 công trình khoa học của Trịnh Hữu Châu đã được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu. Ông là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Vật lý Mỹ, Hội Cơ học Mỹ, Viện Hàng không và không gian Mỹ, Hiệp hội Nghiên cứu về nguyên liệu, Hiệp hội Khám phá không gian… NASA đã trao tặng ông huy chương phi hành gia, huy chương thành tựu khoa học đặc biệt và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp.
Ông cũng đã nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA từ năm 1985 tới nay, trong đó có dụng cụ đo lường về trọng lực thấp được đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA.
Theo PLXH
sau Phạm Tuân(“mang dép lốp bước vào vũ trụ”(thơ Tố Hữu)

Những khoa học gia Mỹ gốc Việt tại N A S A

(Cơ quan Quản trị hàng không và không gian Hoa Kỳ)

Nguyễn Xuân Vinh
Giáo sư khoa học không gian :
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
Dù chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có thể lên đến vài trăm nhà khoa học Việt đang làm việc cho NASA. Chỉ riêng Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở bang California, hiện đã có khoảng 100 chuyên gia người Việt.
Nếu có dịp thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay ở Houston, bang Texas, bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: GS.TS toán học Nguyễn Xuân Vinh.
Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Ðại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất.
Ngoài ra, ông còn dạy về không gian tại Ðại học Michigan (Mỹ), Trường Cao đẳng quốc gia nghiên cứu Hàng không và Không gian (Pháp) và phụ trách môn toán học ứng dụng tại Ðại học Thanh Hoa (Ðài Loan).
Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu
20110614100451_130611vutru2


Trên một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu vũ trụ con thoi Columbia của Mỹ có một phi hành gia gốc Việt. Ðó là TS. Vật lý Thiên văn Eugene H. Trinh, tên Việt là Trịnh Hữu Châu, làm việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.
TS. Châu, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Ðại học Yale năm 1977. Ông từng là giám đốc Bộ phận nghiên cứu Vật lý tại Tổng hành dinh của NASA và hiện là giám đốc Bộ phận Khoa học tự nhiên của NASA tại Washington.
Năm 1992, ông đã thực hiện chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi Columbia mang ký hiệu là STS-50 (chuyến bay thứ 50 của tàu vũ trụ con thoi) cùng đoàn phi hành 7 người và đây là một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu con thoi vũ trụ của Mỹ (kéo dài 13 ngày 19 giờ 30 phút, từ 25.6.1992-9.7.1992). Thông thường, các chuyến bay khác chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. TS. Châu cũng đã có trên 40 công trình nghiên cứu khoa học, là thành viên của nhiều hiệp hội tại Mỹ và Châu Âu. Ông cũng nhận được nhiều huy chương của NASA, trong đó có Huy chương Phi hành gia vũ trụ và Huy chương Thành tựu khoa học xuất sắc.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến
Cùng làm việc tại JPL của NASA còn có TS. Nguyễn Thành Tiến, người đã được NASA trao tặng Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp trong chương trình đưa trạm thăm dò Galileo lên thám hiểm sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Trạm thăm dò này phóng ngày 19.10.1989 sau khi đi mất 6 năm trên chặng đường dài 4 tỉ kilômét, ngày 7.12.1995 đã đến bầu khí quyển sao Mộc, đo nhiệt độ, áp suất, thành phần khí quyển sao Mộc và truyền kết quả về Trái Ðất.
Tiến sĩ Bùi Trí Trọng
Một trong những tên tuổi của ngành hàng không thế giới được ghi nhận có cái tên Bùi Trí Trọng (sinh 1965 tại Sài Gòn), TS. Hàng không và Không gian Ðại học Stanford. Ông hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn của NASA, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại hoả tiễn.
Tiến sĩ Bruce Vu (Thanh Vũ)
Bảo vệ tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Ðại học Mississippi năm 1999, TS. Thanh Vũ về làm việc cho Trung tâm Marshall của NASA, chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng, những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện nay, ông đang làm việc ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước nhỏ như tế bào.
Tiến sĩ Ðinh Bá Tiến
Khác với các tiến sĩ gốc Việt khác đang làm việc ở NASA, họ hầu hết được đào tạo tại nước ngoài, TS. Ðinh Bá Tiến trước khi sang Anh là giảng viên Ðại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Năm 2004, lúc mới 25 tuổi, khi đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Ðại học Huddersfield (Anh), Ðinh Bá Tiến đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành, khiến dấu ấn Việt ở NASA từ nay có nguồn chất xám Việt được đào tạo ngay trên nước Việt.
Trên đây mới chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong số hàng trăm nhà khoa học gốc Việt đã và đang làm việc, góp phần xây dựng và phát triển nên ngành khoa học không gian hùng hậu và nổi tiếng của nước Mỹ ngày nay.

Extra

Giới trẻ Việt hoàn toàn có thể bay vào vũ trụ’!!??

Audio Player
Trung tướng Phạm Tuân khẳng định thanh niên bây giờ sức khỏe tốt hơn, tri thức tốt hơn, không có lý gì không thể bay vào vũ trụ
Sáng nay 15/6, trung tướng Phạm Tuân đã có mặt tại đại học Bách Khoa Hà Nội để tiếp lửa cho các bạn trẻ tham gia chương trình “Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ”. Tại đây, phi hành gia đầu tiên của Việt Nam đặt chân lên vũ trụ đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện về chuyến đi lịch sử của mình.
trung-tuong-pham-tuan-4-351868-137240604
Trung tướng Phạm Tuân – phi hành gia đầu tiên của Việt Nam đặt chân lên vũ trụ giao lưu cùng các bạn trẻ trong chương trình “Tìm kiếm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ”.
Năm 1979, sau rất nhiều thử thách, bác Tuân là phi công Việt Nam duy nhất được chọn vào đội bay quốc tế lên tàu vũ trụ Soyuz 37 phóng vào không gian.
Trước khi lên vũ trụ, trung tướng Phạm Tuân đã trải qua những ngày huấn luyện vất vả ở Nga. Ở đây, ông phải thực hiện các bài tập để làm quen với 2 trạng thái khó nhằn nhất trong không gian là tình trạng tăng trọng lượng và không trọng lượng.
Sự tăng trọng lượng xảy ra khi tàu vũ trụ được phóng lên và hạ cánh. Lúc đó, gia tốc rất lớn khiến lực đè lên người gấp khoảng 5 – 7 lần, thậm chí tới 12 lần trọng lượng cơ thể. Tức là nếu bạn nặng 70kg thì sẽ có khoảng 1 tấn sức nặng (gấp 12 lần) đè lên người bạn khi tàu hạ cánh trong điều kiện không bình thường, bị quay tròn.
Đã có kinh nghiệm làm phi công nhưng khi tập trong lực li tâm, quay từ 1 – 12 lần, bác Tuân cũng “oải” lắm nhé. “Lần thứ 10 lần thì chưa sao nhưng chứ đến lần 12, bác gần như không thở được, phản xạ cũng chậm đi nhiều do lực rất nặng đè chặt lên ngực”, bác Tuân tâm sự.
trung-tuong-pham-tuan-2-275415-137240604
Không chỉ dí dỏm kể chuyện lên vũ trụ của mình, trung tướng Phạm Tuân còn hào hứng hát một trong những ca khúc “bắt buộc phải thuộc” của người lính – “Hát mãi khúc quân hành ca” cho các bạn trẻ nghe.
Trên vũ trụ, lực hút của trái đất bị mất nên phi hành gia phải đối mặt với tình trạng không trọng lượng. Máu trong cơ thể khi đó không chảy xuống chân mà dồn hết lên đầu. Bởi thế, trước khi bay, trung tướng Phạm Tuân đã phải ngủ nhiều ngày trong điều kiện đầu không có gối, chân kê cao lên góc 30 độ để quen với việc máu đè lên não. “Tập luyện là thế là mà khi ra không trung thực sự, bác đã chẳng thể nhận ra nổi mình khi nhìn vào gương bởi máu dồn lên đầu khiến mặt tròn bủng”, phi hành gia dí dỏm kể chuyện.
