Bài số 6
Cái quạt
giấy (1)
Hồ Xuân Hương
*
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa, (1)
Duyên em dính dáng tự ngàn xưa. (2)
Chành
ra ba góc da còn thiếu, (3)
Khép
lại đôi bên thịt vẫn thừa. (4)
Mát
mặt anh hùng khi tắt gió, (5)
Che
đầu quân tử lúc sa mưa. (6)
Nâng
niu ướm hỏi người trong trướng, (7)
Phì phạch trong lòng đã sướng
chưa? (8)
(Quốc văn tùng ký)
Bài
này trong tác phẩm chỉ có 4 câu, các bản quốc ngữ sau này có thêm 4 câu nữa như
dưới đây:
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che
đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng
niu ướm hỏi người trong trướng
Phì
phạch trong lòng đã sướng chưa
Nguồn: Kiều Thu Hoạch, Thơ
nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học,
2008
Khảo dị:
Bản chữ Nôm:
(Tham khảo Đại Tự Điển chữ Nôm, Vũ Văn
Kính và phần mềm Winvnkey).
*
丐 橛 紙 (1)
殳 魯 搜 搜 氽 共 皮
緣 㛪 喕 降 自 包 除
梗 囉 𠀧 𧣳 䏧 群 少
抾 吏 堆 边 䏦 吻 餘
沫 英 雄 欺 必 俞
枝 頭 君 子 六 桫 湄
㨢 抳 唵 嗨 人 中 帳
肥 拍 中 弄 㐌 唱 諸
* Chú giải:
(1) (2) Giới thiệu cái
quạt giấy đã có từ lâu đời. Người làm quạt kết hay xâu bao nhiêu nan quạt vào một cái lỗ ở đít quạt cũng được (vừa).
(3) (4) Hình dáng cây
quạt lúc chành ra, lúc khép lại. Da,
thịt: tu từ nhân hóa.
Chành:
mở rộng ra theo chiều ngang.
(5) (6) Công dụng của
cái quạt-làm mát mặt người anh hùng và che đầu người quân tử trong hoàn cảnh
tắt
gió và sa mưa.
(7) Người trong phòng
thường cấm cái quạt giấy trên tay với tình cảm trân quý; chăm chút cẩn thận với
tình cảm đặc biệt; nâng niu .
(8): Phì
phạch: âm thanh phát ra của cái
quạt khi sử dụng. Ý nói sử dụng cái quạt như vậy có thỏa lòng chưa? mát.
Câu hỏi tu từ nhấn mạnh.
*
Phụ lục:
Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ “Gió từ tay mẹ” sáng tác năm 1974, đây là tác phẩm hay nhất về
chiếc quạt nan, lời thơ có đoạn:
“Quạt
nan như lá
Chớp
chớp lay lay
Quạt
nan mỏng dính
Quạt
gió rất dày
Gió
từ ngọn cây
Có
khi còn nghỉ
Gió
từ tay mẹ
Thổi
suốt đêm ngày”.
Thật giản dị và
cảm động! Có ai trong chúng ta không từng được mẹ quạt đưa vào giấc ngủ. Đúng
là chiếc quạt “Nan- ti on- nan” của mẹ không có định giờ, không có chức năng
khử độc, không bơm ô xy, không có màng lọc mạ vàng, không công nghệ nano-không
có thương hiệu quốc tế, nhưng có tình mẹ bao la.
Ngày nay, em
không có cơ hội được mẹ cầm cái quạt nan quát mát đêm ngày như trong thơ, nhưng
em vẫn cảm nhận được rằng nếu không có quạt mát (hay máy lạnh) thì mẹ cũng sẽ
dùng quạt mo hay quạt nan quạt cho em ngủ khi trời nóng.
Nguồn: Trang Web “Bài văn hay”
: http://baivanhay.com/thuyet-minh-ve-cai-quat#ixzz3pgaYZOq9
***
***
Xin giới thiệu bài bình của Hoa Mai, Blogger:
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Chành ra ba góc da còn thiếu,
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Mát mặt anh hùng khi tắt gió,
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
Bài thơ này nằm
trong nhóm thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hương, như Quả mít, Con
ốc nhồi, Bánh trôi nước… Biệt tài dùng cái nọ để nói cái kia
của nữ sĩ một lần nữa được chứng minh và khẳng định.
