Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn, và những điều chưa nói
Phạm Thảo NguyênDiễn đàn Thế kỷ
02:40' CH - Thứ ba, 28/07/2015
Mục đích bài biên khảo này là tìm hiểu việc xây dựng báo Phong Hoá Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn trong suốt thập niên 1930, đưa đến việc hiện đại hoá nghề báo và thúc đẩy nguyên một cuộc cách mạng văn chương, văn hoá Việt Nam. Đồng thời khám phá sự thực về đời sống của thành viên Tự Lực Văn Đoàn, cái phần lâu nay vẫn bị hiểu lầm.
Cuối thập niên 1920, Nguyễn Tường Tam đi Pháp du học ba năm, đỗ cử nhân giáo khoa Vật Lý, đồng thời tìm học thêm nghề báo, xuất bản, in ấn, và tham khảo văn chương các nước. Đối với ông văn bằng cử nhân chỉ dùng để dạy học kiếm sống khi cần, và là cái cớ để xin chính phủ thuộc địa cho đi du học, phần học thêm mới thật quan trọng. Ông hiểu sâu sắc rằng chỉ có báo chí và văn học mới giúp dân trí chóng tiến hoá, nên trước đó đã bỏ nửa chừng việc học Y khoa và Mỹ thuật. Chẳng khác người anh cả của làng báo Việt Nam Nguyễn Văn Vĩnh, từ đầu thập niên 1920 đã mang hết cuộc đời đi mở mang báo chí và dịch tài liệu từ nhiều thứ tiếng sang tiếng Việt, để giúp dân nâng cao kiến thức, hiểu biết thế giới bên ngoài. Ông Vĩnh từng nói: “Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ ».
Về nước, ông Tam đi dậy trường tư thục Thăng Long của Phạm Hữu Ninh, chờ thời. Sau khi xin ra báo không xong, gặp lúc báo Phong Hóa của ông Ninh sắp đình bản vì ế ẩm, không người đọc, ông Tam xin mua tờ Phong Hoá, nghĩa là mua cái tên báo, cái giấy phép ra báo, rồi thay đổi toàn bộ ban biên tập: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam làm chủ bút, với hai người bạn: Khái Hưng Trần Khánh Giư, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, cùng hai em: Tứ Ly Nguyễn Tường Long và Việt Sinh Nguyễn Tường Lân.
Ngày 22/09/1932 báo Phong Hóa số 14 của nhóm Nguyễn Tường Tam ra đời, là tờ báo trào phúng đầu tiên của Việt Nam. Mục đích là:
Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết:
Xã hội, chính trị, kinh tế- nói rõ về hiện tình trong nước…
Nhờ tính thời sự và giọng trào lộng châm biếm với tư tưởng phóng khoáng về văn học, nghệ thuật, tờ báo lập tức nổi tiếng.
Đó chính là khởi đầu tinh thần dân chủ mở rộng và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí của cuộc cách mạng chữ nghĩa Việt Nam thế kỷ 20, mà chúng ta còn được hưởng tới ngày nay.
Nhất Linh hiểu rõ là dân chúng chán ngấy văn chương, báo chí cổ, chỉ đều đều một giọng mô phạm dậy đời, họ chờ đợi một tờ báo có tinh thần mới, phù hợp với nhu cầu muốn biết, muốn hiểu, muốn tiến về đời sống đang thay đổi mạnh mẽ. Cho nên Phong Hoá làm một cuộc lột xác báo chí: báo ngày càng gần gụi đời thường, qua những bài bình luận về thời sự, kinh tế, xã hội, chính trị mới mẻ sắc sảo, và những bài phóng sự diễu cợt rất được chờ đón.
Với lối văn nhẹ nhàng dễ đọc, dẫn đầu bởi Khái Hưng và Nhất Linh, Phong Hoá thay đổi sâu xa chữ nghĩa, câu văn Việt Nam với những tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ mới…. Tất cả được lồng trong hình thức mỹ thuật hay, lạ, dí dỏm, có duyên, với những truyện vui, văn vui, những bức tranh khôi hài. Một loạt nhân vật hoạt kê trào phúng được sáng tạo: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh... Lúc đầu chỉ có Đông Sơn (Nhất Linh) và Tứ Ly vẽ minh hoạ, về sau là do những hoạ sĩ hàng đầu, tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương phụ trách.
Với tinh thần rộng mở vui vẻ, tinh nghịch tạo không khí trẻ trung yêu đời, Phong Hoá Ngày Nay dần trở thành món ăn tinh thần mới, không thể thiếu của dân chúng khắp nơi. Số báo phát hành tăng vọt, vượt trên 5000, rồi trên 10 000, những con số chưa từng có trong lịch sử báo chí.
Hai nhân tố làm cho Phong Hoá Ngày Nay nổi bật lên chính là : Sức trẻ tiên phong về văn học nghệ thuật và tinh thần chiến đấu trên mặt trận văn hoá kiêm chính trị. Ta thấy ở đây cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận đầy tinh thần đổi mới vì sự tồn vong và tiến bộ của dân tộc, đầy khí huyết của lớp nhà văn khao khát kéo đất nước đến với trào lưu chung của thế giới. Tóm lại, Phong Hoá Ngày Nay là cái mới, hứa hẹn điều tốt đẹp cho Việt Nam, vì vậy đã lôi cuốn hấp dẫn được trí thức và tầng lớp trung lưu đến thế.
Không lâu sau, Nguyễn Thế Lữ, một cây viết trẻ, đã có ít nhiều thành tựu về thơ văn, về hợp tác với Phong Hoá. Ngay khi thấy nhân sự đã đầy đủ, báo đã vững vàng, Nhất Linh đề nghị thành lập Tự Lực Văn Đoàn, một loại «hạt nhân», để giúp đỡ che chở nhau cùng tiến lên, tự lập, không dựa vào ai khác «Nguyên tắc là làm ăn dựa trên sức mình, theo tinh thần anh em một nhà, tổ chức không quá mười người nên không phải xin phép nhà nước, không cần có văn bản điều lệ: lấy lòng tin nhau làm cốt, chỉ nêu ra trong nội bộ, mục đích , tôn chỉ, anh em tự giác tuân theo». (theo Tú Mỡ (1)), (Lúc đó Pháp trợ cấp cho Nam Phong của Phạm Quỳng 600fr mỗi tháng, Trung Bắc Tân Văn 500fr mỗi tháng, trong khi một lạng vàng giá 30fr).
Tự Lực Văn Đoàn thành lập vào trung tuần tháng 7/1933, gồm toàn bộ nhân viên toà soạn Phong Hoá : Nhất Linh, Khái Hưng, Tứ Ly (Hoàng Đạo), Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ. Trên Phong Hoá số 56 vào ngày 22 tháng 7-1933, nhóm chữ Tự-Lực Văn-Đoàn đã xuất hiện lần đầu tiên trong hai khung quảng cáo sách Hồn Bướm Mơ Tiên, và Vàng và Máu :
Vì « Không cần có văn bản điều lệ : lấy lòng tin nhau làm cốt», cho nên lúc đầu Văn Đoàn không công bố tôn chỉ. Nửa năm sau, mới đưa ra trên báo Phong Hoá số #87 ngày 2/3/1934. Điều này không do ý muốn của văn đoàn mà vì bị bên ngoài hỏi thăm nhiều quá. Đó là:Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài, nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi : mục đích để làm giầu thêm văn sản trong nước.
1. Soạn hay dịch những cuốn sách có giá trị xã hội, chủ ý làm cho Người, cho Xã hội ngày một hay hơn lên.
2. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân, và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
3. Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách Annam.
4. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời. có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
5. Ca tụng những nết hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả, quý phái.
6. Trọng tự do cá nhân.
7. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
8. Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Annam.
9. Theo một điều trong chín điều này cũng được, miễn là đừng trái ngược với những diều khác.
Hiện nay, căn cứ trên Di Cảo « Đời Làm báo » của Nhất Linh, được gia đình ông cho công bố, chúng tôi xác định :
Thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Ngoài sáu vị đầu tiên, không ai bàn cãi. Trên Di Cảo chỉ một mình Xuân Diệu có thêm hàng chữ «Có chân trong Tự Lực Văn Đoàn». Vậy, thi sĩ Xuân Diệu là thành viên thứ bẩy.
Những trường hợp dư luận có nghi vấn:
* Đỗ Đức Thu: Nhất Linh đã chính thức gửi thư mời, nhưng ông từ chối, vì không muốn bị ràng buộc vào tôn chỉ của bất cứ văn đoàn nào.
* Họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng như các hoạ sĩ khác, đều không thuộc Văn Đoàn vì không phải là nhà văn, tuy các ông làm việc sát cánh trong toà soạn Phong Hoá Ngày Nay nhiều năm.
* Cuối thập niên 1950 tại Saigon, ba nhà văn Duy Lam, Tường Hùngvà Nguyễn thị Vinh, được Nhất Linh lựa chọn dự bị cho nhập văn đoàn, nhưng việc không thành.
Các nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn cùng nhau làm việc rất hăng hái suốt gần một thập kỷ, trong tinh thần anh em bình đẳng, không ai làm chủ, mỗi người bắt buộc làm chủ bút trong 6 tháng, khiến Tự Lực trở thành một văn đoàn kiểu mẫu chưa ai so sánh được (chỉ Tú Mỡ và Xuân Diệu không làm việc toà soạn). Nhờ con mắt tinh đời của Nhất Linh, các thành viên được mời đều là những tài năng độc đáo xuất sắc hiếm có. Và nhờ tinh thần dân chủ, đậm chất thân ái kính trọng nhau, đã tạo nên một tình thân bền chặt khiến mỗi thành viên đều hăng hái làm việc hết mình, tài năng ngày càng nẩy nở.