Đêm trước khi bay, người phi công duy nhất của Việt Nam sẽ lên vũ trụ ấy cũng có lúc miên man suy nghĩ nọ kia. Tuy nhiên “sau đó bác ngủ quên mất. Đến lúc anh bạn người Nga trong đội bay đã chuẩn bị xong xuôi rồi, bác vẫn khò khò. Anh này đã tức tối gọi bác dậy và bảo: “tôi thì thao thức cả đêm còn ông lại ngủ khì khì được thế”, trung tướng cười tươi nhắc lại chuyện xưa. Bác cũng không quên hài hước lý giải một câu cho “sự ngủ” của mình rằng: “Người Việt Nam chúng ta bình tĩnh thế đấy”. Theo bác Tuân, sự bình tĩnh này chính là nhờ bao năm tôi luyện trong chiến tranh ác liệt khi làm phi công chiến đấu.
Giây phút đầu tiên bác Tuân nhận ra mình đã ở trong vũ trụ chính là cái “giật thót”, “bị hẫng” khi tàu tách ra đạt được 7,92 cây số/giây và đánh rầm một cái khiến người bay lên khỏi ghế, giấy tờ cũng bay lộn lung tung. Sau 34 năm thực hiện chuyến du hành lịch sử, trung tướng Phạm Tuân vẫn nhớ như in những cảm giác ấy.
trung-tuong-pham-tuan-3-518247-137240604
Các bạn trẻ thích thú trước buổi trò chuyện gần gũi, vui vẻ của người bác anh hùng.
Không chỉ nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm lên vũ trụ của bản thân, bác Tuân rất hồ hởi giao lưu cùng các bạn trẻ. Mấy trăm sinh viên có mặt trong khu vực gặp gỡ trung tướng ai cũng phấn khích, mong được gửi câu hỏi tới phi hành gia đầu tiên của Việt Nam lên mặt trăng này.
Trước câu hỏi “xoáy”: “Bác có nghĩ mình sẽ trở về được sau khi lên vũ trụ?”, trung tướng cười rồi dí dỏm trả lời: “Lúc ấy, chẳng có xác suất nào bằng 1. Các bác là những phi công đã nghiên cứu về khoa học nên có phần nào tin chắc mình sẽ không quay trở về. Tuy nhiên, bác cũng luôn tin vào khoa học công nghệ, tin vào cách xử lý của mình và tin rằng, mỗi tình huống đều có lối thoát”.
Để tiếp lửa thêm cho các bạn trẻ tham gia thử thách Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ, bác Tuân dõng dạc chia sẻ: “Thanh thiếu niên Việt Nam bây giờ có sức khỏe tốt hơn, tri thức tốt hơn nên hoàn toàn có khả năng bay vào vũ trụ”.
trung-tuong-pham-tuan-965953-1372406045_
Sinh viên háo hức cùng nhau chụp ảnh cùng phi hành gia “huyền thoại” của Việt Nam.
Theo trung tướng, để trở thành phi công vũ trụ, các bạn trẻ cần ba yếu tố quan trọng là: sức khỏe, tri thức và niềm yêu thích.
Những chia sẻ chân thành, gần gũi của người bác anh hùng khiến các bạn trẻ tham gia giao lưu phấn khích vô cùng. “Bác ấy thật vui tính, giản dị và gần gũi. Tớ thật tự hào và sung sướng khi hôm nay đã được trực tiếp gặp gỡ, nghe bác Tuân kể chuyến đi lịch sử của nước mình”, Minh Ngọc, sinh viên đại học Công đoàn hào hứng tâm sự.
Kết thúc buổi giao lưu, rất đông khán giả xúm quanh bác Phạm Tuân để xin được chụp ảnh cùng. Sau đó, các bạn trẻ đã háo hức nhau “đội nắng” tham gia nhiều thử thách mạo hiểm để trở thành phi hành gia thứ 2 của Việt Nam lên vũ trụ.