Bà nhân hóa cái
quạt bằng cách gọi bằng “em”, “duyên em”. Như vậy người
đọc sẽ ngầm hiểu cái quạt tượng trưng cho phái nữ rồi! Hai câu đề giới thiệu
chung về đặc điểm của cái quạt:
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,
Duyên em dính dáng tự bao giờ.
Ở đuôi mỗi cái nan quạt đều có một lỗ tròn để
xỏ cái “cay” ngang qua. Mười sáu nan, mười tám nan quạt đều giống nhau y hệt.
Xỏ “cay” xong thì người ta chốt hai đầu lại thật chắc cho các nan khỏi tuột ra
khi dùng. Đấy là tả thực. Nhưng sang câu thừa đề thì từ tả quạt nữ sĩ đã khéo
léo chuyển sang hàm ý nói người, dù vẫn có chi tiết tả thực là giấy làm quạt
ngày xưa được dán (hay còn gọi là phất) bằng nhựa cây cậy cùng họ với cây hồng
ăn trái, rất dính. “Duyên em dính dáng” là thế, còn nghĩa sâu
xa hơn nữa thì xin người đọc cứ việc suy diễn thoải mái!
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa.
Chẳng đúng với
hình dáng cái quạt lúc xòe ra và lúc gập vào hay sao? Ấy thế nhưng từ“da” và
từ “thịt” lại xui khiến người ta liên tưởng đến bộ phận kiêng
kị nhắc tới của phụ nữ. Thế là đang từ cái thanh, Hồ Xuân Hương chuyển sang cái
tục rất tự nhiên và thú vị!
Hai câu luận kể về công dụng của cái quạt. Điều đáng nói là Hồ
Xuân Hương không gắn cái quạt với giới bình dân mà lại cố ý gắn nó với những kẻ
vốn tự xưng là tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến:
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa.
Trên thì bà tả nó giống như cái "ấy"
của phụ nữ, dưới bà lại đem nó ra mà phe phẩy vào mặt “anh hùng” và
đem “che đầu quân tử”(?). Hỏi còn gì là kính trọng, còn gì là cao
đạo nữa hỡi bà chúa thơ Nôm?! Quả là bà giết chết các bậc “anh hùng” và “quân
tử” chẳng bằng giáo bằng gươm mà chỉ bằng… cái quạt!
Giết chết “danh dự” của người ta mà chưa tha, chưa hả, Hồ Xuân
Hương còn đáo để hỏi với theo bằng hai câu kết - giống như phát súng ân huệ vào
thái dương kẻ tử tội nơi pháp trường:
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
"Người trong trướng" đương nhiên là giới quan lại, quý tộc
rồi! Đố vị “anh hùng”, “quân tử “nào dám trả lời câu hỏi này đấy
bởi trả lời rằng “không sướng” thì lòi bộ mặt đạo đức giả ra, mà “sướng” thì
khác gì tự lột mặt nạ, tự phơi bày bản chất?!
Hồ Xuân Hương
có cách chửi xéo chửi xiên, cách đả kích thật sâu cay mà cũng thật độc đáo!
Những kẻ bị bà chửi chỉ có cách duy nhất là “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà thôi!
Sài
Gòn 15-8-2014
* Hoa Mai xin giới thiệu bài thơ Vịnh Hồ Xuân Hương của bạn Thế
Phiệt (blogger):
Làm thơ kiểu ấy một mình bà
Trải mấy trăm năm vẫn ngợi ca
Tứ tuyệt lừng danh sông núi Việt
Đường thi nổi tiếng nước non nhà
Danh lam xứ sở tài mô tả
Thắng cảnh quê người khéo vẽ ra
Vạn vật quanh ta đều sống động
Xứng danh tước hiệu chúa thơ mà!
Nguồn: hoamai1.blogtiengviet.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét