Tin tức Kontum :”VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI XUẤT HIỆN Ở KONTUM “
“Vi khuẩn ăn thịt người” xuất hiện tại Kon Tum
Thứ 7, 01/06/2013 09:03:36-
Chiều 31/5, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum xác nhận đang điều trị một bệnh nhân nữ nghi có dấu hiệu bị “vi khuẩn ăn thịt người” tấn công.
Đó là bà Y Jũng (57 tuổi, ngụ xã Đak La, huyện Đăk Hà, Kon Tum). Bà Y Jũng nhập viện ngày 15/5 trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, viêm hoại tử lan tỏa từ khớp gối xuống hết bàn chân phải, toàn bộ cẳng chân phải sưng nề, da đổi màu tím như quả sim, cẳng chân sưng đau, bệnh nhân kêu la dữ dội. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, sau đó cẳng chân phải bắt đầu bị sưng nề và lan ra khắp cẳng chân, khớp cổ chân và bàn chân.
Sau khi khám, xét nghiệm, bà Y Jũng được tiến hành phẫu thuật rạch giải áp và điều trị tích cực. Bà Y Jũng hiện đang nằm điều trị hồi sức tại Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, hiện tình trạng sốc giảm dần. Tuy nhiên tổn thương ở chân phải vẫn ngày càng nặng, chưa thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết, hoại tử toàn bộ da cẳng chân phải, da bong ra từng mảng như rộp do phỏng và chưa thấy dấu hiệu phục hồi.
Theo bác sĩ Hồ Ngọc Linh, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, “vi khuẩn ăn thịt người” thực chất là các ca nhiễm trùng huyết do khuẩn Aeromonas Hydrophila gây ra. Chúng gây hoại tử nhanh chóng nên được mệnh danh là “vi khuẩn ăn thịt người”. Đây là bệnh ít gặp ở người nhưng nhiễm trùng huyết do Aeromonas Hydrophila là thể bệnh rất nặng. Trước đây, tỷ lệ tử vong có thể tới gần 100%. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về hồi sức nên có thể hạn chế được phần nào tỷ lệ tử vong.
Bác sĩ Linh cũng khuyến cáo những người nếu có vết thương, bị xây xát thì không nên tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Đối với người bắt buộc phải làm việc thường xuyên trong môi trường nước bẩn, tốt nhất nên có trang bị phòng hộ phù hợp. Nếu có dấu hiệu sưng nề, hoại tử ở vùng có vết thương sau khi tiếp xúc nước bẩn thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Được biết, nhà bà Y Jũng rất nghèo, chồng chết sớm. Bà có 5 người con nhưng hoàn cảnh cũng rất khó khăn trong khi chi phí điều trị khá tốn kém.
Nguồn : Thanh Niên
BÀI ĐỌC THÊM
Chi tiết vi khuẩn ăn thịt người ‘ngấu nghiến’ tế bào
Theo một chuyên gia tại viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Aeromonas hydrophila hay còn gọi là vi khuẩn ‘ăn thịt người’ có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường miệng khi uống nước, ăn rau, cá, hải sản… rồi đi vào máu và gây tử vong cho người bệnh.
Vi khuẩn ăn thịt người có tên khoa học là Aeromonas hydrophila dạng hình que, sống chủ yếu trong môi trường ấm, nước bẩn và chất thải chủ yếu gây bệnh cho cá, tôm và các loài ếch nhái.
Không những thế, vi khuẩn này còn gây bệnh cho người, biểu hiện là ba bệnh: tiêu chảy do uống phải nước bẩn nhiễm Aeromonas hydrophila, bệnh cảnh giống bệnh tả nhưng mức độ nhẹ; nhiễm trùng đường mật dẫn đến nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân xơ gan; viêm mô mềm hoại tử, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết ở người khỏe mạnh, có vết thương, sây sát và tiếp xúc với nước bẩn, bùn có vi khuẩn.
Do các tổ chức viêm nhiễm bị hoại tử nhanh chóng nên vi khuẩn này còn được gọi tên là vi khuẩn ăn thịt người.
Vi khuẩn ăn thịt người có dạng hình que, có 1 lớp lông quanh thân với kích thước siêu nhỏ chỉ từ 0,3 đến 1 micromet, chiều ngang và dài từ 1 đến 3 micromet, chúng tấn công vào cơ thể người và ăn dần các tế bào trong cơ thể.
Bộ răng sắc nhọn của chúng có thể huỷ hoại, ăn mòn các tế bào con người, chỉ trong 1 thời gian ngắn với tốc độ phát triển nhanh, chúng có thể hủy hoại bất kì bộ phận nào trên cơ thể con người, trong vòng 24h, nếu như không được chữa trị kịp thời thì người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Mặc dù vô cùng nhỏ bé, chỉ với kích thước của kính hiển vi, nhưng khi tấn công vào cơ thể người, Aeromonas hydrophila nhai ngấu nghiến các tế bào, tạo ra những tiếng rộp roạp nhưng tiếng động chỉ ở mức hạ âm nên chúng ta không thể nghe thấy được.
Thông thường, nguyên nhân của căn bệnh này được xác định là xuất phát từ vết thương hở, người bị thương tiếp xúc với nước bẩn, chất thải sẽ là “miếng mồi” cho vi khuẩn. Ban đầu, chúng sẽ tấn công, ăn những mô xung quanh vết thương, rồi phát triển ra toàn bộ phận thậm chí cả cơ thể.
Aeromonas hydrophila có thể phát triển ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nguy hiểm nhất là gần bộ phận sinh dục. Tại đây, chúng gây ra viêm mô tế bào, làm viêm các tổ chức da, ngoài ra còn gây hoại tử cơ, eczema, hoại tử sinh hơi (thường gặp ở người bị suy giảm miễn dịch). Cuối cùng, chúng gây hoại tử cân cơ ở những vị trí mắc bệnh. Gần như hầu hết các bệnh nhân mắc phải hội chứng này đều sẽ tử vong do sức mạnh đáng sợ của vi khuẩn ăn thịt người.
Khi xâm nhập cơ thể, Aeromonas hydrophila gây ra những biểu hiện giống như ốm sốt bình thường. Tuy nhiên, ngay tại vết thương sẽ xuất hiện ban đỏ. Sau 1-2 ngày, ban đỏ biến mất và vùng nhiễm trùng màu xanh đen dưới da hiện lên rõ.
Theo thời gian, vùng này lan rộng, vết thương lở loét, thậm chí có cả mủ, chảy máu và bốc mùi rất hôi. Đó là thời điểm mà quá trình hoại tử đang phát triển, vi khuẩn Aeromonas hydrophila đang ăn thịt người.
Hội chứng “ăn thịt người” này có thể lây lan từ người sang người, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da của người bị nhiễm Aeromonas hydrophila.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó trưởng Khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cho biết: “Mặc dù loại vi khuẩn này tồn tại thường xuyên trong cộng đồng, tuy nhiên, người dân cũng không nên hoang mang.
Đối với những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như công nhân vệ sinh, cống rãnh, người nuôi cá, tôm… nên có các trang bị phòng hộ phù hợp. Nếu có vết thương sau khi tiếp xúc với nước bẩn mà có các biểu hiện như viêm, sưng nề thì nên đi khám để được điều trị kháng sinh sớm vì loại vi khuẩn này nhạy với rất nhiều loại kháng sinh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố cần thiết để có thể hạn chế tối đa sự biến chứng của bệnh”.
Theo Duyên Trần
Nguoiduatin PHÒNG VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI BẰNG CÁCH NÀO ?
Sự xuất hiện của vi khuẩn Aeromonas hydrophila (còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) ở VN làm nhiều người quan tâm. Có bạn đọc đặt câu hỏi đi bơi, lội nước bình thường có nhiễm bệnh không?
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét