Bài thơ Tĩnh dạ
tư của Lý Bạch
Lời bình Ngân Triều
Tĩnh dạ tư/ Lý Bạch
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu, vọng minh nguyệt,
Đê đầu, tư cố hương.
***
Bản chữ Hán
Tĩnh dạ tư /
Lý Bạch
靜 夜 思 / 李 白
牀 前 明 月 光
疑 是 地 上 霜
舉 頭 望 明 月
低 頭 思 故 鄕
Bài 1:
• Đêm trăng vắng nặng sầu tư
/ Lý Bạch
Trước giường,
trăng lồng lộng,
Ngỡ ngàng như giáng sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Ngỡ ngàng như giáng sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Ngân Triều dịch
*****
Bài 2:
v Nỗi nhớ đêm trăng
Đầu giường ngó bóng trăng soi,
Mơ màng ngỡ đám sương rơi mặt đường.
Ngẩng đầu trăng sáng như gương,
Cúi đầu sao nhớ quê hương nghìn
trùng!
Trúc Khê dịch
***
Lời bình Ngân Triều
Lời bình Ngân Triều
Bài thơ Tĩnh Dạ Tư, đã đến với Ngân
Triều trong năm học Văn Khoa 1967 - 1968, lúc ra trường Sư Phạm SaiGon được 2
năm. Để từ đó, chàng sinh viên học Toán, mới có dịp làm quen với Thơ Đường,
càng làm quen, càng đắm đuối, mê say vì ý
tại ngôn ngoại, 意 在 言 外, có ý nghĩa sâu
sắc ở ngoài ngôn từ.
静 夜 ,
“tĩnh dạ”,đêm lặng lẽ, đêm quạnh vắng, đêm nặng sầu tư.
思 , “tư” là lo nghĩ, buồn nhớ.
Cho nên, để dịch thoát ý có thể dịch tiêu đề
là “Đêm trăng vắng nặng sầu tư” là sát nghĩa. Còn đêm trăng sáng,
ánh trăng mờ ảo, ánh trăng như sương rơi, ngắm trăng, nhớ quê xưa là những
chi tiết của nội dung bài thơ.
Hai
câu đầu:
牀 前 明 月 光
疑 是 地 上 霜
Sàng tiền minh
nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng
sương.
Trước giường, trăng lồng lộng,
Ngỡ ngàng như giáng sương.
Ánh trăng sáng, minh nguyệt quang, 明月光 , trước
giường, sàng tiền, 牀 前 , ta
cứ ngỡ là, nghi thị, 疑 是 , sương
trời rơi trên đất, địa thượng sương.
Ý tại
意
在
thì đơn sơ như thế. Ngôn ngoại 言 外 thì nào ai biết,
nào ai hay? Biết chăng ai? Đời ta có lắm
nỗi sầu. làm sao cho vơi hết lòng phiền muộn? Chỉ mượn tửu thôi!
Dục phá sầu thành
tu dụng tửu
Tuý tự tuý đảo sầu tự sầu
Vịnh sầu tình, Nguyễn Công Trứ
|
欲
破 愁 城 須 用 酒,
醉
自 醉 倒 愁 自 愁.
Nghĩa là:
Muốn phá thành sầu phải dùng rượu,
(Nhưng) Say tự say gục, (mà) sầu vẫn cứ sầu.
Là vậy.
Phiền muộn. Nâng chén, cứ nâng chén! Khi say, có ai còn nhớ chi đâu…mà
buồn? Khi tỉnh giấc men, thì hỡi ôi,
“đạo quân buồn”, không biết ở đâu… lại kéo đến, lại giằng xé thân ta và hồn
ta. Thân thể ta hụt hẫng, chao đảo,
tâm hồn ta quằn quại, thê lương!