Sự nghiệp văn chương lừng lẫy của họ đã được nhiều nhà phê bình công nhận. Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam được ca tụng là những nhà văn hàng đầu, mở đầu cách viết văn mới, tiểu thuyết mới. Thế Lữ, Xuân Diệu là những thi sĩ sáng chói, tiên phong, xây dựng phong trào thơ mới. Trong khi lối viết trào phúng hoá chính trị, hài hước đen tố cáo thực tế khốn cùng của dân nghèo, cùng những lời thúc dục tuổi trẻ tiến lên theo mới, thay đổi xã hội của Hoàng Đạo, đã làm rung động bao trái tim thanh niên thuở đó.
Báo Phong Hoá và Ngày Nay được dân chúng hoan nghênh, tinh thần yêu tiếng Việt, yêu dân tộc được xây đắp, ẩn tàng lòng yêu giống nòi, yêu đất nước. Để tiến tới mục đích nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần cho dân chúng, và mong mỏi người Việt trí thức nhìn ra tương lai của dân tộc mình, cũng như sửa soạn cho ngày đất nước thoát khỏi ách nô lệ; trong những năm về sau, nhất là từ khi Mặt trận bình dân lên nắm chính quyền ở Pháp, Phong Hoá đưa ra nhiều loạt bài như Công dân giáo dục, Trước vành móng ngựa, Thuộc địa ký ước,… cũng như viết những lá thư gửi những người Pháp có tinh thần rộng rãi, công bình, hiểu những bất công dân thuộc địa phải gámh chịu.
Những ngón đòn kiểm duyệt của Pháp:
Lẽ dĩ nhiên, thực dân muốn điều ngược lại vì quyền lợi của họ, nên luôn luôn rình rập sơ hở để đóng cửa báo. Vì vậy, muốn sống sót để tiếp tục nghĩa vụ của mình, thì phải che dấu hết sức khéo léo. Ngoài những bài viết bị Kiểm Duyệt xoá trắng tràn đầy trên báo, Tự Lực Văn Đoàn đã từng nếm trải những điêu đứng như sau:
1) Phong Hoá bị phạt đình bản 3 tháng, từ ngày 24/5/1935. Hồ sơ Mật vụ ở Aix en Provence, nơi tàng chữ những tài liệu thời thuộc địa của Pháp, cho thấy: Báo Phong Hoá bị phạt 3 tháng vì giễu nhại các quan lại Nam Triều.
Tranh bà kiểm duyệt
(Nguyễn Gia Trí).
2) Sau Phong Hoá số 190 ngày 5/6/1936, báo bị đóng cửa rút giấy phép vĩnh viễn, không lý do. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân cuối cùng đưa đến hình phạt tối hậu này là do bức tranh « Tam anh chiến nhất bố» trong số báo này.
Sau bao năm tháng chơi mèo rình chuột, thực dân Pháp cho rằng Phong Hoá đã dám hé tới điều cấm kỵ: Trong bức tranh này, Lý Toét, biểu hiệu dân tộc Việt, đang bị ba con chó tấn công xâu xé, mà con dân không hiểu, đứng reo hò bên cạnh! Những con chó đó là kẻ thù của dân Việt, là «mẫu quốc» chứ ai! Báo đã ra lọt, độc giả dân chúng thời đó, cũng như hậu thế chúng ta sau này, đã được coi tranh. Nhưng Phong Hoá không thoát khỏi sự trả thù của Tây, đã bị đóng cửa hẳn.
(Bức tranh không có chữ ký, có nghĩa là hoạ sĩ vẽ theo ý kiến của cả toà soạn. Ngoài ẩn ý chính trị chửi Tây, tiêu đề “Tam anh chiến nhất Bố” còn là một ý tưởng đùa giỡn trong văn chương tuyệt hay. Tam anh chiến Lã Bố là tên trận dũng chiến của đại tướng Lã Bố chống lại ba anh hùng Lưu Quan Trương trong sử Tầu thời Tam Quốc. Chỉ cần “nói trẹo” đi một chữ “Lã” thành “Nhất”, thì các anh hùng trong sử Tầu hoá thành Lý Toét đánh nhau với 3 con chó ngay!).
Tam anh chiến nhất Bố
Nhất Linh đoán biết sẽ có ngày Phong Hoá bị giết chết nên đã phòng hờ. Ông nhờ anh ruột là Nguyễn Tường Cẩm, một công chức, xin ra báo Ngày Nay từ 31/1/1935. Ban đầu, báo Ngày Nay rất hiền lành, chuyên về văn hoá, thử nghiệm ảnh mỹ thuật và phóng sự thực tế. Tuy lỗ vốn, báo vẫn được giữ cho sống lai dai tới khi Phong Hoá mất. Lập tức, toàn lực Tự Lực Văn Đoàn và cộng sự viên quay sang làm việc cho Ngày Nay, làm Ngày Nay trở thành một Phong Hoá thứ hai, lừng lẫy, hiện đại hơn nữa.
3) Ngày 7/1/1939 Nguyễn Gia Trí vẽ tranh bìa Lý Toét biếu gà cho quan tây trên bìa báo Ngày Nay số #144, cho hợp với biểu hiệu « con gà sống (trống)» của Pháp, (cocorico), mà hoạ sĩ xuýt bị kiện tù, chủ báo Nhất Linh bị khiển trách. Lý do: Nói cạnh quan tây thích gái (tiếng Pháp: gà mái= “poule”).
4) Ngày Nay bị đình bản một tháng, sau tờ Ngày Nay số #206, ngày 6/4/1940. Lần này do một bức tranh chửi thực dân của Nguyễn Gia Trí đăng trong phụ bản. (Hiện nay, chúng tôi không có tài liệu này).
5) Cuối cùng, sau số 224 ngày 7/ 9/1940, Ngày Nay bị rút giấy phép, đóng cửa vĩnh viễn, không lý do.
Thế mà thời nay có những nhà phê bình viết rằng Tự Lực Văn Đoàn không biết ai là kẻ thù của dân tộc, không biết đả kích Tây, quả thật là quá ngây thơ.
Dưới đây là một tấm ảnh quý hiếm Đồi Lim chụp năm 1938. Có 4 thành viên của Tự Lực, và 2 người bạn. Có chữ chữ ký của Thế Lữ viết đề tặng Xuân Diệu 1938.
Từ phải sang trái: Đứng: Hoàng Đạo +một người ban.
Ngồi: Khái Hưng, Thế Lữ, Xuân Diệu+ một người bạn
Hai người bạn trong ảnh, chúng tôi không biết là ai, nhưng chắc chắn không phải Nhất Linh, hay Thạch Lam, hay Nguyễn Gia Trí.
Về Nhất Linh, thủ lĩnh văn đoàn Tự Lực:
Nhất Linh là một văn hào viết văn đầy hứng thú, đầy tài năng. Gập đúng lúc văn chương Việt Nam manh nha từ đầu thế kỷ 20, đang bắt đầu hiện đại hoá, cái nhìn rộng lớn của ông đã giúp văn học Việt Nam chuyển hoá từ cổ điển tới hiện đại vô cùng nhanh chóng. Không có một tác giả nào có tác phẩm đi qua đủ các thể loại tiểu thuyết rõ ràng bằng Nhất Linh: Từ phong thái cổ kính của những năm 1932 và trước đó, như Nho Phong, Người Quay Tơ, tới tiểu thuyết luận đề xã hội cũ mới với Giấc Mộng Từ Lâm, Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, qua Nắng Thu lãng mạn ly kỳ rất được lòng độc giả, chuyển tới tâm lý xã hội với Bướm Trắng, Đời Mưa Gió (viết chung với Khái Hưng), rồi tiểu thuyết không cốt truyện Đôi Bạn, … và sau cùng là hiện đại với Bèo Giạt, Xóm Cầu Mới. Đúng là chính Nhất Linh đã mở đầu, sau đó là cả Văn học Việt Nam tiến tới, xông pha vào những bộ môn mới của văn chương cùng thế giới.
Thêm nữa, giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn đã kích thích hoạt động văn hoá trong nước, tạo thêm người viết, văn sản trong nước và có xu hướng khuyến khích người viết đi vào các bộ môn chưa được biết đến.Thế Lữ từng nói: “Anh Tam dậy tôi nhiều điều. Giấc mơ của anh lớn quá…”
Nhất Linh, người điều hành Phong Hoá Ngày Nay:
Nhất Linh điều khiển báo Phong Hoá, Ngày Nay và nhà xuất bản Đời Nay đặc biệt xuất sắc, có phương pháp, có nghề, làm các báo đối thủ không sao chèn chân được. Ông có con mắt tinh đời, nhận xét rất xác đáng tài năng, sở trường của từng tác giả, tìm được nhân tài, cũng như giao phó trách nhiệm rất đúng người, đúng việc. Điều này giúp các cộng sự viên tin tưởng theo đuổi sự nghiệp của mình đến cùng. Nhất Linh thường không ép buộc mọi người phải theo ý kiến của mình, chỉ khuyến khích. Theo nhiều người kể lại mỗi khi ông có một ý tưởng, một dự án nào đó, thường tìm đến người thích hợp nhất, cùng bàn luận suy nghĩ làm chung, khi việc chạy tốt, ông giao hẳn cho người công sự, còn ông đi sang một dự án khác. Như nhiều truyện ngắn, truyện dài lúc đầu có hai tên tác giả, nhưng sau chỉ còn một tên. Tuy nhiên, có khi ngược lại: Hình tượng Lý Toét, lúc đầu do Đông Sơn « đẻ » ra, sau có vô số người vẽ tiếp!