|
Phải chăng, ta vừa tỉnh giấc sau một
cơn say! Có gì sáng lòa trên đầu giường? Sương giáng! Không phải! Ha
ha!...Sáng trăng! (Đã say, quên trời đất, quên cả tấm thân hèn! Cái đầu lú lẫn,
hoang mang…“sáng trăng, ta cứ ngỡ là sương giáng”!). Sáng trăng à! Trăng ở
phía nào vậy? Ngắm trăng!…
Hai câu kết
舉 頭 望 明 月
低 頭 思 故 鄕
Cử đầu, vọng
minh nguyệt,
Đê đầu, tư cố
hương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Ngẩng
đầu… nhìn trăng sáng! Kìa là một vầng
trăng tỏ rạng giữa trời. Ánh trăng vằng vặc, mát dịu, nao lòng.Trăng đêm nay, có phải là trăng của ngày
xưa? (Trăng vẫn khả ái, diệu hiền, vẫn
yểu điệu thục nữ, duyên dáng, bẽn lẽn, e ấp, hồn nhiên, thơ ngây ở tuổi mới lớn,
ngày xưa. Tôi vẫn mãi nhớ bóng trăng xưa ấy. Nhưng trăng sáng quá và xa xôi
quá! Lòng tôi cứ khư khư giữ mãi những
kỷ niệm xao xuyến, những rung động chơi vơi của tuổi học trò. Bóng trăng xưa
đó đã ấp ủ trong tôi một trời mơ ước lãng mạn, xa vời. Vì một khoảng cách xa
gần nhút nhát đầu đời, không dám tiếp cận, ngỏ lời, cũng là một ngăn cách vô
duyên. Thế nên, vầng trăng xưa lộng lẫy, đài các, kiêu sa… sao hiểu được những
tiếng tơ lòng đa cung bậc của người ái mộ?!)
Ô hay! Lại đa nhân cách rồi! Ở đây
là tâm tình của tác giả, của lão-lão-tiền- bối, bậc thi tiên vĩ đại của nhà
Đường. Ông chỉ diễn đạt đơn sơ về động thái ngẩng đầu lên, ngắm nhìn vầng
trăng sáng, nhìn lên cung quảng tìm chị Hằng, tìm thằng Cuội bên cây đa cổ
tích. Hằng Nga là một mỹ nhân tuyệt trần. Mỹ nhân xưa thường ẩn dụ cho thánh
đế anh minh hay đất nước, quê hương yêu dấu xa xôi. Xin thử đọc lại mấy câu
thơ của Tô Thức, (Đỗ Phủ), được trích dẫn:
Quế trạo hề lan tương,
Kích không minh hề tố lưu quang.
Diễu diễu hề dư hoài,
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương.
Vịnh Tiền Xích Bích, Nguyễn Công Trứ
桂 掉 兮 蘭 䊢
擊 空 明 兮 泝 流 光
渺 渺 兮 予 懷
望 美 人 兮 天 一 方
v Chèo ta, cây
quế (hề) dầm ta, cây lan
Khua chèo lên
khoảng nước sáng (hề) ngược dòng sáng trôi.(Thấy ánh trăng tan lung linh trên mặt
sóng)
Vời vợi (hề)
ta thương nhớ
Mong ngóng
bóng mỹ nhân (hề) một phương trời.
Diễn thơ:
Đêm trăng,
chèo quế, dầm lan,
Ngược dòng lấp lánh, trăng tan ngời ngời.
Lênh đênh mong ngóng bóng người
Thiết tha, vời vợi, phương trời, miên man.
Ngân Triều diễn thơ
Như vậy, phải chăng vầng trăng sáng
lơ lửng trên cao như thánh đế hay quê hương yêu dấu, giờ đây ta đã xa cách
nghìn trùng?
Cúi
đầu…nhớ cố hương.
Cố
hương, 故 鄕,là
quê cũ của mình, nơi chôn nhao cắt rún, nơi được sinh ra và lớn lên, nơi đã
trải qua một thời thơ ấu thú vị thần tiên, không bao giờ quên. (village
d’origine; terre natale).
Do đó, khi phải sống
xa nhà thì nỗi nhớ trào dâng chất ngất quặn lòng:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang
thượng sử nhân sầu.
Hoàng Hạc Lâu,Thôi
Hiệu
Nghĩa là:
Chiều tà rồi,
không biết quê hương, giờ (ở) nơi nao?
(Nhìn) khói
sóng trên sông, khiến lòng buồn (không dứt).