Nhất Linh có rất nhiều ý tưởng mới với những quyết định đặc biệt. Ngoài ý kiến tuyệt vời là mua lại báo Phong Hoá cũ, và ra thêm tờ báo Ngày Nay phòng hờ, ta có thể kể một vài:
1* Thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Đó là việc ông hài lòng nhất trong suốt cuộc đời văn chương của mình.
2* Khuyên Khái Hưng đổi loại viết từ nghị luận sang tiểu thuyết. Kết quả: Cuốn Hồn Bướm Mơ Tiên là cuốn thử tay của Khái Hưng, cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn đoàn Tự Lực, đã được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt. Còn chúng ta được một văn hào thay đổi cả cách viết văn, viết truyện Việt Nam.
3* Đề nghị Tú Mỡ chỉ nên tập trung viết thơ trào phúng trong Mục Dòng Nước Ngược. Nhờ đó Tú Mỡ phản ứng rất nhạy bén dí dỏm trước mọi diễn biến thời sự. Được nhiều thế hệ yêu thích, Tú Mỡ nổi tiếng một thời, như một Tú Xương đời mới, lại có giọng Hồ Xuân Hương!
4* Sáng tác ra hình tượng Lý Toét, tượng trưng cho quốc hồn quốc tuý Việt nam, một nhân vật hý lộng đi vào văn học sử. Đông Sơn, Nhất Linh vẽ tranh Lý Toét trước hết để vui cười, sau để diễu nhại những thói hư tật xấu, hủ lậu, mê tín, tham lam ích kỷ… của dân ta, để sửa mình. Nhưng quan trọng hơn hết là để phê bình các quan tham, thúc dục họ làm việc đắc lực cho dân cho nước, sửa soạn lòng dân cho việc tranh đấu đòi độc lâp sau này. Hay hơn nữa, Nhất Linh không giữ tác quyền Lý Toét riêng mình, mà rủ tất cả các hoạ sĩ trong và ngoài toà soạn cùng vẽ. Ông tạo ra những cuộc thi vẽ tranh Lý Toét để có thêm hứng thú, thêm ý tưởng, thêm bạn và mở rộng ảnh hưởng của Lý Toét.
5* Thành lập An Nam xuất bản, Cục Xuất Bản ( Société anamite d’Edition) (1933). Đến 1934 đổi tên là Đời Nay. Xin độc giả lưu ý, cácNhà Xuất Bản thường không có nhà in, họ chỉ đưa tác phẩm cho các nhà-in-ngoài như Lê văn Tân, Tân Dân, Thuỵ Ký… in thành sách, rồi mang về bán (bây giờ vẫn vậy). Vì vậy tiền lời chui vào túi các đầu nậu giấy, chủ nhà in, các ông tư bản, gần hết. Anh em Nhất Linh hiểu chuyện đó, nên nhất định để dành vốn đầu tư mua nhà in. Việc mua nhà in còn xa, chúng tôi sẽ nói tới sau.
Thoạt đầu An Nam xuất bản các tác phẩm của các thành viên Tự Lực, theo cách in tại các nhà in ngoài rồi mang về bán (các báo Phong Hoá Ngaỳ Nay cũng vậy). Sau đó xuất bản cả sách của các bạn văn ngoài văn đoàn, như Vũ Trọng Phụng, Hoạ Sĩ Cát Tường, HS Trần Bình Lộc, Vũ Hoàng Chương... Từ đó ra sách và bán sách ngày mỗi nhiều, tới 5 vạn bản một năm, mỗi cuốn sách in khoảng 5 ngàn bản. Nổi tiếng đắt khách chẳng kém gì Phong Hoá Ngày Nay, Đời Nay là nhà xuất bản đầu tiên của nước ta chia lãi cùng tác giả, để các tác giả vẫn được giữ bản quyền, khỏi bị bóc lột như khi bán tác quyền cho con buôn sách.
Trên thị trường lúc đó, khi một tác giả có tác phẩm văn chương muốn xuất bản, phải đưa cho một nhà in hay một hiệu sách, họ thường bị ép bán đứt bản quyền với giá rẻ mạt. Đó là một cách: “chiếm đoạt tư tưởng của người ta, cả một quãng đời niên thiếu của người ta, vì theo hợp đồng hai bên đã ký thì những tác phẩm kia đã nghiễm nhiên trở nên vật sở hữu của ông buôn chữ rồi!” !.Rồi (sách) mãi mãi là của họ, của con cháu họ, nó sẽ là di sản của nhà họ. Thực, hạng buôn người cũng không tàn nhẫn bằng hạng buôn chữ… mà khắp trong nước không có lấy một nhà xuất bản sách- xuất bản sách theo như các nước văn minh, nghĩa là để tác giả được hưởng chung lãi, mà vẫn được giữ bản quyền về cuốn sách đã soạn” (4) (Nhị Linh Khái Hưng, Viết Sách, Xuất Bản Sách).
6* Đưa tiểu thuyết trinh thám lên báo Việt ngữ và tìm ra người sẽ viết thành công những tiểu thuyết đó. Theo chuyện kể trong gia đình Thế Lữ:
Bạn có biết tại sao Thế Lữ viết truyện trinh thám không?
- Đơn giản lắm. Hồi ấy báo bắt đầu giảm số lượng phát hành, chính Nhất Linh nghĩ rằng phải viết truyện trinh thám cho người ta đọc, và Thế Lữ là người có khả năng làm việc đó. Hết chuyện.
Sau đó, không chỉ có báo Phong Hoá đăng tiểu thuyết trinh thám, mà các báo chí Việt cùng nhiều văn sĩ khác cũng theo chân. Theo các nhà phê bình có hai nhà văn viết truyện trinh thám nổi nhất thời đó là Phạm Cao Củng và Thế Lữ. Nhưng Lê Phong phóng viên của Thế Lữ có phần được yêu mến hơn Kỳ Phát.
7* Đưa lên báo vấn đề cải cách y phục phụ nữ Việt Nam, giao cho Nguyễn Cát Tường, một hoạ sĩ còn rất trẻ, 22 tuổi, phụ trách. (Nhất Linh cũng vẽ vài mẫu áo). Thế là các bà các cô có Áo dài Lemur, một chiếc áo thay đổi cách ăn mặc của phụ nữ, và làm chúng ta thật hãnh diện.
8* Thiết lập Hội Ánh Sáng, cùng các kiến trúc sư “Tiếp và Luyện” xây dựng “Nhà ánh sáng” thoáng đãng hợp vệ sinh cho người nghèo, thay thế nhà ổ chuột…Mời gọi các nhà hảo tâm tới họp, làm việc xã hội tập thể tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Việc này đã gây một phong trào lớn trong nước, dân chúng chung lòng làm việc giúp người nghèo, như tham gia các việc cứu trợ cho các nạn nhân thiên tai, bão lụt hàng năm, cũng như các tai nạn lớn, tới cả giúp nạn đói năm 1945.
9* Đăng những bản nhạc mới đầu tiên của Tân Nhạc Việt Nam lên báo Ngày Nay, giúp các nhạc sĩ trẻ tiên phong phổ biến tác phẩm tới quảng đại quần chúng, giúp phong trào lan rộng. Ngày nay chúng ta có được cả một nền Tân nhạc to lớn thật đặc biệt.
10* Lập trò chơi văn chương cổ điển “Câu Đối” dưới dạng “Thách đối” cũng do Thế Lữ phụ trách, làm điên đầu biết bao người đọc!
Nhân đây, tôi xin kể lại một câu chuyện xẩy ra cho chính tôi:
Khoảng hai năm trước đây, được biết tôi có trong tay một bộ báo Phong Hóa, Ngày Nay cũ, đang cùng các bạn hữu tìm kiếm cho đủ, làm số hóa từng trang, sửa soạn đưa lên mạng cho tất cả mọi người cùng đọc. Một người bạn, học giả Cao huy Thuần, người đã được đọc toàn bộ Phong Hoá Ngày Nay trong tủ sách gia đình từ trước năm 1946, viết cho tôi:
“Tôi không ngờ chị giữ được của quý văn hóa đó cho đến nay. Vậy tôi xin đố chị:
Ngày Nay đã ra câu đối này trong số nào : "Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà"
Câu đố này đọc lên rối tinh, thật ra có nghĩa là:
(Báo) Ngày Nay ngày (hôm) nay, in (tại) nhà-in (của) nhà.
Nhận được thư, tôi ngẩn người, tự hỏi: Làm sao có thể tìm nổi một câu đối trong 224 số báo Ngày Nay, mỗi số lúc đầu là 16 trang, sau tới hơn 24 trang? Nên đành xin hàng, với lý do:“Thời gian báo Ngày Nay phát hành thì tôi... chưa sinh ra đời, nên bây giờ mù tịt, không biết tìm ở đâu.”
Hôm sau, tôi nhận được một thư dẫn:
“…Cho tới hôm đó, Ngày Nay phải mang đi in tại một nhà in. Sau một thời gian, xu hào rủng rỉnh, Ngày Nay tậu được máy in, in ấn ngay tại nhà in của mình. Cho nên hôm đó là một ngày có thể gọi là vinh quang. Trí nhớ tôi bây giờ đã bắt đầu khập khiễng, nhưng hình như câu đối "Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà" được phô trương như một chiến công, đánh dấu một trang sử mới của tờ báo.
Chuyện chẳng có gì, nhưng cái gì trong Ngày Nay cũng đều có duyên như thế. Tự Lực Văn Đoàn là một cách mạng ngôn ngữ mà hậu thế ghi ơn đời đời…”.
Thế là nhờ được “mách nước”, tôi biết cách đi tìm câu thách đối trong núi báo Ngày Nay cũ. Kết quả là: Trên tờ Ngày Nay số 208, ra ngày18/5/1940, có câu đố nói trên, trong 2 thông báo, và Ngày Nay số #209 ra ngày 25/5/1940 là tờ báo đầu tiên in tại nhà-in Ngày Nay.
Hai thông báo của Ngày Nay
Báo Phong Hóa và Ngày Nay ngày một nổi tiếng, hoàn toàn không có đối thủ trong làng báo. Bên ngoài tưởng rằng họ là những “nhà tư bản, báo có nhà in!”, mà không biết rằng, muốn có tiền mua nhà in, họ đã sống cần kiệm, thanh bạch như thế nào:
Nhất Linh kể trong Phong Hoá số #154, ra ngày 20/9/1935, bài Lời Nói Đầu (về việc thành lập báo Phong Hoá): “ Mỗi người mỗi tháng chỉ cần một số tiền đủ sống, còn tiền lãi, nếu có, sẽ là của chung và sẽ dùng vào những công cuộc chung phải làm sau này”
Tú Mỡ, viết trong cuốn Tiếng Cười (5) : “Họ tập trung chung lo tờ báo, anh em quyết tâm đem hết tài lực làm việc quên mình, không vụ lợi. Bốn anh rường cột trong tòa soạn (anh Tam, anh Long, anh Giư, anh Thế Lữ) tình nguyện chỉ lĩnh mỗi tháng 50 đồng (có nhiều nguồn tin nói 30đ) đủ sống(1 người), để dành tiền lãi làm vốn cho báo phát triển”
Và họ đã làm được điều họ muốn: “Xuất thân từ những bàn tay trắng, đoàn đã có một số vốn khá to, đủ để xây dựng một nhà in riêng, để có thể từ nay:
“Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà”
Đó là câu đối báo đưa ra để thách đối, đồng thời để báo tin mừng với bạn đọc”.
Nhưng, đằng sau tất cả những vinh quang đó, mấy ai biết tới những cảnh này:
Báo Ngày Nay bị Tây rút giấy phép sau số #224 ngày 7/9/1940. (Đóng cửa hẳn, chấm dứt hẳn sự nghiệp của hai tờ báo nổi tiếng nhất nước ta. Hồ sơ mật vụ Tây để ở Aix en Provence nín thinh, không hề nói nguyên do).
Nghĩa là: Sau 8 năm làm báo, với biết bao tâm lực, bao cố gắng về tài chính, hai tờ Phong Hoá và Ngày Nay chỉ được in tại nhà in Ngày Nay từ số #209 tới #224. Hay, báo chỉ được in tại nhà-in nhà 16 số tất cả, trên 401 số (tổng cộng cả Phong Hoá và Ngày Nay) (hay 4%).
Để gia đình, con cái sống qua nổi những ngày tháng thanh bạch đó (từ 1932 tới 1940, và sau đó), phải có người làm lụng buôn bán tần tảo ngược xuôi. Người đó chính là những người mẹ, người vợ cuả các thành viên nổi tiếng như cồn của Tự Lực Văn Đoàn, những tác giả được (bị) mang nhãn hiệu “tư bản”, bị ghen tị vì thành công lừng lẫy.
Bây giờ tôi xin kể những việc làm của các bà Tự Lực:
- Bà Nhất Linh buôn cau khô nuôi gia đình. Bà kể với các con (anh Nguyễn Tường Thiết thuật lại qua điện thoại): “Khi đi dậy học ở trường Thăng Long thì lương của cậu mang về là 200 đồng, đến khi làm báo, báo bán chạy lắm, nhưng cậu chỉ mang về có 20 đồng thôi” (chắc ông chủ báo giữ lại ít tiền túi, để tiêu vặt suốt tháng: nào xe cộ, chè tầu, thuốc lá, nào giúp gia đình, giúp người nghèo…).
- Bà Hoàng Đạo nuôi gia đình hoàn toàn. Anh Nguyễn Lân, con Hoàng Đạo nói qua điện thoại: “Bác Tam còn mang về 20đ, chứ ba tôi chẳng bao giờ đưa một đồng nào về cho vợ con hết”.
Theo hồi ký của bà Nguyễn thị Thế, em gái Nhất Linh, thì lúc này các vị Nguyễn Tường còn chung nhau trả tiền nuôi mẹ, tiền thuê nhà ở Hà Nội để đưa cụ bà Nguyễn Tường Nhu về sống gần các con các cháu.
- Bà Khái Hưng dù có hoa lợi riêng, cũng phải mua bán tần tảo thêm mới đủ chi tiêu (Trần Khánh Triệu, Ba tôi).
- Bà Thế Lữ, ở Hải Phòng hành nghề bà lang, chữa bệnh trẻ con gia truyền (truyền dạy từ gia đình mẹ của Thế Lữ). Bà làm thuốc, đầu tắt mặt tối cơm nước nuôi một đàn con và thay chồng phụng dưỡng mẹ già. Thi sĩ đang ở Hà Nội làm báo, mỗi tháng về thăm một, hai lần. Ông bán cả đất mẹ cho để lấy tiền làm kịch với bạn bè.
Chúng ta đừng quên các bà vợ trong bóng tối đó, họ không phải là những nhà tư bản, rủng rỉnh xu hào. Sau này đọc bài Tâm tình của người con, Nguyễn Tường Thiết viết về Nhất Linh, tôi đã thật sự cảm động: “…Chúng tôi thường hay nói đùa: “Cậu có nhiều cái “sĩ” quá, này nhé: văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, và kiêm cả “chiến sĩ” nữa. Nhưng không mấy ai biết là ông còn có một cái “sĩ” nữa mà có lẽ ông hãnh diện nhất trong những sĩ vừa kể, đó là “hàn sĩ”. Ông sống nghèo, trong sạch, và rất kiêu hãnh về điều này.
Trong hai năm 1962-63, tất cả bố mẹ con chúng tôi chen chúc nhau ở trên một căn gác rộng 4mx12m lầu 2 chợ An Đông, vì dưới nhà là giang sơn buôn bán của bà cụ tôi mà các bồ (đựng) cau đã chiếm hơn nửa. Chính tôi cũng không chịu được cảnh bần hàn này, nên có lần trong bữa ăn có ai than thở về cảnh sống chật chội. Ông cáu, cầm bát đứng dậy, cái bát run run trong tay:
“Mình phải hãnh diện là nhà mình nghèo chứ!”.
Suốt đời chúng tôi không bao giờ quên được câu nói này. Tiếc rằng lúc đó chúng tôi không hiểu được cái chiều sâu của câu nói, chắc ông cũng cảm nhận được điều đó, nên càng tỏ ra buồn phiền hơn.”(6)
Khoảng đầu những năm 1940, Nhất Linh bị thực dân Pháp theo dõi. Để mật vụ cho rằng mình mê nhạc, không làm chính trị, ông tạo ra việc đi thổi kèn cho một dàn nhạc, có lẽ là ban nhạc đầu tiên của người Việt, tên là Diễm Hoa của Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước. Sau đó thoát ra hải ngoại. Khi báo Ngày Nay bị đóng cửa, nhà in Ngày Nay và nhà xuất bản Đời Nay còn hoạt động, đã xuất bản thơ, tiểu thuyết, sách Hồng nhiều hơn trước. Lúc này các thành viên nhận được ít tiền chia lời thất thường của Đời Nay. Nhờ vậy, cũng đã giúp được các gia đình qua ngày, trong thời buổi rất khó khăn.
Một vài cố gắng của Thạch Lam và Khái Hưng ra báo Chủ Nhật, rồi cũng sớm bị rút giấy phép. Năm 1941, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí và Khái Hưng bị Pháp bắt tại Hà Nội, mấy tháng sau bị đưa lên phát vãng tại Vụ Bản, Hòa Bình. Hoàng Đạo và Nguyễn Gia Trí bị tra tấn tàn nhẫn. Tới 1943, Pháp đưa Nguyễn Gia Trí về quản thúc ở Thủ Đầu Một. Hoàng Đạo, Khái Hưng ở Hà Nội.
Trong khi các anh vắng bóng, Thạch Lam trông nom nhà xuất bản một mình. Năm 1942, ông mất trong thiếu thốn vì bệnh lao, khi mới 32 tuổỉ. Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, người em út, đứng ra tiếp tục nhà xuất bản Đời Nay. Tháng 4/1945 ra cuốn Hoa Niên (tức Nghẹn Ngào) của Tế Hanh là cuốn cuối cùng.
Năm 1946 Tự Lực Văn Đoàn tự giải tán. Nhà in mang bán, mỗi thành viên có cổ phần được chia 6 nghìn đồng. Thế Lữ mang tiền về Hải Phòng chia cho mẹ và vợ con, trước khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ (7).
Cuối thập niên 1920, Nguyễn Tường Tam đi Pháp du học ba năm, đỗ cử nhân giáo khoa Vật Lý, đồng thời tìm học thêm nghề báo, xuất bản, in ấn, và tham khảo văn chương các nước. Đối với ông văn bằng cử nhân chỉ dùng để dạy học kiếm sống khi cần, và là cái cớ để xin chính phủ thuộc địa cho đi du học, phần học thêm mới thật quan trọng. Ông hiểu sâu sắc rằng chỉ có báo chí và văn học mới giúp dân trí chóng tiến hoá, nên trước đó đã bỏ nửa chừng việc học Y khoa và Mỹ thuật. Chẳng khác người anh cả của làng báo Việt Nam Nguyễn Văn Vĩnh, từ đầu thập niên 1920 đã mang hết cuộc đời đi mở mang báo chí và dịch tài liệu từ nhiều thứ tiếng sang tiếng Việt, để giúp dân nâng cao kiến thức, hiểu biết thế giới bên ngoài. Ông Vĩnh từng nói: “Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ ».
Về nước, ông Tam đi dậy trường tư thục Thăng Long của Phạm Hữu Ninh, chờ thời. Sau khi xin ra báo không xong, gặp lúc báo Phong Hóa của ông Ninh sắp đình bản vì ế ẩm, không người đọc, ông Tam xin mua tờ Phong Hoá, nghĩa là mua cái tên báo, cái giấy phép ra báo, rồi thay đổi toàn bộ ban biên tập: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam làm chủ bút, với hai người bạn: Khái Hưng Trần Khánh Giư, Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu, cùng hai em: Tứ Ly Nguyễn Tường Long và Việt Sinh Nguyễn Tường Lân.
Ngày 22/09/1932 báo Phong Hóa số 14 của nhóm Nguyễn Tường Tam ra đời, là tờ báo trào phúng đầu tiên của Việt Nam. Mục đích là:
Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết:
Xã hội, chính trị, kinh tế- nói rõ về hiện tình trong nước…
Nhờ tính thời sự và giọng trào lộng châm biếm với tư tưởng phóng khoáng về văn học, nghệ thuật, tờ báo lập tức nổi tiếng.
Đó chính là khởi đầu tinh thần dân chủ mở rộng và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí của cuộc cách mạng chữ nghĩa Việt Nam thế kỷ 20, mà chúng ta còn được hưởng tới ngày nay.
Nhất Linh hiểu rõ là dân chúng chán ngấy văn chương, báo chí cổ, chỉ đều đều một giọng mô phạm dậy đời, họ chờ đợi một tờ báo có tinh thần mới, phù hợp với nhu cầu muốn biết, muốn hiểu, muốn tiến về đời sống đang thay đổi mạnh mẽ. Cho nên Phong Hoá làm một cuộc lột xác báo chí: báo ngày càng gần gụi đời thường, qua những bài bình luận về thời sự, kinh tế, xã hội, chính trị mới mẻ sắc sảo, và những bài phóng sự diễu cợt rất được chờ đón.
Với lối văn nhẹ nhàng dễ đọc, dẫn đầu bởi Khái Hưng và Nhất Linh, Phong Hoá thay đổi sâu xa chữ nghĩa, câu văn Việt Nam với những tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ mới…. Tất cả được lồng trong hình thức mỹ thuật hay, lạ, dí dỏm, có duyên, với những truyện vui, văn vui, những bức tranh khôi hài. Một loạt nhân vật hoạt kê trào phúng được sáng tạo: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh... Lúc đầu chỉ có Đông Sơn (Nhất Linh) và Tứ Ly vẽ minh hoạ, về sau là do những hoạ sĩ hàng đầu, tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Đông Dương phụ trách.
Với tinh thần rộng mở vui vẻ, tinh nghịch tạo không khí trẻ trung yêu đời, Phong Hoá Ngày Nay dần trở thành món ăn tinh thần mới, không thể thiếu của dân chúng khắp nơi. Số báo phát hành tăng vọt, vượt trên 5000, rồi trên 10 000, những con số chưa từng có trong lịch sử báo chí.
Hai nhân tố làm cho Phong Hoá Ngày Nay nổi bật lên chính là : Sức trẻ tiên phong về văn học nghệ thuật và tinh thần chiến đấu trên mặt trận văn hoá kiêm chính trị. Ta thấy ở đây cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận đầy tinh thần đổi mới vì sự tồn vong và tiến bộ của dân tộc, đầy khí huyết của lớp nhà văn khao khát kéo đất nước đến với trào lưu chung của thế giới. Tóm lại, Phong Hoá Ngày Nay là cái mới, hứa hẹn điều tốt đẹp cho Việt Nam, vì vậy đã lôi cuốn hấp dẫn được trí thức và tầng lớp trung lưu đến thế.
Không lâu sau, Nguyễn Thế Lữ, một cây viết trẻ, đã có ít nhiều thành tựu về thơ văn, về hợp tác với Phong Hoá. Ngay khi thấy nhân sự đã đầy đủ, báo đã vững vàng, Nhất Linh đề nghị thành lập Tự Lực Văn Đoàn, một loại «hạt nhân», để giúp đỡ che chở nhau cùng tiến lên, tự lập, không dựa vào ai khác «Nguyên tắc là làm ăn dựa trên sức mình, theo tinh thần anh em một nhà, tổ chức không quá mười người nên không phải xin phép nhà nước, không cần có văn bản điều lệ: lấy lòng tin nhau làm cốt, chỉ nêu ra trong nội bộ, mục đích , tôn chỉ, anh em tự giác tuân theo». (theo Tú Mỡ (1)), (Lúc đó Pháp trợ cấp cho Nam Phong của Phạm Quỳng 600fr mỗi tháng, Trung Bắc Tân Văn 500fr mỗi tháng, trong khi một lạng vàng giá 30fr).
Tự Lực Văn Đoàn thành lập vào trung tuần tháng 7/1933, gồm toàn bộ nhân viên toà soạn Phong Hoá : Nhất Linh, Khái Hưng, Tứ Ly (Hoàng Đạo), Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ. Trên Phong Hoá số 56 vào ngày 22 tháng 7-1933, nhóm chữ Tự-Lực Văn-Đoàn đã xuất hiện lần đầu tiên trong hai khung quảng cáo sách Hồn Bướm Mơ Tiên, và Vàng và Máu :
Vì « Không cần có văn bản điều lệ : lấy lòng tin nhau làm cốt», cho nên lúc đầu Văn Đoàn không công bố tôn chỉ. Nửa năm sau, mới đưa ra trên báo Phong Hoá số #87 ngày 2/3/1934. Điều này không do ý muốn của văn đoàn mà vì bị bên ngoài hỏi thăm nhiều quá. Đó là:Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài, nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi : mục đích để làm giầu thêm văn sản trong nước.
1. Soạn hay dịch những cuốn sách có giá trị xã hội, chủ ý làm cho Người, cho Xã hội ngày một hay hơn lên.
2. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân, và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
3. Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách Annam.
4. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời. có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
5. Ca tụng những nết hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả, quý phái.
6. Trọng tự do cá nhân.
7. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
8. Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Annam.
9. Theo một điều trong chín điều này cũng được, miễn là đừng trái ngược với những diều khác.
Hiện nay, căn cứ trên Di Cảo « Đời Làm báo » của Nhất Linh, được gia đình ông cho công bố, chúng tôi xác định :
Thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Ngoài sáu vị đầu tiên, không ai bàn cãi. Trên Di Cảo chỉ một mình Xuân Diệu có thêm hàng chữ «Có chân trong Tự Lực Văn Đoàn». Vậy, thi sĩ Xuân Diệu là thành viên thứ bẩy.
Những trường hợp dư luận có nghi vấn:
* Đỗ Đức Thu: Nhất Linh đã chính thức gửi thư mời, nhưng ông từ chối, vì không muốn bị ràng buộc vào tôn chỉ của bất cứ văn đoàn nào.
* Họa sĩ Nguyễn Gia Trí cũng như các hoạ sĩ khác, đều không thuộc Văn Đoàn vì không phải là nhà văn, tuy các ông làm việc sát cánh trong toà soạn Phong Hoá Ngày Nay nhiều năm.
* Cuối thập niên 1950 tại Saigon, ba nhà văn Duy Lam, Tường Hùngvà Nguyễn thị Vinh, được Nhất Linh lựa chọn dự bị cho nhập văn đoàn, nhưng việc không thành.
Các nhà văn của Tự Lực Văn Đoàn cùng nhau làm việc rất hăng hái suốt gần một thập kỷ, trong tinh thần anh em bình đẳng, không ai làm chủ, mỗi người bắt buộc làm chủ bút trong 6 tháng, khiến Tự Lực trở thành một văn đoàn kiểu mẫu chưa ai so sánh được (chỉ Tú Mỡ và Xuân Diệu không làm việc toà soạn). Nhờ con mắt tinh đời của Nhất Linh, các thành viên được mời đều là những tài năng độc đáo xuất sắc hiếm có. Và nhờ tinh thần dân chủ, đậm chất thân ái kính trọng nhau, đã tạo nên một tình thân bền chặt khiến mỗi thành viên đều hăng hái làm việc hết mình, tài năng ngày càng nẩy nở.
Sự nghiệp văn chương lừng lẫy của họ đã được nhiều nhà phê bình công nhận. Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam được ca tụng là những nhà văn hàng đầu, mở đầu cách viết văn mới, tiểu thuyết mới. Thế Lữ, Xuân Diệu là những thi sĩ sáng chói, tiên phong, xây dựng phong trào thơ mới. Trong khi lối viết trào phúng hoá chính trị, hài hước đen tố cáo thực tế khốn cùng của dân nghèo, cùng những lời thúc dục tuổi trẻ tiến lên theo mới, thay đổi xã hội của Hoàng Đạo, đã làm rung động bao trái tim thanh niên thuở đó.
Báo Phong Hoá và Ngày Nay được dân chúng hoan nghênh, tinh thần yêu tiếng Việt, yêu dân tộc được xây đắp, ẩn tàng lòng yêu giống nòi, yêu đất nước. Để tiến tới mục đích nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần cho dân chúng, và mong mỏi người Việt trí thức nhìn ra tương lai của dân tộc mình, cũng như sửa soạn cho ngày đất nước thoát khỏi ách nô lệ; trong những năm về sau, nhất là từ khi Mặt trận bình dân lên nắm chính quyền ở Pháp, Phong Hoá đưa ra nhiều loạt bài như Công dân giáo dục, Trước vành móng ngựa, Thuộc địa ký ước,… cũng như viết những lá thư gửi những người Pháp có tinh thần rộng rãi, công bình, hiểu những bất công dân thuộc địa phải gámh chịu.
Những ngón đòn kiểm duyệt của Pháp:
Lẽ dĩ nhiên, thực dân muốn điều ngược lại vì quyền lợi của họ, nên luôn luôn rình rập sơ hở để đóng cửa báo. Vì vậy, muốn sống sót để tiếp tục nghĩa vụ của mình, thì phải che dấu hết sức khéo léo. Ngoài những bài viết bị Kiểm Duyệt xoá trắng tràn đầy trên báo, Tự Lực Văn Đoàn đã từng nếm trải những điêu đứng như sau:
1) Phong Hoá bị phạt đình bản 3 tháng, từ ngày 24/5/1935. Hồ sơ Mật vụ ở Aix en Provence, nơi tàng chữ những tài liệu thời thuộc địa của Pháp, cho thấy: Báo Phong Hoá bị phạt 3 tháng vì giễu nhại các quan lại Nam Triều.
Tranh bà kiểm duyệt
(Nguyễn Gia Trí).
2) Sau Phong Hoá số 190 ngày 5/6/1936, báo bị đóng cửa rút giấy phép vĩnh viễn, không lý do. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân cuối cùng đưa đến hình phạt tối hậu này là do bức tranh « Tam anh chiến nhất bố» trong số báo này.
Sau bao năm tháng chơi mèo rình chuột, thực dân Pháp cho rằng Phong Hoá đã dám hé tới điều cấm kỵ: Trong bức tranh này, Lý Toét, biểu hiệu dân tộc Việt, đang bị ba con chó tấn công xâu xé, mà con dân không hiểu, đứng reo hò bên cạnh! Những con chó đó là kẻ thù của dân Việt, là «mẫu quốc» chứ ai! Báo đã ra lọt, độc giả dân chúng thời đó, cũng như hậu thế chúng ta sau này, đã được coi tranh. Nhưng Phong Hoá không thoát khỏi sự trả thù của Tây, đã bị đóng cửa hẳn.
(Bức tranh không có chữ ký, có nghĩa là hoạ sĩ vẽ theo ý kiến của cả toà soạn. Ngoài ẩn ý chính trị chửi Tây, tiêu đề “Tam anh chiến nhất Bố” còn là một ý tưởng đùa giỡn trong văn chương tuyệt hay. Tam anh chiến Lã Bố là tên trận dũng chiến của đại tướng Lã Bố chống lại ba anh hùng Lưu Quan Trương trong sử Tầu thời Tam Quốc. Chỉ cần “nói trẹo” đi một chữ “Lã” thành “Nhất”, thì các anh hùng trong sử Tầu hoá thành Lý Toét đánh nhau với 3 con chó ngay!).
Tam anh chiến nhất Bố
Nhất Linh đoán biết sẽ có ngày Phong Hoá bị giết chết nên đã phòng hờ. Ông nhờ anh ruột là Nguyễn Tường Cẩm, một công chức, xin ra báo Ngày Nay từ 31/1/1935. Ban đầu, báo Ngày Nay rất hiền lành, chuyên về văn hoá, thử nghiệm ảnh mỹ thuật và phóng sự thực tế. Tuy lỗ vốn, báo vẫn được giữ cho sống lai dai tới khi Phong Hoá mất. Lập tức, toàn lực Tự Lực Văn Đoàn và cộng sự viên quay sang làm việc cho Ngày Nay, làm Ngày Nay trở thành một Phong Hoá thứ hai, lừng lẫy, hiện đại hơn nữa.
3) Ngày 7/1/1939 Nguyễn Gia Trí vẽ tranh bìa Lý Toét biếu gà cho quan tây trên bìa báo Ngày Nay số #144, cho hợp với biểu hiệu « con gà sống (trống)» của Pháp, (cocorico), mà hoạ sĩ xuýt bị kiện tù, chủ báo Nhất Linh bị khiển trách. Lý do: Nói cạnh quan tây thích gái (tiếng Pháp: gà mái= “poule”).
4) Ngày Nay bị đình bản một tháng, sau tờ Ngày Nay số #206, ngày 6/4/1940. Lần này do một bức tranh chửi thực dân của Nguyễn Gia Trí đăng trong phụ bản. (Hiện nay, chúng tôi không có tài liệu này).
5) Cuối cùng, sau số 224 ngày 7/ 9/1940, Ngày Nay bị rút giấy phép, đóng cửa vĩnh viễn, không lý do.
Thế mà thời nay có những nhà phê bình viết rằng Tự Lực Văn Đoàn không biết ai là kẻ thù của dân tộc, không biết đả kích Tây, quả thật là quá ngây thơ.
Dưới đây là một tấm ảnh quý hiếm Đồi Lim chụp năm 1938. Có 4 thành viên của Tự Lực, và 2 người bạn. Có chữ chữ ký của Thế Lữ viết đề tặng Xuân Diệu 1938.
Từ phải sang trái: Đứng: Hoàng Đạo +một người ban.
Ngồi: Khái Hưng, Thế Lữ, Xuân Diệu+ một người bạn
Hai người bạn trong ảnh, chúng tôi không biết là ai, nhưng chắc chắn không phải Nhất Linh, hay Thạch Lam, hay Nguyễn Gia Trí.
Về Nhất Linh, thủ lĩnh văn đoàn Tự Lực:
Nhất Linh là một văn hào viết văn đầy hứng thú, đầy tài năng. Gập đúng lúc văn chương Việt Nam manh nha từ đầu thế kỷ 20, đang bắt đầu hiện đại hoá, cái nhìn rộng lớn của ông đã giúp văn học Việt Nam chuyển hoá từ cổ điển tới hiện đại vô cùng nhanh chóng. Không có một tác giả nào có tác phẩm đi qua đủ các thể loại tiểu thuyết rõ ràng bằng Nhất Linh: Từ phong thái cổ kính của những năm 1932 và trước đó, như Nho Phong, Người Quay Tơ, tới tiểu thuyết luận đề xã hội cũ mới với Giấc Mộng Từ Lâm, Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, qua Nắng Thu lãng mạn ly kỳ rất được lòng độc giả, chuyển tới tâm lý xã hội với Bướm Trắng, Đời Mưa Gió (viết chung với Khái Hưng), rồi tiểu thuyết không cốt truyện Đôi Bạn, … và sau cùng là hiện đại với Bèo Giạt, Xóm Cầu Mới. Đúng là chính Nhất Linh đã mở đầu, sau đó là cả Văn học Việt Nam tiến tới, xông pha vào những bộ môn mới của văn chương cùng thế giới.
Thêm nữa, giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn đã kích thích hoạt động văn hoá trong nước, tạo thêm người viết, văn sản trong nước và có xu hướng khuyến khích người viết đi vào các bộ môn chưa được biết đến.Thế Lữ từng nói: “Anh Tam dậy tôi nhiều điều. Giấc mơ của anh lớn quá…”
Nhất Linh, người điều hành Phong Hoá Ngày Nay:
Nhất Linh điều khiển báo Phong Hoá, Ngày Nay và nhà xuất bản Đời Nay đặc biệt xuất sắc, có phương pháp, có nghề, làm các báo đối thủ không sao chèn chân được. Ông có con mắt tinh đời, nhận xét rất xác đáng tài năng, sở trường của từng tác giả, tìm được nhân tài, cũng như giao phó trách nhiệm rất đúng người, đúng việc. Điều này giúp các cộng sự viên tin tưởng theo đuổi sự nghiệp của mình đến cùng. Nhất Linh thường không ép buộc mọi người phải theo ý kiến của mình, chỉ khuyến khích. Theo nhiều người kể lại mỗi khi ông có một ý tưởng, một dự án nào đó, thường tìm đến người thích hợp nhất, cùng bàn luận suy nghĩ làm chung, khi việc chạy tốt, ông giao hẳn cho người công sự, còn ông đi sang một dự án khác. Như nhiều truyện ngắn, truyện dài lúc đầu có hai tên tác giả, nhưng sau chỉ còn một tên. Tuy nhiên, có khi ngược lại: Hình tượng Lý Toét, lúc đầu do Đông Sơn « đẻ » ra, sau có vô số người vẽ tiếp!
Nhất Linh có rất nhiều ý tưởng mới với những quyết định đặc biệt. Ngoài ý kiến tuyệt vời là mua lại báo Phong Hoá cũ, và ra thêm tờ báo Ngày Nay phòng hờ, ta có thể kể một vài:
1* Thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Đó là việc ông hài lòng nhất trong suốt cuộc đời văn chương của mình.