(Thuyền trôi, nhìn khói sóng
trên sông, trong nắng chiều tắt dần, chạnh tưởng bữa cơm chiều đoàn tụ, dưới
mái ấm gia đình hạnh phúc, tấm thân giờ phiêu bạt phương trời, nỗi nhớ nhà,
(niềm thương nhớ quê hương) dậy sóng miên man, làm sao kể xiết!).
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho
buồn lòng ai?
Tản Đà diễn
thơ
Cũng cùng tâm
tình ấy, nhưng ý thơ tân kỳ, hiện đại: (Tân
kỳ và hiện đại ở chỗ, không khói hoàng
hôn cũng nhớ nhà, tâm tình cao hơn một bậc, vì có khói hoàng hôn, nhớ nhà
là điều đương nhiên).
Lớp lớp mây
cao đùn núi bạc
Chim nghiêng
cánh nhỏ bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn
vời con nước,
Không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Tràng Giang,
Huy Cận
(Chiều xuống, lớp lớp mây cao từ đâu chụm đầu ngủ quanh đỉnh núi bạc
xa lạ, có một con chim nhỏ nghiêng cánh, tìm nơi trú thân qua đêm. Lòng riêng
xao động miên man theo sóng nước xa vời trên sông. Mặt sông không có khói
sóng nhưng nhớ nhà không khuây).
Xin hãy trở lại với hai động thái của
nhân vật trữ tình. Cử đầu 舉 頭 và đê
đầu, 低 頭 đối lập nhau, lại kết hợp với nhóm từ
ngữ vọng minh nguyệt, 望 明 月, và tư cố hương, 思 故 鄕 rất
hàm súc, gợi tả và hoa mỹ như những nét chấm phá độc đáo của nghệ thuật tranh
thủy mạc, tuyệt vời.
Đó là hai động thái nhìn sự vật cụ thể và nhìn sự vật trong
tâm tưởng để thấy tính cách của nhân vật trữ tình chan chứa những cảm xúc
hoang mang, buồn nhớ ngập lòng:
Cử đầu, vọng minh nguyệt,
Đê đầu, tư cố hương.
舉 頭 望 明 月
低 頭 思 故 鄕
Vọng minh nguyệt, 望 明 月, nhìn bằng mắt thường, để thấy cái đẹp xa vời, ngoài tầm tay
trong hiện thực bấy giờ.
Tư cố hương, 思 故 鄕, là “nhớ” cố hương, cũng chính là nhìn,
nhìn trong tâm khảm, nhìn trong tâm tưởng để thấy lại những nỗi nhớ thương, ray rứt…trong những kỷ niệm vui buồn,
yêu dấu, dâu bể, đa đoan.
Tóm lại, từ những
chi tiết của ánh trăng sáng trước giường
như trời đầy sương trắng; của một người cô lữ ngẩng đầu, cúi đầu nhìn trăng và nhớ cố hương; hòa với một tâm trạng ngỡ ngàng pha chút hoài nghi và
thương nhớ mênh mông …người
đọc có thể suy diễn nỗi lòng của nhân vật trữ tình, của tác giả. Đó là một
tâm trạng ai hoài, của đêm trăng nặng sầu
tư thương nhớ, bao la.
Có ai nhìn trăng
mà không nhớ bóng trăng xưa? Trăng đêm nay, có phải
là trăng của đêm ấy? Tâm hồn ai, biết có dịu dàng, trong sáng, rạng ngời, thiết
tha như ánh trăng muôn thuở?
Tĩnh dạ tư, Đêm trăng vắng nặng sầu tư, thật
là một bài thơ ý tại ngôn ngoại, tả cảnh-tả tình. sâu lắng, mượt mà!
Thân mến,
Ngân Triều
*Tư liệu văn
chương giao lưu
(
|
Dung A. Tran Đọc bài viết của anh, quá hay, em không kềm lòng được nên mạn phép cảm tác bản dịch của anh như sau:
Trả lờiXóaĐêm Vắng Tâm Sầu
Ánh trăng sáng tỏ đầu giường,
Lòng ta cứ ngỡ khói sương hiện về.
Trăng vàng chiêm ngưỡng đê mê,
Cố hương trầm tưởng tái tê cõi lòng.
Dũng Anh Trần
(Trích lời bình của tác giả trên trang FB)