2* Khuyên Khái Hưng đổi loại viết từ nghị luận sang tiểu thuyết. Kết quả: Cuốn Hồn Bướm Mơ Tiên là cuốn thử tay của Khái Hưng, cũng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn đoàn Tự Lực, đã được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt. Còn chúng ta được một văn hào thay đổi cả cách viết văn, viết truyện Việt Nam.
3* Đề nghị Tú Mỡ chỉ nên tập trung viết thơ trào phúng trong Mục Dòng Nước Ngược. Nhờ đó Tú Mỡ phản ứng rất nhạy bén dí dỏm trước mọi diễn biến thời sự. Được nhiều thế hệ yêu thích, Tú Mỡ nổi tiếng một thời, như một Tú Xương đời mới, lại có giọng Hồ Xuân Hương!
4* Sáng tác ra hình tượng Lý Toét, tượng trưng cho quốc hồn quốc tuý Việt nam, một nhân vật hý lộng đi vào văn học sử. Đông Sơn, Nhất Linh vẽ tranh Lý Toét trước hết để vui cười, sau để diễu nhại những thói hư tật xấu, hủ lậu, mê tín, tham lam ích kỷ… của dân ta, để sửa mình. Nhưng quan trọng hơn hết là để phê bình các quan tham, thúc dục họ làm việc đắc lực cho dân cho nước, sửa soạn lòng dân cho việc tranh đấu đòi độc lâp sau này. Hay hơn nữa, Nhất Linh không giữ tác quyền Lý Toét riêng mình, mà rủ tất cả các hoạ sĩ trong và ngoài toà soạn cùng vẽ. Ông tạo ra những cuộc thi vẽ tranh Lý Toét để có thêm hứng thú, thêm ý tưởng, thêm bạn và mở rộng ảnh hưởng của Lý Toét.
5* Thành lập An Nam xuất bản, Cục Xuất Bản ( Société anamite d’Edition) (1933). Đến 1934 đổi tên là Đời Nay. Xin độc giả lưu ý, cácNhà Xuất Bản thường không có nhà in, họ chỉ đưa tác phẩm cho các nhà-in-ngoài như Lê văn Tân, Tân Dân, Thuỵ Ký… in thành sách, rồi mang về bán (bây giờ vẫn vậy). Vì vậy tiền lời chui vào túi các đầu nậu giấy, chủ nhà in, các ông tư bản, gần hết. Anh em Nhất Linh hiểu chuyện đó, nên nhất định để dành vốn đầu tư mua nhà in. Việc mua nhà in còn xa, chúng tôi sẽ nói tới sau.
Thoạt đầu An Nam xuất bản các tác phẩm của các thành viên Tự Lực, theo cách in tại các nhà in ngoài rồi mang về bán (các báo Phong Hoá Ngaỳ Nay cũng vậy). Sau đó xuất bản cả sách của các bạn văn ngoài văn đoàn, như Vũ Trọng Phụng, Hoạ Sĩ Cát Tường, HS Trần Bình Lộc, Vũ Hoàng Chương... Từ đó ra sách và bán sách ngày mỗi nhiều, tới 5 vạn bản một năm, mỗi cuốn sách in khoảng 5 ngàn bản. Nổi tiếng đắt khách chẳng kém gì Phong Hoá Ngày Nay, Đời Nay là nhà xuất bản đầu tiên của nước ta chia lãi cùng tác giả, để các tác giả vẫn được giữ bản quyền, khỏi bị bóc lột như khi bán tác quyền cho con buôn sách.
Trên thị trường lúc đó, khi một tác giả có tác phẩm văn chương muốn xuất bản, phải đưa cho một nhà in hay một hiệu sách, họ thường bị ép bán đứt bản quyền với giá rẻ mạt. Đó là một cách: “chiếm đoạt tư tưởng của người ta, cả một quãng đời niên thiếu của người ta, vì theo hợp đồng hai bên đã ký thì những tác phẩm kia đã nghiễm nhiên trở nên vật sở hữu của ông buôn chữ rồi!” !.Rồi (sách) mãi mãi là của họ, của con cháu họ, nó sẽ là di sản của nhà họ. Thực, hạng buôn người cũng không tàn nhẫn bằng hạng buôn chữ… mà khắp trong nước không có lấy một nhà xuất bản sách- xuất bản sách theo như các nước văn minh, nghĩa là để tác giả được hưởng chung lãi, mà vẫn được giữ bản quyền về cuốn sách đã soạn” (4) (Nhị Linh Khái Hưng, Viết Sách, Xuất Bản Sách).
6* Đưa tiểu thuyết trinh thám lên báo Việt ngữ và tìm ra người sẽ viết thành công những tiểu thuyết đó. Theo chuyện kể trong gia đình Thế Lữ:
Bạn có biết tại sao Thế Lữ viết truyện trinh thám không?
- Đơn giản lắm. Hồi ấy báo bắt đầu giảm số lượng phát hành, chính Nhất Linh nghĩ rằng phải viết truyện trinh thám cho người ta đọc, và Thế Lữ là người có khả năng làm việc đó. Hết chuyện.
Sau đó, không chỉ có báo Phong Hoá đăng tiểu thuyết trinh thám, mà các báo chí Việt cùng nhiều văn sĩ khác cũng theo chân. Theo các nhà phê bình có hai nhà văn viết truyện trinh thám nổi nhất thời đó là Phạm Cao Củng và Thế Lữ. Nhưng Lê Phong phóng viên của Thế Lữ có phần được yêu mến hơn Kỳ Phát.
7* Đưa lên báo vấn đề cải cách y phục phụ nữ Việt Nam, giao cho Nguyễn Cát Tường, một hoạ sĩ còn rất trẻ, 22 tuổi, phụ trách. (Nhất Linh cũng vẽ vài mẫu áo). Thế là các bà các cô có Áo dài Lemur, một chiếc áo thay đổi cách ăn mặc của phụ nữ, và làm chúng ta thật hãnh diện.
8* Thiết lập Hội Ánh Sáng, cùng các kiến trúc sư “Tiếp và Luyện” xây dựng “Nhà ánh sáng” thoáng đãng hợp vệ sinh cho người nghèo, thay thế nhà ổ chuột…Mời gọi các nhà hảo tâm tới họp, làm việc xã hội tập thể tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Việc này đã gây một phong trào lớn trong nước, dân chúng chung lòng làm việc giúp người nghèo, như tham gia các việc cứu trợ cho các nạn nhân thiên tai, bão lụt hàng năm, cũng như các tai nạn lớn, tới cả giúp nạn đói năm 1945.
9* Đăng những bản nhạc mới đầu tiên của Tân Nhạc Việt Nam lên báo Ngày Nay, giúp các nhạc sĩ trẻ tiên phong phổ biến tác phẩm tới quảng đại quần chúng, giúp phong trào lan rộng. Ngày nay chúng ta có được cả một nền Tân nhạc to lớn thật đặc biệt.
10* Lập trò chơi văn chương cổ điển “Câu Đối” dưới dạng “Thách đối” cũng do Thế Lữ phụ trách, làm điên đầu biết bao người đọc!
Nhân đây, tôi xin kể lại một câu chuyện xẩy ra cho chính tôi:
Khoảng hai năm trước đây, được biết tôi có trong tay một bộ báo Phong Hóa, Ngày Nay cũ, đang cùng các bạn hữu tìm kiếm cho đủ, làm số hóa từng trang, sửa soạn đưa lên mạng cho tất cả mọi người cùng đọc. Một người bạn, học giả Cao huy Thuần, người đã được đọc toàn bộ Phong Hoá Ngày Nay trong tủ sách gia đình từ trước năm 1946, viết cho tôi:
“Tôi không ngờ chị giữ được của quý văn hóa đó cho đến nay. Vậy tôi xin đố chị:
Ngày Nay đã ra câu đối này trong số nào : "Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà"
Câu đố này đọc lên rối tinh, thật ra có nghĩa là:
(Báo) Ngày Nay ngày (hôm) nay, in (tại) nhà-in (của) nhà.
Nhận được thư, tôi ngẩn người, tự hỏi: Làm sao có thể tìm nổi một câu đối trong 224 số báo Ngày Nay, mỗi số lúc đầu là 16 trang, sau tới hơn 24 trang? Nên đành xin hàng, với lý do:“Thời gian báo Ngày Nay phát hành thì tôi... chưa sinh ra đời, nên bây giờ mù tịt, không biết tìm ở đâu.”
Hôm sau, tôi nhận được một thư dẫn:
“…Cho tới hôm đó, Ngày Nay phải mang đi in tại một nhà in. Sau một thời gian, xu hào rủng rỉnh, Ngày Nay tậu được máy in, in ấn ngay tại nhà in của mình. Cho nên hôm đó là một ngày có thể gọi là vinh quang. Trí nhớ tôi bây giờ đã bắt đầu khập khiễng, nhưng hình như câu đối "Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà" được phô trương như một chiến công, đánh dấu một trang sử mới của tờ báo.
Chuyện chẳng có gì, nhưng cái gì trong Ngày Nay cũng đều có duyên như thế. Tự Lực Văn Đoàn là một cách mạng ngôn ngữ mà hậu thế ghi ơn đời đời…”.
Thế là nhờ được “mách nước”, tôi biết cách đi tìm câu thách đối trong núi báo Ngày Nay cũ. Kết quả là: Trên tờ Ngày Nay số 208, ra ngày18/5/1940, có câu đố nói trên, trong 2 thông báo, và Ngày Nay số #209 ra ngày 25/5/1940 là tờ báo đầu tiên in tại nhà-in Ngày Nay.
Hai thông báo của Ngày Nay
Báo Phong Hóa và Ngày Nay ngày một nổi tiếng, hoàn toàn không có đối thủ trong làng báo. Bên ngoài tưởng rằng họ là những “nhà tư bản, báo có nhà in!”, mà không biết rằng, muốn có tiền mua nhà in, họ đã sống cần kiệm, thanh bạch như thế nào:
Nhất Linh kể trong Phong Hoá số #154, ra ngày 20/9/1935, bài Lời Nói Đầu (về việc thành lập báo Phong Hoá): “ Mỗi người mỗi tháng chỉ cần một số tiền đủ sống, còn tiền lãi, nếu có, sẽ là của chung và sẽ dùng vào những công cuộc chung phải làm sau này”
Tú Mỡ, viết trong cuốn Tiếng Cười (5) : “Họ tập trung chung lo tờ báo, anh em quyết tâm đem hết tài lực làm việc quên mình, không vụ lợi. Bốn anh rường cột trong tòa soạn (anh Tam, anh Long, anh Giư, anh Thế Lữ) tình nguyện chỉ lĩnh mỗi tháng 50 đồng (có nhiều nguồn tin nói 30đ) đủ sống(1 người), để dành tiền lãi làm vốn cho báo phát triển”
Và họ đã làm được điều họ muốn: “Xuất thân từ những bàn tay trắng, đoàn đã có một số vốn khá to, đủ để xây dựng một nhà in riêng, để có thể từ nay:
“Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà”
Đó là câu đối báo đưa ra để thách đối, đồng thời để báo tin mừng với bạn đọc”.
Nhưng, đằng sau tất cả những vinh quang đó, mấy ai biết tới những cảnh này:
Báo Ngày Nay bị Tây rút giấy phép sau số #224 ngày 7/9/1940. (Đóng cửa hẳn, chấm dứt hẳn sự nghiệp của hai tờ báo nổi tiếng nhất nước ta. Hồ sơ mật vụ Tây để ở Aix en Provence nín thinh, không hề nói nguyên do).
Nghĩa là: Sau 8 năm làm báo, với biết bao tâm lực, bao cố gắng về tài chính, hai tờ Phong Hoá và Ngày Nay chỉ được in tại nhà in Ngày Nay từ số #209 tới #224. Hay, báo chỉ được in tại nhà-in nhà 16 số tất cả, trên 401 số (tổng cộng cả Phong Hoá và Ngày Nay) (hay 4%).
Để gia đình, con cái sống qua nổi những ngày tháng thanh bạch đó (từ 1932 tới 1940, và sau đó), phải có người làm lụng buôn bán tần tảo ngược xuôi. Người đó chính là những người mẹ, người vợ cuả các thành viên nổi tiếng như cồn của Tự Lực Văn Đoàn, những tác giả được (bị) mang nhãn hiệu “tư bản”, bị ghen tị vì thành công lừng lẫy.
Bây giờ tôi xin kể những việc làm của các bà Tự Lực:
- Bà Nhất Linh buôn cau khô nuôi gia đình. Bà kể với các con (anh Nguyễn Tường Thiết thuật lại qua điện thoại): “Khi đi dậy học ở trường Thăng Long thì lương của cậu mang về là 200 đồng, đến khi làm báo, báo bán chạy lắm, nhưng cậu chỉ mang về có 20 đồng thôi” (chắc ông chủ báo giữ lại ít tiền túi, để tiêu vặt suốt tháng: nào xe cộ, chè tầu, thuốc lá, nào giúp gia đình, giúp người nghèo…).
- Bà Hoàng Đạo nuôi gia đình hoàn toàn. Anh Nguyễn Lân, con Hoàng Đạo nói qua điện thoại: “Bác Tam còn mang về 20đ, chứ ba tôi chẳng bao giờ đưa một đồng nào về cho vợ con hết”.
Theo hồi ký của bà Nguyễn thị Thế, em gái Nhất Linh, thì lúc này các vị Nguyễn Tường còn chung nhau trả tiền nuôi mẹ, tiền thuê nhà ở Hà Nội để đưa cụ bà Nguyễn Tường Nhu về sống gần các con các cháu.
- Bà Khái Hưng dù có hoa lợi riêng, cũng phải mua bán tần tảo thêm mới đủ chi tiêu (Trần Khánh Triệu, Ba tôi).
- Bà Thế Lữ, ở Hải Phòng hành nghề bà lang, chữa bệnh trẻ con gia truyền (truyền dạy từ gia đình mẹ của Thế Lữ). Bà làm thuốc, đầu tắt mặt tối cơm nước nuôi một đàn con và thay chồng phụng dưỡng mẹ già. Thi sĩ đang ở Hà Nội làm báo, mỗi tháng về thăm một, hai lần. Ông bán cả đất mẹ cho để lấy tiền làm kịch với bạn bè.
Chúng ta đừng quên các bà vợ trong bóng tối đó, họ không phải là những nhà tư bản, rủng rỉnh xu hào. Sau này đọc bài Tâm tình của người con, Nguyễn Tường Thiết viết về Nhất Linh, tôi đã thật sự cảm động: “…Chúng tôi thường hay nói đùa: “Cậu có nhiều cái “sĩ” quá, này nhé: văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, và kiêm cả “chiến sĩ” nữa. Nhưng không mấy ai biết là ông còn có một cái “sĩ” nữa mà có lẽ ông hãnh diện nhất trong những sĩ vừa kể, đó là “hàn sĩ”. Ông sống nghèo, trong sạch, và rất kiêu hãnh về điều này.
Trong hai năm 1962-63, tất cả bố mẹ con chúng tôi chen chúc nhau ở trên một căn gác rộng 4mx12m lầu 2 chợ An Đông, vì dưới nhà là giang sơn buôn bán của bà cụ tôi mà các bồ (đựng) cau đã chiếm hơn nửa. Chính tôi cũng không chịu được cảnh bần hàn này, nên có lần trong bữa ăn có ai than thở về cảnh sống chật chội. Ông cáu, cầm bát đứng dậy, cái bát run run trong tay:
“Mình phải hãnh diện là nhà mình nghèo chứ!”.
Suốt đời chúng tôi không bao giờ quên được câu nói này. Tiếc rằng lúc đó chúng tôi không hiểu được cái chiều sâu của câu nói, chắc ông cũng cảm nhận được điều đó, nên càng tỏ ra buồn phiền hơn.”(6)
Khoảng đầu những năm 1940, Nhất Linh bị thực dân Pháp theo dõi. Để mật vụ cho rằng mình mê nhạc, không làm chính trị, ông tạo ra việc đi thổi kèn cho một dàn nhạc, có lẽ là ban nhạc đầu tiên của người Việt, tên là Diễm Hoa của Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước. Sau đó thoát ra hải ngoại. Khi báo Ngày Nay bị đóng cửa, nhà in Ngày Nay và nhà xuất bản Đời Nay còn hoạt động, đã xuất bản thơ, tiểu thuyết, sách Hồng nhiều hơn trước. Lúc này các thành viên nhận được ít tiền chia lời thất thường của Đời Nay. Nhờ vậy, cũng đã giúp được các gia đình qua ngày, trong thời buổi rất khó khăn.
Một vài cố gắng của Thạch Lam và Khái Hưng ra báo Chủ Nhật, rồi cũng sớm bị rút giấy phép. Năm 1941, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí và Khái Hưng bị Pháp bắt tại Hà Nội, mấy tháng sau bị đưa lên phát vãng tại Vụ Bản, Hòa Bình. Hoàng Đạo và Nguyễn Gia Trí bị tra tấn tàn nhẫn. Tới 1943, Pháp đưa Nguyễn Gia Trí về quản thúc ở Thủ Đầu Một. Hoàng Đạo, Khái Hưng ở Hà Nội.
Trong khi các anh vắng bóng, Thạch Lam trông nom nhà xuất bản một mình. Năm 1942, ông mất trong thiếu thốn vì bệnh lao, khi mới 32 tuổỉ. Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, người em út, đứng ra tiếp tục nhà xuất bản Đời Nay. Tháng 4/1945 ra cuốn Hoa Niên (tức Nghẹn Ngào) của Tế Hanh là cuốn cuối cùng.
Năm 1946 Tự Lực Văn Đoàn tự giải tán. Nhà in mang bán, mỗi thành viên có cổ phần được chia 6 nghìn đồng. Thế Lữ mang tiền về Hải Phòng chia cho mẹ và vợ con, trước khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ (7).
80 năm trôi qua, Phong Hoá Ngày Nay vẫn còn là đỉnh cao của văn chương, báo chí Việt Nam. Đó là một kho tàng văn hoá mà chúng ta còn học được nhiều điều…
Ghi chú:
(1) Tú Mỡ, Tạp chí Văn học, HN, số tháng 5,6/1988.
(2) Nhất Linh, Di cảo « Đời làm báo».
(3)(5) Tú Mỡ, Tiếng Cười NXB Hội Nhà văn, HN, 1993.
(4) Khái Hưng, Viết Sách, Xuất Bản Sách, PH#101.
(6) Nguyễn Tường Thiết, Tâm tình của người con, Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ. Người Chiến Sĩ, nhiều tác giả, Thế Kỷ, California, USA, 2004.
(7) Song Kim, Hồi ký : Những chặng đường sân khấu, 1995.
1.468-28/07/2015 10:44' SA
Số lượt truy cập: 126.277.256
Tổng số người truy cập: 16.900.131
==========================================================
Trích FB Nhịn Nguyễn Văn/ 22/08/2016
Trích FB Nhịn Nguyễn Văn/ 22/08/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét